Bối Cảnh Kinh Tế Xã Hội Tác Động Đến Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo Tại Thành Phố Hải Phòng


ban hành cơ chế, chính sách, đề án cho việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng trên địa bàn thành phố chưa được triển khai. Thành phố chưa có cơ chế hỗ trợ cho các nghệ nhân, nghệ sĩ có những đóng góp cho nghệ thuật chèo cũng như đối với việc truyền dạy. Một số tác giả, nghệ sĩ được đề xuất các tặng thưởng các giải thưởng văn học nghệ thuật của thành phố, nhưng đây không phải là sự hỗ trợ có tính chất thường niên, lâu dài nên chưa động viên được các nghệ nhân, nghệ sĩ sáng tác, cống hiến, bảo tồn và truyền dạy. Việc phối hợp tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật chèo chuyên nghiệp toàn quốc đã bước đầu được thực hiện song các hội thi, liên hoan cho đội ngũ tác giả, diễn viên trên địa bàn thành phố chưa được tổ chức. Việc phối hợp tổ chức với các cơ quan truyền thông để thực hiện tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật chèo để các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức được giá trị di sản nghệ thuật chèo chưa được thực hiện nhiều.

Sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại với nhiều những loại hình nghệ thuật, giải trí với công nghệ hiện đại thu hút giới trẻ đặt công tác bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng với nhiều thách thức. Giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng trong đời sống hiện đại không chỉ là một sớm một chiều mà là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà quản lý và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp tổng hợp, bao quát và khả thi để thực hiện

Tiểu kết

Kể từ sau năm 1950, trong bối cảnh xã hội mới, để phục vụ nhu cầu thưởng thức văn nghệ của đông đảo quần chúng nhân dân, nghệ thuật chèo đã phát triển nở rộ ở khắp nơi. Hàng chục đơn vị chèo chuyên nghiệp được


thành lập ở tỉnh thành cùng hàng trăm câu lạc bộ chèo không chuyên đã ra đời ở khắp làng quê trên miền Bắc nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng. Nghệ thuật chèo đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu giải trí và chuyển tải những giá trị truyền thống tốt đẹp đến các thế hệ người Việt.Cùng với những hình thức văn nghệ cổ truyền, sân khấu chèo không chỉ hiện diện trong đời sống như một nghệ thuật giải trí mà còn ẩn tàng trong đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhận thức rò giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống trong phát triển văn hóa, xã hội, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước nói chung, của thành phố Hải Phòng nói riêng đối với việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống là bảo tồn gắn liền với phát triển. Cơ quan triển khai công tác quản lý nhà nước, tham mưu giúp việc cho Chính phủ về văn hóa nói chung, nghệ thuật biểu diễn nói riêng là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với các tỉnh, thành phố cơ quan tham mưu giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện công tác này tại địa phương là Sở Văn hóa và Thể thao. Trong những năm qua nhiều chính sách, kế hoạch quan trọng được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng. Điều này thể hiện sự nỗ lực trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, nhằm đến mục tiêu là phát triển sự nghiệp biểu diễn, bảo tồn và phát huy các giá trị của các loại hình sân khấu truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Qua hoạt động thực tiễn cũng như trong như định hướng phát triển thành phố, Hải Phòng luôn coi trọng phát triển văn hóa, xã hội đi đôi với phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh cho thấy, công tác bảo tồn nghệ thuật chèo ở Hải Phòng bước đầu đạt được những kết quả quan trọng: thành phố quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn môi trường văn hóa cho nghệ thuật chèo; đầu tư


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

kinh phí triển khai thực hiện Đề án Sân khấu truyền hình, vừa để duy trì hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống vừa là đa dạng hóa hình thức thưởng thức nghệ thuật, giúp khán giả có thể xem trực tiếp tại nhà hát hoặc xem truyền hình hay xem lại trên các phương tiện truyền thông hiện đại. Trong điều kiện dịch bệnh Covid như hiện nay, thì đây có thể được coi là phương án tối ưu để duy trì ánh sáng sân khấu nghệ thuật, tạo điều kiện cho nghệ sĩ được lao động nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Bên cạnh đó, Đoàn Chèo Hải Phòng còn phát huy truyền thống năng động, sáng tạo của một đơn vị nghệ thuật ở một thành phố công nghiệp, hiện đại, tích cực dàn dựng nhiều vở diễn ngắn, mới, có nội dung phản ánh đời sống hiện đại. Những vấn đề về cuộc sống hiện đại được truyền tải qua một loại hình nghệ thuật truyền thống đã bước đầu thu hút khán giả đến với sân khấu chèo, đặc biệt là những khán giả trẻ.

Nhìn chung, trên phương diện công tác quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật truyền thống, một số địa phương và thành phố Hải Phòng đã quan tâm tới hoạt động bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, sân khấu chèo nói riêng, nhưng số địa phương như vậy chưa nhiều và dường như mới chỉ mang tính chất hỗ trợ về tài chính đối với đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập. Việc bảo tồn nghệ thuật chèo nói riêng, sân khấu nói chung cần phải nghiên cứu mang tính tổng hợp, thấu đáo, khoa học và phù hợp mới có thể giải quyết vấn đề bảo tồn và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là cơ sở cho những bàn luận để đưa ra các giải pháp bảo tồn nghệ thuật chèo ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 15


Chương 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội thành phố Hải Phòng

3.1.1.1.Đôi nét về vùng đất Hải Phòng

Theo các nguồn tài liệu thư tịch, thời Hùng Vương toàn địa bàn xứ Đông xưa, bao gồm cả thành phố Hải Phòng ngày nay, thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. “Nhưng có lẽ phải đến những năm 30, 40 sau công nguyên, với công lao khai phá và mở mang xây dựng của nữ tướng Lê Chân, Hải Phòng mới trở thành một vị trí chiến lược về kinh tế và quân sự của nước Việt cổ” [95].

Vào thời Lý, Hải Phòng thuộc Hồng Lộ. Thời Trần, Hải Phòng vẫn thuộc Hồng Lộ, còn gọi là lộ Hải Đông. Thời Lê, Hải Phòng thuộc Hải Dương, sau đổi là xứ, là trấn. Thời nhà Mạc, thành phố Hải Phòng có tên gọi là Dương Kinh, được xây dựng như một kinh đô thu nhỏ, với vai trò là kinh đô thứ hai của nhà Mạc sau trung tâm quyền lực ở Thăng Long [95].

Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi đã ghi về trấn Hải Dương – tức bộ Dương Tuyền ngày xưa: “Đông và Tây giáp kinh bắc và Yên Quảng, Bắc và Nam giáp Thái Nguyên và Sơn Nam. Ấy là trấn thứ nhất trong bốn trấn và là đứng đầu phên giậu phía Đông. Có 4 lộ phủ, 18 thuộc huyện, 1377 làng xã” [75, tr.26].

Đất Hải Phòng ngày nay chính là vùng biển của Hải Dương cũ và là vành ngoài cùng của phên giậu phía Đông.Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 đặt tỉnh Hải Dương. Những vùng đất thuộc Hải Phòng hiện nay gồm


huyện Vĩnh Lại (sau tách thành Vĩnh Bảo), huyện Tiên Minh (sau là Tiên Lãng), huyện An Lão, huyện Nghi Dương (sau là Kiến Thụy), huyện Thủy Đường (sau là Thủy Nguyên), huyện An Dương. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) mới lập thêm tỉnh Kiến An.

Quá trình mở mang vùng đất Hải Phòng cho thấy, những lớp cư dân hội tụ ở đây hầu hết là người nghèo đi tìm đất sống, sẵn sàng đương đầu với sóng gió biển khơi và đấu tranh chống bất công để tồn tại nên đã hình thành ở họ tính cách, bản lĩnh riêng: cởi mở, phóng khoáng, kiên nhẫn, quả cảm, ngang tàng, chuộng nghĩa khí. Nhận xét về con người ở đây, Lý Tử Tấn cho rằng: “Người Hải Dương, người Nghệ An, người Thuận Hóa hung hãn... đây là những vùng thời loạn thì cường ngạnh, chức trấn – phủ đạo ấy không thể không chọn người” [75, tr.9].

Tên gọi Hải Phòng cũng mới xuất hiện ở nửa sau thế kỷ XIX khi Tự Đức đặt Hải Dương thương chính quan phòng tức Đồn quan phòng và kiểm soát thuế quan ở bến Ninh Hải (gọi tắt là Hải Phòng).

Cùng với lịch sử của dân tộc, thành phố Hải Phòng đã trở thành địa danh nổi tiếng, chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngò vào Đại La. Nơi đây ghi dấu những chiến công lừng lẫy của các vương triều Việt Nam như: chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (năm 938), chiến thắng Bạch Đằng của Lê Hoàn chống quân xâm lược Tống (năm 981) và chiến thắng Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (năm 1288).

Có thể nói, quá trình hình thành lãnh thổ Hải Phòng cũng chính là quá trình vươn ra biển của người Việt, đồng thời là quá trình tụ hội dân cư và hình thành nên những nét văn hóa mang dấu ấn riêng của người Hải Phòng: sáng tạo, trung dũng, mạnh mẽ và thoáng đạt.

Thành phố Hải Phòng ngày nay cách thủ đô Hà Nội 102 km. Phía Bắc


và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Thành phố Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên là 152.742,7ha. Thành phố có 7 quận là: Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, và Dương Kinh và 8 huyện: An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Thuỷ Nguyên, Bạch Long Vỹ, trong đó huyện Cát Hải và huyện Bạch Long Vỹ là 02 huyện đảo. Toàn thành phố có 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã. Riêng huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ có diện tích lần lượt là 32.111ha và 320ha. Bên cạnh tiềm năng về kinh tế cảng biển, Hải Phòng còn có hệ thống khoáng sản khá đa dạng, phong phú như: mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà, mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội (An Lão), mỏ đá vôi ở Cát Bà (Cát Hải), Tràng Kênh (Thủy Nguyên)... cùng với đó là nguồn sa khoáng ven biển và nước khoáng ở Cát Hải và Tiên Lãng. Muối và cát cũng là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. Biển Hải Phòng có hàng chục loài rong biển và gần 1.000 loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao như

tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, ngọc trai, tu hài, bào ngư… Thành phố Hải Phòng còn có hệ thống các đảo có nhiều tiềm năng đối

với du lịch như: Đảo Cát Bà - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, là một trong những đảo đẹp và lớn nhất trong khu vực vịnh Hạ Long. Đảo chính Cát Bà có diện tích khoảng 100km2, nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 hải lý. Quần thể đảo ở đây có tới hơn 366 đảo lớn, nhỏ. Cách Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vỹ, có địa hình khá bằng phẳng và bờ biển nhiều cát trắng. Cả 2 đảo Cát Bà và Bạch Long Vỹ đều có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt đảo Cát Bà có thể xây dựng trở thành khu du


lịch quốc gia. Hiện nay, quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn là 2 địa điểm du lịch đã và đang được đẩy mạnh khai thác. Mặt khác, vùng biển quần đảo Cát Bà lại tiếp giáp vùng biển Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh. Trong tương lai, thành phố Hải Phòng có thể kết hợp với tỉnh Quảng Ninh để mở rộng tuyến du lịch, khai thác di sản Vịnh Hạ Long phục vụ nhu cầu của du khách.

Thành phố Hải Phòng có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Mạng lưới sông ngòi chảy qua thành phố dài gần 280km với mật độ lưới sông trung bình 0,18 km/km2. Các sông ngòi chảy qua địa phận thành phố đã phân chia diện tích tự nhiên thành 5 khu vực riêng biệt: khu vực Thủy Nguyên; khu vực các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương; khu vực huyện Vĩnh Bảo; khu vực huyện Tiên Lãng; khu vực các quận Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn và các huyện Kiến Thụy, An Lão (không tính huyện Cát Hải và Bạch Long Vỹ). Các sông chính nằm trên địa bàn thành phố đều là phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình sau khi chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương. Mạng lưới sông chính gồm 6 sông là: Thái Bình, Văn Úc, Kinh Thầy, Bạch Đằng, Lạch Tray, Luộc; lưới sông nhánh gồm những sông như các sông Hóa, Mới, Mía, Tam Bạc, Kinh Môn, Hàn, Rế, Giá, Đa Độ.

Nhìn chung thành phố Hải Phòng là địa phương có môi trường tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà phát triển kinh tế du lịch đang trở thành mũi nhọn.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng

+ Về điều kiện kinh tế

Những năm gần đây thành phố Hải Phòng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố được duy trì ở mức khá cao và ổn định. Thành phố đã và đang đầu tư kinh phí để nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển, khu công nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, thành phố Hải Phòng dự báo tiếp


tục có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, xã hội. Các quy hoạch, đề án, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, vùng duyên hải Đông Bắc và của thủ đô Hà Nội đã và đang được triển khai có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của thành phố.

Là một thành phố chiếm ưu thế về kinh tế cảng biển, Hải Phòng có vị trí là cửa ngò kết nối với thế giới qua đường biển của cả miền Bắc. Cảng Hải Phòng cũng là nơi chuyển tiếp và kết nối với nhiều hải cảng trong khu vực Đông Á và Đông Bắc Á. Cùng với cảng biển, hiện nay Hải Phòng đã xây dựng một số cảng đường sông như: Sở Dầu, Cửa Cấm, Vật Cách. Những tuyến đường sông của thành phố không chỉ phục vụ hoạt động giao thông nội đô mà còn kết nối với mạng lưới giao thông ở các tỉnh như Quảng Ninh

- Hải Dương - Hà Nội - Tuyên Quang - Việt Trì - Thái Bình - Nam Định. Bên cạnh thế mạnh của cảng biển và giao thông đường thủy, thành phố Hải Phòng còn có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không khá phát triển. Thành phố có tuyến đường huyết mạch nối với các tỉnh thành như quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Cùng với những tuyến đường giao thông trên, Hải Phòng còn có sân bay Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố 5km, đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố Hải Phòng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và trong xu thế phát triển, thành phố đã xây dựng được ngành công nghiệp chủ lực là: Đóng mới và sửa chữa tàu biển, bên cạnh đó là các ngành: luyện kim, hóa chất, sản phẩm từ nhựa plastic, sản xuất dây cáp điện, xi măng, dệt may, da giày...

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng là một trọng điểm phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam. Mục tiêu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022