Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 6

trung bình. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ trong thôn từ nông nghiệp, đáng kể nhất là Lúa, Ngô và ở một số hộ gia đình có diện tích tương đối trồng Hồng cũng mang lại thu nhập đáng kể. Cốc Pái là thôn có diện tích rừng tương đối lớn nhưng những nguồn thu nhập từ rừng không đáng kể trong kinh tế hộ.

3.1.3 Thôn Nà Tò

Hiện trạng sử dụng đất tại Thôn Nà Tò

Nà Tò có tổng diện tích là 177.5 ha trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 18.4ha, đất lâm nghiệp là 129.9 ha, đất chuyên dụng là 5.5 ha, đất thổ cư là 2.7ha và các loại đất khác là 21ha. Đối với đất cho sản xuất nông nghiệp thì lúa 1 vụ có diện tích 5.8 ha, lúa 2 vụ có diện tích 8.6 ha, đất nương rẫy là 2 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.7 ha và ao hồ là 0.7 ha. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên trong thôn là 121.9 ha và diện tích rừng trồng là 8ha.

Hình 3.5: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Tò

Cũng tương tự như các Tiểu Khu I, thôn Cốc Pài thì phần lớn diện tích của thôn Nà Tò là đất lâm nghiệp chiếm tới 73.18% diện tích của toàn thôn. Có một sự khác biệt nhỏ so với 2 thôn trên là tỷ lệ diện tích các loại đất khác của Nà Tò lớn hơn diện tích đất nông nghiệp của thôn. Trong nông nghiệp thì phần lớn diện tích đất vẫn là dành cho việc canh tác lúa là 78.26% diện tích đất nông nghiệp. Một và năm gần đây có một số hộ tham gia trồng cây thuốc lá vào vụ đông.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Nà Tò

Thôn Nà Tò nằm khuất xa đường quốc lộ 279 và bị ngăn cách bởi suối Nà Phặc. Toàn thôn có 29 hộ sinh sống với 3 dân tộc là người Kinh, người Tày và Người nùng. Có 119 người sinh sống trong địa bàn thôn với số lao động là 52 người, nam

có 16 người và nữ có 36 người. Trong thôn có duy nhất một hộ khá, 17 hộ trung bình và 11 hộ nghèo và cận nghèo.

Hình 3.6: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các biểu đồ cho thấy rò người dân tộc Tày chiếm 86.55% dân số trong thôn. Về cơ cấu nguời trong độ tuổi lao động, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với nam giới. Thôn Nà Tò có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo khá cao với 37.93% số hộ và tỷ lệ rất lớn hộ có kinh tế trung bình, thôn Nà Tò cũng không có hộ giàu. Nguồn thu nhập chính của các hộ trong thôn cũng từ các hoạt động nông nghiệp. Trong năm vừa rồi một số ít hộ tham gia trồng cây thuốc lá vào vụ đông.

3.1.4 Thôn Nà Kèng

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Kèng

Thôn Nà Kèng có tổng diện tích là 152.16ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 23.9 ha, đất sử dụng cho mục tiêu lâm nghiệp là 100 ha và đất có khả năng phục hồi thành rừng có 50 ha, đất chuyên dụng là 10.8 ha, đất thổ cư là

1.16 ha và các loại đất khác 16.3ha. Đối với đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có đất lúa 2 vụ là 13.6 ha, đất lúa 1 vụ là 6.2 ha, đất nương rẫy là 2 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.5 ha và diện tích ao hồ có 0.3 ha.

Hình 3.7: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Kèng

Biểu đồ thứ nhất ở trên cho thấy phần lớn diện tích của thôn vẫn là đất lâm nghiệp và tỷ lệ diện tích có khả năng phục tái sinh thành rừng có tơi 50% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong nông nghiệp thì tỷ lệ diện tích dành cho canh tác lúa nước cũng là chủ yếu.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Nà Kèng

Thôn Nà Kèng có 39 hộ với 152 nhân khẩu thì người Tày có tới 147 người còn lại chỉ có 5 người là dân tộc Kinh, số người trong độ tuổi trong thôn là 69 người. Thôn nằm trên quốc lộ 279 và cách trung tâm Nà Phặc khoảng 2 km. Thôn có 4 hộ kinh tế khá, 23 hộ có kinh tế trung bình và 12 hộ nghèo và cận nghèo.

Hình 3 8 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 1Hình 3 8 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 2Hình 3 8 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 3

Hình 3.8: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò người Tày có đến 96.71% của Nà Kèng, số ít người Kinh ở thôn là gười đến làm dâu. Người quá tuổi lao động và chưa đến tuổi lao động có tỷ lệ cao hơn người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ nam và nữ trong độ tuổi lao động khá cân bằng là khoảng 23%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của thôn Nà Kèng 30.77%, và phần lớn còn lại là hộ có kinh tế trung bình.

Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn vẫn chủ yếu là từ canh tác lúa nước và chăn nuôi quy mô nhỏ. Từ lâm nghiệp cũng không cho thu nhập đáng kể ngoài củi.

3.1.5 Thôn Nà Làm

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm

Tổng diện tích là 213.1ha trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 28.7ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 162ha, đất chuyện dụng là 7.5ha, đất thổ cư

là 2.9ha và các loại đất khác còn lại là 12ha. Trong nông nghiệp, 16.5 ha đất lúa nước 2 vụ, 10.2ha là lúa 1 vụ, lúa nương là 1.5ha và còn lại là cây lâu năm và ao hồ. Trong lâm nghiệp, 122ha là diện tích rừng tự nhiên và 40ha là diện tích rừng trồng.

Hình 3 9 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm Biểu đồ đầu tiên cho 4

Hình 3.9: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm

Biểu đồ đầu tiên cho thấy rò đất lâm nghiệp chiếm đến 76.02% tổng diện tích toàn thôn và trong đó rừng tự nhiên có 75.31% diện tích đất lâm nghiệp. Biểu đồ thứ 3 cho thấy đất lúa chiếm đến 93.03 % tổng diện tích đất nông nghiệp còn cây lâu năm không đáng kể.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Nà Làm

Toàn thôn có 50 hộ gia đình sinh sống với 220 nhân khẩu với số người trong độ tuổi lao động là 162 người trong đó có 108 nam và 54 nữ. Thôn Nà làm chỉ có người dân tộc Dao và người dân tộc Tày cư ngụ. Thôn có 16 hộ nghèo và cận nghèo, 32 hộ trung bình và 2 hộ khá.

Hình 3 10 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 5

Hình 3.10: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy rò người dân tộc Dao chiếm số động ở thôn Nà Làm, tỷ lệ ngưới trong độ tuổi lao động lớn hơn nhiều tỷ lệ người quá tuổi lao động và người chưa đến tuổi lao động. Phần lớn các hộ đều là hộ có kinh tế trung bình và nguồn thu chính của các hộ cũng từ sản xuất lúa nước.

3.1.6 Thôn Nà Duồng

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Duồng

Tổng diện tích của thôn Nà Duồng là 179.3 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 38.3 ha, sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 122 ha, đất chuyên dụng là 6ha, đất thổ cư là 3 ha và các loại đất khác là 10 ha. Trong nông nghiệp, lúa 2 vụ có 20.4 ha, lúa 1 vụ có 15.4 ha còn lại là nương rẫy, ao hồ và diện tích trồng các loại cây lâu năm. Trong lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên là 119 ha và diện tích rừng trồng là 3 ha.

Hình 3.11: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Duồng

Các biểu đồ cho thấy diện tích đất lâm nghiệp tại thôn Nà Duồng chiến đến 68.04% với rừng tự nhiên chiến đến 97.54% tổng diện tích rừng trong thôn. Đối với nông nghiệp thì có đến 93.47% tổng diện tích đất nông nghiệp thì dành canh tác lúa nước, diện tích đất trồng các loại cây lâu năm và ao hồ chiếm tỷ lệ rất ít.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Nà Duồng

Thôn Nà Duồng có 46 hộ gia đình với 184 nhân khẩu, 160 người dân tộc Tày và 24 người dân tộc Kinh. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 88 ngưới trong đó nam có 46 người và nữ có 42 người. Số hộ nghèo và cận nghèo là 13 hộ, số hộ trung bình là 28 hộ và số hộ khá là 5 hộ.

Hình 3 12 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 6Hình 3 12 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 7Hình 3 12 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 8

Hình 3.12: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò người Tày ở Nà Duồng cũng là dân tộc chính của thôn, tỷ lệ nam và nữ trong độ tuổi lao động tương đối cân bằng, kinh tế hộ gia đình chủ yếu là trung bình với 60.87% và phần lớn còn lại với 28.26% là nghèo và cận nghèo. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình trong thôn từ nông nghiệp và cây lúa vẫn là cây trồng chính của thôn.

3.1.7 Thôn Khuổi Tinh

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Khuổi Tinh

Thôn Khuổi Tinh có 226.65 ha trong đó diện tích sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 19.85 ha, diện tích sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 186 ha, đất chuyên dụng là 3 ha, đất thổ cư là 2.8 ha và các loại đất khác là 15 ha. Đối với đất nông nghiệp, diện tích lúa 2 vụ là 10.2 ha, lúa 1 vụ là 6.5 ha, nương rẫy là 2 ha và còn lại là diện tích ao hồ và các loại cây lâu năm. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích có rừng tự nhiên là 50 ha, diện tích rừng trồng là 26 ha và diện tích đất có khả năng tái sinh thành rừng là 110ha.

Hình 3.13: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Khuổi Tinh

Các biểu đồ ở hình trên cho thấy rò Khuổi Tinh cũng giống các thôn bản khác là diện tích đất lâm nghiệp chiến phần lớn diện tích thôn bản 82.06%, với nông nghiệp thì cũng phần lớn diện tích là canh tác lúa nước. Thôn có 59.14% tổng diện tích đất lâm nghiệp là có thể tái sinh thành rừng.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Khuổi Tinh

Thôn có 33 hộ gia đình với 144 nhân khẩu trong đó người Dao có 26 người, người Kinh có 14 người và người Tày có 104 người. Số người trong độ tuổi lao động ở thôn là 77 người gồm có 40 nam và 37 nữ. Khuổi Tinh có tới 21 hộ nghèo và 12 hộ kinh tế trung bình, thôn không có hộ nào có kinh tế khá và giàu.


Hình 3 14 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 9Hình 3 14 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 10Hình 3 14 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 11

Hình 3.14: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy rò người dân tộc Tày có tới 72.22% số người trong thôn, người Kinh chỉ có 9.72% dân số thôn. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động là tương tương khoảng 46%, tỷ lệ nam và nữ trong độ tuổi lao động cũng khá cân bằng. Từ biểu đồ về kinh tế hộ cho thấy Khuổi tinh là thôn có tỷ lệ hộ nghèo lên đến 63.64% số hộ, ngoài ra thôn còn không có hộ nào có kinh tế khá. Nguồn thu nhập chính của người dân thôn Khuổi Tinh cũng từ canh tác lúa nước nhưng với diện tích ít nên các hộ có kinh tế thấp, mặt khác thôn có diện tích đất lâm nghiệp tương đối nhưng tương tự các thôn bản khác lâm nghiệp không mang lại thu nhập đáng kể gì cho người dân.

3.1.8 Thôn Bản Mạch

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch

Tổng diện tích của thôn là 412.64 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 39.1 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 307 ha, đất chuyên dụng có 14 ha, đất thổ cư có 2 ha và các loại đất khác là 50.54 ha. Đối với đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa 2 vụ có 15.5 ha, diện tích lúa một vụ có 8.9 ha, diện tích nương rẫy là 14.5 ha và diện tích ao hồ là 0.2 ha. Đối với đất lâm nghiệp, đất có rừng là 137 ha thì có tới 136 ha là rừng tự nhiên và chỉ có 1 ha rừng trồng, đất có khả năng tái sinh thành rừng là 170 ha.

Hình 3 15 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch Từ các biểu đồ ở 12Hình 3 15 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch Từ các biểu đồ ở 13Hình 3 15 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch Từ các biểu đồ ở 14

Hình 3.15: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch

Từ các biểu đồ ở hình trên cho thấy đất lâm nghiệp là loại đất chiếm phần lớn diện tích thôn với 74.40% và ở thôn Bản Mạch này thì diện tích các loại đất khác là suối, núi đá trọc… tương đối lớn với 12.25% lớn hơn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thôn. Trong nông nghiệp thì thôn Bản Mạch có diện tích nương rẫy tương đối lớn có tới 37.08% diện tích đất nông nghiệp còn diện tích ao hồ chiếm 0.51% và các loại cây lâu năm gần như không có.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Bản Mạch

Thôn Bản mạch có tất cả 53 hộ gia đình với 278 nhân khẩu trong đó người dân tộc Kinh có 5 người, người dân tộc Tày có 251 người, dân tộc Dao có 6 người và dân tộc Nùng có 16 người. Số người trong độ tuổi lao động là 144 người với 72 nam và 72 nữ. Thôn có 7 hộ nghèo và cận nghèo, 51 hộ có kinh tế trung bình và 5 hộ có kinh tế khá.

Hình 3 16 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 15Hình 3 16 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 16Hình 3 16 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 17

Hình 3.16: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Biểu đồ trên cho thấy thôn có 4 dân tộc sinh sống nhưng người dân tộc Tày chiếm đến 90.29% dân số thông thôn và các dân tộc khác có khoảng 10% số dân. Tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động cao hơn người trong độ tuổi lao động và thôn chủ yếu là các hộ có kinh tế trung bình với 80.95% số hộ. Nguồn thu nhập chính của các hộ hộ trong thôn là canh tác nương rẫy với cây trồng chính là ngô.

3.1.9 Thôn Nà Nọi

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi

Tổng diện tích của thôn Nà Nọi là 175.3 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 26 ha, đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 90.5 ha, đất chuyên dụng là 8.5 ha, đất thổ cư là 3.8 ha và diện tích các loại đất khác là 46.5 ha. Đối với đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022