Một Số Nét Khái Quát Về Tình Hình Du Lịch Việt Nam Và Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Du Lịch Việt Nam


Thứ nhất, đã hệ thống lại các khái niệm về IM, khái niệm về kinh doanh du lịch. IM hay e-marketing hay marketing online vẫn chứa những nội hàm không thay đổi là marketing thông qua internet, sử dụng những thành tựu của internet và công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động marketing. Trong chương 2, nghiên cứu sinh còn làm rõ được 2 nhóm vai trò của IM trong hoạt động kinh doanh: Vai trò với DN và vai trò với KH.

Thứ hai, tìm hiểu về điều kiện ứng dụng, quy trình ứng dụng IM trong kinh doanh nói chung làm cơ sở cho ứng dụng IM tại các DNDL. Về bản chất, các quy trình ứng dụng IM tại các DNDL vẫn dựa trên nền tảng quy trình tiến hành hoạt động marketing truyền thống. Tuy nhiên, cách thức triển khai bên trong nội dung quy trình có sự khác biệt do đặc điểm sản phẩm du lịch. Các công cụ marketing - mix trực tuyến tại các DNDL bao gồm các công cụ liên quan đến sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người.

Thứ ba, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng IM và rút ra ba bài học kinh nghiệm có thể áp dụng với các DNDLVN

Internet marketing về bản chất là không thay đổi so với marketing truyền thống, nhưng do hành vi tiêu dùng thay đổi dẫn tới các DNDL cần phải thay đổi phương thức tiến hành và môi trường hoạt động ở internet marketing là môi trường ảo (qua internet). Do vậy một khung lý thuyết là rất cần thiết giúp các DNDL có thể áp dụng trong quá trình tiến hành ứng dụng internet marketing trong kinh doanh.


Chương 3

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG INTERNET MARKETING TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM

3.1. Một số nét khái quát về tình hình du lịch Việt Nam và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

3.1.1. Một số nét khái quát về tình hình du lịch Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều tài nguyên đa dạng, phong phú. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế.

Theo các báo cáo hàng năm của UNWTO, giai đoạn 2015-2019, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Cụ thể con số được biểu diễn dưới biểu đồ 3.1 (xem biểu đồ 3.1). Về cơ cấu khách theo khu vực, các thị trường châu Á chiếm phần lớn (79,9%), trong đó Đông Bắc Á chiếm 66,8%, Đông Nam Á chiếm 11,3%, các nước châu Á còn lại chiếm 1,8%, cho thấy tầm quan trọng của các thị trường gần trong khu vực châu Á. Các thị trường châu Âu chiếm 12%, châu Mỹ chiếm 5,4%, châu Úc chiếm 2,4%.

Biểu đồ 3 1 Khách quốc tế đến Việt Nam theo năm 2015 2019 Nguồn Báo cáo 1

Biểu đồ 3.1: Khách quốc tế đến Việt Nam theo năm 2015-2019

Nguồn: Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019

Năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đến từ 10 thị trường hàng đầu đạt 15,2 triệu lượt, chiếm 84,3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019. Trong đó, Trung Quốc xếp thứ nhất với 5,8 triệu lượt (+16,9%). Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc với 4,3 triệu lượt (+23,1%), Nhật Bản 952 nghìn lượt (+15,2%), Đài Loan 927 nghìn


lượt (+29,8%). Mỹ và Nga tiếp tục duy trì vị trí thứ 5 và 6 với mức tăng trưởng 8,6% và 6,6%. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2017 - 2019 được thể hiện dưới biểu đồ sau (xem biểu đồ 3.2)

Biểu đồ 3 2 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng năm 2017 2019 2

Biểu đồ 3.2: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng - năm 2017-2019

Nguồn: Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam năm 2019

Năm 2019, khách quốc tế đến tăng chậm trong 8 tháng đầu năm (+8,7%), tuy nhiên trong 4 tháng cuối năm tăng bứt phá (+31,5%). Tháng 11/2019 đón lượng khách cao nhất 1,81 triệu lượt, thấp nhất là tháng 6/2019 với 1,19 triệu lượt.

Cũng trong năm 2019, có 85 triệu lượt KDL nội địa, tăng 6,3% so với năm 2018. Giai đoạn 2015-2019, khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85 triệu lượt năm 2019, tăng bình quân 10,5% mỗi năm (xem biểu đồ 3.3)

Biểu đồ 3 3 Số lượng và tăng trưởng khách du lịch nội địa 2015 2019 ĐVT 3

Biểu đồ 3.3: Số lượng và tăng trưởng khách du lịch nội địa 2015-2019 (ĐVT: triệu lượt, %)

Nguồn: Tổng cục Du lịch


Từ năm 2015-2019, đóng góp trực tiếp của du lịch đạt 6,33% GDP, 6,96% GDP, 7,90% GDP, 8,39% GDP, 9,2% GDP. Năm 2019, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP nền kinh tế tăng 45,34% so với năm 2015. (xem biểu đồ 3.4)

Biểu đồ 3 4 Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP nền kinh tế năm 2015 2019 4

