Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn thì: “Sức bền là một mặt ý thức của VĐV, phản ảnh tổng hợp độ lớn về thời gian của sự nỗ lực cơ bắp và ý chí của VĐV được thể hiện khi hoạt động kéo dài” [77].
Hoạt động sức bền có liên quan mật thiết đến sự nỗ lực ý chí, nó biểu hiện ở các phẩm chất về tâm lý, về tính tự chủ, quyết đoán và cả về tính mục đích của bài tập. Thường những hoạt động sức bền là những hoạt động với thời gian dài, cường độ lớn dễ gây ra mệt mỏi cho người tập, có thể là mệt mỏi giả. Do đó người tập phải tự động viên mọi năng lực dự trữ của cơ thể đảm bảo duy trì cường độ vận động trong thời gian dài. Để đạt được mục đích của bài tập,VĐV phải cần xác định rò nhiệm vụ cùa bài tập và luôn có ý thức tiến lên. Trong quá trình tập luyện và thi đấu kéo dài nên có yêu cầu rất cao của hệ thần kinh, sức bền thần kinh, sức bền tâm lý cũng là đặc điểm của sức bền mà sức bền tâm lý là khả năng của hệ thống thần kinh của VĐV có thể chịu đựng được LVĐ cao trong tập luyện và thi đấu duy trì sự cân bằng cần thiết trong hệ thống đó.
Tác giả Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển SBCM cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 12 - 14”. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy hiệu quả của các bài tập phát triển SBCM, đạt hiệu quả tốt rõ rệt về thành tích thi đấu, tiến bộ về tố chất thể lực chung, tiến bộ về thời gian thực hiện các test di chuyển đánh bóng, đặc biệt tăng trưởng nhiều sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí. Trong sự tăng trưởng này, sức bền ưa khí tăng trưởng ít (5.46%), sức bền yếm khí tăng trưởng đáng kể (14.33%) [73].
Tác giả Nguyễn Đương Bắc (2006), “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền đối với VĐV nam 15-17 tuổi (dẫn chứng ở môn Karatedo)”, đưa ra kết luận: “Sau hai năm ứng dụng các bài tập phát triển sức bền đã chọn trên đối tượng nghiên cứu thấy hiệu quả rõ rệt về thành tích lập test ở các chỉ tiêu tâm lý, y sinh và sư phạm, trong đó tố chất sức bền của nhóm thực nghiệm đều phát triển tốt và tăng trưởng cao hơn nhóm đối chứng, đảm bảo độ tin cậy cao ở ngưỡng xác suất với p < 0.05” [6].
Tác giả Đặng Hà Việt (2007), “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển SBCM cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam Quốc gia”, đưa ra kết luận: “Có biến động về mạch cơ sở, trọng lượng cơ thể, cảm giác ăn, ngủ và tình trạng tập luyện vào ngày sau và tuần tập SBCM nặng, nhưng tất cả đều nằm trong giới hạn cho phép, các VĐV vẫn đảm bảo và hoàn thành tốt các giáo án huấn luyện khác thể hiện LVĐ của chu kỳ nhỏ hợp lý. Thành tích SBCM của VĐV đội tuyển bóng rổ nam quốc gia được cải thiện đáng kể qua 6 tuần tập luyện và đạt giá trị tốt hơn so với các chu kỳ huấn luyện trước. Các tố chất thể lực đều được cải thiện thể hiện chương trình huấn luyện SBCM không ảnh hưởng nghịch đến các chương trình huấn luyện khác. Thành tích thể lực đạt giá trị tốt nhất biểu hiện trạng thái sung sức của VĐV trước giải đấu quan trọng” [74].
Tác giả Phan Thanh Hài (2011), "Phương pháp phát triển sức bền của VĐV bơi nữ lứa tuổi 11-12". Tác giả đã nghiên cứu lựa chọn được 3 tổ hợp phương pháp huấn luyện sức bền trên cơ sở của 3 vùng cường độ (vùng cường độ End-1 có 2 phương pháp huấn luyện: đồng đều liên tục và giãn cách; vùng cường độ End-2 có 3 phương pháp huấn luyện: đồng đều liên tục, giãn cách và biến tốc; vùng cường độ End-3 có 1 phương pháp huấn luyện giãn cách). Tác giả kết luận cả 3 tổ hợp phương pháp huấn luyện đều tỏ rõ tính hiệu quả trong huấn luyện góp phần làm thay đổi diện mạo sức bền của nữ VĐV bơi 11-12 tuổi, với 36% loại tốt, 31% loại khá và 33% loại trung bình (P<0,001). Đồng thời, trong quá trình phát triển sức bền, các tổ hợp phương pháp huấn luyện cũng đã ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố liên quan với sức bền, như cải thiện các tố chất thể lực, năng lực chịu đựng LVĐ và khả năng hồi phục [21].
Tác giả Trần Duy Hoà (2011), “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV bóng đá trẻ ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu”, đưa ra kết luận: Sau sáu tháng ứng dụng các bài tập phát triển sức bền đã chọn trên nhóm thực nghiệm U11 và U13 cho thấy hiệu quả rõ rệt về thành tích lập test ở các chỉ tiêu tâm lý, y sinh và sư phạm, so với nhóm đối chứng, không những biểu hiện ở giá trị trung bình mà còn ở cả nhịp tăng trưởng ở ngưỡng xác suất
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Huấn Luyện Khả Năng Yếm Khí Cho Vđv Chạy Cltb:
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Huấn Luyện Sức Bền Cho Vđv Chạy Cự Ly Trung Bình
- Yếu Tố Tâm Lý Ảnh Hưởng Đến Huấn Luyện Sức Bền Cho Vđv Chạy Cự Ly Trung Bình
- Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 9
- Nghiên Cứu Lựa Chọn Tiêu Chuẩn Đánh Giá Sức Bền Cho Nam Vđv Điền Kinh Cự Ly Trung Bình Lứa Tuổi 16-17 Bộ Công An
- Thành Phần Phỏng Vấn Lựa Chọn Test Đánh Giá Sức Bền Cho Nam Vđv Điền Kinh Cự Ly Trung Bình Lứa Tuổi 16-17 Bộ Công An
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
với p < 0.05, trong đó nhịp tăng trưởng ở U11 tăng 24,6% và U13 tăng 12,16% lần so với nhóm đối chứng tương ứng là 2,6% và 3,77%. Nhóm đối chứng thực hiện các bài tập hiện hành không đảm bảo cho sự phát triển sức bền đối với các em (P>0,05). Về phân loại sức bền sau thực nghiệm, nhóm thực nghiệm hầu hết là đạt loại tốt, khá so với nhóm đối chứng với tỉ lệ 19/11. Đồng thời, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo sau chín tháng tập luyện và thi đấu để tuyển chọn lên tuyến trên, nhóm thực nghiệm cũng đạt được hiệu quả cao hơn so với nhóm đối chứng, với tỉ lệ đạt 100% so với nhóm đối chứng đạt 75% [29].
Tác giả Lê Trí Trường (2012), “Xác định tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp phát triển SBCM của VĐV bóng chuyền nữ cấp cao Việt Nam”. Những đóng góp mới của luận án được xác định là các mẫu kiểm tra đảm bảo độ tin cậy, tính thông báo và xây dựng thành các tiêu chuẩn đánh giá SBCM của VĐV Bóng chuyền nữ cấp cao Việt Nam theo vị trí chuyên môn hóa, phù hơp với đặc điểm hoạt động trong Bóng chuyền gồm: 05 mẫu kiểm tra đánh giá nhóm VĐV tấn công, 05 mẫu kiểm tra đánh giá nhóm VĐV chuyền hai và 03 mẫu kiểm tra đánh giá nhóm VĐV Libero. Trong đó đã ứng dụng hệ thống VIS (Volleyball Information System) để đánh giá sức bền thi đấu [64].
Tác giả Phạm Văn Diện (2014), “Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV bắn cung cấp cao”, đưa ra kết luận: thời gian thực nghiệm sư phạm 24 tháng đã xác định rõ được hiệu quả của hệ thống các BT đã lực chọn và ứng dụng trong huấn luyện để phát triển SBCM cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các test với ttính> tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05 và xếp loại tổng hợp đánh giá SBCM cho đối tượng nghiên cứu 2tính = 6.176 >2bảng = 5.991 với P < 0.05 cũng như khác biệt về các chỉ số y sinh và tâm lý [20].
Tác giả Lê Tiến Dũng (2014), “Phát triển sức bền cho học sinh Trung học phổ thông” có kết luận: Sau 01 năm học thực nghiệm đã cho kết quả trình độ sức bền của học sinh trung học phổ thông nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả khối 10, khối 11 và khối 12 trên cả đối tượng nam và nữ đều có sự tăng
trưởng về thành tích, tuy nhiên cả giá trị trung bình và nhịp tăng trưởng cũng như phân loại trình độ sức bền ở mọi chỉ tiêu khảo sát của nhóm thực nghiệm, nhóm ứng dụng các bài tập và phương pháp lựa chọn, đều tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Sự khác biệt về kết quả kiểm tra thành tích của nhóm thực nghiệm trước nhóm đối chứng mang ý nghĩa thống kê ở tất cả các test (P<0.05 đến P<0.001). Như vậy, các bài tập và phương pháp do luận án xác định đã có hiệu quả cao không những chỉ đối với việc phát triển sức bền của học sinh trung học phổ thông mà còn có ảnh hưởng tích cực tới việc nâng cao trình độ thể lực của học sinh trung học phổ thông cả khối 10, khối 11 và khối 12 [18].
Tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2016), “Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập SBCM trong chu kỳ huấn luyện năm” đưa ra kết luận: Dưới sự tác động của các bài tập SBCM Pencak Silat, các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và sư phạm của nam VĐV Pencak Silat quốc gia đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể như sau: ở các chỉ số về huyết học mặc dù có sự gia tăng về các nồng độ axitlactic cũng như creatinine nhưng các chỉ số trong giai đoạn hồi phục lại tăng lên so với trước giai đoạn thực nghiệm. Độ tăng trưởng về các chỉ số hồi phục ở chức năng tim mạch khi ứng dụng các bài tập SBCM tăng từ 1,46% đến 24,6%; ở chức năng hô hấp là 2,15% đến 17%; các chỉ số hồi phục ở chức năng chuyển hóa năng lượng cho thấy độ tăng trưởng đạt từ 6,19% đến 33,16% và hầu hết tập trung ở các bài tập gắng sức tối đa; Ở các chỉ số về chức năng hô hấp độ tăng trưởng đạt được từ 5,47% đến 31,3%; Các chỉ số về chức năng chuyển hóa năng lượng có độ tăng trưởng từ 4,45% đến 27,02%; Về các test tâm lý và sư phạm cho thấy độ tăng trưởng rất đồng đều qua từng giai đoạn thực nghiệm. Mặc dù độ tăng trưởng không cao, độ tăng trưởng chỉ từ 4,7% đến 12,6% và tập trung chủ yếu ở các bài tập chuyên môn hỗn hợp [3].
Nhận xét chương 1:
Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm huấn luyện môn điền kinh, đặc điểm huấn luyện chạy cự ly trung bình, đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền VĐV điền kinh chạy cự trung bình, các phương pháp huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan. Xác định cơ sở huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình phải đảm bảo phát triển cả năng lực sức bền chung và sức bền chuyên môn, sử dụng nhiều phương pháp huấn luyện là phương pháp kéo dài, phương pháp giãn cách, phương pháp lặp lại và phương pháp thi đấu. Xác định các bài tập là phương tiện hiệu quả để phát triển năng lực sức bền cho VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình, trên cơ sở đánh giá cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích đặc điểm sinh lý, đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 16-17. Đồng thời, tổng hợp phân tích từ các công trình có cùng hướng nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.
Khách thể nghiên cứu:
Là các VĐV chạy cự ly trung bình của các đơn vị Hà Nội, Quân đội và đội tuyển trẻ quốc gia tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đối tượng quan trắc:
Các chuyên gia, HLV, giáo viên, nhà quản lý và trọng tài môn Điền kinh trong cả nước.
Các VĐV nội dung cự ly trung bình của một số đơn vị phát triển mạnh môn Điền kinh.
Đối tượng thực nghiệm:
Là 11 nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 của Bộ Công an.
Đối tượng phỏng vấn:
Các huấn luyện viên Điền kinh thuộc các tỉnh, thành, ngành có đội tuyển Điền kinh phát triển mạnh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan và giải quyết chủ yếu mục tiêu 1 và 2 của luận án. Đây là cơ sở lý luận quan trọng bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Đồng thời sử dụng phương pháp này cũng nhằm bổ sung cho việc nghiên cứu những vấn đề sư phạm và chức năng có liên quan đến phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Ngoài ra, thông qua phương pháp phân tích, tổng
hợp tài liệu từ đó có cơ sở tiến hành xây dựng các bảng tiêu chuẩn đánh giá cũng như lựa chọn các test đánh giá và quan trọng hơn còn là cơ sở khoa học để lựa chọn được các bài tập cho quá trình tổ chức thực nghiệm.
Luận án đã sử dụng 89 tài liệu tham khảo khác nhau, nguồn tài liệu tham khảo bao gồm trong nước và nước ngoài, các tạp chí khoa học, kỷ yếu các hội nghị, hội thảo khoa học. Ngoài ra còn tham khảo các thông tin có liên quan đăng tải trên mạng Internet về các công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực huấn luyện nội dung chạy cự ly trung bình. và dài. Các tài liệu tham khảo được tác giả trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án. [27], [32], [47], [59].
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm:
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên và HLV hiện đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và huấn luyện môn thể thao nói chung và môn Điền kinh nói riêng. Đây là cơ sở, căn cứ khách quan khoa học quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu luận án.[27], [32], [47], [59].
Đối tượng phỏng vấn: 03 chuyên gia Điền kinh, 02 chuyên gia y học thể thao, 02 chuyên gia tâm lý thể thao, 02, giảng viên dạy môn Điền kinh và 16 HLV Điền kinh. Những vấn đề được quan tâm tọa đàm và phỏng vấn là:
Lựa chọn các test đánh giá trình độ sức bền của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an;
Xác định mối quan hệ giữa các test trong đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an;
Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập sức bền của VĐV Điền kinh Bộ Công an;
Đánh giá lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an và nhiều nội dung khác…
Nội dung phỏng vấn các đối tượng chủ yếu liên quan đến việc lựa chọn các test đánh giá và lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.
Để thực hiện được phương pháp này, đề tài sẽ tiến hành thiết kế phiếu phỏng vấn, mỗi câu hỏi được thiết kế câu trả lời theo thang đo khoảng cách (rất không đồng ý, không đồng ý, trung bình, đồng ý, rất đồng ý). Ý nghĩa của từng giá trị trung bình sau khi tính toán đối với thang đo khoảng cách được xác định theo chuẩn của thang đo Likert như sau:
Đạt điểm từ 1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; Đạt điểm từ 1.81 - 2.60: Không đồng ý; Đạt điểm từ 2.61 - 3.40: Trung bình;
Đạt điểm từ 3.41 - 4.20: Đồng ý; Đạt điểm từ 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát những buổi huấn luyện của VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an; Quan sát các bài tập được sử dụng trong từng buổi tập; Quan sát khối lượng, cường độ thực hiện bài tập của mỗi VĐV; Quan sát tinh thần, thái độ, cảm xúc của VĐV khi thực hiện bài tập; Quan sát đánh giá giáo án huấn luyện theo kế hoạch huấn luyện tuần, tháng, năm, theo từng thời kì huấn luyện... Đồng thời quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện như các điều kiện hỗ trợ tập luyện; tâm tư, nguyện vọng của VĐV trong quá trình tập luyện...
Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng đồng thời với các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp kiểm tra tâm lý, phương pháp kiểm tra y học, phương pháp thực nghiệm sư phạm… và là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp nghiên cứu trên.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm