Các Doanh Nghiệp Cùng Với Số Tàu Du Lịch, Xuồng Và Thuyền Hoạt Động Trên Hồ Tây

Phụ lục 2. Các doanh nghiệp cùng với số tàu du lịch, xuồng và thuyền hoạt động trên Hồ Tây


TT

Doanh nghiệp

Loại hình hoạt động trên Hồ Tây

1

Ban Quản lý Hồ Tây

03 xuồng máy.

2

Công ty TNHH Nhuận Mai

2 tàu du lịch, 01 Bến đợi và 01 xuồng máy


3


Công ty Cổ phần Dịch vụ Hồ Tây

1 tàu du lịch, 01 bến nổi, 115 xe đạp nước, 03 xuồng máy


4

Công ty Cổ phần sông Potomac (thuê Cty CPDV Hồ Tây)


1 Du thuyền, 01 Bến cập


5

Cty Cổ phần Tập đoàn Quang Hưng (thuê Cty CPDV Hồ Tây)


01 nhà chờ du thuyền

6

Cty Cổ phần nhà nổi Hồ Tây

Có 3 tàu du lịch, 01 Bến đợi


7

Cty Cổ phần du lịch thương mại Tây Hồ


Có 2 tàu , 01 Bến đợi


8

Nhà nổi Hồ Tây 02 thuộc Cty TNHH NN một TV Hồ Tây


01 Nhà nổi Hồ Tây

9

Xí nghiệp VS môi trường

01 Nhà nổi, 02 xuồng máy. 03 thuyền gắn máy.

10

Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản

02 Nhà nổi, 04 xuồng máy, 02 thuyền gắn máy

11

Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây

04 xuồng máy

12

Chùa Trấn Quốc

01 xuồng máy.

13

Cty Cổ phần Giải trí Hồ Tây

01 tàu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó - 12

Nguồn: Ban quản lý Hồ Tây, 2011

Phụ lục 3. Tổng hợp các di tích lịch sử khu vực Hồ Tây


TT

Tên

Giá trị văn hóa, tâm linh lịch sử

1

Đền Quán

Thánh

Tên gọi khác là Chân Vũ quán (còn gọi là Trấn Vũ quán) (Đền thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ đế quan, xưa thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, thành Hà Nội, nay gọi là đền Quán Thánh, lập năm Cảnh Trị Lê Huyền Tông – theo Đinh Xuân Vịnh, 1996) nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long xưa, ngày nay là điểm quy tụ của ngã tư đường Thanh niên, đường Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, cùng với chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp của Tây

Hồ.

2

Chùa Trấn Quốc

Chùa hiện tọa lạc tại số 32 đường Thanh niên, nằm trên bán đảo Cá vàng, thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ Thánh. Vào mùa xuân hàng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng. Chùa này theo truyền thuyết có một lịch sử rất lâu đời. Trước đây chùa có tên là An quốc. Chùa An quốc sau đổi là Trấn quốc vốn xưa ở ngoài đê sông Nhị, thuộc địa phận làng Yên Phụ. Năm 1615, dân làng mới dời vào đảo Cá vàng tức địa phận hiện nay (ghi rò trên tấm bia dựng năm thứ 5 Dương hòa (1639) do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính viết, hiện còn tại chùa). Chùa An quốc có tên cổ nữa là chùa Khai quốc là tên có từ thời Lý nam Đế (thế kỷ VI).

Sau khi phạt tống thành công, Lý Thường Kiệt tâu lên vua. Vua bèn cho bỏ hành cung, dựng ngôi chùa với tên gọi chùa Trấn quốc [2]. Phong cách kiến trúc của chùa mang đậm dấu ấn thời Lê, Nguyễn. Hiện trong chùa còn giữ được nhiều di vật quý giá mang giá trị văn hóa nghệ thuật và lịch sử cao, đó là 14 tấm bia đá thời Lê, Nguyễn, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1615 và 1639. Kiến trúc của chùa có dấu ấn vào khoảng đầu thế kỷ 19. Trong chùa có nhiều pho tượng Phật đẹp, được tạo tác trau chuốt, tỷ mỷ, đặc biệt có tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác trên đất nước ta, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà. Chùa có 3 nếp nhà chính là Tiền đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện nối thành

hình chữ công. Hai bên nhà Thiêu hương và Thượng điện là hai dãy hành


lang. Sau Thượng điện là gác chuông. Bên phải là nhà Tổ, bên trái là nhà Bia và cả một vườn tháp rộng lớn với nhiều mộ tháp cổ. Lần tu sửa, tôn tại

gần đây nhất chỉ cách đây một vài năm.