Biểu đồ 3.4: Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP nền kinh tế năm 2015-2019

Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019

Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong đó: Tổng thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7%, tương đương 18,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ du lịch; Tổng thu từ du lịch nội địa là 334 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,3%, tương đương 14,5 tỷ USD. Doanh thu từ du lịch quốc tế và du lịch nội địa từ năm 2015-2019 được biểu hiện dưới biểu đồ 3.5 dưới đây (xem biểu đồ 3.5):

Biểu đồ 3 5 Tổng thu từ hoạt động du lịch từ 2015 2019 ĐVT Nghìn tỉ 5

Biểu đồ 3.5: Tổng thu từ hoạt động du lịch từ 2015-2019 (ĐVT: Nghìn tỉ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019


Trong tổng thu từ khách du lịch, từ năm 2015 đến 2019, giá trị xuất khẩu tại chỗ của du lịch đã tăng 2,1 lần từ 197 nghìn tỷ đồng (~9 tỷ USD) lên 421 nghìn tỷ (~18,3 tỷ USD), tăng bình quân 20,9%/năm.

Nhu cầu và hành vi mua các chương trình du lịch của khách du lịch nội địa cũng nhiều hơn. Chi tiêu của khách du lịch nội địa đóng góp một phần quan trọng trong nguồn thu từ du lịch. Từ năm 2015 đến 2019, nguồn thu từ du lịch nội địa đã tăng 2,1 lần (tăng bình quân 21,0%), mặc dù lượng khách chỉ tăng 1,5 lần trong giai đoạn này. Kết quả đó phản ánh thực tế người dân Việt Nam chi tiêu cho du lịch ngày càng nhiều khi thu nhập, điều kiện sống được nâng lên đáng kể.

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến ngành Du lịch toàn cầu nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng bị thiệt hại tương đối lớn.

Tính chung bảy tháng của năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3.758,4 nghìn lượt người, giảm 61,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 3.043,5 nghìn lượt người, chiếm 81% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (giảm 60,5%); bằng đường bộ đạt 570,5 nghìn lượt người, chiếm 15,2% (giảm 70,5%); bằng đường biển đạt 144,4 nghìn lượt người, chiếm 3,8% (giảm 8,4%).

Xét theo khu vực, khách đến từ châu Á chiếm 73% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 63,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc giảm 67,9%; Hàn Quốc giảm 65,7%; Nhật Bản giảm 61,5%; Đài Loan giảm 62,7%; Malaysia giảm 65,4%. Riêng khách đến từ Campuchia tăng 88,9%. Khách đến từ châu Âu trong bảy tháng năm 2020 giảm 48,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ Liên bang Nga giảm 38,1%; Vương quốc Anh giảm 56,4%; Pháp giảm 57,3%; Đức giảm 53,8%...

Riêng trong tháng 7/2020, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 139.000 lượt, tăng 58,7% so với tháng 6/2020; chủ yếu là khách nhập cảnh bằng đường bộ. So với cùng kỳ năm 2019, lượng khách quốc tế đến trong tháng 7 vẫn giảm 98,9% do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và chưa mở cửa du lịch quốc tế.

Số liệu của Tổng cục Du lịch cho thấy, sau một thời gian thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa, trong tháng 6/2020, nhiều địa phương đã ghi nhận lượng khách nội địa tăng mạnh từ 1,5 - 3 lần so với tháng 5-2020. Trong đó: Sa Pa (Lào Cai) tăng 2,65 lần; Quảng Ninh tăng 3,23 lần; Sầm Sơn (Thanh Hóa) tăng gấp


hai lần; Quy Nhơn (Bình Định) tăng 2,8 lần; Phú Yên tăng 1,5 lần; Phú Quốc dự kiến năm 2020 khách nội địa sẽ bù đắp cho khách quốc tế, trong tháng 6/2020 lượng khách nội địa đến Phú Quốc tăng 1,68 lần so với tháng 5.

Liên quan tới hoạt động của ngành du lịch, tinh thần chung là bảo đảm an toàn cho khách du lịch, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tùy giai đoạn, tình hình dịch sẽ có bước tính, nhưng phát triển du lịch nội địa là ưu tiên. Ngành du lịch nước ta chỉ có thể được phục hồi khi dịch Covid-19 trên thế giới được kiểm soát và giao thương kinh tế trên thế giới không bị ảnh hưởng. Vì vậy trên thế giới chưa thể đưa ra dự báo chắc chắn thời điểm phục hồi lượng khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế.

3.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Về hoạt động kinh doanh lữ hành: Đến năm 2019, số lượng các DNDLVN ngày càng lớn mạnh. Tính đến hết năm 2019, tổng số DN lữ hành quốc tế là 2.667, tăng 22,5% so với cuối năm 2018 và tăng 1.103 DN so với cuối năm 2015 (xem biểu đồ 3.6)

Biểu đồ 3 6 Số lượng doanh nghiệp và tăng trưởng lữ hành quốc tế Nguồn 6

Biểu đồ 3.6: Số lượng doanh nghiệp và tăng trưởng lữ hành quốc tế

Nguồn: Tổng cục Du lịch.

