Các Giống Ngô Tuyển Chọn Qua Các Mùa Vụ Từ Năm 2014 - 2016 Tại Long An Và Đồng Tháp


điểm) và DK9901 (1,5 điểm). Tuy nhiên, với năng suất cao và trạng thái bắp chấp nhận được nên được chọn trong cơ cấu mùa vụ này.

o Kết quả tuyển chọn giống ngô vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Kết quả trình bày trong Bảng 3.14 cho thấy các giống ngô tuyển chọn có năng suất đạt tương đương giống đối chứng 1 (NK76 đạt 9,04 tấn/ha) và giống đối chứng 2 (DK9901 đạt 10,95 tấn/ha). Các giống được tuyển chọn đạt các tiêu chí đánh giá ở mức tương đương và cao hơn các giống đối chứng. Các giống được tuyển chọn bao gồm SSC474 (10,69 tấn/ha), MN585 (10,25 tấn/ha), QL6 (10,15 tấn/ha), LCH9A (10,42 tấn/ha), và QL13 (9,85 tấn/ha).

o Kết quả tuyển chọn giống ngô vụ Xuân Hè 2015

Các giống được tuyển chọn gồm MN585 (9,13 tấn/ha), SSC443 (8,41 tấn/ha), CNC97 (7,97 tấn/ha), SSC946 (8,57 tấn/ha) và 30T60 (7,83 tấn/ha) đều có các đặc tính chống chịu sâu bệnh, độ bền lá tương đương và tốt hơn so với giống đối chứng NK67 (8,44 tấn/ha) và DK9901 (8,14 tấn/ha) (Bảng 3.14).

o Kết quả tuyển chọn giống ngô vụ Đông Xuân 2015 - 2016

So sánh với năng suất của giống đối chứng DK6919 (9,82 tấn/ha), các giống được tuyển chọn từ phần mềm chọn dòng gồm các giống NL131A (9,82 tấn/ha), VS7672 (9,89 tấn/ha), SSC120946 (9,57 tấn/ha), VS1499 (9,66 tấn/ha) và MN585 (9,76 tấn/ha) (Bảng 3.14).

Kết quả tuyển chọn cho thấy qua hai điểm thí nghiệm có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, giống ngô lai triển vọng MN585 thể hiện tính thích nghi cao với trạng thái bắp đẹp, năng suất ổn định và mức chống chịu sâu bệnh hại đạt cao tùy mùa vụ và vùng sinh thái. Năng suất trung bình của giống MN585 đạt 9,13 - 10,25 tấn/ha qua hai điểm thí nghiệm (Bảng 3.14).

Tóm lai, kết quả thí nghiệm từ năm 2014 - 2016 đã tuyển chọn được các giống đáp ứng được các tiêu chí về trạng thái bắp, năng suất, mức chống chịu sâu bệnh hại đạt tương đương hoặc cao hơn so với các giống đối chứng đang trồng phổ biến tại địa phương. Có thể khuyến cáo bổ sung vào cơ cấu bộ giống ngô phục vụ sản xuất tại địa phương. Trong các giống được tuyển chọn, giống LCH9A được chọn qua 2 vụ (Xuân Hè 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015); giống ngô lai triển vọng MN585 được chọn qua 3 vụ (Đông Xuân 2014 - 2015, Xuân Hè 2015 và Đông


Xuân 2015 - 2016). Giống ngô lai triển vọng MN585 với nhiều ưu điểm về năng suất, trạng thái bắp, mức độ chống chịu sâu bệnh hại và thời gian sinh trưởng phù hợp cho canh tác trên đất lúa tại Long An và Đồng Tháp.