3

Đình Yên Phụ

Đình Yên Phụ hiện nay thuộc làng Yên Phụ, Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. (là di tích lịch sử , văn hóa được xếp hạng cấp nhà nước từ năm 1986, là ngôi đình duy nhất ở Hà Nội được xây dựng vào khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ 17). Thời Lê là phường Yên Hoa, huyện Quảng Đức. Thời Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị (1842 – 1847) vì kiêng húy bà Hồ Thị Hoa là người sinh ra vua nên Yên Hoa đổi thành Yên Phụ. Đình Yên Phụ thờ 3 vị thần, là 3 anh em: Uy Linh Lang Đại vương, Vương Duy Đại vương và Vương Ba Đại vương làm thành hoàng làng. Căn cứ vào quyển thần phả hiện lưu giữ ở đình làng và sách Tây Hồ chí.

Tồn tại qua các thời kỳ lịch sử, đình Yên Phụ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng Yên Phụ. Hàng năm dân làng tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của thần Uy Linh Lang vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Ngày đó đã trở thành ngày hội truyền thống trang trọng để nhớ đến công lao của thần. Hội diễn ra trong 3 ngày, từ mồng 8 đến mông 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Căn cứ vào sắc phong có niên đại sớm nhất là năm Dương Hòa thứ 8 (1641) phong cho thần Linh Lang và tấm bia đá của đình niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673) đời vua Lê Gia Tông, có thể xác địn đình Yên Phụ được xây dựng ít nhất từ thời Lê Trung Hưng.

Đình Yên Phụ hiện nay tọa lạc trên một khu đất rộng, cao ráo ở trung tâm làng Yên Phụ cổ. Đây là ngôi đình có quy mô kiến trúc vào loại khá độc đáo, quý hiếm của Hà Nội. Do sự lấn chiếm của người dân nên đến nay, cửa vào đình phải mở ở hồi, hướng Bắc. Phía trước đình có một cái ao nhỏ, phía sau là Hồ Tây. Các công trình kiến trúc của đình trải dài theo thế đất tạo nên chiều sâu cần thiết và vẻ thâm nghiêm tao nhã của một di tích tôn giáo truyền thống. Đình Yên Phụ nằm sát Hồ Tây, tạo không gian thoáng mát. Đình là công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hóa của Thăng Long – Hà Nội. Đình nằm trong hệ thống di tích quan trọng của vùng văn hóa Hồ Tây lịch sử.



Về mặt kiến trúc nghệ thuật, Hà Nội tuy có rất nhiều di tích nhưng di tích mang phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVII như đình Yên Phụ là hết sức hiếm và quý (hiện dấu vết kiến trúc thế kỷ XVII chỉ tìm được rất ít ở đình Đại, một bộ vì gỗ ở đình Trung Tự…). Ngôi đình rất xứng đáng được bảo tồn, tôn tạo để tăng thêm bề dày lịch sử của thủ đô ngàn năm tuổi, đồng thời để trog tương lai gần, đình Yên Phụ trở thành một điểm du lịch sáng giá của vùng văn hóa Tây Hồ đang ngày càng đổi mới (Nguyễn Thị Phượng, 2000).

Hàng năm hội đình Yên Phụ được tổ chức vào ngày 10 tháng hai âm lịch và được đánh giá là vẫn giữ được nề nếp hội đình của Hà Nội.

Hội đình cũng có sự tham gia của nhân dân các địa phương xung quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Tứ Liên, Nhật Tân…Đặc biệt có đoàn kết chạ từ làng Thanh Cù (tên nôm là làng Gò), nay thuộc xã Ngọc Thanh, Kim Động,

Hưng Yên (nơi có gò mối tương truyền là mộ Uy Linh Lang ) về dự.