Tuy nhiên đến đầu năm 2020, ngành du lịch Việt Nam nói chung và các DN lữ hành nói riêng đã phải chịu tổn thất nặng nề bởi dịch Covid-19 bùng phát. Lượng khách trong nước và quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Khi cơ bản khống chế được dịch vào cuối tháng 4/2020, nhiều chương trình kích cầu du lịch đã mang lại nhiều cơ hội cho DN lữ hành có thể hồi phục và phát triển. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ hai ở Việt Nam tại một số địa phương lại một lần nữa giáng đòn mạnh vào ngành du lịch và các DN lữ hành. Sự sụt giảm lượng khách khiến cho


doanh thu của các hãng lữ hành giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Khách hàng đã đồng loạt hủy tour đến nhiều điểm du lịch khác như Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Quảng Ninh… Điều này thực gây khó khăn cho các DN bởi hầu hết các dịch vụ đều đã thanh toán hoặc đặt cọc từ 30 - 80% chi phí cho đối tác. Các DN lữ hành đang phải chịu nhiều sức ép bởi thị trường du lịch dự báo thời gian tới vẫn còn ảm đạm. Theo phản ánh của các DN lữ hành, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến lượng khách đặt tour giảm mạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN.

Cùng với các DN lữ hành quốc tế, đội ngũ DN lữ hành nội địa cũng dần phát triển, góp phần phục vụ một lượng khách nội địa ngày càng lớn. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và đi lên, người dân Việt Nam có điều kiện, khả năng và nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều. Nếu như năm 1990 mới có 1 triệu lượt khách du lịch nội địa, thì đến năm 2019 con số đó đã là 85 triệu lượt. Du lịch nội địa đã trở thành một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Tính đến hết năm 2019, cả nước đã có hơn 500 DN được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Theo quy định mới của Luật Du lịch 2017, DN kinh doanh lữ hành nội địa bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh lữ hành như DN lữ hành quốc tế, chính đều này là yếu tố góp phần bảo đảm chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch nội địa.

Các DN kinh doanh lữ hành nội địa đã chủ động thường xuyên đầu tư, khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết nối tuyến điểm du lịch vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường khách nội địa.

Về hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục được đầu tư, tăng lên cả về số lượng và chất lượng với sự liên kết hợp tác quản lý với những thương hiệu lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách quốc tế. Đến hết năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú du lịch cả nước ước tính khoảng

30.000 cơ sở với 650.000 buồng, tăng 2.000 cơ sở lưu trú du lịch (+7,1%) và

100.000 buồng (+18%) so với năm 2018. Giai đoạn 2015-2019, số lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng 1,58 lần từ 19.000 cơ sở lên 30.000 cơ sở (tăng bình quân 12,0%/năm); số lượng buồng tăng 1,76 lần từ 370.000 buồng lên 650.000 buồng (tăng bình quân 15,1%/năm). (xem biểu đồ 3.7 ).

Tốc độ tăng về số lượng buồng nhanh hơn số lượng cơ sở lưu trú du lịch phản ánh thực tế ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư quy mô lớn, có


khả năng phục vụ những đoàn khách đông. Các chủ đầu tư chuyển dần sang xu hướng thuê các nhà quản lý độc lập để chuyên nghiệp hóa quá trình vận hành và kinh doanh của cơ sở. Tăng trưởng khách du lịch quốc tế và trong nước đã tạo động lực kích thích làn sóng đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch ở các trọng điểm du lịch, với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu như Sun Group, Vin Group, FLC, BIM... Công suất buồng phòng bình quân cả nước năm 2019 đạt khoảng 52%, giảm nhẹ so với mức 54% của năm 2018.

Biểu đồ 3 7 Số lượng cơ sở lưu trú và số buồng trên toàn quốc Nguồn 7

Biểu đồ 3.7: Số lượng cơ sở lưu trú và số buồng trên toàn quốc

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Những địa phương có sự tăng trưởng mạnh về cơ sở lưu trú như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Sa Pa, Phú Quốc, công suất phòng giảm nhiều hơn, một số thời điểm xuống dưới 50%. Những trung tâm du lịch lớn nhưng số phòng không tăng nhiều như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh công suất giữ ở mức trên 60%.

Sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch Covid-19 đã tạo nên làn sóng cách ly xã hội và hạn chế di chuyển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong 6 tháng đầu năm 2020 với mức giảm lần lượt là 56% và 50% so với cùng kỳ năm trước. Giai đoạn sau, lượng KDL quốc tế sụt giảm mạnh.

Dịch bệnh bùng phát khiến nhiều kế hoạch du lịch bị trì hoãn và ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú vì thế gặp nhiều khó khăn hơn. Doanh thu trên mỗi phòng trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP.HCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu trên mỗi phòng cho cả Việt Nam trong cùng kỳ cũng ghi nhận mức giảm tương tự khoảng 55%. Công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội, và bắt đầu được cải thiện trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023