Bảng 3.14 Các giống ngô tuyển chọn qua các mùa vụ từ năm 2014 - 2016 tại Long An và Đồng Tháp


Đặc điểm

Giống tuyển chọn vụ Xuân Hè 2014

LCH9A

LVN61

VS71

LVN8960

SSC474

NK67

DK9901

Gieo - trỗ cờ (ngày)

50

50

51

50

50

52

52

Gieo - phun

râu (ngày)

52

52

53

53

52

54

53

Thời gian sinh trưởng

(ngày)


94


94


95


93


93


94


94

Cao cây (cm)

216,0

197,2

211,8

218,3

204,0

205,3

199,7

Cao bắp

(cm)

109,3

103,8

113,2

115,2

106,2

103,8

104,8

Đục thân (1-

5)

2,2

1,7

3,3

2,7

3,0

2,5

1,5

Khô vằn (1-

5)

1,8

1,5

1,3

1,8

2,8

2,3

1,3

Bền lá (1-

10)

1,8

2,5

2,3

2,8

2,7

2,7

1,8

Trạng thái

cây (1-5)

2,2

2,0

3,0

2,8

2,8

3,2

2,3

Trạng thái bắp (1-5)

1,5

1,5

2,8

2,3

2,7

2,7

2,5

Năng suất

(tấn/ha)

6,69

5,51

6,32

5,82

6,98

4,96

6,23

Đặc điểm

Giống tuyển chọn vụ Đông Xuân 2014 - 2015

SSC474

MN585

QL6

LCH9A

QL13

NK67

DK9901

Gieo - trỗ cờ (ngày)

53

53

53

52

52

53

52

Gieo - phun

râu (ngày)

56

56

56

55

55

56

56

Thời gian sinh trưởng

(ngày)


102


102


103


101


102


104


102

Cao cây (cm)

253,8

228,7

240,0

243,8

241,2

233,2

231,7

Cao bắp

(cm)

125,7

126,2

126,2

129,7

130,5

125,3

124,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 14



Đục thân (1-

5)

3,0

3,0

2,8

2,8

2,8

3,2

3,2

Khô vằn (1-

5)

1,3

1,4

1,3

1,3

1,4

1,4

1,3

Bền lá (1-

10)

1,6

1,8

2,1

2,1

2,1

1,8

1,8

Trạng thái cây (1-5)

3,1

2,6

2,8

2,9

3,3

3,0

2,7

Trạng thái

bắp (1-5)

2,3

2,3

2,1

2,6

2,3

2,0

2,4

Năng suất

(tấn/ha)

10,69

10,25

10,15

10,42

9,85

9,04

10,95

Đặc điểm

Giống tuyển chọn vụ Xuân Hè 2015

MN585

SSC443

CNC97

SSC946

30T60

NK67

DK9901

Gieo - trỗ

cờ (ngày)

51

52

51

51

51

51

51

Gieo - phun râu (ngày)

52

53

53

52

53

53

54

Thời gian

sinh trưởng (ngày)


94


94


95


93


95


97


94

Cao cây

(cm)

186,2

197,2

199,5

197,3

201,8

201,3

202,2

Cao bắp (cm)

116,7

112,0

114,2

112,7

114,8

118,2

131,2

Đục thân (1-

5)

2,7

3,1

2,8

3,3

2,9

3,3

3,3

Khô vằn (1-

5)

2,3

1,9

2,0

2,4

2,4

2,6

3,0

Bền lá (1-

10)

1,8

1,9

2,1

2,1

1,8

1,8

1,9

Trạng thái cây (1-5)

2,4

2,5

2,8

2,8

2,4

2,3

2,0

Trạng thái

bắp (1-5)

2,3

2,8

2,9

2,5

2,8

2,3

2,0

Năng suất

(tấn/ha)

9,13

8,41

7,97

8,57

7,83

8,44

8,14

Đặc điểm

Giống tuyển chọn vụ Đông Xuân 2015 - 2016

NL131A

VS7672

SSC120946

VS6721

MN585


DK6919

Gieo - trỗ

cờ (ngày)

52

51

54

52

54


53

Gieo - phun râu (ngày)

54

53

56

54

56


56

Thời gian

sinh trưởng

100

101

101

102

102


102



(ngày)








Cao cây (cm)

244,2

179,7

218,2

238,2

228,0


241,0

Cao bắp

(cm)

128,7

89,3

105,5

131,8

121,7


131,7

Đục thân (1-

5)

2,8

2,8

3,0

2,9

2,8


3,4

Khô vằn (1-

5)

1,5

1,4

1,3

1,3

1,6


1,3

Bền lá (1-

10)

1,5

1,8

1,8

2,1

2,0


1,9

Trạng thái

cây (1-5)

2,3

2,5

2,5

2,4

2,3


2,8

Trạng thái bắp (1-5)

1,9

1,6

1,8

2,4

1,8


2,0

Năng suất

(tấn/ha)

9,82

9,89

9,57

9,66

9,76


9,82


3.2 Xây dựng một số kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai MN585 trên đất lúa chuyển đổi tại ĐBSCL

3.2.1 Xác định phương thức làm đất phù hợp cho canh tác ngô trên đất lúa chuyển đổi

3.2.1.1 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp

Các phương thức làm đất đưa đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp khác biệt qua phân tích thống kê (P<0,05) ở Long An qua cả hai vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và Xuân Hè 2017, không khác biệt qua phân tích thống kê (P>0,05) trong điều kiện ở Đồng Tháp (Bảng 3.15).

i) Tại Long An

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đạt cao nhất ở nghiệm thức có đào rãnh kết hợp với làm đất qua cả hai vụ (chiều cao cây từ 198,3 - 216,7 cm và chiều cao đóng bắp từ 92,0 - 104,3 cm). Các nghiệm thức không đào rãnh hoặc không làm đất đều đưa đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đạt thấp (Bảng 3.15).

ii) Tại Đồng Tháp


Chiều cao cây cao động từ 213,8 - 265,0 cm, chiều cao đóng bắp dao động từ 89,1 - 140,8 cm. Các nghiệm thức có đào rãnh đều đưa đến chiều cao cây có xu hướng cao hơn so với nghiệm thức không đào rãnh qua cả hai vụ thí nghiệm (Bảng 3.15).

Cây ngô thuộc nhóm cây trồng cạn, khả năng chống chịu với điều kiện ngập úng kém. Trong thời gian thí nghiệm đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa và kéo dài trong nhiều ngày, ruộng ngô không kịp thoát nước. Vì vậy, khi không đào rãnh và làm đất (lên luống) cây ngô bị ngập úng cục bộ. Khả năng thoát nước chậm đã ảnh hưởng đến giải phẫu và hình thái thực vật của cây ngô, giảm chiều cao cây, giảm hình thành chất khô, giảm diện tích lá, kéo dài khoảng thời gian tung phấn - phun râu (Zaidi và cộng sự, 2003) [174].


3.2.1.2 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến tỉ lệ cây chết và cây đổ

i) Tại Long An

Tỉ lệ cây đổ đạt cao khác biệt qua phân tích thống kê trong điều kiện có đào rãnh kết hợp làm đất qua cả hai vụ Đông Xuân (7,3%) và Xuân Hè (4,7%).

Tỉ lệ cây chết khác biệt qua phân tích thống kê (P<0,05) ở cả hai vụ. Tỉ lệ cây chết ở nghiệm thức kết hợp có đào rãnh + làm đất trong vụ Đông Xuân (1,3%) và vụ Xuân Hè (6,7%) đạt thấp nhất và khác biệt với tất cả các nghiệm thức còn lại (dao động từ 16,0 - 32,0% trong vụ Đông Xuân và 41,3 - 66,7% trong vụ Xuân Hè) trong nghiên cứu này (Bảng 3.15).

ii)Tại Đồng Tháp

Phương thức làm đất không đào rãnh đưa đến tỉ lệ cây đổ cao hơn so với khi có đào rãnh qua cả hai vụ thí nghiệm. Trong vụ Đông Xuân, các phương thức làm đất không khác biệt qua phân tích thống kê (trung bình 2,0 - 3,3%). Trong vụ Xuân Hè, không đào rãnh đưa đến tỉ lệ cây đổ cao (7,3 - 8,3%) và khác biệt so với phương thức làm đất có đào rãnh (tỉ lệ 3,3 - 4,0%) (Bảng 3.15).


Tỉ lệ cây chết đạt cao có ý thống kê ở nghiệm thức không đào rãnh trong vụ Đông Xuân (4,0%) so với có đào rãnh (1,3 - 2,0%). Tỉ lệ cây chết đạt rất thấp trong vụ Xuân Hè.

Canh tác ngô trên đất trồng lúa (đất thấp) có nhiều khác biệt so với canh tác trên đất luống (đất cao) do thường gặp bất thuận thừa ẩm. Đất trồng lúa hình thành tầng đế cày để giữ nước trong ruộng lúa, canh tác ngô trên đất lúa nếu gặp điều kiện bất thuận như tưới nước hay mưa nhiều làm hạn chế sự thấm rút nước (Nguyễn Bảo Vệ và cộng sự, 2012) [28]. Kết quả thí nghiệm cho thấy làm đất và đào rãnh có ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ cây chết ở Long An. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi có làm đất và đào rãnh tỉ lệ cây chết thấp nhất (1,3 và 6,7%) và khác biệt thống kê (P<0,05) so với không làm đất hoặc không đào rãnh (16,0 - 66,7%) (Bảng 3.15). Điều này đã ảnh hưởng đến năng suất ngô thu hoạch. Thực tế quá trình thực hiện thí nghiệm đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa tại Long An. Mặc dù trong điều kiện đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ như ở Long An, có khả năng thoát nước tốt; tuy nhiên, không thể tiêu thoát nước kịp thời trong thời gian ngắn trên chân đất ruộng. Điều này dẫn đến tỉ lệ đổ ngã cao do kết cấu đất thiếu vững chắc, rễ ngô có xu hướng phát triển ở tầng đất mặt khi không làm đất do tầng canh tác mỏng. Biện pháp đào rãnh giúp thoát nước nhanh hạn chế ngập úng trong điều kiện bất thuận do mưa nhiều. Cây ngô phát triển mạnh hệ thống rễ sâu hơn xuống tầng đất bên dưới nhờ tầng canh tác dày hơn giúp hạn chế đổ ngã (Biana và cộng sự, 2016 [75]; Shinoto và cộng sự, 2020 [146]) và giúp làm giảm các độc chất trên đất nhiễm phèn (Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa, 2010) [55]. Như vậy, đào rãnh và làm đất là biện pháp cần thiết trong điều kiện ở Long An khi canh tác ngô trên đất lúa.

Tóm lại, không đào rãnh đưa đến tỉ lệ cây đổ và cây chết cao hơn so với có đào rãnh trong điều kiện ở Đồng Tháp qua cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Ở Long An, không đào rãnh và không làm đất đưa đến tỉ lệ cây chết cao ở tất cả các mùa vụ. Vì vậy, đào rãnh là biện pháp cần thiết tại Đồng Tháp; kết hợp đào rãnh và làm đất cần thiết khi canh tác ngô trên đất lúa tại Long An.


3.2.1.3 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến năng suất ngô

Kết quả thí nghiệm (Bảng 3.15) cho thấy năng suất ngô khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) qua các phương thức làm đất ở cả hai vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và Xuân Hè 2017 ở Long An vàĐồng Tháp.

i) Tại Long An

Các phương thức làm đất - đào rãnh đưa đến năng suất khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa nghiệm thức làm đất - đào rãnh so với các nghiệm thức còn lại trong cả hai vụ (năng suất đạt 8,15 và 4,05 tấn/ha tương ứng trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè). Nhìn chung, khi không làm đất hoặc không đào rãnh năng suất đạt rất thấp (tương ứng 0,55 - 0,83 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và chỉ đạt 0,11 - 0,42 tấn/ha trong vụ Xuân Hè) không có ý nghĩa về mặt kinh tế do tỉ lệ cây đổ và cây chết rất cao trong điều kiện thí nghiệm (Bảng 3.15).

Trong điều kiện ở Long An do đất có thành phần cơ giới nhẹ, chất dinh dưỡng dễ dàng mất đi do rửa trôi trong điều kiện mưa nhiều, cây ngô không lấy được dưỡng chất từ đất hoặc phân bón đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ngoài ra, với điều kiện bất thuận như mưa nhiều hệ thống rễ ngô chỉ tập trung ở tầng đất mặt mà không phát triển xuống tầng đất sâu hơn đưa đến tỉ lệ đổ ngã và tỉ lệ cây chết rất cao làm ảnh hưởng đến năng suất ngô. Bakht và cộng sự, (2006) [69] cũng kết luận biện pháp làm đất thích hợp kết hợp với bón phân phù hợp đưa đến năng suất ngô cao hơn so với không làm đất.

ii) Tại Đồng Tháp

Nghiệm thức có đào rãnh đưa đến năng suất ngô cao hơn so với không đào rãnh qua cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè 2017. Ở Đồng Tháp, năng suất đạt 10,77 và 10,56 tấn/ha trong vụ Đông Xuân; đạt 11,20 và 10,86 tấn/ha trong vụ Xuân Hè.

Như vậy, phương thức đào rãnh và làm đất là biện pháp bắt buộc trong canh tác ngô trên đất lúa ở Long An trong cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Ở Đồng Tháp, có thể không làm đất nhưng đào rãnh là biện pháp cần thiết trong canh tác ngô trên đất lúa.

96


Bảng 3.15 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến sinh trưởng, chống chịu và năng suất ngô, vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và vụ Xuân Hè 2017 tại Long An và Đồng Tháp

Cao cây (cm) Cao đóng bắp (cm) Tỷ lệ cây đổ (%) Tỷ lệ cây chết (%) Năng suất (tấn/ha)

Nghiệm thức

Long An

Đồng Tháp

Long An

Đồng Tháp

Long An

Đồng Tháp

Long An

Đồng Tháp

Long An

Đồng Tháp

Vụ Đông Xuân 2016-2017

LĐ-ĐR

216,7 a

216,7

92,0 a

89,3

7,3 a

3,3

1,3 c

1,3 b

8,15 a

10,77 a

LĐ-KĐR

133,0 b

207,7

68,0 b

85,7

1,3 b

3,3

16,0 b

4,0 a

0,75 b

7,64 b

KLĐ-ĐR

120,7 bc

220,7

70,0 b

91,3

1,3 b

2,0

25,3 ab

2,0 b

0,83 b

10,56 a

KLĐ-KĐR

106,7 c

210,0

49,0 c

90,0

2,0 b

2,7

32,0 a

4,0 a

0,55 b

7,46 b

Trung bình

144,3

213,8

69,8

89,1

3,0

2,8

18,7

2,8

2,57

9,11

CV (%)

5,3

3,0

3,3

6,4

25,5

28,2

27,5

28,8

11,6

9,2

LSD0,05

15,4*

Ns

4,7*

Ns

1,5*

Ns

10,5*

1,6*

0,6*

1,67*

Vụ Xuân Hè 2017

LĐ-ĐR

198,3 a

269,0

104,3 a

144,6

4,7

4,0 b

6,7

0,0

4,05 a

11,20 a

LĐ-KĐR

122,0 b

262,0

55,0 c

141,0

2,0

8,0 a

48,0

0,2

0,33 b

9,17 b

KLĐ-ĐR

120,7 b

263,4

75,0 b

135,7

2,7

3,3 b

41,3

0,0

0,42 b

10,86 a

KLĐ-KĐR

97,0 c

265,7

49,0 c

141,7

3,3

7,3 a

66,7

0,2

0,11 b

9,21 b

Trung bình

134,5

265,0

70,8

140,8

3,2

5,7

40,7

0,1

1,23

10,11

CV (%)

4,3

3,2

7,5

3,6

23,5

25,6

11,8

50,5

50,8

6,4

LSD0,05

11,6*

Ns

10,6*

Ns

Ns

2,9*

9,6*

Ns

1,3*

1,29*

LĐ-ĐR: Làm đất + Đào rãnh; LĐ-KĐR: Làm đất + Không đào rãnh; KLĐ-ĐR: Không làm đất + Đào rãnh; KLĐ-KĐR: Không làm đất

+ Không đào rãnh. Trong cùng một cột, các số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt ở mức P<0,05; *: khác biệt ở mức P<0,05; Ns: không khác biệt ở mức P<0,05. Đồng Tháp+: vụ Xuân hè 2017 số liệu Cây chết (%) được chuyển sang trước khi phân tích thống kê.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí