luyện trên vùng núi cao kích thích và làm cho VĐV hiểu được ý nghĩa của việc gắng sức khi cơ thể đã mệt mỏi để họ cố gắng vượt qua trạng thái căng thẳng trong tập luyện.
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình
Trong huấn luyện sức bền cho VĐV chạy CLTB có rất nhiều yếu tố được xác định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả huấn luyện như: Các bài tập tâm lý, sinh lý, trang thiết bị, điều kiện hỗ trợ, động lực thành tích… Dưới đây, chúng tôi đi sâu phân tích những yếu tố như sau:
1.6.1. Yếu tố bài tập ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình
Như chúng ta đã biết bài tập là phương tiện chuyên môn cơ bản trong huấn luyện thể thao. Sự khác biệt giữa các môn thể thao được lựa chọn để chuyên môn hoá là một trong những căn cứ quan trọng nhất để phân loại các bài tập trong huấn luyện thể thao. Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn, có thể chia các bài tập huấn luyện thể thao làm hai loại chính, đó là: bài tập thi đấu và bài tập huấn luyện. Trong đó bài tập huấn luyện được phân thành bài tập huấn luyện chung và bài tập huấn luyện chuyên môn [54].
1.6.1.1. Bài tập phát triển chung
Với các bài tập phát triển chung, năng lực thể chất, sự phối hợp vận động và chiến thuật của VĐV được phát triển toàn diện và khả năng chịu đựng LVĐ được nâng lên một cách có hệ thống. Các bài tập phát triển chung tạo nên các cơ sở để xây dựng thành tích một cách lâu dài và chắc chắn. Các cơ sở đó tạo năng lực cho VĐV thực hiện tốt các yêu cầu cao và phức tạp của LVĐ. Bởi vậy, các bài tập phát triển chung có ý nghĩa to lớn nhất trong giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ [59].
Theo quan điểm Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn trong huấn luyện thể thao, bài tập được chia làm ba loại chính: Bài tập huấn luyện chung, bài tập huấn luyện chuyên môn, bài tập thi đấu [54].
Các bài tập huấn luyện chung nhằm chuẩn bị chung cho VĐV, khác về nguyên tắc so với những bài tập trên bởi thành phần của bài tập huấn luyện chung thường rộng rãi và đa dạng, Về tính chất, các bài tập huấn luyện chung có thể tác động trùng hợp hoặc không trùng hợp với các bài tập huấn luyện chuyên môn. Về lý thuyết, phạm vi các bài tập này hầu như không có giới hạn. Nhưng trên thực tế nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và các yếu tố khác.
Khi chọn bài tập huấn luyện chung phải tuân thủ các yêu cầu sau: Trước hết, huấn luyện chung cho VĐV phải bao gồm các phương tiện giáo dục thể chất toàn diện, đặc biệt là các bài tập tác động có hiệu quả đến phát triển các tố chất thể lực và làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Hai là, nội dung huấn luyện chung cho VĐV cần phản ánh đặc điểm của chuyên môn hoá thể thao. Trong quá trình nâng cao trình độ tập luyện, có thể nảy sinh những tác động dương tính và âm tính giữa các mặt khác nhau. Do đó, các phương tiện huấn luyện chung của VĐV cũng cần phải chuyên môn hoá để tận dụng đến mức cao nhất sự chuyển tốt của trình độ thể lực và cố gắng loại trừ hoặc làm giảm thiểu hiệu ứng của sự chuyển xấu. Như vậy, nội dung huấn luyện chung của VĐV cũng phải phản ánh đặc điểm của chuyên môn hoá thể thao [71].
Các bài tập huấn luyện chung trong quá trình tập luyện thể thao có các chức năng sau:
Hình thành, củng cố hoặc hồi phục kỹ năng, kỹ xảo có tác động bổ trợ đối với môn thể thao lựa chọn (nghĩa là đặt nền móng cho các kỹ năng, kỹ xảo, kỹ-chiến thuật) có tác động trao dồi (theo cơ chế chuyển tốt kỹ năng), hoặc khi cần thiết để thực hiện hợp lý các bài tập theo hướng phát triển năng lực thể chất.
Làm một phương tiện để giáo dục các năng lực thể chất chưa được phát triển đầy đủ ở môn thể thao lựa chọn, nâng cao hoặc duy trì trình độ năng lực hoạt động chung.
Làm một yếu tố nghỉ ngơi tích cực, có tác động đáng kể tới quá trình hồi phục sau lượng vận động lớn và đề phòng tránh sự đơn điệu trong tập luyện.
Các bài tập huấn luyện chung và bài tập huấn luyện chuyên môn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trước hết các bài tập này đều xuất phát từ mục đích chủ yếu của hoạt động thể thao là phục vụ cho thực tiển cuộc sống. Các bài tập huấn luyện chung, một mặt, tạo tiền đề cho các bài tập huấn luyện chuyên môn, đồng thời lại phản ánh những đặc điểm của chuyên môn hoá thể thao [19].
Trái lại, các bài tập huấn luyện chuyên môn lại luôn xuất phát từ các tiền đề do các bài tập huấn luyện chung mang lại. Đó là, các bài tập có hình thức vận động giống với bài tập thi đấu, nhưng lại khác về cách thức và chế độ thực hiện. Chính những bài tập này đã đảm bảo mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn cho VĐV.
1.6.1.2. Các bài tập huấn luyện chuyên môn
Là các bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật của bài tập thi đấu cũng như hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn, nên người ta chia thành 2 loại bài tập hỗ trợ kỹ thuật và bài tập hỗ trợ thể lực.
Bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác mới, khó còn được gọi là các bài tập dẫn dắt.
Các bài tập hỗ trợ thể lực chủ yếu nhằm phát triển các tố chất thể lực còn gọi là các bài tập phát triển.
Các bài tập chuẩn bị chuyên môn rất phong phú chúng có thể là chi tiết các bài tập thi đấu, cũng có thể là các phương án của bài tập thi đấu cũng như các động tác có hình thức tương tự bài tập thi đấu.
Còn theo cách phân loại hiện nay được công nhận và phổ biến rộng rãi trong thực tiễn là cách phân loại theo tố chất vận động có 4 loại sau:
Các bài tập sức mạnh - tốc độ mà đặc điểm tiêu biểu là có cường độ hay công suất gắng sức cơ bắp tối đa như các môn chạy ngắn - cử tạ, ném đẩy.
Các bài tập sức bền trong các môn hoạt động có chu kỳ, chạy CLTB, dài, bơi, đi bộ, chèo thuyền, đua xe đạp.
Các bài tập phối hợp vận động theo chương trình định mức chặt chẽ như các bài tập thể dục thi đấu, nhào lộn, thể dục nghệ thuật.
Các bài tập tố chất tổng hợp trong các tình huống vận động thay đổi (vật, đấm bốc, các môn bóng).
Còn trong sinh cơ học người ta phân thành 3 loại: Bài tập có chu kỳ;
Bài tập không có chu kỳ; Bài tập hỗn hợp.
Còn trong sinh lý học người ta chia thành 4 loại:
Bài tập công suất cực đại là bài tập có tần số động tác tối đa trong thời gian không quá 20giây - 30giây. Bao gồm các bài tập có thời gian duy trì: Từ 10 giây đến 30 giây. Tốc độ 9- 10m/giây (chạy 100m, 200m, 300m, bơi 25m, 50m, đua xe đạp 200m-500m).
Bài tập công suất dưới cực đại là bài tập có tần số động tác thấp hơn so với bài tập công suất cực đại, mặc dù vẫn còn rất cao với thời gian thực hiện từ 40 giây đến 4-5phút. Tốc độ 7-8m/giây. Các bài tập loại này bao gồm (chạy 400m, 800m, 1500m, bơi 100m, 200m; đua xe tốc độ 500m-1000m-2000m).
Bài tập công suất lớn là bài tập có tần số động tác thấp hơn so với bài tập công suất cực đại và dưới cực đại, mặc dù trong các đoạn nước rút VĐV vẫn phát huy tốc độ cao và đòi hỏi độ hưng phấn thần kinh tương đối lớn với thời gian 4 phút đến 40 phút, bao gồm các môn như: Chạy 3km-10km, bơi 800m- 1500m, đua xe 5km-30km.
Bài tập công suất trung bình là bài tập có tần suất động tác trung bình ở đây cần hiểu một cách tương đối, vì thế, mặc dù cường độ hoạt động không cao, nhưng do thời gian kéo dài nên nó vẫn có tác động rất mạnh tới cơ thể và khả năng gây kiệt sức và mệt mỏi rất sâu như (chạy việt dã, đi bộ thể thao…).
Theo quan điểm Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sỹ Hà, thì bài tập thể lực trong huấn luyện thể thao (phương tiện huấn luyện thể thao) được phân làm bốn nhóm sau:
Bài tập chuẩn bị chung (bài tập chung) là bài tập nhằm phát triển toàn diện các hệ thống chức năng của cơ thể VĐV. Chúng có thể phù hợp với đặc điểm môn thể thao lựa chọn, cũng có thể có những mâu thuẩn nhất định của nó.
Bài tập bổ trợ là các bài tập có những hoạt động vận động tạo nên nền tảng chuyên môn để hoàn thiện tiếp tục một hoạt động thể thao nào đó.
Bài tập chuẩn bị chuyên môn (bài tập chuyên môn) là các bài tập chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống huấn luyện VĐV cấp cao, và bao quát một loạt các phương tiện gồm các thành phần hoạt động thi đấu, cũng như hoạt động giống với nó về mặt hình thức, cấu trúc cũng như đặc tính các tố chất được thể hiện và hoạt động của hệ thống chức năng cơ thể.
Bài tập thi đấu là tổ hợp các hoạt động vận động, được lựa chọn làm đối tượng của chuyên môn hóa thể thao, được thực hiện phù hợp với luật thi đấu hiện hành [28], [35].
1.6.1.3. Bài tập thi đấu
Bài tập thi đấu bao gồm những động tác hoàn chỉnh, được dùng làm phương tiện cơ bản để tiến hành đua tài trong thể thao theo đúng luật thi. Với ý nghĩa này, khái niệm “bài tập thi đấu” hoàn toàn trùng khớp với khái niệm “môn thể thao”.
Cần chú ý phân biệt các bài tập thi đấu đích thực và các hình thức tập luyện sử dụng bài tập thi đấu. Như nói ở trên, các bài tập thi đấu phải được thực hiện trong thi đấu thể thao thực sự, còn trong hình thức tập luyện tuy có sử dụng bài tập thi đấu ấy nhưng chỉ giải quyết các mục đích tập luyện mà thôi.
Xem xét các môn thể thao (thể hiện tính tập trung qua hoạt động thi đấu) có thể dễ dàng nhìn thấy sự giống nhau hoặc khác nhau giữa một số môn thể thao. Có những môn thể thao có hướng chuyển động tương đối hẹp và hạn chế về thành phần động tác (như những môn chạy, nhảy, ném đẩy trong điền kinh), nhưng cũng có những môn thể thao lại là một phức hợp gồm những động tác, bài tập rất đa dạng và biến đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện của đối phương hoặc đồng đội (như các môn bóng, các môn võ...).
Có những môn thể thao lại là phức hợp những bài tập thi đấu tương đối độc lập và đặc biệt (như môn khiêu vũ thể thao, đấu kiếm, trượt tuyết...).
Theo các nhà nghiên cứu chuyên môn có 4 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích thi đấu của VĐV chạy CLTB gồm: SBC, sức bền chuyên biệt, Tốc độ tối đa và Chiến thuật chạy [49], [50].
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV chạy CLTB [50]
1.6.2. Yếu tố sinh lý ảnh hưởng tới huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình
1.6.2.1. Lượng hấp thụ oxy tối đa (VO2max)
Ở các môn thể thao sức bền mang tính chu kỳ, thành tích thể thao phần lớn được quyết định bởi mức độ lớn nhỏ của lượng hấp thụ oxy tối đa, do đó VO2max là chỉ tiêu khách quan quan trọng để đánh giá tố chất sức bền. Chỉ tiêu Oxy-mạch (Mạch của VO2max) cũng đánh giá tính kinh tế đối với sự hoạt động của cơ quan hô hấp và tim trong hoạt động sức bền [24]. Nhưng lượng hấp thụ oxy tối đa chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố di truyền. Căn cứ vào kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài về lĩnh vực này thì tỷ lệ chịu ảnh hưởng do di truyền của hấp thụ oxy tối đa chiếm trên 80%.
VO2max
Oxy-mạch =
Nhịp tim khi VO2max
Bảng 1.1. Động thái tuổi của Oxy-mạch và VO2max của VĐV thiếu niên [4]
VO2max (ml/phút) | Oxy- mạch tối đa (ml/lần) | |||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | |
11 | 1.790 | 1.610 | 9.1 | 9.0 |
12 | 2.060 | 1.960 | 10.1 | 10.2 |
13 | 2.440 | 2.119 | 12.2 | 11.3 |
14 | 3.550 | 2.360 | 17.6 | 11.9 |
15 | 4.850 | 2.660 | 19.7 | 13.2 |
16 | 3.600 | 2.710 | 24.7 | 14.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Chạy Cự Ly Trung Bình Trong Môn Điền Kinh
- Các Phương Pháp Huấn Luyện Sức Bền Cho Vđv Chạy Cự Ly Trung Bình
- Phương Pháp Huấn Luyện Khả Năng Yếm Khí Cho Vđv Chạy Cltb:
- Yếu Tố Tâm Lý Ảnh Hưởng Đến Huấn Luyện Sức Bền Cho Vđv Chạy Cự Ly Trung Bình
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Các Bài Tập Phát Triển Sức Bền Cho Nam Vđv Điền Kinh Cự Ly Trung Bình Lứa Tuổi 16-17 Bộ Công An .
- Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 9
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Kết quả ở bảng 1.1 cho thấy: Khi cơ thể vận động sự phát triển tự nhiên của hệ thống cung cấp oxy cho cơ thể ở các giai đoạn của các lứa tuổi trong thời kỳ thiếu niên là không giống nhau. Nhu cầu oxy tối đa của nam có thể đạt tới 1.790 ml/phút lúc 11 tuổi và tăng đến 3.600 ml/phút lúc 16 tuổi, còn nữ thì có thể từ 1.610 ml/phút lúc 11 tuổi đến 2.710 ml/phút lúc 16 tuổi. Nhìn từ số liệu ở bảng 1.1 cho thấy oxy-mạch phản ánh tính kinh tế đối với hoạt động của cơ quan hô hấp và tim cũng dần dần được nâng cao lên.
Như chúng ta biết, trong các môn thể thao mang tính chu kỳ, tố chất sức bền được quyết định bởi sự tăng giảm lượng hấp thụ oxy tối đa, nhưng lượng hấp thu oxy tối đa cũng không tăng theo trình độ tập luyện mà tăng theo năng lực làm việc của cơ thể. Năng lực làm việc của cơ thể không chỉ quyết định bởi việc tăng cường năng lực của quá trình trao đổi khí, mà còn do nhiều yếu tố tổng hợp khác quyết định, trong đó có năng lực cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi yếm khí, như năng lực sử dụng oxy, thời gian duy trì tốc độ cung cấp chậm, nhanh và cung cấp có đầy đủ oxy hay không khi cơ bắp hoạt động.
Ba yếu tố này quyết định quá trình tiết kiệm năng lượng các loại cơ năng và chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với sức bền [24].
1.6.2.2. Lưu lượng phút của tuần hoàn tim
Lưu lượng phút của tuần hoàn tim là lượng máu đi qua tim trong một đơn vị thời gian, đó là hiệu suất về mặt động lực học của tuần hoàn tim. Yếu tố này là yếu tố quan trọng nhất nhằm thúc đẩy năng lực làm việc của cơ thể và của quá trình trao đổi ưa khí. Lưu lượng phút của tim được quyết định bởi sự thay đổi trong điều kiện yên tĩnh của thần kinh phó giao cảm, của quá trình dày lên của cơ tim, độ lớn nhỏ của dung tích buồng tim. Còn độ lớn nhỏ của tim và từng phần của tim được quyết bởi lứa tuổi và trình độ tập luyện.
Theo (Mader) thì tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong từng cự ly chạy của môn Điền kinh như sau:
Bảng 1.2. Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong từng cự ly chạy của môn Điền kinh
Yếm khí không sinh axitlactic | Yếm khí sinh axitlactic | Ưa khí | |
% | % | % | |
30m | 80 | 19 | 1 |
60m | 55 | 43 | 2 |
100m | 25 | 70 | 5 |
200m | 15 | 60 | 25 |
400m | 12 | 43 | 45 |
800m | 10 | 30 | 60 |
1500m | 8 | 20 | 72 |
3000m | 5 | 15 | 80 |
5000m | 4 | 10 | 86 |
10000m | 3 - 2 | 12 - 8 | 85 - 90 |
42195m | 0 | 5 - 2 | 95 - 98 |
Quan sát trên bảng ta thấy CLTB mức độ ảnh hưởng của khả năng ưa khí của VĐV chiếm đến 60-72%. Do vậy trong huấn luyện CLTB trong những năm qua tôi luôn xem các bài tập ưu khí là quan trọng cơ bản đầu tiên và là nền tảng để phát triển các tố chất vận động khác. [8], [22], [48].