4

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên được xây dựng trên một khu đất cao ven Hồ Tây, thuộc thôn Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm (cũ), nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.Đứng trên đê Yên Phụ có thể thấy rò các đầu đao cong vút, những tầng tháp của chùa nhấp nhô ẩn hiện trong cây lá, in bóng xuống nước biếc Tây Hồ, như khẳng định vẻ đẹp cổ Việt Nam: kiến trúc hòa nhịp với sự hùng vĩ và dịu dàng của thiên nhiên.

Trên khu đất này xưa kia, dưới thời vua Lý Thần Tông (1127 – 1138) là nơi xây dựng cung Từ Hoa để cho công chúa Từ Hoa (hay công chúa Quỳnh Hoa) ở và trông nom nghề trồng dâu nuôi tằm. Đất ấy gọi là trại Tầm Tang, đến thời Trần được đổi thành phường Tích Ma. Theo bài văn bia khắc năm 1868 (Tự Đức thập nhất niên) do Tri huyện Bùi Huy Côn soạn, thì chùa Kim Liên có tên gọi là chùa Đại Bi. Tấm bia Đại Bi tự bi ký dựng bên trái tam quan chùa năm Thái Hòa Nguyên niên (1443) lại cho biết: Chùa được xây dựng vào thời Lê Nhân Tông (1442 – 1459). Năm 1736, nhân dân phường Nghi Tàm đã sửa chữa chùa. Đến năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), chúa Trịnh Sâm đã đem gỗ từ chùa Bảo Lâm sang trùng tu chùa và đổi tên thành chùa Kim Liên. Về cơ bản, chùa Kim Liên ngày nay là di sản của

nghệ thuật kiến trúc thời Tây Sơn (qua một số tấm bia hiện để ở tòa Tiền



đường và ở chùa Hạ, chùa Thượng).


Về đại thể, mặt bằng kiến trúc của chùa Kim Liên gồm có: Tam quan, sân và khu chính gồm 3 nếp nhà dựng sát nhau thành hình chữ „tam”. Nếp nhà giữa cao hơn hai nếp nhà trước và sau nó. Sau nếp nhà thứ ba là một sân gạch hẹp, hai đầu sân mỗi bên có một ngôi miếu nhỏ. Ngoài ra, còn có nhà trai và một tháp mộ, nơi gửi phần xác của các nhà sư đã viên tịch. Đối chiếu với những kiến trúc cùng loại được xây dựng trước và sau chùa Kim Liên, sẽ thấy được sự đặc biệt của lối kiến trúc chữ “tam”. Lối kết cấu này không có mặt ở kiến trúc thời Lê – Nguyễn. Kết cấu kiến trúc của chùa đã độc đáo nhưng trang trí kiến trúc của chùa còn độc đáo hơn.Điều này thể hiện ở cả 2 phương diện: bố cục và đề tài. Đề tài chủ đạo trên kiến trúc chùa là loại lá 3 chẽ, có gân nổi mà một số nhà nghiên cứu gọi là lá “đu đủ” hay lá “thầu dầu”. Tuyệt nhiên không thấy đề tài rồng ổ, rồng đàn hoặc rồng hòa chung nô rỡn với muông thú. Các đề tài trang trí có bố cục giản đơn, cân đối và uyển chuyển.

Tại chùa Kim Liên còn bảo tồn được những pho tượng đẹp. Đó là các pho tượng Tôn Ngộ Không, Văn Thù và Xá Lợi…Giá trị của chùa Kim Liên còn được nhân lên bởi những di vật có niên đại sớm, mang giá trị thẩm mỹ và lịch sử cao. Đó là các tấm bia niên hiệu Thái Hòa thứ nhất (1443), Dương Hòa thứ 5 (1639) Vĩnh Hựu năm Bính Thìn (1736), Quang Trung thứ 5 (1792), Tự Đức thứ 2 (1868). Đáng chú ý nhất là tấm bia Đại Bi tự bi ký dựng năm 1443 đời Lê Nhân Tông, ghi lại việc xây dựng ngôi chùa này.

Chùa Kim Liên với một bề dày lịch sử lâu đời, với những giá trị kiến trúc, nghệ thuật lớn, đã được đặt vào vị trí trang trọng trong kho tàng di sản văn hóa nước nhà. Với 24 năm tồn tại trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động sục sôi, những di sản của nền nghệ thuật Tây Sơn tuy không đồ sộ như cơ ngơi được xây dựng hàng trăm năm của các vương triều Lý, Trần, Lê nhưng ngay từ những sản phẩm đầu tiên, nó đã khẳng định sự vô tiền khoáng hậu của mình mà chùa Kim Liên là một dẫn liệu điển hình. Sau thời Tây Sơn, chùa Kim Liên còn được sửa chữa nhỏ vài lần dưới thời Nguyễn nhưng sau gần 200 năm, với sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên, chùa đã bị hư

hỏng nặng.Gần đây, nhà nước đã tiến hành trùng tu lớn toàn bộ ngôi chùa



và sau hàng chục năm, công việc đã hoàn thành Trong thời gian tới, cùng với dự án tôn tạo cảnh quan môi trường Hồ Tây, chùa Kim Liên sẽ được quy hoạch để bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý. Nằm ở tận cùng phía bắc của nhóm di tích ven Hồ Tây chùa sẽ là điểm kết, đồng thời là trung tâm của tuyến hành hương qua các di tích: Quán Thánh – Trấn Quốc – Yên Phụ -

…Kim Liên. Chắc chắn chùa Kim Liên với những giá trị kiến trúc, nghệ thuật độc đáo thời Tây Sơn – một thời đại hào hùng trong lịch sử dân tộc, sẽ góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hóa của Hà Nội và của cả nước

(Nguyễn Văn Hùng, 2000).

5

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ mẫu Liễu Hạnh, nơi đây gắn liền với truyền thuyết về cuộc hội ngộ lần thứ hai của mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan cùng Tú tài họ Ngô và Cử nhân họ Lý.

Chọn Tây Hồ làm nơi hội ngộ giữa hai nhân vật “siêu điển hình” trong văn hóa tín ngưỡng dân tộc, nhân dân ta đã điểm tô cho mặt nước Hồ Tây vốn đã mộng mơ huyền diệu lại thêm huyền ảo mênh mang. Các đời Lý, Trần nhà vua đã xây dựng quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, thưởng ngoạn. Chuá Trịnh sai trồng sen trong hồ để làm ly cung thưởng ngoạn, hội họp xướng họa thơ phú. Phủ Tây Hồ được xây dựng trên một bãi đất thuộc “quy hình”, trên gò “Chúng Long”. Hình thế ấy trải ra qua các thôn Quảng Bá, Nghi Tàm, An Phú (An Phụ) đến chùa Trấn Bắc.

Tuy là một kiến trúc xuất hiện khá lâu đời, xong do trải qua nhiều biến động của lịch sử, phủ Tây Hồ đã nhiều lần được trùng tu vào các năm 1943, 1952, 1989, 1992, 1999… Sau nhiều lần trùng tu, hiện Phủ trông khang trang, sáng sủa, bề thế hơn và vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính. Hiện tại, Phủ quay mặt về hướng tây nam, trên một diện tích khoảng 1000 m2 , ba phía là mặt nước Hồ Tây.

Mặt tiền phía trước phủ chính xây 2 am thờ nhỏ, bên trái thờ cậu, bên phải thờ cô. Bên phải, trước Lầu sơn trang hiện có một ngọn tháp ẩn mình dưới bóng cây si và cây đa cổ thụ, dưới gốc cây đa dựng một bia đá “Vĩnh Thuận từ chi bi ký” (Bài ký trên bia dựng trên từ chi/huyện Vĩnh Thuận). Bia có niên hiệu Thiệu Trị thứ 5 (1845), phủ Tây Hồ còn lưu giữ được nhiều đồ thờ

tự, các hiện vật có khắc chữ. Đây là các tài liệu quý giá góp phần tìm hiểu



những khía cạnh của đời sống văn hóa quá khứ ở phủ Tây Hồ. Trải qua một thời gian dài tồn tại, phủ Tây Hồ còn bảo lưu được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị cao về văn hóa gồm: đồ gỗ, đồ đồng, đồ giấy, đồ vải, một số trong đó có giá trị văn hóa cao như hoành phi, câu đối, long

ngai, bài vị.

6

Đình Quảng Bá

Đình làng Quảng Bá, một trong những phường cổ của Thăng Long, thờ Phùng Hưng, anh hùng khởi nghĩa từ đất Đường Lâm (Sơn Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) đem quân về vây hãm Tống Bình. Ông có đóng quân ở đây, nên sau khi lên làm vua được 7 năm thì mất, dân làng tôn làm Thành Hoàng. Đình có bia đá tạc năm 1841 ghi lại sự tích vua Phùng Hưng vào thế kỷ 8, nhân dân quen gọi là bia Bố Cái. Đình Quảng Bá được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước từ năm 1994.

Vùng Quảng bá từ thế kỷ thứ 8 đã từng là địa điểm tập kết của nghĩa quân Phùng Hưng để tấn công vào thành Đại La, tiêu diệt quan quân đô hộ nhà Đường. Nơi đây vẫn còn lưu giữ một số địa danh cổ như: gò Lá cờ là nơi cắm cờ của các tướng chỉ huy; bến Trùm là nơi nghĩa quân xuống tắm sau những giờ luyện tập; hồ Thủy sứ là nơi neo đậu thuyền chiến…

Ghi nhớ công lao của Phùng Hưng, dân làng dựng đình, tôn ông làm Thành Hoàng làng. Ban đầu, đình được xây dựng trên gò con Xà gần chùa Quảng Bá; đến thời Lê, đình được chuyển về địa điểm hiện nay. Năm 1936, đình được trùng tu và có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (ngoài là Đại Bái, trong là cung), hai đầu hồi theo kiểu dốc mái chảy. Năm 1999 -2000, nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long, đình được trùng tu. Trong số các hiện vật lưu giữ được, có giá trị là 16 đạo sắc phong của các đời vua, các bức hoành phi và 3 đôi câu đối ca ngợi Phùng Hưng và các tướng sĩ.

Hàng năm, lễ hội ở Quảng Bá được tổ chức vào trung tuần tháng hai và tháng tám âm lịch. Theo truyền thống kết nghĩa huynh đệ từ xa xưa, nhân dân Kim Mã (quận Ba Đình), nơi còn giữ được lăng mộ Phùng Hưng cử

một đoàn lên đình Quảng Bá tế lễ và tham gia lễ hội.

7

Chùa Vạn

Nằm ngay trên đường Lạc Long Quân, chùa Vạn Niên không tấp nập khói

hương mà cảnh vật ở đây thanh bình, cây cối xum xuê, xanh mát. Bức tượng phật khá lớn đặt giữa trời, trước đài phun nước, những bông sen, bông súng


Niên

nở hoa tạo nên khung cảnh thanh tịnh, khoáng đạt. Đây là nơi vừa để mọi người đển vãn cảnh cho lòng thanh thản trong cuộc sống đô thị hối hả, vừa để cầu bình an sức khỏe.

Cổng chùa Vạn Niên nằm ở bờ phía Tây của Hồ Tây, thuộc địa phận ấp Quán La, nay là Xuân La, quận Tây Hồ. Hiện trên nóc chùa có ba chữ đắp nổi “Vạn Niên Tự” nhưng tên cũ của chùa là Vạn Tuế. Chùa có gốc tích từ rất lâu đời. Đến thời Lý, chùa đã trở thành chốn tùng lâm thị giới cho các tăng đồ. Như vậy, ngay từ thời kỳ đó, đây đã là một ngôi chùa có quy mô lớn. Hiện chùa thờ Phật bà và Bà Chúa Liễu Hạnh. Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, chùa đã nhiều lần được trùng tu. Ngày nay, chùa mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Mặt bằng chùa bao gồm: tam quan, chùa chính và điện Mẫu, ẩn hiện dưới bóng các cây cổ thụ và in bóng xuống Hồ Tây. Bộ di vật của chùa gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn được đánh giá là lớn và có giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật cao.

Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đức vào đời Gia Long cho biết: “Chùa Vạn Niên là một di tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía Tây kinh đô Thăng Long”. Chùa đã được xếp hạng di tích cấp nhà nước năm 1996 [15].

Như vậy, với 7 di tích lịch sử văn hoá nêu trên đã làm tôn thêm vẻ đẹp, giá trị tinh thần cho du khách cũng như người dân sống gần đó. Việc liên kết chặt chẽ giữa BQL Hồ Tây với những người quản lý trực tiếp tại các danh tháng đó sẽ giữ được vẻ đẹp lâu bền cũng như hạn chế được tối đa tình trạng

xâm hại cũng như tác động môi trường lên lưu vực Hồ Tây.



Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2011

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí