Canh Tác Nông Lâm Kết Hợp Tại Khu Vực Nghiên Cứu



TT

Nhóm dạng lập địa

Hướng sử dụng

Loài cây trồng theo thứ

tự ưu tiên


Biện pháp kỹ thuật áp dụng




torulosa, A. tumida,…), các loài cây bản địa có nguồn gốc vùng cát (Bời lời nhớt, Dẻ cát, Gụ lau,

…)

hàng dứa dại phía trước các đai rừng (khoảng cách 25 - 30 cm); Các loài cây bản địa trồng hỗn giao theo cụm với các loài cây (Phi lao hoặc Keo lá tràm hoặc Keo lá liềm), bố trí 100 cụm/ha, mỗi cụm 1 cây bản địa ở giữa và 4 cây phù trợ xung quanh.

- Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn giao xen kẽ theo băng. Bố trí đai tương tự như trên nhóm dạng lập địa I.

- Kỹ thuật trồng: Bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh + 10g chất giữ ẩm/gốc và tủ gốc bằng phế phụ phẩm địa phương, hạn chế cát di động làm trơ gốc cây trồng rừng. Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ liên tục để trồng rừng. Trồng bằng cây con có bầu. Xé vỏ bầu, đặt thân cây ngay thẳng ở giữa hố, lấp cát đầy hố lèn chặt, vun thêm cát cao trên mặt bầu 2 - 3 cm. Trồng dặm cây chết sau khi trồng một tháng.

- Chăm sóc liên tục 3 năm sau khi trồng nhằm khắc phục những cây bị chết và cải thiện

sinh trưởng cây trồng rừng để đảm bảo mật độ ban đầu; quản lý bảo vệ rừng trồng (tương tự như chăm sóc trên nhóm dạng lập địa I).


3


III


III1

Trồng rừng phòng

hộ

Phi lao, các loài Keo chịu hạn

(A.

- Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, dọn sạch thực bì.

- Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 9 - 11 dương lịch hàng năm.

- Loài cây và mật độ trồng: Phi lao trồng 5.000 cây/ha (1 x 2m), các loài Keo trồng 3.300

- 5.000 cây/ha (1 x 2m) nếu trồng thuần loài; mật độ 4.400 cây/ha (3.300 cây Phi lao, 1 x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.



TT

Nhóm dạng lập địa

Hướng sử dụng

Loài cây trồng theo thứ

tự ưu tiên


Biện pháp kỹ thuật áp dụng





difficilis, A. torulosa, A. tumida,…), các loài cây bản địa có nguồn gốc vùng cát (Bời lời nhớt, Dẻ cát, Gụ lau,

…)

1,5 m và 1.100 cây Keo, 3 x 3 m) hoặc theo tỷ lệ 1 : 1 nếu trồng hỗn giao;

- Kỹ thuật làm đất: Cày toàn diện bằng máy, cuốc hố thủ công. Kích thước hố 40x40x40 cm. Hố đào so le theo hình nanh sấu giữa các hàng.

- Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn giao xen kẽ theo băng giữa các loài cây gỗ. Bố trí đai tương tự như trên nhóm dạng lập địa I.

- Kỹ thuật trồng: Bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh + 10g chất giữ ẩm/gốc và tủ gốc bằng phế phụ phẩm địa phương, hạn chế cát di động làm trơ gốc cây trồng rừng. Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ liên tục để trồng rừng. Xé vỏ bầu, đặt thân cây ngay thẳng ở giữa hố, lấp cát đầy hố lèn chặt, vun thêm cát cao trên mặt bầu 2 - 3 cm. Trồng dặm cây chết sau khi trồng một tháng.

- Chăm sóc liên tục 3 năm sau khi trồng nhằm khắc phục những cây bị chết và cải thiện

sinh trưởng cây trồng rừng để đảm bảo mật độ ban đầu; quản lý bảo vệ rừng trồng (tương tự như chăm sóc trên nhóm dạng lập địa I).


III2

Trồng rừng phòng

hộ

Phi lao, các loài Keo (Acacia)

- Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, dọn sạch thực bì.

- Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 9 - 11 dương lịch hàng năm.

- Loài cây và mật độ trồng: Phi lao trồng 5.000 cây/ha (1 x 2m), các loài Keo trồng 2.500

- 3.300 cây/ha nếu trồng thuần loài;



TT

Nhóm dạng lập địa

Hướng sử dụng

Loài cây trồng theo thứ

tự ưu tiên


Biện pháp kỹ thuật áp dụng






- Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn giao xen kẽ theo băng giữa các loài cây.

- Biện pháp làm đất bằng cơ giới: cày toàn diện để lên líp kết hợp cuốc hố thủ công.

+ Kích thước líp: Líp đôi (trồng 2 hàng/líp), líp cao 0,4 m, rộng 4,0 m, rãnh líp rộng 2,0

m. Cuốc hố 40x40x40 cm. Líp đơn (trồng 1 hàng/líp), líp cao 0,4m, rộng 1,5m, rãnh líp rộng 1,5m. Cuốc hố 40x40x40 cm.

+ Cuốc hố thủ công theo băng trồng 20m, kích thước hố 40x40x40cm, băng chừa 10m.

- Kỹ thuật trồng: Bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh + 10g chất giữ ẩm/gốc và tủ gốc bằng phế phụ phẩm địa phương, hạn chế cát di động làm trơ gốc cây trồng rừng. Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ liên tục để trồng rừng. Trồng bằng cây con có bầu. Xé vỏ bầu, đặt thân cây thẳng ở giữa hố, lấp cát đầy hố lèn chặt, vun thêm cát cao trên mặt bầu 2 - 3 cm. Trồng dặm cây chết sau khi trồng một tháng.

- Chăm sóc liên tục 3 năm sau khi trồng nhằm khắc phục những cây bị chết và cải thiện sinh trưởng cây trồng rừng để đảm bảo mật độ ban đầu; quản lý bảo vệ rừng trồng (tương tự như chăm sóc trên nhóm dạng lập địa I). Định kỳ hàng năm sửa lại líp kết hợp vun gốc,

tránh cây trồng rừng bị úng ngập vào mùa mưa hoặc ẩm thấp quanh năm.

III3

Trồng

rừng

Phi lao,

Keo lá

- Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, dọn sạch thực bì.

- Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 9 - 11 dương lịch hàng năm.



TT

Nhóm dạng lập địa

Hướng sử dụng

Loài cây trồng theo thứ

tự ưu tiên


Biện pháp kỹ thuật áp dụng




phòng hộ kết hợp sản xuất NLKH

tràm, Keo lá liềm, Bạch đàn trắng, Tràm gió, Tràm úc, các loài cây bản địa có nguồn gốc vùng cát (Bời lời nhớt, Dẻ cát, Gụ lau,

…)

- Loài cây và mật độ trồng: Phi lao trồng 5.000 cây/ha (1 x 2m), các loài Keo trồng 2.500

- 3.300 cây/ha (1 x 1 m - 1,5 x 2 m) nếu trồng thuần loài; mật độ 3.300 cây/ha (2.500 cây Phi lao, 2 x 2 m và 800 cây Keo, 4 x 3 m) nếu trồng hỗn loài hoặc theo tỷ lệ 1 : 1;

- Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn giao xen kẽ theo băng giữa các loài cây gỗ và cây bụi (dứa dại) cố định, che phủ mặt đất;

- Kỹ thuật làm đất: lên líp đôi, mặt líp rộng 4 m, rãnh líp rộng 2 m, cao 0,4 m, trên líp trồng 2 hàng. Kích thước hố trồng 40x40x40cm.

- Kỹ thuật trồng: Bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh + 10g chất giữ ẩm/gốc và tủ gốc bằng phế phụ phẩm địa phương, hạn chế cát di động làm trơ gốc cây trồng rừng. Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ liên tục để trồng rừng. Trồng bằng cây con có bầu. Xé vỏ bầu, đặt thân cây ngay thẳng ở giữa hố, lấp cát đầy hố lèn chặt, vun thêm cát cao trên mặt bầu 2 - 3 cm. Trồng dặm cây chết sau khi trồng một tháng.

- Chăm sóc liên tục 3 năm sau khi trồng nhằm khắc phục những cây bị chết và cải thiện sinh trưởng cây trồng rừng để đảm bảo mật độ ban đầu. Định kỳ hàng năm sửa lại líp kết hợp vun gốc, tránh cây trồng bị úng ngập vào mùa mưa hoặc ẩm thấp quanh năm (tương

tự như chăm sóc trên nhóm dạng lập địa III2).

III4

Trồng

Keo lá

- Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, dọn sạch thực bì.



TT

Nhóm dạng lập địa

Hướng sử dụng

Loài cây trồng theo thứ

tự ưu tiên


Biện pháp kỹ thuật áp dụng




rừng phòng hộ kết hợp sản xuất

liềm, Keo lá tràm

- Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 9 - 11 dương lịch hàng năm.

- Loài cây và mật độ trồng: các loài Keo trồng 2.500 - 3.300 cây/ha nếu trồng thuần loài;

- Phương thức trồng: thuần loài theo băng.

- Biện pháp làm đất bằng cơ giới: cày toàn diện bằng máy để lên líp. Lên líp đôi (trồng 2 hàng/líp), líp cao 0,4 m, rộng 4,0 m, rãnh líp rộng 2,0 m. Cuốc hố thủ công (40x40x40cm).

- Kỹ thuật trồng: bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh + 10g chất giữ ẩm/gốc. Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ liên tục để trồng rừng. Xé vỏ bầu, đặt thân cây thẳng ở giữa hố, lấp cát đầy hố lèn chặt, vun thêm cát cao trên mặt bầu 2 - 3 cm. Cắm cọc buộc dây cố định cây để tránh bị tổn thương vì gió lay và cát bay. Trồng dặm cây chết sau trồng một tháng.

- Chăm sóc liên tục 3 năm sau khi trồng nhằm khắc phục những cây bị chết và cải thiện

sinh trưởng cây trồng rừng (tương tự như chăm sóc trên nhóm dạng lập địa III2).


4


IV

Trồng RPH

kết hợp

RSX

Phi lao, Keo lá tràm, Keo

lá liềm,…


San ủi để tạo mặt bằng trước khi trồng rừng. Hướng sử dụng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng tương ứng cho các nhóm dạng lập địa I, II và III.


Đối với các đai rừng Phi lao ở tuổi thành thục thuộc khu vực canh tác NLKH có thể sử dụng biện pháp chặt khai thác và để lại gốc cao cho tái sinh chồi và tiến hành trồng các hàng Phi lao mới bên cạnh nhằm xây dựng đai rừng trong mô hình canh tác nông nghiệp có nhiều cấp tuổi và nhiều tầng tán, có độ kín dọc ngay từ mặt đất lên đỉnh tán của đai rừng. Kết hợp trồng Xương rồng, Nopal, Dứa dại, cây cỏ để che chắn gió ở phía dưới và tránh trâu bò phá hoại cây trồng nông nghiệp.

Hình 3 28 Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu Bên cạnh đó cần 1Hình 3 28 Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu Bên cạnh đó cần 2


Hình 3 28 Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu Bên cạnh đó cần 3Hình 3 28 Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu Bên cạnh đó cần 4

Hình 3.28. Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình NLKH vùng cát ven biển đa tác dụng, hiệu quả và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình gây trồng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho một số loài cây trồng rừng trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển đã phân chia.


