lệnh về việc bán ruộng đất) vào năm 1950 như là một giải pháp tạm thời cho đến khi Luật đất đai nông nghiệp (Nochi-Ho) được ban hành.
Đối với tá điền, cuộc cải cách thực sự đã mang đến một bước ngoặt lớn lao cho cuộc đời những người dân quanh năm nghèo đói này. quyền lợi của họ đã được tăng cường nhiều. Với phần đất còn canh tác theo kiểu thuê mướn phong kiến, Họ chỉ phải trả địa tô thấp theo “Luật đất nông nghiệp” được ban hành năm 1952.
Luật điều chỉnh đất đai nông nghiệp được ban hành năm 1952 khẳng định, ruộng đất cần phải do những người trực tiếp canh tác sở hữu. Luật này đã kiểm soát chặt chẽ được các thị trường ruộng đất. Cụ thể, mọi việc trao đổi ruộng đất đều phải được kiểm duyệt bởi chính quyền địa phương. Địa chủ chỉ được phép bán ruộng cho những người đã canh tác chúng trước đây. Đạo luật này cũng quy định một giới hạn tối đa về sở hữu đất đai là 3 hecta, riêng vùng Hokkaido là 12 hecta. Ruộng đất có thể được mua bán nhưng việc này chỉ giới hạn đối với những người mua có số đất không vượt quá số quy định. Tiền thuê ruộng cũng được quy định chặt chẽ. Quyền sở hữu vắng mặt bị nghiêm cấm. Quyền lợi của nông dân được bảo vệ chắc chắn đến mức địa chủ hầu như không thể đuổi được tá điền ra khỏi ruộng đất mà họ canh tác. Nhờ luật định nghiêm ngặt ngày, quyền sở hữu và sử dụng đất được giữ nguyên trạng từ sau cải cách ruộng đất giúp ngăn chặn sự phục hồi của chủ nghĩa lãnh chúa.[19, tr. 326-327]
Bảng 2.3: Những thay đổi trong phân phối diện tích đất canh tác và số nông trại trong tình trạng sử dụng đất 1941-1945
1941 | 1949 | 1955 | ||||
Diện tích ruộng đất (ngàn ha) (b) Do người sở hữu canh tác Do tá điền canh tác Tổng cộng | 3099 2660 5759 | (54) (46) (100) | 4272 643 4917 | (87) (13) (100) | 4678 462 5140 | (91) (9) (100) |
Số hộ gia đình nông nghiệp (ngàn) (b) | ||||||
Người sở hữu (a) | 1656 | (31) | 3564 | (57) | 4200 | (70) |
Người sở hữu kiêm làm tá điền (a) | 1123 | (21) | 1735 | (28) | 1308 | (22) |
Tá điền có sở hữu riêng (a) | 1093 | (20) | 458 | (7) | 258 | (5) |
Tá điền (a) | 1516 | (28) | 489 | (8) | 239 | (4) |
Tổng cộng | 5412 | (100) | 6247 | (100) | 6043 | (100) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thủ Tiêu Tình Trạng Tập Trung Quá Mức Về Kinh Tế
- Số Tiền Cho Vay Của 4 Zaibatsu Lớn Nhất Vào Năm 1944
- Đạo Luật Về Cải Cách Ruộng Đất
- Sự Phát Triển Của Liên Đoàn Lao Động 1945 – 1949
- Về Vai Trò Của Mỹ Trong Quá Trình Cải Cách Kinh Tế - Xã Hội Nhật Bản Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
- Một Số Đánh Giá Về Những Cải Cách Kinh Tế - Xã Hội Của Nhật Bản Sau Chiến Tranh
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Chú thích: a. Người sở hữu là những người nông dân sở hữu hơn 90% diện tích đang canh tác của họ. Người sở hữu kiêm làm tá điền và tá điền có sở hữu riêng: Là những nông dân sở hữu từ 50-90% và từ 10-50% diện tích họ đang canh tác. Tá điền chỉ sở hữu chưa đến 10% diện tích họ canh tác.
b. Tỷ lệ phần trăm diện tích đất và số nông trại trong ngoặc. [19, tr. 325]
- 57 -
2.2.3. Ý nghĩa của cải cách ruộng đất
Mặc dù dựa trên những góc độ khác nhau, nhiều nhà chính trị, chính sách và nghiên cứu trong và ngoài Nhật Bản có những đánh giá khác nhau về ý nghĩa tác dụng của cuộc cải cách ruộng đất đến sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội Nhật Bản giai đoạn sau đó và hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến tranh luận. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là có sự mâu thuẫn về cách đánh giá về thành tựu của cải cách ruộng đất. Trong thực tế, hầu hết đều thống nhất đánh giá cao những thành tựu của chương trình cải cách ruộng đất ở Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Nhật Bản Toshihiko Kawa Goe trong tác phẩm “Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Nhật Bản” cũng đã đánh giá rằng: “Cuộc cải cách ruộng đất Nhật Bản được coi là ví dụ về thành tựu lịch sử của cải cách ruộng đất nông nghiệp”. Vậy cuộc cải cách ruộng đất đã đem lại những ý nghĩa và tác động nào cho nền sản xuất nông nghiệp của nông dân Nhật Bản nói riêng và nền kinh tế Nhật Bản nói chung và tại sao cuộc cải cách này đã được các nhà khoa học đánh giá cao như vậy?
- Cuộc cải cách ruộng đất đã thành công tốt đẹp . Về những nhân tố góp phần vào thành công của nó không thể không kể đến vai trò đòn bẩy của các lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Tuy nhiên, nói một cách công bằng, sự thành công của cải cách ruộng đất chính là do sự quyết tâm của của chính phủ Nhật Bản kết hợp với sự tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của hệ thống lý luận đất đai.
- Với những biện pháp khá cương quyết đối với địa chủ, cuộc cải cách ruộng đất đã làm biến đổi một cách căn bản chế độ sở hữu nửa phong kiến trong nền nông nghiệp Nhật Bản trước chiến tranh. Năm 1949 khi cải cách ruộng đất gần như hoàn thành thì 1951 địa chủ vắng mặt đã hết hẳn do 80-
90% ruộng đất của họ tức khoảng 560.000 hecta bị chuyển nhượng cho tá điền; khoảng 70-80% hay hơn 1 triệu hecta số ruộng đất cho thuê hoặc tự canh tác của địa chủ làng xã cũng bị chuyển nhượng. Có thể nói, cải cách ruộng đất là một cuộc cải cách triệt để về quan hệ sở hữu đất canh tác, biến ước mơ thành sự thực cho người nông dân Nhật Bản được tự do sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của mình.[23, tr.50]. Theo đó, chế độ địa chủ trong nông nghiệp Nhật Bản đã bị xóa bỏ, và phá bỏ luôn cả gông cùm phong kiến của chế độ địa tô ở nông thôn Nhật Bản. Tác động quan trọng nhất của cuộc cải cách ruộng đất là đã tạo ra sự phân phối tài sản và thu nhập một cách công bằng hơn trong nông dân và góp phần có tính quyết định vào sự ổn định xã hội ở nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp khôi phục kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa sau chiến tranh.
- Cùng với hàng loạt chương trình “cải cách nông thôn khác” được tiến hành trong thời kỳ này, cải cách ruộng đất đã phá vỡ truyền thống, tập quán cổ hủ và lạc hậu trước đây, làm ổn định và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Nhờ đó đã có nhiều ảnh hưởng thuận lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống thôn. Từ đây, sẽ hình thành lên những tư tưởng mới về hòa bình, dân chủ trong nhận thức của người dân ở nông thôn Nhật Bản. Những giá trị tinh thần đó là những động lực thúc đẩy họ vững tâm tích cực tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao động để làm nên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước sau này.
- Việc nông dân được quyền sở hữu trên mảnh đất của mình đã kích thích tích cực sức lao động của họ. Họ tìm mọi cách tiến hành cải tạo ruộng đất gieo trồng, tích cực áp dụng những kỹ thuật canh tác mới nhằm tăng năng suất lao động, cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, do điều đó trực tiếp mang lại quyền lợi thiết thân cho họ và được đảm bảo. Những tiến bộ kỹ thuật trong việc trồng lúa và thu nhập của nông dân tăng cũng đã góp phần mở rộng
đáng kể thị trường trong nước cho các hàng công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp tiêu dùng thiết yếu và sản xuất máy móc, phân bón và thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp. Nhờ đó, đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển các ngành công nghiệp trong nước. [16, tr. 150-153]
Tóm lại, có thể nói, cải cách ruộng đất ở Nhật Bản đã phá vỡ tập quán và truyền thống cũ và tạo nhiều ảnh hưởng có lợi đến sản xuất nông nghiệp, không chỉ thông qua tác động trực tiếp, mà còn thông qua ảnh hưởng gián tiếp của nó trong việc thay đổi toàn bộ chiều hướng phát triển của làng xã. Với những lợi ích chính trị và xã hội như vậy, cuộc cải cách ruộng đất ở Nhật Bản được MacArthur, Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Nhật Bản thời kỳ đó, người chỉ đạo trực tiếp chương trình này, đánh giá “đây là chương trình thành công nhất trong lịch sử”. Đánh giá này tuy hơi cao nhưng đúng với hiệu quả thực tế của cải cách ruộng đất ở Nhật Bản sau chiến tranh.
Tuy vậy, ngoài những thành tựu to lớn mà cải cách ruộng đất đạt được, những hạn chế của chế độ sở hữu ruộng đất mới ở nông thôn đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn sau đó không phải là không có. Chế độ sở hữu ruộng đất này gây khó khăn cho việc mở rộng đất đai kinh doanh. Thậm chí để đảm bảo thành quả của cuộc cải cách ruộng đất và ngăn chặn địa chủ phục hồi lại, luật đất đai nông nghiệp được ban hành vào năm 1952 đã hạn chế cả việc mở rộng quy mô ruộng đất của đơn vị canh tác. Điều này đã trở thành chướng ngại cho việc điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp. Cuộc cải cách này không mang lại những thay đổi trong kết cấu sản xuất nông nghiệp, cũng như không có bất cứ sự thay đổi nào về quy mô trang trại, mà chủ yếu bảo vệ quyền lợi quân bình về ruộng đất cho các cá nhân ở nông thôn, gây cản trở sự phát triển trong cơ cấu nông nghiệp. Sau cải cách truộng đất, đất canh tác không tăng mà thậm chí còn giảm hơn so với năm 1939 và diện tích nhỏ hẹp. Điều này đã gây trở ngại cho việc áp dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại vào
việc tăng năng suất nông nghiệp ở nông thôn đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của nhân dân và những vấn đề nan giải của đất nước (dân đông, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, diện tích đất trồng trọt ngày càng eo hẹp do chính sách công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng mạnh và lực lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm mạnh,…).
2.3. Cải cách (hay dân chủ hoá) lao động
Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản mặc dù vẫn kế thừa một lực lượng lao động cần cù, chịu khó, có tính kỷ luật cao và giàu tính sáng tạo, song cũng là một lực lượng lao động chất chứa nhiều vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, người Nhật nói chung và lực lượng lao động Nhật Bản nói riêng mang nặng tâm lý mệt mỏi, chán chường vì vừa bước ra khỏi cuộc chiến tàn khốc, hao người tốn của và hết sức bi quan trước tương lai của đất nước và bản thân. Thứ hai, cuộc sống của họ hết sức khó khăn do không có việc làm, thất nghiệp cao, giá cả tăng phi mã, lương thực thực phẩm thiếu thốn nghiêm trọng, nguy cơ xảy ra nạn đói và bệnh tật lan tràn trên diện rộng. Thứ ba, mọi phong trào công đoàn bị khủng bố hoặc bị phá vỡ, nhiều quyền lợi chính đáng của người lao động bị hy sinh cho cuộc chiến, và điều kiện lao động ở dưới mức tối thiểu cần thiết. Vậy làm thế nào để có thể tạo được việc làm, sử dụng hết được số lao động dư thừa, huy động được mọi khả năng sáng tạo và năng động của lực lượng lao động này vào quá trình phục hồi và phát triển sản xuất, đó là điều nan giải và đau đầu của không chỉ chính phủ Nhật Bản mà của cả các Lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh. Do đó, ngoài việc thủ tiêu tình trạng tập trung sức mạnh kinh tế thái quá của các zaibatsu và cải cách ruộng đất, cải cách lao động là một trong ba cải cách kinh tế quan trọng và căn bản của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2.3.1. Các đạo luật về lao động
Dưới sự chỉ đạo của quân đồng minh chiếm đóng, Nhật Bản đã tiến hành soạn thảo các đạo luật về lao động, nhằm cải thiện các điều kiện lao động và cao hơn là dân chủ hoá lao động, được gọi là cuộc cải cách lao động.
Mục đích của cải cách lao động nhằm cơ cấu lại lao động trong các khu vực sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người thất nghiệp, tăng năng suất lao động, tăng tiền lương và bảo hiểm xã hội, thực hiện các quyền cơ bản chính đáng của người lao động (quyền lập công đoàn, quyền bãi công, quyền khiếu nại v.v…). Đây là những nhiệm vụ hết sức bức bách và thiết yếu, phải được thực hiện ngay và thành nhiều giai đoạn cùng với sự vật lộn gian khổ của cả chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Trong giai đoạn ngay sau chiến tranh kết thúc (1945-1951) các cải cách lao động được thể hiện chủ yếu dưới hình thức đấu tranh đòi cải thiện quan hệ chủ thợ trong các xí nghiệp, công ty, tạo nên mối quan hệ lao động công nghiệp mới có lợi cho sự phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Những cải cách nhằm dân chủ hóa lao động được thực hiện bằng việc thông qua các đạo luật về lao động, như Luật công đoàn được ban hành vào tháng 12 năm 1945; Luật điều chỉnh quan hệ lao động năm 1946 và Luật cơ bản về lao động năm 1947.
Luật công đoàn đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản được công bố tháng 12 năm 1945 và có hiệu lực từ ngày 1/4/1946 có một ý nghĩa rất tích cực là công khai hóa và hợp pháp hóa việc thành lập các tổ chức công đoàn trong các công ty cũng như việc thành lập các liên hiệp công đoàn theo ngành (đã bị cấm hoàn toàn trong thời gian chiến tranh) trên quy mô cả nước. Tuy vậy, khi phong trào công đoàn phát triển mạnh thời kỳ đầu sau chiến tranh thì đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến biện pháp đấu tranh của công đoàn nhằm bảo
vệ người lao động, trong đó phải nói đến các cuộc bãi công của công nhân khu vực nhà nước. Chính phủ Nhật Bản và chính quyền chiếm đóng Mỹ đã rất lo ngại không chỉ về hậu quả kinh tế của các cuộc bãi công mà còn lo ngại hơn nhiều về tính chất chính trị của các cuộc đấu tranh đó. Một vấn đề nổi cộm trong khác trong quá trình phát triển của công đoàn là đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề dân chủ hóa trong nội bộ các tổ chức công đoàn. Những người cánh tả đã đặt ra yêu cầu phải luật hóa lại quy chế của công đoàn.
Trên cơ sở cố vấn của chính quyền chiếm đóng Mỹ, tháng 2 năm 1949 Bộ Lao động Nhật Bản đã đưa ra dự thảo Luật công đoàn mới và sau đó nó được công khai thảo luận trong quần chúng lao động. Dự thảo luật này bị các lực lượng cánh tả của phong trào công đoàn kịch liệt phê phán và trở thành đề tài tranh luận mạnh mẽ trong Quốc hội, nên sau đó đã bị sửa đổi rất nhiều. Cuối cùng, dự thảo cũng được công bố thành luật và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1949, đây cũng chính là bộ luật Công đoàn hiện hành của Nhật Bản.
Có thể nói rằng, thời kỳ phong trào công đoàn hoạt động rầm rộ nhất là những năm đầu sau chiến tranh. Nếu như năm 1936 mới có 973 tổ chức công đoàn với 420.000 đoàn viên, thì đến năm 1949 số tổ chức công đoàn đã lên tới 34.688 tổ chức và 6,66 triệu đoàn viên, tăng tương ứng là 36 lần và 16 lần. [28, tr.159]
Phong trào công đoàn lên cao vào những năm 1945 – 1946 khi lãnh đạo phong trào là những người cánh tả, trong đó có cả những người cộng sản. Những người cộng sản Nhật Bản lúc đó là những người có lý tưởng cách mạng, đã từng bị tù đày nhưng lại ít kiến thức thực tế (có những người đã ở tù gần 20 năm nên xa rời hoàn toàn với thực tế). Những người cộng sản lãnh đạo