Xây Dựng Nội Dung Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Cho Nam Vận Động Viên Pencak Silat Bộ Công An


3.2.3. Xây dựng nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Căn cứ vào đặc điểm huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, đặc điểm thời gian, điều kiện nghiên cứu của luận án, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2019. Cụ thể gồm:

A. Kế hoạch chung

I. Mục đích, nhiệm vụ

1. Mục đích

Huấn luyện phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, giảm bớt tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại yếu và loại trung bình; nâng cao tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại khá, giỏi, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an,

Các giải thi đấu chính thức của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an gồm: Giải Vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc diễn ra từ 10-15/7/2019 tại Tuyên Quang và giải Vô địch quốc gia diễn ra từ ngày 20-28/9/2019. Trong đó mục tiêu chính của VĐV là đạt thành tích tại giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nhiệm vụ chung:

Đối với Ban huấn luyện

Đánh giá toàn diện trình độ SMTĐ của các VĐV để áp dụng có hiệu quả kế hoạch huấn luyện chung và có sự điều chỉnh phù hợp, có hiệu quả với đặc điểm cá nhân của từng VĐV, giúp VĐV nâng cao trình độ SMTĐ ở mức cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu của VĐV.

Phát hiện và tuyển chọn được các VĐV có phẩm chất tốt, tố chất thể lực phù họp để huấn luyện nâng cao thành tích thể thao.

Đối với VĐV

Nỗ lực hết sức trong quá trình tập luyện, thực hiện tốt các bài tập để phát triển SMTĐ theo yêu cầu của Ban huấn luyện.


Thực hiện tốt các quy định của Ngành, nhà trường và ban huấn luyện đề ra trong tập luyện, học tập và sinh hoạt.

Chủ động, tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ học văn hóa theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.

2.2. Nhiệm vụ chuyên môn

Phát triển SMTĐ cho VĐV, tập trung phát triển SMTĐ chung làm nền tảng phát triển SMTĐ chuyên môn ở các giai đoạn chuẩn bị chung. Ở các giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, tăng cường phát triển SMTĐ chuyên môn cho VĐV.

Áp dụng lượng vận động phù hợp với từng giai đoạn huấn luyện sao cho đảm bảo điểm rơi thể lực tốt nhất vào thời kỳ thi đấu, đặc biệt là giải đấu trọng tâm. Sau từng thời kỳ có kiểm tra và đánh giá trình độ SMTĐ theo tiêu chuẩn đã xây dựng của luận án.

Căn cứ

Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019 của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Bộ Công an về huấn luyện đội tuyển Pencak Silat trẻ;

Căn cứ vào thực trạng trình độ SMTĐ của nam VĐV; Căn cứ kế hoạch huấn luyện của đội tuyển trong năm;

Căn cứ mẫu Kế hoạch quản lý, huấn luyện các đội dự tuyển, tuyển trẻ quốc

gia.


Đánh giá thực trạng

Các nam VĐV Pencak Silat trẻ thuộc diện khảo sát của đề tài thuộc lứa tuổi

16-18 và đều là VĐV Kiện tướng (8 VĐV) và VĐV Cấp 1 (11 VĐV). Các VĐV có thời gian tập luyện từ 3-5 năm. VĐV đã được huấn luyện SMTĐ theo các bài tập và chương trình huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Bộ Công an và đã được đánh giá trình độ SMTĐ theo tiêu chuẩn đã xây dựng của luận án. Kết quả cho thấy, vẫn còn nhiều VĐV có trình độ SMTĐ ở mức yếu và mức trung bình. Các VĐV có chiều hướng phát triển tốt trong thi đấu môn Pencak Silat.


Lực lượng HLV đảm bảo về trình độ chuyên môn và trình độ đẳng cấp môn thể thao chuyên môn. Số lượng và chất lượng các trang thiết bị huấn luyện luyện đảm bảo tương đối tốt cho công tác huấn luyện VĐV.

IV. Mục tiêu cụ thể

Tập trung phát triển các tố chất SMTĐ chung và chuyên môn cho VĐV, góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện nam VĐV Pencak Silat trẻ Bộ Công an.

Các chỉ tiêu cụ thể: Phấn đấu số lượng VĐV có trình độ SMTĐ loại tốt đạt từ 20-25% tổng số VĐV; loại khá đạt từ 30-35% tổng số VĐV. Giảm số VĐV có trình độ SMTĐ loại trung bình xuống dưới 50% và không còn VĐV có trình độ SMTĐ loại yếu và kém.

V. Giải pháp

Tập trung thực hiện đúng các kế hoạch huấn luyện đã đặt ra.

Tích cực tổ chức thi đấu giao lưu trong đơn vị và các đơn vị lân cận, tạo hứng thú tập luyện và đa dạng hóa các nội dung tập luyện.

Bổ sung một số trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu và thay thế các trạng thiết bị, dụng cụ quá cũ hoặc không đạt tiêu chuẩn.

VI. Đề xuất, kiến nghị

Với ban huấn luyện các đơn vị: Tiến hành định kỳ kiểm tra thể lực nói chung và SMTĐ của VĐV 06 tháng/ lần để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình huấn luyện.

Tạo điều kiện cho VĐV được tham gia các buổi giao hữu giữa các đơn vị để học hỏi và tạo hứng thú tập luyện.

I. Chu kỳ huấn luyện năm

1. Phân chia chu kỳ huấn luyện năm

- Căn cứ vào mục đích huấn luyện của đội tuyển Pencak Silat Bộ Công an

- Căn cứ vào đặc điểm VĐV đội tuyển Pencak Silat Bộ Công an tham gia tập huấn thời điểm năm 2019.

- Căn cứ lịch thi đấu của Tổng cục TDTT ban hành năm 2019.


Nhằm giúp các VĐV có được sự phát triển thành tích thể thao cao nhất, đạt trạng thái sung sức thể thao tại các giải đấu đã định, Luận án tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện SMTĐ của VĐV năm 2019 tương ứng với các chu kỳ huấn luyện năm 2019 của trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Bộ Công an 03 chu kỳ như sau:

Chu kỳ huấn luyện 1: Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 21/7/2019. Chu kỳ huấn luyện 2: Từ ngày 16/7/2019 đến 18/9/2019.

Chu kỳ huấn luyện 3: Từ ngày 1/10/2019 đến 30/12/2019.

Phân chia chi tiết thời gian kế hoạch huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2019 được trình bày cụ thể tại bảng 3.20.

Bảng 3.20. Phân chia thời gian kế hoạch huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2019

Thời kỳ/

t. gian

nội dung

Số tuần thực tế

Tổng số giờ trong tuần

Tổng giờ/tổng

số tuần


Chia theo ngày tháng

Chu kỳ huấn luyện 1: Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 21/7/2019

Chuẩn bị chung 1

10

25

250

Từ 01/01 đến 31/3

(02 tuần nghỉ tết)

Chuẩn bị chuyên môn 1

8

25

200

Từ 01/4 đến 26/5

Thời kỳ thi đấu 1

7

25

175

Từ 27/5 đến 15/7

Thời kỳ chuyển tiếp 1

1

25

25

Từ 16/7 đến 21/7

Chu kỳ huấn luyện 2: Từ ngày 22/7/2019 đến 6/10/2019

Chuẩn bị chung 2

3

25

75

Từ 22/7 đến 11/8

Chuẩn bị chuyên môn 2

5

25

125

Từ 12/8 đến 15/9

Thời kỳ thi đấu 2

2

25

50

Từ 16/9 đến 29/9

Thời kỳ chuyển tiếp 2

1

25

25

Từ 29/9 đến 6/10

Chu kỳ huấn luyện 3: Từ ngày 7/10/2019 đến 30/12/2019

Chuẩn bị chung 3

4

25

100

Từ 7/10 đến 3/11

Chuẩn bị chuyên môn 3

5

25

125

Từ 4/11 đến 8/12

Thời kỳ thi đấu 3

1

25

25

Từ 9/12 đến 22/12

Thời kỳ chuyển tiếp 3

2

25

50

Từ 23/12 đến 30/12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 15


Phân chia chi tiết tỷ lệ % các thành phần huấn luyện theo kế hoạch huấn luyện năm 2019 được trình bày cụ thể tại bảng 3.21.


Bảng 3.21. Phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện theo năm VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2019


Thời gian


Thời kỳ

Tổng số giờ HL

Kỹ thuật (%)

Chiến thuật (%)

Tâm lý (%)

Thể lực (%)


Giờ HL thể lực


Giờ HL SMTĐ*

Tuần 1-12

Chuẩn bị chung 1

250

40

10

5

45

113

32

Tuần 13-20

Chuẩn bị chuyên môn 1

200

35

15

10

40

80

23

Tuần 21-27

Thời kỳ thi đấu 1

175

30

30

15

25

44

13

Tuần 28

Chuyển tiếp 1

25

40

10

10

40

10

3

Tuần 29-31

Chuẩn bị chung 2

75

30

20

5

45

34

10

Tuần 32-36

Chuẩn bị chuyên môn 2

125

35

15

10

40

50

14

Tuần 37-38

Thi đấu 2

50

20

40

15

25

13

4

Tuần 39

Chuyển tiếp 2

25

40

10

10

40

10

3

Tuần 40-43

Chuẩn bị chung 3

100

30

20

5

45

45

13

Tuần 44-48

Chuẩn bị chuyên môn 3

125

35

15

10

40

50

14

Tuần 49

Thi đấu 3

25

30

30

15

25

6

2

Tuần 50-51

Chuyển tiếp 3

50

40

5

15

40

20

6

Tổng số:

1225

-

-

-

-

474

135

Ghi chú: * (giờ HL sức mạnh = 44% giờ HL thể lực và giờ HL SMTĐ bằng 65% tổng

giờ HL Sức mạnh)

Phân chia nội dung huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an được trình bày tại bảng 3.22.

Bảng 3.22. Phân chia nội dung huấn luyện SMTD cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2019


Thời gian


Thời kỳ

Giờ HL SMTĐ

Bài tập HL SMTĐ (%)

Chung

Chuyên môn

Trò chơi và thi đấu

Tuần 1-12

Chuẩn bị chung 1

32

60

30

10

Tuần 13-20

Chuẩn bị chuyên môn 1

23

40

50

10

Tuần 21-27

Thời kỳ thi đấu 1

13

10

40

50

Tuần 28

Chuyển tiếp 1

3

40

20

40

Tuần 29-31

Chuẩn bị chung 2

10

50

40

10

Tuần 32-36

Chuẩn bị chuyên môn 2

14

40

50

10

Tuần 37-38

Thi đấu 2

4

10

50

40

Tuần 39

Chuyển tiếp 2

3

40

30

30

Tuần 40-43

Chuẩn bị chung 3

13

40

40

20

Tuần 44-48

Chuẩn bị chuyên môn 3

14

20

60

20

Tuần 49

Thi đấu 3

2

5

50

45

Tuần 50-51

Chuyển tiếp 3

6

40

15

45


Căn cứ vào kết hoạch huấn luyện đã xây dựng, chúng tôi tiến hành xây dựng tiến trình ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an trong tiến trình huấn luyện năm 2019. Kết quả được trình bày tại phụ lục 4 trong đề tài luận án.

3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 2

3.2.4.1. Bàn luận về các bài tập phát triển SMTĐ được lựa chọn cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an

Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, chúng tôi đã lựa chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV thuộc nhóm bài tập phát triển SMTĐ chung (32 bài tập) và bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn (60 bài tập). Các bài tập đều được lựa chọn theo lộ trình khoa học, hợp lý. Mỗi nhóm bài tập phát triển SMTĐ chung hoặc SMTĐ chuyên môn lại được chia thành các nhóm bài tập theo tính chất định hướng lượng vận động, cụ thể thành nhóm bài tập định hướng chặt chẽ lượng vận động và nhóm bài tập không định lượng chặt chẽ lượng vận động (bao gồm các bài tập trò chơi và bài tập thi đấu).

Quá trình lựa chọn các bài tập đi từ lý luận tới thực tiễn. Việc lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an tuân thủ các căn cứ lý luận và thực tiễn được trình bày trong mục 3.2.1 của luận án, tuân thủ các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập về nguyên tắc đảm bảo tính định hướng, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo tính hiện đại và đảm bảo tính hệ thống.

Quá trình lựa chọn các bài tập đi từ việc phân tích các tài liệu tham khảo có liên quan, quan sát thực tiễn, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia Pencak Silat để lựa chọn các bài tập. Để lựa chọn được các bài tập phù hợp, khách quan, có hiệu quả trong việc phát triển SMTĐ cho VĐV, từ các bài tập đã lựa chọn qua nghiên cứu tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp, luận án đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, trọng tài Pencak Silat bằng phiếu hỏi để huy động trí tuệ tập thể trong lựa chọn bài tập cho VĐV. Việc làm này cho phép lựa chọn được các bài tập đảm bảo tính khách quan. Đây cũng là lộ trình được

108


các tác giả đã tiến hành nghiên cứu tước đây như: Tác giả Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Đương Bắc (2000) [10], Trần Vân Dung (2013) [20], Vũ

Sơn Hà (2002) [25], Trần Tuấn Hiếu (2003) [31], Ngô Ích Quân (2007) [55], Nguyễn Anh Tú (2000) [80]… đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Sau khi lựa chọn được các bài tập, để khắc phục hạn chế của việc sử dụng các bài tập trong thực trạng phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, chúng tôi tiến hành xây dựng định lượng vận động chi tiết cho từng bài tập, đảm bảo định hướng chính xác nhất trong việc phát triển SMTĐ coh VĐV. Đây là công việc giúp ứng dụng có hiệu quả và có định hướng các bài tập lựa chọn trong thực tế, đồng thời cũng là điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận án so với các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan.

Về các bài tập được lựa chọn trong phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an:

Ở nhóm các bài tập phát triển SMTĐ chung: Các bài tập được lựa chọn đảm bảo tính đa dạng, từ các bài tập không có dụng cụ, bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể cho tới các bài tập có dụng cụ với đa dạng các loại dụng cụ và các bài tập trò chơi và thi đấu. Việc sử dụng đa dạng các loại bài tập giúp tạo hưng phấn cho VĐV trong quá trình tập luyện, từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện các bài tập, từ đó nâng cao hiệu quả huấn luyện VĐV. Các bài tập phát triển SMTĐ chung được lựa chọn có định hướng rò dệt phát triển toàn diện các phần như: SMTĐ tay, SMTĐ chân, SMTĐ thân người, SMTĐ trong hoạt động tại chỗ, SMTĐ trong hoạt động di chuyển... đây cũng là điểm đặc biệt trong lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ chung cho VĐV. Trong nhóm tài tập phát triển SMTĐ chung, các bài tập định lượng chặt chẽ lượng vận động chiếm đa số. Những bài tập này tác động có hướng đích phù hợp để phát triển SMTĐ chung cho VĐV. Nhóm bài tập không định hướng chặt chẽ lượng vận động chủ yếu là các trò chơi phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.

Ở nhóm bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn: Các bài tập được lựa chọn phát triển toàn diện SMTĐ trong thực hiện các kỹ thuật chuyên môn đòn tay, đòn chân, đòn quét, đòn đánh ngã, phối hợp các đòn tấn công, phòng thủ... các


bài tập được lựa chọn bao gồm cả các bài tập không có dụng cụ và có dụng cụ, sử dụng đa dạng các dụng cụ như đích, lăm pơ, chun, bao đấm... sử dụng bạn tập, sử dụng các bài tập bán đấu, thi đấu... Tương tự như nhóm bài tập phát triển SMTĐ chung, ở nhóm này, các bài tập định lượng chặt chẽ lượng vận động cũng chiếm đa số. Các bài tập không định lượng vận động chủ yếu là bài tập thi đấu.

Các bài tập được lựa chọn đều được định lượng chi tiết lượng vận động cho đối tượng nghiên cứu. Việc phân chia các bài tập lựa chọn theo nhóm bài tập phát triển SMTĐ chung và bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn tạo thuận lợi rất lớn trong việc định lượng vận động cho các bài tập sao cho tác động phát triển đúng hướng đích của bài tập. Đồng thời việc định lượng vận động với khối lượng và cường độ theo tỷ lệ % so với LVĐ tối đa sẽ giúp các bài tập phù hợp với tất cả các VĐV. Nếu như ở các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây thiên về định lượng vận động cố định như: Tác giả Cao Hoàng Anh (2000) [1], Nguyễn Đương Bắc (2000) [10], Trần Vân Dung (2013) [20], Vũ Sơn Hà

(2002) [25], Trần Tuấn Hiếu (2003) [31], Ngô Ích Quân (2007) [55], Nguyễn Anh Tú (2000) [80]…, các tác giả thường định lượng cụ thể số lần thực hiện, khối lượng thực hiện cố định… việc làm này chưa thực sự phù hợp. Ví dụ chống đẩy 30 lần với VĐV này có thể là quá nặng nhưng đối với VĐV khác lại là bài tập có khối lượng quá nhẹ. Để khắc phục vấn đề này, luận án tiến hành định lượng vận động theo tỷ lệ % so với khối lượng hoặc cường độ tối đa. Ở những VĐV có trình độ tập luyện cao hơn, lượng vận động tối đa sẽ lớn hơn. Ví dụ cùng thực hiện với 90% trọng lượng tối đa, nếu VĐV thứ nhất nâng tạ tối đa được 100kg thì trọng lượng bài tập của VĐV thứ nhất là nâng tạ 90kg nhưng với VĐV thứ hai, trọng lượng nâng tạ tối đa là 50kg thì trọng lượng tạ trong bài tập của VĐV chỉ là 45kg. Việc định lượng vận động bài tập theo tỷ lệ phần trăm so với tối đa vừa đảm bảo có thể tổ chức tập luyện toàn đội, vừa đảm bảo tính cá biệt của các VĐV. Đây cũng là 1 điểm mới trong quá trình định lượng vận động các bài tập phát triển TLCM trong quá trình nghiên cứu luận án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022