Hình 3.29. Bón thúc và vun gốc cho cây Keo lá liềm

Quản lý bảo vệ rừng trồng: bảo vệ không cho người, chăn thả gia súc phá hại rừng trồng. Ngăn chặn không cho người dân thu gom cành rơi rụng, thảm mục dưới tán rừng để làm chất đốt. Phòng chống cháy rừng bằng cách thường xuyên tuần tra, canh lửa; làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của các đai rừng phòng hộ vùng cát ven biển để phối hợp trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng kinh tế kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường. Mở rộng công tác khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhân rộng các mô hình quản lý, bảo vệ và trồng rừng hiệu quả, bền vững.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI, VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đi đến một số kết luận sau:

Các huyện ven biển (14 huyện) khu vực nghiên cứu có tổng diện tích rừng trên đất, trên cát ven biển là 628.279 ha, trong đó, có 13.480 ha rừng trên cát, chiếm 2,1% tổng diện tích có rừng của khu vực. Các loài cây trồng rừng chính gồm: Phi lao (địa phương, dòng 601, 701 của Trung Quốc), Keo lá liềm, Keo lá tràm, các loài Keo chịu hạn,... có khả năng thích nghi, chắn gió, chắn cát bay ven biển, kết hợp canh tác nông nghiệp phía trong các đai rừng. Các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao, và đường kính các lâm phần rừng trồng Phi lao, Keo lá tràm, và Keo lá liềm có xu hướng tăng theo tuổi lâm phần; ngược lại, mật độ lâm phần, lượng tăng trưởng bình quân chung tương ứng các chỉ tiêu sinh trưởng có xu hướng giảm nhẹ theo tuổi lâm phần, và có sự khác nhau rõ giữa các dạng lập địa.

Các yếu tố cấu thành các nhóm dạng lập địa vùng đất cát ven biển với 20 chỉ tiêu của 5 tiêu chí: (i) Địa hình, địa mạo; (ii) Loại đất cát; (iii) Độ cao; (iv) Khả năng thoát, giữ nước của đất cát; và (v) Thảm thực bì chỉ thị. Phân chia thành 4 nhóm dạng lập địa, với 38 dạng lập địa chủ yếu. Các dạng lập địa khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các lâm phần rừng trồng vùng cát ven biển.

Các chỉ tiêu sinh trưởng (D0, HVN, DT) của cây Phi lao, cây Keo lá liềm có sự khác nhau rõ giữa các CTTN so với đối chứng khi trồng trên các dạng lập địa khác nhau tại Lệ Thủy và Triệu Phong. Ở giai đoạn 24 - 27 tháng tuổi CT3 (bón 300g phân hữu cơ vi sinh trong 3 năm đầu, kết hợp bón lót 10g chất giữ ẩm) có sinh trưởng đạt cao nhất, đều cao hơn có ý nghĩa so với các công thức còn lại và so với đối chứng.

Đai rừng Keo lá liềm 10 tuổi có hiệu năng chắn gió từ 0,24 - 0,66 lần, tương đương giảm từ 25,5 - 69,0% so với vận tốc gió trước đai rừng. Đai rừng Keo lá liềm 14 tháng tuổi có hiệu năng giảm cát bốc 19,1% so với trước đai và giảm cát lấp 23,7% so vị trí sau đai. Lượng CO2 hấp thụ của các lâm phần Keo lá liềm đạt từ 9,21 - 19,14 tấn CO2e/ha (12 - 14 tháng tuổi), tăng lên từ 21,68 - 27,94 tấn CO2e/ha (24 - 27 tháng tuổi).

Các giải pháp được đề xuất là khác nhau đối với đặc điểm của các nhóm dạng lập địa. Các nhóm dạng lập địa có địa hình địa mạo là những cồn cát, bãi cát cố định; chế độ nước không ngập cả về mùa mưa và có khả năng thoát nước tốt áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp chất giữ ẩm và tủ gốc bằng phế phụ phẩm địa phương, hạn chế cát di động làm trơ gốc cây. Nhóm dạng lập địa bãi cát cố định, ẩm ướt mùa mưa áp dụng biện pháp kỹ thuật lên líp, kết hợp bón phân hữu cơ vi

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí