Phản Ánh Của Cộng Đồng Về Vấn Đề Nước Thải Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển

Nhiều nghiên cứu cho thấy nước thải bệnh viện có khả năng gây đột biến do có sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ halogen. Những nguồn gây tác động này chủ yếu do việc sử dụng các hóa chất để khử trùng và tẩy khuẩn trong bệnh viện.

Sự phân hủy sinh học của thuốc

Từ những năm 1980 người ta đã chỉ ra sự hiện diện của dược phẩm trong thành phần của nước mặt như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hoocmon… Các phần tử này không phân hủy sinh học mà đi vào môi trường và tác động lên các cấu trúc sinh học. Tỉ lệ thuốc được bài tiết ra ngoài từ 50 - 90%.

Dịch tễ học

Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những mối quan tâm lớn của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, trong đó chủ yếu là không tuân thủ đúng các quy trình, nhiễm khuẩn từ các khâu vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh, tiệt trùng thiết bị, dụng cụ y tế, các vấn đề liên quan đến phân loại và xử lý rác, chất thải nguy hại….

Nước thải bệnh viện là một ổ vi trùng khổng lồ và rất nguy hiểm do chứa nhiều chủng vi khuẩn, virus gây các bệnh truyền nhiễm như: thương hàn, tả, lỵ…, có khả năng làm lây lan và bùng phát dịch bệnh.

Các loại vi sinh vật gây nhiễm trùng chủ yếu gồm: các vi khuẩn 90%, các virus 8%, nấm 1%; Các loại vi khuẩn gây bệnh chính: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên phế cầu, vi khuẩn đường ruột.

b) Tác động do nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển khoảng 95 m3/ ngày. Qua kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển cho thấy hầu hết các chỉ tiêu của nước thải nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN tương ứng, đặc biệt là các chỉ tiêu: BOD, COD, TSS, Amoni, Nitrat, Photphat, Coliform… Các tác động do nước thải sinh hoạt của bệnh viện bao gồm:

Tác động do các hợp chất hữu cơ, Hydrocacbon, Nitơ, Photpho, lưu huỳnh có khả năng thối rữa, phân huỷ thành các sản phẩm gây ô nhiễm thứ cấp.

Các hợp chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt thường không gây ảnh hưởng đáng kể do nồng độ các chất này trong nước thấp nhưng có thể gây khó khăn cho quá trình xử lý nước thải.

Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng lớn các vi sinh vật, vi khuẩn ký sinh nên có nguy cơ lan truyền ô nhiễm đến các nguồn nước mặt tiếp nhận và nước ngầm.

3.4.2 Phản ánh của cộng đồng về vấn đề nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển

Thực hiện điều tra xã hội học, phỏng vấn các hộ gia đình xung quanh bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển về tình trạng xả nước thải của bệnh viện và ảnh hưởng của nước hồ Tân Lập đến các hộ dân xung quanh khu vực. Các phiếu điều tra xã hội học được đính kèm tại phần phụ lục.

Kết quả điều tra như sau:

Các hộ dân được phỏng vấn thuộc tổ 4 – khu 7 – phường Thanh Sơn – TP Uông Bí, phần lớn là công nhân, viên chức, độ tuổi từ 30 đến 60.

Tất cả các hộ dân trong khu vực đều sử dụng nước giếng đào ở độ sâu khoảng 10 m cho mục đích sinh hoạt do khu vực chưa có hệ thống cấp nước máy. Trong số 10 hộ gia đình được phỏng vấn thì 7 hộ có sử dụng nước hồ Tân Lập cho mục đích tưới cây và vệ sinh chuồng trại.

Các hộ dân đều phản ánh tình trạng nước trong các hồ xử lý của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển và nước hồ Tân Lập đều gây mùi khó chịu đặc biệt vào mùa khô khi nước các hồ cạn. Có nhiều thời điểm có hiện tượng cá chết nổi trên mặt các hồ. Có tình trạng nước các hồ tràn lên khu dân cư khi có mưa lớn, kéo dài.


hấp.

Phần lớn các hộ dân đều có người nhà mắc các bệnh về mắt, da liễu và hô


Khu dân cư đã liên tục phản ánh tình trạng ô nhiễm do nước các hồ xử lý

của bệnh viện trong nhiều năm, tuy nhiên các giải pháp đáp ứng chưa được thỏa đáng. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển đã thực hiện nạo vét các hồ xử lý, thả

bèo tây và bèo tấm… để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên nước thải của bệnh viện đã vượt quá sức chịu tải của các hồ xử lý.

3.5 Giải pháp đáp ứng cho tình trạng ô nhiễm của nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển

Từ những nghiên cứu trên cho thấy cần thiết phải sớm đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển.

3.5.1 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý

Các tiêu chí để lựa chọn công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển bao gồm:

1) Tính chất nước thải y tế

2) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 28:2010/BTNM về nước thải y tế

3) Điều kiện mặt bằng và địa chất thủy văn khu vực bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.

4) Quy trình, công nghệ xử lý nước thải y tế

Công nghệ AAO là giải pháp phù hợp thỏa mãn các tiêu chí trên:

Dưới tác dụng liên hoàn của các quá trình AAO (Anaerobic: yếm khí; Anoxic: thiếu khí; Oxic: hiếu khí), nước thải sẽ được xử lý các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và các loại khuẩn… là các thành phần khó xử lý triệt để trong nước thải y tế, thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 28:2010/BTNM về nước thải y tế.

Diện tích để lắp đặt hệ thống xử lý này không lớn. Khu vực xử lý nước thải hiện tại của bệnh viện có diện tích 4000 m2, đáp ứng được yêu cầu về mặt bằng.

Kết quả so sánh công nghệ AAO với một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đang áp dụng hiện nay trong bảng dưới đây cho thấy công nghệ AAO có ưu điểm vượt trội và phù hợp với xu thế. Đây là công nghệ hiện đại của Nhật, công nghệ này đã được lắp đặt ở nhiều nước trên thế giới trong việc xử lý nước

thải y tế. Đặc biệt với nhu cầu mở rộng quy mô, công suất của bệnh viện trong tương lai thì công nghệ AAO rất phù hợp vì khả năng hợp khối tốt nhất.


Bảng 3.8 So sánh các công nghệ xử lý nước thải



TT


Công nghệ

QCVN 28:2010/BTNMT


Khả năng hợp khối


Mùi, mỹ quan

Diện tích đất

Kinh tế

Điều kiện ứng dụng (Giường

bệnh)

Cột B

Cột A


Suất đầu tư

Chi phí vận hành

BOD5

N- NH4+


Coliform

BOD5

N- NH4+

Coliform

m2/m3


1

Bùn hoạt tính (Vi

sinh vật sinh trưởng lơ lửng )













1.1

Aeroten truyền thống

+

-

+

+

-

+

Có thể

Kém

1,50

Thấp

Cao

>500


1.2

Aeroten bổ sung khử

Ni tơ và Amonia trong Anoxic


+


+


+


+


+


+

Có thể

Bình thường


1,80


Thấp


Cao


>300

2

Vi sinh vật sinh trưởng dính bám




















2.1

Lọc sinh học ( Dính bám khô)

+

-

+

+

-

+

Kém

Kém

2,50

Thấp

Thấp

<300


2.2

Lọc tiếp xúc (Dính bám ngập nước)


+


-


+


+


-


+

Có thể

Bình thường


1,65


Thấp


Tương đối cao


<300

3

AAO

+

+

+

+

+

+

Tốt

Tốt

0,88

Cao

Thấp

Tất cả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh - 8

Ghi chú: “+”: có thể xử lý “-”: không thể xử lý


54

3.5.2 Kết quả áp dụng công nghệ AAO tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh đã áp dụng công nghệ AAO trong xử lý nước thải tại 9 bệnh viện. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã thực hiện phân tích đánh giá đặc trưng ô nhiễm nước thải trước và sau khi qua hệ thống xử lý bằng công nghệ AAO của bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh là bệnh viện lớn, nằm giữa trung tâm thành phố Hạ Long. Bệnh viện có quy mô 540 giường bệnh, 20 khoa lâm sàng, 6 phòng chức năng, khoa Dược, khoa chống nhiễm khuẩn với tổng số 630 cán bộ, công nhân viên. Bệnh viện đa khoa tỉnh nằm bên bờ vịnh Hạ Long. Nước thải của bệnh viện xả trực tiếp ra vùng đệm của vịnh Hạ Long, do đó hoạt động xử lý nước thải của bệnh viện rất được chú trọng.

Năm 2012, bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghệ AAO của hãng KUBOTA JOHKASOU - Nhật Bản với công suất thiết kế là 700 m3/ ngày đêm. Hệ thống chính thức vận hành từ ngày 14/8/2012. Sau 1 năm hoạt động, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã phát huy tốt hiệu quả sử dụng và chưa có sự cố về môi trường. Với diện tích nhỏ, gọn, hệ thống tự động và không tốn nhân công vận hành. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản về xử lý nước thải bệnh viện.

Thực hiện phân tích các mẫu nước thải trước và sau khi qua hệ thống xử lý của bệnh viện đa khoa tỉnh vào 2 đợt tháng 6 và tháng 8 năm 2013, kết quả cho thấy: các thông số phân tích trong nước thải của bệnh viện sau khi qua hệ thống xử lý nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT loại A về nước thải bệnh viện. Nước thải sau xử lý có thể thải ra vùng đệm ven bờ vịnh Hạ Long.

Bảng 3.9 Kết quả quan trắc nước thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh



T T


Thông số


Đơn vị

QCVN 28:2010/BTNMT

Giá trị Cmax

(K=1)


Kết quả đợt tháng 6/2013


Kết quả đợt tháng 8/2013

A

B

W1.2

W2.2

W1.2

W2.2

1.

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

163,43

15,43

141,42

11,32

2.

COD

mg/l

50

100

183,45

20,43

152,42

14,02

3.

TSS

mg/l

50

100

83,4

15,7

70,32

12,92

4.

Sunfua (tính

theo H2S)

mg/l

1,0

4

4,62

1,00

4,32

0,99

5.

Amoni (tính

theo Nitơ)(*)

mg/l

5

10

14,96

4,07

13,32

3,94

6.

Nitrat ( tính

theo N)

mg/l

30

50

1,5

0,3

1,6

0,3

7.

Phosphat (tính

theo P)

mg/l

6

10

3,63

0,68

4,06

0,46

8.

Tổng Coliform

MPN/100ml

3000

5000

8021

23

16201

28


3.5.3 Đề xuất công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển

Tên hệ thống: hệ thống hợp khối vật liệu composite FRP

Phương thức xử lý: sử dụng đệm vi sinh lưu động kết hợp vật liệu lọc và khử trùng.

Công nghệ: AAO (Yếm khí - Thiếu khí – Hiếu khí) Công suất xử lý: 900 m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO bao gồm: ngăn điều hoà, ngăn chứa bùn, ngăn chứa đệm vi sinh, ngăn chứa vật liệu lọc vi sinh, ngăn khử trùng và ngăn lưu nước sau xử lý.

Quy trình hoạt động của hệ thống:


Nước

Cặn

Ngăn điều hòa

Song lọc tinh

Ngăn chứa vật liệu đệm vi sinh

Ngăn lắng, chứa bùn

Nước tuần hoàn

Nước thải đầu vào


Song chắn rác




Ngăn khử trùng nước

Ngăn chứa vật liệu lọc

Nước hồi lưu



Ngăn nước đã xử lý


Nước thải đầu ra

Sơ đồ 3.1 Quy trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải AAO sử dụng đệm vi sinh lưu động và vật liệu lọc

a) Nguyên lý hoạt động Ngăn tách rác

Ngăn tách rác có song chắn rác với kích thước mắt lưới 1mm có thể tách hầu hết các loại rác thô có kích thước ≥ 1mm, một phần chất rắn lơ lửng (SS) trong nước thải đầu vào. Một lượng bùn bị lắng xuống dưới đáy và lớp váng trên bề mặt được tạo ra do quá trình phát sinh khí gas. Như vậy chất rắn lơ lửng được tách ra và nước thải sẽ chảy sang ngăn điều hoà. Sau một thời gian lượng bùn và váng trong ngăn này sẽ tăng lên có nguy cơ xâm nhập trở lại nước thải và làm giảm thể tích của ngăn, do đó cần phải hút bùn vào bể lưu định kỳ.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí