Yếu Tố Tâm Lý Ảnh Hưởng Đến Huấn Luyện Sức Bền Cho Vđv Chạy Cự Ly Trung Bình


1.6.3. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình

Lứa tuổi 16-17 là giai đoạn thứ 2 của thời kỳ dậy thì. Trong giai đoạn này có thể quan sát thấy sự phát triển tính cách cá nhân rất lớn. Do quá trình sinh học diễn ra một cách mạnh mẽ, với những biến đổi quan trọng của cơ thể trong giai đoạn phát triển này, trọng tâm của sự chú ý cũng thay đổi và chúng đặt ra những câu hỏi mới, những mối quan hệ và tình cảm riêng tư và cả những thay đổi về mặt sinh học đã dẫn đến sự mất cân bằng rất lớn về mặt tình cảm và sự thiếu ổn định về mặt tình thần trong giai đoạn lứa tuổi này. Mặt khác họ cũng rất khát khao xây dựng những cách nghĩ riêng và muốn nhận được những lời nhận xét về mình. Tính tự tin vốn có từ trước cũng bị mất đi, nó dẫn đến sự đánh giá thiếu chính xác, thiếu tự tin. Từ những đặc điểm trên, để giáo dục một con người toàn diện ở lứa tuổi này trước hết cần khắc phục bằng sự động viên, khuyến khích từ người lớn tuổi, sau đó cần có sự chung tay từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì công tác giáo dục và đào tạo mới có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của các em [75].

Lứa tuổi 16-17 là giai đoạn các em rất nhạy bén và có sự phát triển mạnh mẽ, linh hoạt về các đặc tính nhân cách như: điềm đạm, hăng hái, nóng nảy, ưu tư.. Song các em đang trên con đường hoàn thiện nên chưa có tính bền vững, bởi vậy trong giáo dục sức bền cần chú ý thường xuyên giáo dục đạo đức, ý chí, lòng kiên trì cho các em. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn. Các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn mọi người coi trọng mình. Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh trong mối liên hệ với quá trình hình thành tính độc lập của thanh thiếu niên, mong muốn tự khẳng định mình trong môi trường người lớn. Các em mong muốn được tự hoàn thiện bản thân, muốn được trở thành người mạnh khoẻ và dũng cảm, bền bỉ hơn. Nhưng khả năng thực hiện để giáo dục các phẩm chất sức mạnh, ý chí ở các em trai thường nhận thấy rõ trong môn chạy cự ly trung bình, bóng đá…Chính vì vậy, ở lứa tuổi này động cơ


chính để các em tham gia tập luyện TDTT là động cơ gián tiếp, muốn trở thành con người khoẻ và ý chí hơn là phát triển tài năng thể thao.

Trong huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi này, Các HLV cần lợi dụng động cơ này để hướng các em tiếp thu được những kỹ năng vận động đa dạng và phức tạp. Nếu trong giai đoạn đầu tập luyện, các em bắt đầu cảm nhận được tính khéo léo, tốc độ phản ứng và sức mạnh...thì những động cơ này dần dần biến thành những động cơ thuần tuý thể thao sâu sắc. Tuy nhiên trong huấn luyện sức bền ở lứa tuổi này, điều quan trọng đối với HLV là cần phải biết động viên bằng những yêu cầu tâm lý chuyên môn để các em sẵn sàng chịu đựng LVĐ cao. Sự phát triển các phẩm chất tâm lý chuyên môn, trước hết là các tiền đề về ý chí để lập thành tích, thái độ có nghị lực gồm tất cả các phẩm chất điều khiển ý chí của con người giúp các em vượt qua những trở ngại, khó khăn bên trong và bên ngoài bằng cách vận dụng ý chí để chịu đựng vững vàng sự căng thẳng trong tập luyện.

Việc điều hòa cảm xúc được thực hiện ngay trong từng buổi tập và từng giai đoạn huấn luyện cụ thể cả về thể chất và tâm lý. Thể chất và tinh thần được từng cá nhân kiểm soát và điều chỉnh, thông thường người ta coi sự chuẩn bị tinh thần là phức tạp hơn, điều này là do cách thức phản ứng của mỗi cá nhân. Những biến đổi thể chất và tinh thần thường tạo nên những hiệu ứng tâm lý, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của VĐV. Do đó, để ổn định và phát triển năng lực tâm lý, trước hết cần đảm bảo sự ổn định và phát triển bình thường về thể chất.

Trước mỗi buổi tập luyện, nên bắt đầu với một khoảng thời gian thích hợp cho khởi động và trò chuyện chân tình, cởi mở, tiếp theo là quá trình khởi động. Khởi động là quá trình tạo ra những thay đổi về sinh lý và tâm lý để cho các cá nhân thích ứng với LVĐ xác định trong từng giai đoạn huấn luyện hoặc trong từng buổi tập. Khởi động tạo nên sự kích thích hoạt động các chức năng cơ thể cả thể chất và tinh thần với tâm thế sẵn sàng. Khởi động tốt có thể giúp cải thiện hiệu suất và ngăn ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu.


Ngày càng có nhiều bằng chứng cho biết những lợi ích đạt được nhờ vào khởi động. Quá trình phát triển kỹ năng và trình độ ở mỗi bài tập khi được VĐV bắt đầu thực hiện, khi có sự khởi động thích hợp sẽ tạo nên một sự thiết lập mới về sức mạnh, cường độ điều tiết cơ thể cả về sinh lý và tâm lý.

Ảnh hưởng chức năng tâm lý đến thành tích thể thao:

Chức năng tâm lý có vai trò chi phối đến mọi hoạt động sống của con người, có thể tạo nên những khả năng, những tố chất hoạt động - thiên hướng năng lực. Chức năng tâm lý là cơ sở nền tảng của mọi hành vi và thái độ của con người đối với hiện thực ở mọi hoạt động sống nói chung và hoạt động thể thao nói riêng [19].

Thực tế huấn luyện và thi đấu thể thao ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của yếu tố tâm lý, đặc biệt trong những cuộc thi đấu quan trọng, thời điểm gay go, quyết định, VĐV nào có tâm lý vững vàng thì phát huy được lợi thế và dễ dàng giành thắng lợi hơn. Bởi vậy hiện nay, ngay từ khâu tuyển chọn VĐV trẻ ban đầu, người ta cũng đã chú trọng đến yếu tố tâm lý cá nhân của VĐV. Đồng thời chúng ta cũng thấy trong các đội tuyển của nhiều nước tham gia thi đấu các giải thể thao lớn đều luôn có chuyên viên hay bác sỹ tâm lý để tư vấn và huấn luyện tâm lý thi đấu cho VĐV. Qua đó thấy được yếu tố tâm lý có vai trò hết sức quan trọng trong tập luyện và thi đấu thể thao.

1.6.4. Các yếu tố hỗ trợ khác

Yếu tố dụng cụ trang thiết bị tập luyện:

Hiện nay, các phương tiện huấn luyện mới ngày càng được áp dụng rộng rãi: phương tiện kỹ thuật, các dụng cụ và thiết bị chuyên môn tạo điều kiện để phát huy đầy đủ hơn những khả năng chức năng của cơ thể VĐV, các thiết bị tập luyện khác nhau bảo đảm phát triển đồng thời các tố chất thể lực và hoàn thiện kỹ chiến thuật tốt hơn. Các trang thiết bị phục vụ cho tập luyện và thi đấu cũng đóng vai trò quan trọng không nhỏ đến thành tích thi đấu của các VĐV chạy CLTB. Trang thiết bị tập luyện tốt như: Sân tập chuẩn đúng độ mềm của mặt sân, có những địa hình tự nhiên như chạy lên núi, hoặc có những dụng cụ


tập bổ trợ như: phòng tập tạ tốt, an toàn, có những đôi giày tập luyện, thi đấu đúng tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các bài tập trong tập luyện cũng như thành tích trong thi đấu.

Yếu tố điều kiện hỗ trợ tập luyện:

Xu hướng sử dụng các phương tiện phi truyền thống để khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn của cơ thể VĐV, những phương tiện kỹ thuật, thực phẩm chức năng, dùng thuốc không cấm, không có hại cho VĐV giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn. Trong CLTB và dài xu hướng hiện đại là tổ chức tập luyện trên vùng núi cao, vì tập luyện trên vùng núi cao sẽ phát huy mạnh mẽ cải thiện vai trò hô hấp, vì khi ở trên độ cao không khí loãng hơn do vậy VĐV phải hít thở nhiều để bù ôxy cho cơ thể và nó có tác dụng kích thích và hoàn thiện dần cơ quan hô hấp và thực tế trong những năm từ 2003 đến nay đã thành công.

Yếu tố động lực thành tích:

Người HLV phải xác định cho VĐV có động cơ tập luyện đúng đắn và cao đẹp, luôn gợi ý và phát huy những chí hướng để VĐV tự giác tập luyện để đạt đến mục đích là đem vinh quang về cho tổ quốc, luôn để lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân, và muốn đạt được mục đích thì các VĐV phải rèn luyện bản lĩnh vượt qua gian khổ, quyết tâm khắc phục những hạn chế của bản thân, không ngừng hoàn thiện năng lực cá nhân để phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Luôn hướng cho các VĐV tinh thần ý chí chiến đấu vì màu cờ sắc áo của dân tộc của đơn vị.

1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.7.1. Các công trình ngoài nước

Trong các công trình nghiên cứu khoa học về TDTT, rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến vấn đề phát triển sức bền, phân tích mối quan hệ tương hỗ của tố chất sức bền trong các môn thể thao, đặc biệt phát triển sức bền trong chạy CLTB của môn điền kinh.

Theo tác giả D. Harre: “sức bền được biểu hiện là khả năng chống lại sự mệt mỏi của VĐV. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ nhất


định (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ chiến thuật tới cuộc thi đấu và vượt qua một khối lượng vận động (LVĐ) lớn trong tập luyện”. Tác giả cũng cho rằng: sức bền là nhân tố xác định ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu và là nhân tố xác định thành tích tập luyện, khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV” [23].

Pharphen là người đầu tiên xác định được đường biểu diễn của mối quan hệ tốc độ - và thời gian, thời gian chạy tăng lên thì tốc độ giải mệt mỏi đi theo một quy luật nhất định [39]. Pharphen đã xác định 4 vùng công suất tương đối ứng với 4 loại cự ly trong mệt mỏi vận động có chu kỳ:

Vùng công suất cực đại: 100m - 200m - 300m; Vùng công suất gần cực đại: 400m - 2000m; Vùng công suất lớn: 3000m - 10.000m;

Vùng công suất trung bình: Trên 10.000m.

Sự phát hiện này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Các hoạt động trong cùng một vùng công suất có cơ chế mệt mỏi (cơ chế sức bền) tương tự nhau. Còn ở các hoạt động thuộc trong vùng công suất khác nhau thì cơ chế mệt mỏi cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Theo quan điểm dưới góc độ sinh hóa: Sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài thời gian hoạt động ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của mệt mỏi, cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và cuối cùng dẫn đến sự ngừng vận động [80].

Sức bền được xác định bởi tỷ số dự trữ các chất năng lượng được sử dụng với tốc độ tiêu hao năng lượng khi thực hiện bài tập đã định:


Sức bền (tng, phút)

=

Dự trữ năng lượng (J)


Tốc độ tiêu hao năng lượng (J/phút)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 7

Trong đó: tng - ngưỡng thời gian.


1.7.2. Các công trình trong nước

Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp dưới góc độ sinh lý học cho thấy: Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2 - 3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ ½ đến toàn bộ lượng cơ bắp cơ thể) nhờ sự hấp thụ khí oxy để cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu bằng con đường ưa khí [25].

Nguồn năng lượng chính cho sự co cơ trong vận động là 3 hệ: Hệ phốtphogen (ATP - CP);

Hệ láctác; Hệ oxy hóa.

Tác giả Nguyễn Duy Quyết (2012), “Nghiên cứu ứng dụng chương trình “Điền kinh cho trẻ em” của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh Quốc tế tại một số trường tiểu học khu vực phía Bắc Việt Nam”, có bàn luận như sau: Kết quả thực nghiệm chứng minh tính tất yếu và tính hiệu quả trong việc vận dụng hợp lý nội dung, phương pháp giảng dạy trên cơ sở có đưa vào hệ thống các tiết học, các giờ học thể dục có sự kết hợp giữa các nội dung bắt buộc và các nội dung trò chơi vận động trong “Điền kinh cho trẻ em” của IAAF tại các giờ học chính khoá và ngoại khoá. Đặc điểm này rất quan trọng cho những điều kiện trong tương lai để nâng cao hiệu quả môn học thể dục. Khi còn sử dụng những quan điểm theo phương pháp truyền thống có thể dẫn tới việc sử dụng rất kém hiệu quả các quan điểm đó. Đồng thời sự cố gắng theo hướng giáo dục những nhiệm vụ của chuẩn bị thể lực và nâng cao sức khoẻ. Sự cố gắng đó chỉ nhằm thiết lập được mức độ tối ưu cần thiết trong mối tương quan giữa các thành phần của giáo dục về TDTT [44].

Tác giả Trịnh Toán (2013), “Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18”, đã đưa ra kết luận: Kết quả kiểm chứng khách thể nam và nữ VĐV chạy CLTB cùng nhóm tuổi 16 - 18 của Thành phố Hồ Chí Minh sau một


năm tập luyện về cơ bản có mối quan hệ đồng biến giữa thành tích với các yếu tố chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật [55].

Tác giả Đặng Hoài An (2014), “Nghiên cứu phát triển sức bền cho nam VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu”, có kết luận: Kết quả ứng dụng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu trong 1 năm thực nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả của nội dung huấn luyện sức bền tốc độ mà luận án xây dựng thể hiện qua sự khác biệt về kết quả kiểm tra giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở các thời điểm kiểm tra trong quá trình thực nghiệm, nhịp độ tăng trưởng thành tích, về phân loại trình độ sức bền tốc độ giữa 2 nhóm [2].

Nguyễn Văn Long (2014), Nghiên cứu các bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy CLTB lứa tuổi 15-16”.Tác giả đã đánh giá được hiệu quả các bài tập đã lựa chọn sau 18 tháng thực nghiệm nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đã tăng gấp 2,5 lần so với nhóm đối chứng với P<0.05. Không những vậy, phân loại tổng hợp trình độ SBCM của nhóm thực nghiệm cũng chiếm ưu thế trước nhóm đối chứng với 05 VĐV đạt loại tốt và rất tốt chiếm 71.4% và 02 VĐV đạt loại khá chiếm 28.5%, không có loại trung bình, trong khi đó nhóm đối chứng chỉ có 01 VĐV đạt loại tốt chiếm 12.5% và 04 VĐV đạt loại khá chiếm 50.0% và 03 VĐV đạt loại trung bình chiếm 37.5%" [34].

Theo tác giả Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà thì “Tố chất sức bền là chỉ năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động”. [28]. Tác giả cho rằng sức bền là năng lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ chức cơ thể ảnh hưởng đến sức bền ra thì nó còn có những nhân tố ảnh hưởng khác như: Đặc trưng tâm lý VĐV, năng lực chức năng trao đổi và hấp thụ năng lượng khi cơ thể vận động, tính ổn định chức năng cơ thể, sự tiết kiệm chức năng cơ thể...

Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: “Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được” [54].


Để phát huy sức bền phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố chi phối sức bền.

Kỹ thuật thể thao hợp lý.

Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh.

Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp. Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.

Cơ chế có nguồn năng lượng lớn.

Sự phối hợp hài hòa trong hoạt động của các chức năng sinh lý.

Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ sự nỗ lực ý chí.

Mặt khác, việc nâng cao sức bền là quá trình là cho cơ thể thích nghi dần dần với LVĐ ngày càng lớn, đòi hỏi người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập.

Theo các tác giả Nabatnhicova M.ia cho rằng: “Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi”. Hiện tượng của mệt mỏi trong những hoạt động với LVĐ khác nhau là không giống nhau. Nói một cách khác, khi giáo dục sức bền không phải chỉ chú ý đến chiều sâu của sự mệt mỏi mà cả tính chất của nó nữa [37].

Như vậy, huấn luyện sức bền LVĐ phải được xác định đầy đủ 5 nhân tố sau: Cường độ bài tập;

Thời gian của bài tập; Thời gian nghỉ giữa quãng; Tính chất nghỉ ngơi;

Số lần lặp lại.

Theo tác giả Nguyễn Toán cho thấy: “Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV”. Tác giả cho rằng sức bền có ý nghĩa trong việc xác định thành tích thi đấu, đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng chịu đựng LVĐ, khả năng phục hồi nhanh chóng của VĐV [53].

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí