Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 7

nông nghiệp, diện tích trồng lúa 2 vụ là 13.3 ha, lúa 1 vụ là 3.8 ha, nương rẫy là 9 ha, ao hồ có 0.7 ha và diện tích trồng các loại cây lâu năm là 1.2 ha. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên là 17.5 ha, diện tích rừng trồng là 33 ha và diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng là 40 ha.

Hình 3 17 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi Các biểu đồ trên cho 1Hình 3 17 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi Các biểu đồ trên cho 2Hình 3 17 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi Các biểu đồ trên cho 3

Hình 3.17: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi

Các biểu đồ trên cho thấy rò ở thôn Nà Nọi diện tích đất lâm nghiệp chỉ chiếm 51% tổng diện tích toàn thôn, là một tỷ lệ nhỏ so với các thôn bản khác ở Nà Phặc. Diện tích và tỷ lệ rừng trồng tương đối lớn trong khi đó diện tích rừng tự nhiên của thôn còn ít và chỉ chiếm 19.34% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp. Về nông nghiệp ngoài canh tác lúa nước thì tỷ lệ nương rẫy của thôn cũng chiếm một tỷ lệ lớn là 24,39% tổng diện tích đất nông nghiệp

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Nà Nọi

Thôn Nà Nọi có 37 hộ với 178 nhân khẩu trong đó có 4 người dân tộc Kinh, 134 người dân tộc Tày và 40 người dân tộc Nùng. Số người trong độ tuổi lao động của thôn là 82 người với 35 nam và 47 nữ. Thôn có 14 hộ nghèo và cận nghèo, 23 hộ có kinh tế trung bình và 2 hộ có kinh tế khá.

Hình 3 18 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Như 4

Hình 3.18: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Như vậy các biểu đồ cho thấy rò người dân tộc thiểu số là người Tày và người Nùng chiếm tới 97.57% số dân của Nà Nọi và qua khảo sát thực tế được biết chỉ có một hộ duy nhất là người Kinh với 4 nhân khẩu mới chuyển đến. thôn có tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn người trong độ tuổi lao động và kinh tế hộ phần lớn có kinh tế trung bình, nghèo và cận nghèo. Thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn từ canh tác lúa nước và hoa mầu trên nương rẫy, diện tích rừng trồng còn non nên chưa cho thu nhập.

3.1.10 Thôn Công Quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản

Tổng diện tích của thôn Công Quản là 191.02 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 35.1 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 141 ha, đất chuyên dụng có 7 ha, đất thổ cư có 2.52 ha và diện tích các loại đất khác là 5 ha. Đối với đất nông nghiệp, diện tích lúa 2 vụ 11.7 ha, lúa 1 vụ 5.2 ha, nương rẫy 18 ha và ao hồ là 0.6 ha. Đối với đất lâm nghiệp có 91.7 ha là rừng tự nhiên, 21 ha là rừng trồng và 28.3 ha là diện tích đất có khả năng tái sinh thành rừng.

Hình 3 19 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản Các biểu đồ trên cho 5

Hình 3.19: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản

Các biểu đồ trên cho thấy Công Quản cũng giống như nhiều thôn bản khác là tỷ lệ đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích và trong đó phần lớn là rừng tự nhiên. Thôn có một sự khác biệt với các thôn bản khác ở trên là diện tích nương rẫy chiếm tỷ lệ 50.70% lớn hơn diện tích đất canh tác lúa nước. Diện tích trồng các loại cây lâu năm trong thôn không đáng kể gì.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Công Quản

Thôn có 52 hộ với 208 nhân khẩu trong đó có 35 người dân tộc Kinh, 150 người dân tộc Tày và 23 người dân tộc Hoa. Số người trong độ tuổi lao động của thôn là

124 người với 63 nam và 61 nữ. Thôn có 7 hộ nghèo và cận nghèo, 40 hộ có kinh tế trung bình và 5 hộ có kinh tế khá.

Hình 3 20 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 6Hình 3 20 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 7Hình 3 20 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 8

Hình 3.20: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Biểu đồ cho thấy rò ngoài các dân tộc Tày và Kinh thì thôn Công Quản còn có một bộ phận người dân tộc Hoa sinh sống với tỷ lệ 11.6% dân số. Thôn có tỷ lệ hộ nghèo là 13.46% còn lại phần lớn là các hộ có kinh tế trung bình.

3.1.11 Thôn Nà Khoang

Hiện trạng sử dụng đất tại Nà Khoang

Thôn Nà Khoang có tổng diện tích là 372.98 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 58.8 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiêp là 255 ha, đất chuyên dụng là 9.5 ha, đất thổ cư là 3.18 ha và diện tích các loại đất khác là 64.5 ha. Trong nông nghiệp có 21.5 ha là đất lúa 2 vụ, 13.3 ha lúa 1 vụ, 20 ha nương rẫy, 1ha diện tích các loại cây lâu năm và 3 ha diện tích ao hồ. Trong lâm nghiệp có 84 ha rừng tự nhiên, 171 ha đất có khả năng tái sinh thành rừng và trong thôn không có rừng trồng.

Hình 3 21 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Khoang Thôn Nà Khoang cũng phần 9

Hình 3.21: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Khoang

Thôn Nà Khoang cũng phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp trong đó có tới 67.06% đất có khả năng tái sinh thành rừng. Ngoài đất canh tác lúa chiếm tỷ lệ lớn trong nông nghiệp thì nương rẫy cũng có tỷ lệ tương đối cao là 34.01%.

Tình hình kinh tế - xã hội của Nà Khoang

Thôn có 53 hộ gia đình với 239 nhân khẩu trong đó 31 người dân tộc Kinh, 198 người dân tộc Tày và 10 người dân tộc Nùng. Tổng số lao động trong thôn là 161 người trong đó 80 nam và 81 nữ. Thôn chỉ có 2 hộ nghèo và cận nghèo, 43 hộ có kinh tế trung bình và 8 hộ có kinh tế khá.

Hình 3 22 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 10Hình 3 22 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 11Hình 3 22 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 12

Hình 3.22: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Người dân tộc Tày chiếm 82.85% ở Nà Khoang còn lại 12.97% người Kinh và 4.18% là người Nùng. Thôn Nà Khoang có tỷ lệ người ngoài tuổi lao động nhỏ hơn nhiều tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trong thôn các hộ gia đình có kinh tế trung bình chiến phần lớn với 81.13%. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình cũng từ trồng lúa và canh tác nương rẫy.

3.1.12 Thôn Bản Hùa

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa

Bản Hùa có tổng diện tích 589.5 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 46.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 510 ha, đất chuyên dụng có 10 ha, đất thổ cư 1,5 ha và diện tích các loại đất khác là 21.5 ha. Đối với đất nông nghiệp có 41.4 ha trồng lúa, 2 ha canh tác nương rẫy, 2 ha trồng các loại cây lâu năm và 1.1 ha diện tích ao hồ. Đối với đất lâm nghiệp có 200 ha rừng tự nhiên, 100 ha rừng trồng và 210 ha diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng.


Hình 3 23 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa Các biểu đồ hình trên 13Hình 3 23 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa Các biểu đồ hình trên 14

Hình 3.23: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa

Các biểu đồ hình trên cho thấy Bản Hùa có 86.51% diện tích là đất lâm nghiệp, 7,89% là đất nông nghiệp và còn lại khoảng 5% là diện tích các loại đất chuyên dụng, thổ cư và đất khác. Trong Lâm nghiệp thì rừng tự nhiên có 39.22 % diện tích, đất có khả năng tái sinh thành rừng có 41.18% và còn lại là rừng trồng mỡ. Trong Nông nghiệp phần lớn diện tích là đất trồng lúa, nương rẫy ở thôn rất ít nhưng tỷ lệ diện tích trồng các loại cây lâu năm so với các thôn bản khác ở Bản Hùa có sự lớn hơn.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Bản Hùa

Bản Hùa có 104 hộ với 427 nhân khẩu trong đó có 52 người dân tộc Kinh, 11 người dân tộc Nùng và 364 người dân tộc Tày. Trong thôn có 206 người trong độ tuổi lao động với 178 nam và 28 nữ. Thôn có 5 hộ khá, 79 hộ trung bình và 20 hộ nghèo và cận nghèo.

Hình 3 24 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 15

Hình 3.24: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Thôn Bản Hùa ngoài người dân tộc Tày chiếm phần lớn thì người Kinh cũng có tỷ lệ tương đối lớn là 12.81% dân số. Về lao động thì nam giới chiếm một tỷ lệ rất lớn

trong thôn với 41.69% còn nữ chỉ có 6.56%. Bản Hùa phần lớn là các hộ trung bình, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong thôn là 19.23%. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình tại thôn Bản Hùa cung từ trồng lúa, một số hộ sản xuất rau bán tại chợ ở địa phương.

3.1.13 Thôn Nà Này

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này

Tổng diện tích của thôn là 418 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 22.1 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 382 ha, đất chuyên dụng 4.8 ha, đất thổ cư 1 ha và diện tích các loại đất khác 8ha. Đối với đất nông nghiệp, đất trồng lúa 2 vụ là 12.9 ha, đất trồng lúa 1 vụ là 6.3 ha, nương rẫy là 1 ha, diện tích trồng các loại cây lâu năm 1ha và diện tích ao hồ là 0.9 ha. Đối với đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên có 140 ha, rừng trồng có 12 ha và diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng có 230 ha.

Hình 3 25 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này Thôn có đến 91 39 là 16

Hình 3.25: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này

Thôn có đến 91.39 % là đất lâm nghiệp các loại đất còn lại chỉ chiếm gần 9% tổng diện tích toàn thôn. Thôn có diện tích đất có khả năng tái sinh thành rừng chiếm phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trong thôn với 60.21%, diện tích rừng tự nhiên chiếm 36.65%. Thôn Nà Này có tỷ lệ diện tích nương rẫy, ao hồ và cây lâu năm gần như nhau.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Nà Này

Thôn có 62 hộ với 253 nhân khẩu trong đó có 56 người dân tộc Kinh, 197 người dân tộc Tày. Hiện tại thôn có 61 người trong độ tuổi lao động với 41 nam và 20 nữ. Thôn có 3 hộ nghèo và cận nghèo, 56 hộ trung bình và 3 hộ khá.


Hình 3 26 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 17Hình 3 26 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 18Hình 3 26 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 19

Hình 3.26: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò người dân tộc Tày cũng là dân tộc chiến tỷ lệ lớn trong thôn, tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động cũng lớn hơn nhiều tỷ lệ người trong độ tuổi lao đông và hầu hết các hộ trong thôn là các hộ trung bình.

3.1.14 Thôn Nà Pán

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Pán

Tổng diện tích của thôn Nà Pán 271.43 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 38.88 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 216.85 ha, đất chuyên dụng có 3.5 ha, đất thổ cư có 1.2 ha và diện tích các loại đất khác là 11 ha. Đối với đất nông nghiệp thôn có 24.8 ha đất trồng lúa 2 vụ, 9 ha đất trồng lúa 1 vụ, 2 ha nương rẫy, diện tích trồng các loại cây lâu năm là 2ha và diện tích ao hồ là 1.08 ha. Đối với đất lâm nghiệp thôn có 210.85 ha rừng tự nhiên, 2 ha rừng trồng và 4 ha đất có khả năng phục hồi thành rừng.

Hình 3.27: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Pán

Các biểu đồ trên cho thấy rò phần lớn diện tích của thôn Nà Pán là đất lâm nghiệp và trong đó có đến 97.23% là rừng tự nhiên, đối với nông nghiệp thì phần lớn diện tích cũng là đất trồng lúa.

Tình hình kinh tế - xã hội của Thôn Nà Pán

Thôn Nà Pán có 83 hộ và 332 nhân khẩu với 87 người dân tộc Kinh và 245 người dân tộc Tày. Thôn có 178 người trong độ tuổi lao động với 130 nam và 57 nữ. Trong thôn có 8 hộ nghèo và cận nghèo, 73 hộ trung bình và 2 hộ khá. Nà Pán là một trong những thôn nằm trên trục đường quốc lộ 3 và gần trung tâm Nà Phặc.

Hình 3 28 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 20Hình 3 28 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 21Hình 3 28 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 22

Hình 3.28: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy rò người Tày chiếm tỷ lệ rất lớn trong thôn, người trong độ tuổi lao động có tỷ lệ lớn hơn người ngoài độ tuổi lao động và tỷ lệ nam trong độ tuổi lao động cũng lớn hơn nhiều tỷ lệ nữ trong độ tuổi lao động. Hầu hết các hộ trong thôn là hộ trung bình, có rất ít hộ khá và hộ nghèo và cận nghèo chiếm 9.64%. Nguồn thu chính của các hộ dân trong thôn là từ nông nghiệp, một số hộ có hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ.

3.1.15 Thôn Bó Danh

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bó Danh

Thôn có tổng diện tích là 99.62 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 8.2 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 69 ha, đất chuyên dụng là 6 ha, đất thổ cư là 1.42 ha và diện tích các loại đất khác là 15 ha. Trong đất nông nghiệp thôn có 4.5 ha đất trồng lúa 2 vụ, 2.3 đất trồng lúa 1 vụ, 1 ha diện tích trồng các loại cây lâu năm và 0.4 ha diện tích ao hồ. Trong lâm nghiệp thì thôn có 10 ha rừng tự nhiên, 14 ha rừng trồng và 45 ha đất có khả năng phục hồi thành rừng. Bó Danh là một trong những thôn có diện tích nhỏ ở Nà Phặc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022