Bàn Luận Về Hệ Thống Các Bài Tập Phát Triển Sức Bền Cho Nam Vđv Điền Kinh Cự Ly Trung Bình Lứa Tuổi 16-17 Bộ Công An


Kết quả bảng 3.27 cho thấy, có 51 bài tập có sự tán thành ở mức đồng ý trở lên, cụ thể: Có 01 bài tập có điểm trung bình mức Rất đồng ý chiếm 91.43% (điểm trung bình > 4,21 điểm); 50 bài tập điểm trung bình mức Đồng ý chiếm 83.33% (điểm trung bình > 3,41 - 4,20 điểm), còn lại 9 bài tập điểm trung bình mức Không đồng ý chiếm 15.0% (điểm trung bình< 2.60 điểm).

Để một lần nữa khẳng định được độ tin cậy của các bài tập đã lựa chọn thông qua phỏng vấn, luận án tiến hành phân tích bằng thang đo hệ số Cronbach’s Alpha (đánh giá tính nhất quán của các biến đơn) bằng phần mềm SPSS tại bảng 3.28.

Kết quả trình bày tại bảng 3.28 cho thấy, sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy của kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy phù hợp với kết quả phỏng vấn tại bảng 3.27 có 9 bài tập có điểm trung bình mức không đồng ý (<2.61 điểm), có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Cụ thể:

Nhóm bài tập phát triển sức bền chung có 2 mã bài tập: BT 1, BT 5; Nhóm bài tập phát triển sức mạnh bền có 3 mã bài tập: BT 14, BT 23, BT 27; Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ có 3 mã bài tập: BT 31, BT 40, BT 41; Nhóm bài tập phát triển SBCM có 1 mã bài tập: BT 57;

Nhóm bài tập hồi phục, thả lỏng: Có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 với Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,834. Vậy, tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

Như vậy, còn 4 nhóm bài tập chưa thỏa mãn điều kiện của hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha, luận án tiến hành tính lại hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại 9 biến (9 bài tập) có hệ số tương quan biến tổng <0,3.

Kết quả trình bày tại bảng 3.29 cho thấy: sau khi loại 9 biến (9 bài tập có hệ số tương quan biến tổng thấp < 0.3), còn lại 51 biến (51 bài tập) đều đủ độ tin cậy để ứng dụng phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-


17 Bộ Công an, thể hiện ở hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và < hệ số Cronbach’s Alpha tổng > 0.6. Cụ thể:

Nhóm bài tập phát triển SBC hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.897, có 6 mã bài tập: BT 2, BT 3, BT 4, BT 6, BT 7, BT 8.

Nhóm bài tập phát triển Sức mạnh bền hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.847, có 19 mã BT: BT9, BT10, BT11, BT 12, BT 13, BT 15, BT 16, BT 17, BT

18, BT 19, BT 20, BT 21, BT 22, BT 24, BT 25, BT 26, BT 28, BT 29, BT 30.

Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.850, có 8 mã bài tập: BT32, BT33, BT34, BT 35, BT 36, BT 37, BT 38, BT 39.

Nhóm bài tập phát triển SBCM hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.898,có 15 mã bài tập: BT 42, BT 43, BT 44, BT 45, BT 46, BT 47, BT 48, BT 49, BT

50, BT 51, BT 52, BT 53, BT 54, BT 55, BT 56.

Nhóm bài tập hồi phục, thả lỏng hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.843, có 3 mã bài tập: BT 58, BT 59, BT 60.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng 51 bài tập để xây dựng kế hoạch nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực nghiệm trong thực tiễn phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.

3.2.4. Bàn luận về hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

3.2.4.1. Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an

Bàn về kế hoạch huấn luyện sức bền của nam VĐV Điền kinh Bộ Công an

Để VĐV có được thành tích tốt, thì ban huấn luyện phải xây dựng được một kế hoạch huấn luyện hoàn chỉnh, đảm bảo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các loại kế hoạch huấn luyện, để đánh giá tính phù hợp của kế hoạch huấn luyện đội Điền kinh Bộ Công an, luận án tiến hành bàn luận với một số công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả có trình


độ lý luận cao trong việc xây dựng kế hoạch cũng như có dự báo dài hạn về định hướng huấn luyện thể thao trong tương lai [42].

Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, trong kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo 10 nội dung chính sau: [11].

- Chẩn đoán trạng thái ban đầu của VĐV.

- Xác định chỉ tiêu huấn luyện.

- Phân chia giai đoạn huấn luyện, đề ra nhiệm vụ chính mỗi giai đoạn.

- Xác định mục tiêu cần thực hiện và đối sách cơ bản.

- Sắp xếp lịch thi đấu.

- Quy hoạch sự biến đổi LVĐ và xu thế.

- Chọn phương pháp, biện pháp huấn luyện.

- Xác định các biện pháp và yêu cầu LVĐ của các bài tập chính.

- Xác định biện pháp hồi phục.

- Quy hoạch tiêu chuẩn, thời gian, nội dung kiểm tra (giám định) đánh giá hiệu quả huấn luyện.

Với những nội dung trong kế hoạch huấn luyện trên, kế hoạch huấn luyện của đội Điền kinh Bộ Công an đảm bảo nhiều nội dung nêu trên. Tuy nhiên, trong kế hoạch của đội Điền kinh Bộ Công an còn chưa xác định các biện pháp hồi phục cho VĐV. Đây là một yêu cầu quan trọng trong huấn luyện thể thao, bởi như đã biết chạy CLTB tiêu hao năng lượng rất lớn, gây mệt mỏi không chỉ tới cơ thể, mà còn gây mệt mỏi rất lớn tới cơ bắp của VĐV. Do vậy, nhu cầu về các biện pháp hồi phục sau mỗi buổi tập, chu kỳ tập, giải thi đấu của VĐV rất cao, giúp VĐV giảm cảm giác mệt mỏi, lấy lại trạng thái cân bằng, tăng khả năng hưng phấn cho VĐV.

Cũng theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, xác định phân loại kế hoạch huấn luyện thể thao như sau:


Bảng 3.30. Nhiệm vụ cơ bản và phân loại kế hoạch huấn luyện thể thao [11]



Loại

Các loại hình thức huấn luyện trong kế hoạch huấn luyện thể

thao


Thời gian


Nhiệm vụ

Kế hoạch huấn luyện nhiều năm

Kế hoạch cả quá

trình.

10-20 năm

Đào tạo hệ thống VĐV trình độ cao.

Kế hoạch trung gian


2-6 năm

Hoàn thành nhiệm vụ mang tính giai đoạn hoặc chuẩn bị một chu kỳ thi

đấu lớn.


Kế hoạch huấn luyện năm

Một chu kỳ

6-12 tháng

Chuẩn bị và tham gia 1 lần hoặcmột

số lần thi đấu.

Hai chu kỳ

Mỗi chu kỳ

4-8 tháng

Chuẩn bị và tham gia 2 lần hoặc 2 đợt

thi đấu.

Ba chu kỳ

Các chu kỳ:

2,5-5 tháng

Chuẩn bị và tham gia 3 lần hoặc 3 đợt

thi đấu.

Kế hoạch huấn

luyện chu kỳ lớn

Thời kỳ

chuẩn bị.

5-20 tuần

Nâng cao năng lực thi đấu

Thời kỳ thi đấu

3-20 tuần

Thi đấu đạt thành tích cao

Thời kỳ quá độ

1-4 tuần

Hồi phục thể lực, tâm lý

Kế hoạch huấn luyện tuần

Kỳ huấn luyện.

4-10 tuần

Nâng cao năng lực thi đấu

Kỳ thi đấu

Hoặc 3-20

buổi

Tham gia thi đấu đạt thành tích cao

Kỳ hồi phục

4-10 ngày

Hồi phục thể lực, tâm lý


Kế hoạch buổi tập

Buổi huấn luyện

tổng hợp

0,5-4 giờ

Hoàn thành nhiệm vụ tổng hợp

Buổi huấn luyện

đơn

0,5-4 giờ

Hoàn thành một nhiệm vụ chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 18


Với phân loại và nhiệm vụ của các loại kế hoạch huấn luyện của tác giả Dương Nghiệp Chí, thì kế hoạch huấn luyện của đội Điền kinh Bộ Công an có sự phù hợp về Kế hoạch huấn luyện năm và Kế hoạch huấn luyện chu kỳ lớn. Còn Kế hoạch huấn luyện nhiều năm, Kế hoạch huấn luyện tuần và Kế hoạch buổi tập chưa được ban huấn luyện chú trọng nhiều. Có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả huấn luyện của đội Điền kinh Bộ Công an.

Một trong những nhà khoa học hàng đầu về xây dựng kế hoạch huấn luyện thể thao phải kể đến nhà khoa học Lâm Quang Thành. Tác giả của nhiều công


trình khoa học và cũng như xây dựng các loại kế hoạch huấn luyện trong thể thao. Theo công trình “Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo VĐV” của tác giả đã đưa ra hệ thống các loại kế hoạch: Kế hoạch huấn luyện dài hạn, kế hoạch huấn luyện năm, kế hoạch huấn luyện tháng, kế hoạch huấn luyện tuần, số ghi chép theo dõi huấn luyện, nhật ký tập luyện của VĐV. So sánh với các mẫu và nội dung của tác giả Lâm Quang Thành, nội dung kế hoạch của đội Điền kinh Bộ Công an có nhiều phần tương đồng với các loại kế hoạch của tác giả Lâm Quag Thành, tuy nhiên các kế hoạch xây dựng không được chi tiết cụ thể. Mẫu kế hoạch xây dựng mới chỉ đưa những nội dung thực hiện, mà chưa có mẫu trình bày bài bản như của tác giả [56].

Cũng theo tác giả Lâm Quang Thành, cho rằng Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi: “Để quá trình huấn luyện thể thao tiến hành một cacs có hiệu quả và thuận lợi, đạt được mục tiêu đề ra, phải thực hiện sắp xếp khoa học biểu hiện bằng các kế hoạch mà cơ sở của nó là việc dự báo và thực hiện dự báo. Kế hoạch huấn luyện đặt ra phải thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận, sâu sắc và toàn diện các mặt phù hợp với từng đối tượng VĐV tài năng (cá thể). Tức là phải tự phân tích sâu sắc và toàn diện từng mặt của quá trình huấn luyện có sự tính nhiều mặt (đa nhân tố) và dự tính cẩn thận các mặt chính yếu, thứ yếu liên quan chung với nhau trên từng cá thể VĐV. Sau khi tính toán kỹ tình hình, xu hướng, đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra phải tính toán kỹ đến thời gian, giải pháp, phân chia chu kỳ, tỷ lệ các mặt, LVĐ, nội dung cho từng cá thể, hệ thống tập luyện, kiểm tra, và nhiều mặt khác…”. Như vậy, kế hoạch huấn luyện đóng vai trò quan trọng, do vậy đối với đội Điền kinh Bộ Công an, ban huấn luyện cần nghiên cứu kỹ để xây dựng được kế hoạch huấn luyện đảm bảo hiệu quả cho VĐV chạy CLTB của Bộ Công an [57].

Theo D.Harre, “Xây dựng kế hoạch huấn luyện trên cơ sở các phương án cơ bản về phương pháp huấn luyện cho nhiều năm là thích hợp nhất”. Theo tác giả, hình thức cở bản của kế hoạch huấn luyện là:


- Kế hoạch huấn luyện cá nhân;

- Kế hoạch huấn luyện nhóm.

Các loại kế hoạch huấn luyện quan trọng nhất là:

- Kế hoạch một năm hoặc hai năm;

- Kế hoạch ngắn hạn [23].

Căn cứ theo phương pháp lý luận này, kế hoạch huấn luyện của đội tuyển Điền kinh Bộ Công an đảm bảo tuân thủ. Trong thực tiễn huấn luyện, đội rất chú trọng đến kế hoạch huấn luyện cá nhân, đặc biệt là những VĐV có bộc lộ năng khiếu và có tài năng. Đồng thời cũng phân theo nhóm huấn luyện, tuy nhiên chưa xây dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể về huấn luyện theo nhóm này.

3.2.4.2. Bàn luận về thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

Đánh giá thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an là một bước nghiên cứu quan trọng làm căn cứ để lựa chọn các bài tập phù hợp cho đối tượng nghiên cứu.

Đánh giá thông qua 15 test đã lựa chọn theo 5 mức phân loại, tỷ lệ tập trung ở mức trung bình lên đến 63.64%, mức yếu nhiều chỉ số lên đến 54.55%, mức kém cũng có đến ≈9%. Ngược lại, tỷ lệ mức tốt chiếm rất ít <10% và mức khá chi số cao nhất là 27.27%.

Đánh giá thông qua so sánh với tiêu chuẩn phong đẳng cấp môn Điền kinh của Tổng cục TDTT ban hành, thành tích của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an không đạt cấp Kiện tướng và Cấp I. Trong đó, so sánh mức độ chênh lệch thành tích của nam VĐV Điền kinh Bộ Công an với tiêu chuẩn phong đẳng cấp còn khoảng cách rất xa. Ở cự ly, 800m VĐV Bộ Công an còn 36.68s nữa mới đạt Kiện tướng, còn 35.68s nữa mới đạt cấp I. Ở cự ly 1500m, VĐV bộ công an còn 19.54s nữa mới đạt kiện tướng, còn 10.54s nữa mới đạt cấp I [58].


Đánh giá thông qua so sánh thành tích kiểm tra của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an với thành tích xếp hạng huy chương vàng-bạc-đồng của giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2017, thành tích của VĐV bộ công an cũng còn kém rất xa. Đối với cự ly 800m: còn kém 36.66s mới đạt huy chương vàng, còn kém 34.38s mới đạt huy chương bạc và còn kém 33.96s mới đạt huy chương đồng. Đối với cự ly 1500m: còn kém 14.86s mới đạt huy chương vàng, còn kém 12.24s mới đạt huy chương bạc và còn kém 11.32s mới đạt huy chương đồng.

Như vậy, qua các bước đánh giá nhận thấy sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an không thật sự tốt. Sự đánh giá này hoàn toàn phù hợp với đánh giá của ban huấn luyện đội Điền kinh Bộ Công an.

3.2.4.3. Bàn luận về thực trạng sử dụng bài tập sức bền của VĐV Điền kinh Bộ Công an. Qua đánh giá thực trạng sử dụng bài tập sức bền của VĐV Điền kinh Bộ Công an, luận án thấy rằng cần phải có nhiều bàn luận sâu và kỹ về vấn đề này...

Bàn về cơ sở lý luận, CLTB (thời gian từ 2 đến 11 phút) theo y học là sức bền hỗn hợp gồm cả ưa khí và yếm khí. Theo Mader thì tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong từng cự ly chạy của môn Điền kinh (theo bảng 1.2). Như tỷ lệ hệ năng lượng ở bảng trên, 2 nội dung thi đấu CLTB đều có tỷ lệ yếm khí và ưa khí, cụ thể: cự ly 800m có đến 40% là yếm khí (10% yếm khí không sinh axitlactic, 30% yếm khi sinh axitlactic) còn lại là 60% ưa khí; cự ly 1500m có 30% là yếm khí (8% yếm khí không sinh axitlactic, 20% yếm khi sinh axitlactic) còn lại là 70% ưa khí. Như vậy, để huấn luyện CLTB đạt hiệu quả cao, phải xây dựng được những bài tập tổng hợp phát huy được các loại tố chất sức mạnh bền, sức bền tốc độ, sức bền chung... Vì vậy, xét theo khía cạnh này, thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16 - 17 Bộ Công an còn có hạn chế là chưa phân loại theo các dạng bài tập bổ trợ để phát triển cho từng nhóm tố chất sức bền. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả huấn luyện sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công


an chưa cao. Tiếp theo, đánh giá so sánh thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an với một số đơn vị có cùng nội dung huấn luyện cự ly trung bình khác thấy rằng có sự chênh lệch về nhiều nội dung trong huấn luyện. Cụ thể trình bày tại bảng 3.31:

Bảng 3.31. So sánh tỷ lệ thời gian huấn luyện giữa một số đơn vị có huấn luyện nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17


TT


NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Tỷ lệ phân chia thời gian trong các thời kỳ huấn luyện (%)

Thời kỳ chuẩn bị chung

Thời kỳ chuẩn bị chuyên môn

Thời kỳ chuẩn bị chuyên môn

và thi đấu

Thời kỳ quá độ và chuyển tiếp

1

Đội Hà Nội






Kỹ thuật

12.0

8.0

4.0

20.0


Chiến thuật

10.0

10.0

12.0

10.0


Thể lực

73.0

77.0

80.0

60.0


Tâm lý

5.0

5.0

4.0

10.0


Tổng

100.0

100.0

100.0

100.0

2

Đội Quân đội






Kỹ thuật

10.0

5.0

5.0

25.0


Chiến thuật

15.0

10.0

15.0

15.0


Thể lực

70.0

80.0

75.0

50.0


Tâm lý

5.0

5.0

5.0

10.0


Tổng

100.0

100.0

100.0

100.0

3

Đội tuyển trẻ QG






Kỹ thuật

10.0

3.0

3.0

20.0


Chiến thuật

15.0

10.0

15.0

10.0


Thể lực

70.0

82.0

78.0

55.0


Tâm lý

5.0

5.0

4.0

15.0


Tổng

100.0

100.0

100.0

100.0

Qua bảng 3.31 và so sánh với bảng 3.21, tỷ lệ huấn luyện các thời gian của mỗi đơn vị có khác nhau. Tuy nhiên có sự đồng đều ở 2 giai đoạn đầu huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung và thời kỳ chuẩn bị chuyên môn, khi thời gian dành cho huấn luyện thể lực đều dành phần lớn từ 70.0%-80.0%. Tuy nhiên, ở 2 giai đoạn sau là thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và thi đấu, thời kỳ quá độ và chuyển tiếp có

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí