So Sánh Tỷ Lệ Thời Gian Huấn Luyện Giữa Một Số Đơn Vị Có Huấn Luyện Nam Vđv Điền Kinh Cự Ly Trung Bình Lứa Tuổi 16-17


sự khác biệt rất lớn, đó là: Các đội Quân đội, Hà Nội hay đội tuyển trẻ quốc gia đều vẫn dành từ 75.0-80.0% thời gian huấn luyện thể lực (đây là một giai đoạn quan trọng trong thời kỳ huấn luyện), nhưng thời kỳ này đội Công an chỉ dành 40.0%, mà phần còn lại dành cho huấn luyện chiến thuật (35.0%).

Như vậy, phân chia tỷ lệ thời gian huấn luyện các nội dung tập luyện của đội Điền kinh Bộ Công an cũng cần cân nhắc điều chỉnh lại thời gian huấn luyện từng nội dung tập luyện trong từng thời kỳ huấn luyện.

Tâm lý Thể lực Chiến thuật Kỹ thuật

uật

Để thể hiện rõ hơn sự khác biệt về thời gian huấn luyện giữa các đơn vị, luận án trình bày tại nhóm biểu đồ sau:







Tâm lý Th


ể lực Chiến t


huật Kỹ th

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 19


Thời kỳ chuẩn bị chung Thời kỳ chuẩn bị chuyên môn

Tâm lý Thể lực Chiến thuật Kỹ thuật

Tâm lý Thể lực Chiến thuật Kỹ thuật

Thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và thi đấu Thời kỳ quá độ và chuyển tiếp

Biểu đồ 3.8. So sánh tỷ lệ thời gian huấn luyện giữa một số đơn vị có huấn luyện nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17


Bàn về hệ thống bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17

Như đã đánh giá ở phần lựa chọn test và phần đánh giá thực trạng, đã xác định mối quan hệ giữa các tố chất, mối quan hệ giữa các hệ chức năng với thành tích đều thể hiện mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống bài tập của ban huấn luyện đội Điền kinh Bộ Công an xây dựng chưa thực sự phù hợp để khai thác phát triển tố chất sức bền của cự ly trung bình.

Đánh giá về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Long đã bàn luận trong luận án nghiên của mình là “HLV còn xem nhẹ giai đoạn huấn luyện chuẩn bị thể lực mà chủ yếu dành nhiều thời gian cho huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu, còn thể lực thì huấn luyện chưa nhiều”. Điều này rất đúng trong hiện trạng huấn luyện đào tạo VĐV nói chung không chỉ riêng VĐV Điền kinh [34].

Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Long, đã nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 15-16. Hệ thống bài tập được phân làm 2 nhóm. Nhóm 1, nhóm bài tập chuẩn bị chung gồm: bài tập phát triển sức bền chung, bài tập phát triển sức mạnh, bài tập phát triển sức nhanh; Nhóm 2, nhóm bài tập chuẩn bị chuyên môn: bài tập phát triển SBCM, bài tập phát triển sức mạnh, bài tập thả lỏng, hồi phục. Dựa theo cơ sở lý luận, cơ sở y học các bài tập thuộc 2 nhóm bài tập do tác giả Nguyễn Văn Long lựa chọn rất phù hợp để phát triển SBCM cho đối tượng chạy CLTB lứa tuổi 15-16. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu luận án chúng tôi đã tham khảo hệ thống các bài tập tác giả Nguyễn Văn Long để xây dựng hệ thống bài tập sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an [34].

Tác giả Trần Duy Hòa nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 11-13 [29]. Tuy 2 môn thể thao khác nhau, nhưng đặc thù phát triển sức bền đều dựa trên cơ sở lý thuyết huấn luyện khoa học, đặc điểm tâm sinh lý VĐV. Tác giả đã căn cứ để lựa chọn hệ thống bài tập như sau:

- Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi;


- Các bài tập lựa chọn có tính định hướng phát triển rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào phát triển tố chất sức bền;

- Các bài tập lựa chọn phải bảo đảm tính hợp lý về nội dung và hình thức, LVĐ phù hợp với đặc điểm của đối tượng và phù hợp với các thời kỳ huấn luyện;

- Các bài tập phải có tính hiệu quả, nâng cao khả năng phát triển SB.

- Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo cảm hứng cho người tập;

- Các bài tập có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện hiện đại.

Trong đó, để phát triển lựa chọn bài tập sức bền cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 11-13, tác giả Trần Duy Hòa cũng lựa chọn bài tập theo 3 nhóm: Nhóm bài tập huấn luyện sức bền chung; Nhóm bài tập huấn luyện sức bền tốc độ; Nhóm bài tập huấn luyện sức mạnh bền. Như vậy, căn cứ lựa chọn bài tập hay, phân nhóm bài tập để phát triển sức bền thì luận án cũng đều dựa trên căn cứ khoa học và phân loại nhóm bài tập như tác giả Trần Duy Hòa.

Như vậy, đối chiếu với thực trạng sử dụng bài tập của đội Điền kinh Bộ Công an, thấy rằng các bài tập của đội chưa phân loại nhóm bài tập cụ thể để phát triển các loại tố chất thể lực đặc trưng của chạy cự ly trung bình, đây là cự ly có đặc điểm sức bền hỗn hợp đòi hỏi tốt cả khả năng ưa khí và khả năng yếm khí của VĐV. Do vậy, nếu lựa chọn những bài tập không đủ khai thác hết khả năng phát triển sức bền của VĐV sẽ dẫn đến không đạt hiệu quả như mong muốn.

Nhận xét mục tiêu 2:

Qua các bước nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập sức bền của VĐV Điền kinh Bộ Công an còn nhiều hạn chế, như chưa phân chia thời gian huấn luyện trong từng thời kỳ huấn luyện chưa thực sự hợp lý, nhất là tỷ lệ thời gian huấn luyện của thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và thi đấu. Việc sử dụng các bài tập cũng chưa thực sự đa dạng, số lần lặp lại của các bài tập còn ít... Bên cạnh đó, đội ngũ HLV có trình độ chuyên môn cao và luôn tâm huyết với nghề. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ hỗ trợ tập luyện cho đảm bảo đủ về số lượng và tốt về chất lượng.


Đánh giá thực trạng SB của nam VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình Bộ Công an còn thấp, thành tích chủ yếu ở mức trung bình và còn nhiều chỉ số ở mức yếu và kém, cụ thể: mức tốt có 4/6 test đạt 9.09%; Mức khá cả 6/6 test đạt từ 18.18% đến 27.27%. Mức trung bình cả 6/6 test từ 27.27% đến 45.45%; Mức Yếu có tỷ lệ bất đồng đều ở cả 6/6 test có từ 18.18% đến 54.55%. Đồng thời từ kết quả kiểm tra so với tiêu chuẩn phong đẳng cấp Kiện tướng và cấp I, so với thành tích xếp hạng huy chương vàng, bạc, đồng của giải vô địch điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2017, nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an cũng còn kém rất xa.

Qua các bước tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thông qua phỏng vấn chuyên gia cũng như xử lý số liệu luận án đã lựa chọn được 51 bài tập có sự tán thành cao với từ đồng ý đến rất đồng ý, có điểm trung bình từ 3.41 điểm trở lên. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan luận án tiến hành kiểm định bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kết quả thể hiện 51 bài tập lựa chọn đều đủ độ tin cậy để ứng dụng phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, thể hiện ở hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và < hệ số Cronbach’s Alpha tổng > 0.6.

3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm.

Từ các bước đã nghiên cứu, để đánh giá hiệu quả 51 bài tập đã lựa chọn, luận án tiến hành xây dựng kế hoạch thực nghiệm trên nam VĐV CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Đối tượng thực nghiệm được chia theo 2 nhóm ngẫu nhiên, gồm: Nhóm đối chứng là 5 nam VĐV Điền kinh chạy CLTB, vẫn duy trì tập luyện theo các bài tập, giáo án, kế hoạch cũ của ban huấn luyện. Nhóm thực nghiệm là 6 nam VĐV chạy CLTB, thực hiện 51 bài tập, giáo án và kế hoạch huấn luyện của luận án xây dựng.


Thời gian thực nghiệm được thực hiện trong 17 tháng: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019, được chia thành 3 chu kỳ huấn luyện. Chu kỳ 1, được bắt đầu ngày 02 tháng 1 đến ngày 25 tháng 5 năm 2018; Chu kỳ 2 được tiếp nối sau thời gian thi đấu và nghỉ quá độ, từ ngày 04 tháng 06 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018; Chu kỳ 3 được tiến hành sau kiểm tra kết thúc giai đoạn 2 và nghỉ quá độ ngày 02 tháng 1 đến ngày 23 tháng 5 năm 2019.

Khối lượng thực hiện thực nghiệm: Thực hiện 51 bài tập do luận án lựa chọn. Với tổng số 72 tuần với 339 giáo án huấn luyện. Thời gian thực hiện bài tập khoảng 40.680 phút cho cả 3 chu kỳ huấn luyện. Trong mỗi chu kỳ huấn luyện đều được tính toán cụ thể số ngày tập luyện, số ngày kiểm tra, số ngày thi đấu, số ngày nghỉ quá độ, ngày nghỉ lễ tết…

Các điều kiện yêu cầu khi ứng dụng bài tập:

- Phải đảm bảo tuân thủ kế hoạch chung của ban huấn luyện và trung tâm đã xác định;

- 51 bài tập được phân chia thực hiện xen kẽ trong các buổi tập, với tỷ lệ thời gian thực hiện bài tập khoảng 50-60% thời gian mỗi buổi tập.

- Điều chỉnh lại thời gian huấn luyện các bài tập phát triển năng lực sức bền. Trong đó, tập trung vào các bài tập phát triển SBCM, cũng như bài tập phát triển chung. Tăng số lượng bài tập, tăng lần lặp lại các bài tập, tăng thời gian tập luyện mỗi buổi tập, tăng độ khó về yêu cầu bài tập...Yêu cầu kết hợp các chiến thuật chạy trong mỗi lần thực hiện bài tập …

Đánh giá hiệu quả bài tập bằng phương pháp thực nghiệm tự đối chiếu và thực nghiệm song song trên cả 2 nhóm nghiên cứu thông qua 15 test đã xác định thông qua bảng phân loại tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Đồng thời, đánh giá so sánh kết quả kiểm tra với kết quả thi đấu. So sánh với tiêu chuẩn đẳng cấp Kiện tướng-Cấp 1 của môn Điền kinh. Kế hoạch ứng dụng bài tập được trình bày tại bảng 3.32.


Bảng 3.32. Xây dựng kế hoạch ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an


TT


Nội dung

Chu kỳ 1

Chu kỳ 2

Chu kỳ 3


Cộng

(Từ ngày 02/01

đến 25/5 2018)

(Từ ngày 04/06

đến 1/122018)

(Từ ngày 02/01

23/5/2019)

1

Số tuần

22

30

20

72

2

Tổng số ngày:

154

182

126

462


Số ngày tập (giáo

án)

105

142

92

339


Ngày kiểm tra

3 ngày

(14-16/5)

3 ngày

(26-28/12)

3 ngày

(13-15/5)

9


Ngày thi đấu

8 ngày

(18-25/5)

6 ngày

(03-08/8)

7 ngày

(17-23/5)

21


Ngày nghỉ quá độ,

(sau thi đấu)

9 ngày

(26/5-3/6)

4 ngày

(9-12/8)

0

13


Ngày nghỉ CN

20

24

15

59


Số ngày nghỉ (lễ,

tết)

9 ngày (tết âm lịch và 30/4-1/5)

1 ngày (2/9)

9 ngày (tết âm lịch và 30/4-1/5)

19

3

Thời gian thực

hiện bài tập (phút)

12.600

17.040

11.040

40.680

Ghi chú: Tỷ lệ thời gian thực hiện BTtrong 1 buổi tập chiếm khoảng 50-60%. Trong đó, mỗi ngày tập khoảng 4 tiếng rưỡi đến 5 tiếng chia 2 buổi sáng-chiều.

Như bảng 3.32 đã xác định, thời gian ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an trong vòng 72 tuần, với 339 ngày thực hiện giáo án tập luyện các bài tập, 9 ngày kiểm tra cho trong chu kỳ huấn luyện, tham gia 21 ngày thi đấu với 3 giải đấu (mỗi chu kì 1 giải). Tổng số ngày nghỉ quá độ, ngày lễ tết và chủ nhật là 102 ngày. Trong đó, cuối mỗi chu kỳ là 1 giải đấu, ban huấn luyện kết hợp cho VĐV nghỉ quá độ thời gian này, mỗi đợt nghỉ có số lượng ngày khác nhau bởi có kỳ thi đấu xong trùng với lịch nghỉ thứ 7, chủ nhật. Tổng thời gian thực hiện các bài tập do luận án xây dựng


trong 3 chu kỳ huấn luyện là 40.680 phút, tương đương mỗi ngày tập các VĐV sẽ thực hiện các bài tập khoảng 2 tiếng đến > 2 tiếng.

Trong thời gian 72 tuần của 3 chu kỳ thực nghiệm đều được phân chia thành 4 giai đoạn huấn luyện trong mỗi chu kỳ là: Giai đoạn chuẩn bị chung, giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, giai đoạn kiểm tra, thi đấu và giai đoạn quá độ (sau thi đấu). Cụ thể:

Chu kỳ 1:

Từ tuần 1 đến tuần 8 là giai đoạn chuẩn bị chung;

Từ tuần 9 đến tuần 20 là giai đoạn chuẩn bị chuyên môn; Từ tuần 21 đến tuần 22 là giai đoạn kiểm tra và thi đấu; Từ tuần 23 đến tuần 24 quá độ chuyển tiếp.

Chu kỳ 2:

Từ tuần 25 đến tuần 29 là giai đoạn chuẩn bị chung;

Từ tuần 30 đến tuần 33 là giai đoạn chuẩn bị chuyên môn; Từ tuần 34 thi đấu;

Tuần 35 tập nhẹ trong giai đoạn quá độ sau thi đấu;

Từ tuần 36 đến tuần 51 tiếp tục giai đoạn chuẩn bị chuyên môn; Từ tuần 52 kiểm tra.

Chu kỳ 3:

Từ tuần 53 đến tuần 60 là giai đoạn chuẩn bị chung;

Từ tuần 61 đến tuần 70 là giai đoạn chuẩn bị chuyên môn; Từ tuần 71 đến tuần 72 là giai đoạn kiểm tra và thi đấu; Kết thúc 3 chu kỳ huấn luyện.

Trong mỗi chu kỳ huấn luyện, đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền trên đối tượng nghiên cứu được tiến hành so sánh theo 5 bước, như sơ đồ dưới đây:









Sơ đồ 3.1. Các bước đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền trên hai nhóm đối tượng nghiên cứu theo 5 bước so sánh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022