Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 9


Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an một cách khoa học, chính xác, khách quan, đồng thời tiến hành đánh giá mức độ phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an sau khi sử dụng những bài tập mới trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi sử dụng 9 test kiểm tra như sau:

Test 1: Chạy 60m XPC (s):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá tốc độ gốc của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 3 VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy

vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức

Khối lượng thực hiện: 2 lần, nghỉ giữa mỗi lần chạy là 3 phút. Lấy kết quả thành tích ở lần tốt nhất.

Test 2: Chạy 400m XPC (s):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá sức bền bền mạnh cơ của VĐV chạy cự ly trung bình.

Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 3 VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy

vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức

Khối lượng thực hiện: 2 lần, nghỉ giữa mỗi lần chạy là 10 phút. Lấy kết quả thành tích ở lần tốt nhất.

Test 3: Chạy 600m (s):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBCM của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép...


Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 3 VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức

Khối lượng thực hiện: 2 lần, nghỉ giữa mỗi lần chạy là 10 phút. Lấy kết quả thành tích ở lần tốt nhất.

Test 4: Chạy 800m (s):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBCM của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 6

VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức Khối lượng thực hiện: 1 lần.

Test 5: Chạy 1000m (s):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBCM của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 6

VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức Khối lượng thực hiện: 1 lần.

Test 6: Chạy 1500m (s):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBCM của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 6

VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức


Khối lượng thực hiện: 1 lần

Test 7: Chạy 3000m (ph)

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBC của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 6

VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức Khối lượng thực hiện: 1 lần

Test 8: Chạy 5000m (ph):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBC của VĐV chạy cự ly trung bình. Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 6

VĐV, chạy theo ô chạy riêng, khi có tín hiệu của HLV thì bắt đầu chạy và chạy vượt qua vạch đích.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức Khối lượng thực hiện: 1 lần

Test 9: Chạy 12 phút (m):

Mục đích: Kiểm tra đánh giá SBC (ưa khí) của VĐV chạy CLTB

Dụng cụ đo: Sân điền kinh, cờ phát lệnh, đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép... Phương pháp tiến hành: VĐV đứng ở tư thế xuất phát cao mỗi đợt 6 VĐV. Thành tích được tính là số mét (m) VĐV chạy được trong 12 phút. Chạy đến phút 12, HLV ra tín hiệu dừng thì VĐV sẽ dừng lạiđúng vị trí đó và tính

quãng đường (m) chạy được.

Yêu cầu thực hiện: Chạy 100% sức Khối lượng thực hiện: 1 lần

2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh

Test 10: Chỉ số VO2max (ml/phút/kg):


Mục đích: Xác định mức độ hấp thụ oxy tối đa quyết định khả năng hoạt động của VĐV trong điều kiện ưa khí. VO2max càng cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa của cơ thể càng lớn, cơ thể hoạt động ưa khí càng dễ dàng và lâu hơn. Về bản chất của sức bền ưa khí chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa.

Giữa kết quả của test chạy 12 phút và chỉ số VO2max có tương quan tuyến tính chặt (hệ số tương quan v = 0,897) do vậy, nó cho phép sử dụng test Cooper để xác định chỉ số VO2max [22].

Bảng 2.1. Đánh giá VO2max theo test Cooper


Thành tích chạy

12 phút (m)

VO2max

(ml/phút/kg)

Thành tích chạy

12 phút (m)

VO2max

(ml/phút/kg)

1000

14.0

2500

45.9

1100

16.1

2600

48.0

1200

18.3

2700

50.1

1300

20.4

2800

52.3

1400

22.5

2900

54.4

1500

24.4

3000

56.5

1600

26.8

3100

58.5

1700

28.9

3200

60.8

1800

31.0

3300

62.9

1900

33.0

3400

65.0

2000

35.3

3500

67.1

2100

37.4

3600

69.3

2200

39.5

3700

71.4

2300

41.45

3800

73.5

2400

43.8

3900

75.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Test 11: Chỉ số VC (lít):

Mục đích: đánh giá tiềm lực của chức năng hô hấp ưa khí.

Dụng cụ đo: Phế dung kế (0 - 7000ml), sai số không vượt quá 200ml.

Phương pháp tiến hành: Đứng đối diện với máy, đưa kim về mức không (0), thực hiện 1-2 lần thở sâu, sau đó tay cầm ống thổi, hít vào hết sức, ngậm mồm vào vòi ống thổi và dùng hết sức thổi khí vào ống.

Thực hiện: Làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 giây, lấy kết quả ở lần có thành tích cao nhất.


Chú ý: Cần cho VĐV làm thử; Kiểm tra VĐV hít vào và thở ra đã hết sức chưa, nếu có sai sót cần phải điều chỉnh; Chuẩn bị cồn sát trùng và vòi ngậm trước khi chuyển sang kiểm tra VĐV khác [32].

Test 12: Chỉ số HW (lần/phút):

Mục đích: Đánh giá sự đáp ứng của hệ tim mạch, đặc biệt tim với LVĐ quy định (còn gọi là Ruffier - phép thử hệ tim mạch). VĐV có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Đây là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi phương tiện kỹ thuật hiện đại, phương pháp đánh giá rất cụ thể cho ta lượng thông tin chính xác, đáng tin cậy.

Dụng cụ: Thực hiện ngay trên sân tập hoặc trong phòng sạch thoáng mát; 01 đồng hồ bấm giây; 01 máy đếm nhịp hoặc băng đài đếm nhịp.

Cách tiến hành: Các VĐV thực hiện theo quy trình như nhau là ngồi xuống đứng lên liên tục 30 lần trong 30 giây. Cho VĐV nghỉ từ 10 - 15 phút, đo mạch yên tĩnh trong 15 giây, lấy 3 lần liên tục. Nếu chỉ số đó trùng nhau thi ta được mạch lúc yên tĩnh trong 15 giây, ký hiệu là P1. Nếu 3 lần có sự chênh lệch nhau 1 nhịp trở lên thì cho VĐV tiếp tục nghỉ (khoảng 10 giây).

Cho VĐV ngồi xuống đứng lên liên tục 30 lần trong 30 giây (thực hiện với máy đếm nhịp) nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại.

Lấy mạch trong 15 giây ngay sau khi vận động, ký hiệu là P2. Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút, ký hiệu là P3.

Cho VĐV nghỉ ngơi và test kết thúc.

Đánh giá kết quả: Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau:


HW =

(f1+ f2 + f3) − 200

10

Trong đó: HW là chỉ số công năng tim

f1 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P1 x 4. f2 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P2 x 4. f3 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút = P3 x 4.


Biểu đánh giá: Nếu chỉ số HW có trị số:


HW

Phân loại

< 1

Rất tốt

từ 1 – 5

Tốt

từ 6 – 10

Trung bình

từ 11 – 15

Kém

> 16

Rất kém

Theo kết quả nghiên cứu của A. K. Moxcatova (1992) thì hệ số di truyền của chỉ số công năng tim khá cao và bằng 0,74. Do đó những em có chỉ số công năng tim cao có tiền đề tốt cho tim trong quá trình hoạt động TDTT [32].

Test 13: Thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít), (thử nghiệm Rozental)

Mục đích: Đánh giá chức năng điều tiết của trung khu hô hấp trong điều kiện gắng sức.

Dụng cụ đo: Phế dung kế (0 - 7000ml), sai số không vượt quá 200ml.

Phương pháp tiến hành: Đứng đối diện với máy, đưa kim về mức không (0), thực hiện 1-2 lần thở sâu, sau đó tay cầm ống thổi, hít vào hết sức, ngậm mồm vào vòi ống thổi và dùng hết sức thổi khí vào ống. Thời gian từ khi hít tối đa đến bắt đầu đo <1 giây. Thời gian đo kéo dài ít nhất 6 giây. Thực hiện 5 lần, mỗi lần cách nhau 15 giây. Đây là thử nghiệm đo 5 lần liên tiếp mà phân áp Oxy trong máu tăng, đồng thời phân áp khí C02 lại giảm. Như vậy, sự kích thích tới trung khu hô hấp theo cơ chế nội tại sẽ giảm. Tuy nhiên, dưới tác động điều khiển của thần kinh trung ương sẽ ảnh hưởng tới kết quả thu được.

Đánh giá kết quả: Đánh giá bằng cách so sánh trực tiếp 5 đại lượng dung tích sống thu được liên tiếp:

Nếu chỉ số của 5 dung tích sống có xu hướng tăng sau mỗi lần đo thì đánh giá chức năng của hệ hô hấp tốt;

Nếu chỉ số của 5 dung tích sống không thay đổi hoặc có xu hướng tăng nhẹ sau mỗi lần đo thì đánh giá chức năng của hệ hô hấp khá;


Nếu chỉ số của 5 dung tích sống thu được có biến đổi không đáng kể (±)

<5% mỗi lần đo thì đánh giá chức năng của hệ hô hấp trung bình;

Nếu chỉ số của 5 dung tích sống thu được có biến đổi không đáng kể (±)

<10% mỗi lần đo thì đánh giá chức năng của hệ hô hấp yếu;

Nếu chỉ số của 5 dung tích sống thu được tăng giảm thất thường, (±)

>10% mỗi lần đo thì đánh giá chức năng của hệ hô hấp kém [78].

2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý

Test 14: Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần chạy nước rút (Sprint fatigue test) (%).

Mục đích: Đây là test đánh giá mức độ mệt mỏi của VĐV trong hoạt động sức bền yếm khí và khả năng phục hồi giữa các giai đoạn tốc độ ngắt quãng.

Dụng cụ: Thực hiện ngay trên sân tập; 01 đồng hồ bấm giây; thước đo độ dài; marker hình nón. Đường chạy 40m, chia đều thành 4 điểm, mỗi điểm cách nahu 10m. Tại mỗi điểm đặt 2 marker. Từ khoảng giữa điểm thứ 2 và 3 cách tâm đường chạy 5m đặt 2 marker.

Cách tiến hành: Phát lệnh xuất phát VĐV chạy nước rút giữa các marker, tốc độ nước rút. Chạy theo đường dẫn từ A vòng sang trái 5m và quay về B. Từ B chạy chậm một khoảng ngắn 10m rồi quay lại điểm xuất phát. Thời gian chạy từ A đến B và quay lại vạch xuất phát là 30 giây. Tiếp tục chạy nước rút từ A tới B rồi chạy chậm 10m và quay lại vạch xuất phát. Cứ chạy nhắc lại liên tục như vậy cho tới khi VĐV chạy được 10 lần thì kết thúc.


HLV kiểm tra theo dõi thời gian chạy từ A đến B, HLV phát lệnh xuất phát tiếp tục theo dõi tổng thời gian mỗi lần chạy là 30 giây, 1,5 phút, 2 phút…

Đánh giá kết quả:


Chỉ số mệt mỏi được tính bằng tốc độ trung bình của 3 vòng chạy đầu tiên chia cho tốc độ trung bình của 3 vòng chạy cuối cùng. Giá trị của chỉ số này xấp xỉ giữa 75 đến 95% [32].

Phân loại

Chỉ số mệt mỏi

Rất tốt

> 89%

Tốt

85-89%

Trung bình

80-84%

Kém

80%

Test 15: Loại hình thần kinh (biểu 808)

Mục đích: Kiểm tra khả năng phản ứng, khả năng quan sát, mức độ tập trung của khả năng chú ý, đặc điểm và mức ổn định tâm lý của VĐV trong quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động thần kinh…

Dụng cụ: Phòng kiểm tra không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, trạng thái chức năng của người được kiểm tra bình thường. Một chiếc đồng hồ bấm giờ. Người kiểm tra chuẩn bị sẵn một chiếc bút và 3 tờ giấy cho mỗi bảng 80 • 8, vẽ sẵn các kí hiệu biểu diễn, đánh số 1, 2, 3 lên 3 tờ đánh giá để chuẩn bị dùng cho 3 bài kiểm tra có độ khó khác nhau, sau đó cẩn thận điền nội dung vào các cột.

Cách tiến hành: Đây là biểu sử dụng các ký tự dạng biến đổi của ký hiệu “cái ly” (Cải biên từ bảng chữ cái Anphimốp) vì vậy nó loại trừ được sự khác biệt về trình độ văn hoá, dân tộc, chính trịcó 3 loại bảng với độ khó khác nhau và trình tự kiểm tra liên hợp. Kiểm tra biểu đồ và 3 phương pháp kiểm tra:

Kiểm tra bảng số 1: Quy định 2 kí hiệu tiêu chuẩn là ki hiệu phải tìm cho toàn bài, tức là kí hiệu phải tìm trên mỗi một dòng là 2 kí hiệu này, cho dù là chỉ 1 kí hiệu xuất hiện hay cả hai kí hiệu xuất hiện cùng lúc thì đều cần phải tìm. (Phương pháp này quan sát tốc độ sự hình thành ức chế phân hóa, có thể phản ánh khả năng phân hóa của vỏ não). Trước khi tiến hành kiểm tra, người kiểm tra hướng dẫn trên bảng cách tìm các kí hiệu cần phải tìm cho các thí sinh, sau khi các thí sinh đã hiểu thì tiếp tục đưa ra hai loại kí hiệu cần tìm và bắt đầu kiểm tra chính thức. Người được kiểm tra khi nghe thấy khẩu lệnh "chuẩn bị"

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí