Năng Suất Ngô Lai Mn585 Ở Các Lô Bón Khuyết Dinh Dưỡng, Vụ Đông Xuân 2016 - 2017 Và Vụ Xuân Hè 2017 Tại Long An


3.2.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón cho cây ngô lai trên đất lúa chuyển đổi

3.2.2.1 Năng suất ngô qua các nghiệm thức phân bón

i) Tại Long An

Ở Long An, năng suất ngô đạt cao nhất ở nghiệm thức bón đầy đủ NPK (tương ứng 8,06 tấn/ha và 5,06 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè). Không bón phân đạm (PK) đưa đến năng suất ngô đạt rất thấp trong cả hai vụ Đông Xuân (1,92 tấn/ha) và Xuân Hè (0,78 tấn/ha) (Bảng 3.16).

Bảng 3.16 Năng suất ngô lai MN585 ở các lô bón khuyết dinh dưỡng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và vụ Xuân Hè 2017 tại Long An


Nghiệm

Năng suất (tấn/ha)

Đáp ứng năng suất (tấn/ha)

Hiệu quả nông học (kg ngô/kg dưỡng chất)

thức

ĐX XH Dưỡng chất

ĐX XH TB ĐX XH TB

PK 1,92 c 0,78 c N 6,14 4,28 5,21 27,91 19,47 23,69

NK 6,86 b 3,45 b P 1,20 1,61 1,40 13,32 17,89 15,60

NP 6,58 b 2,95 b K 1,48 2,11 1,79 24,63 35,19 29,91

NPK 8,06 a 5,06 a


CV (%) 9,4 12,8 LSD0,05 1,10* 0,78*

PK: bón khuyết N; NK: bón khuyết P; NP: bón khuyết K; NPK: bón đầy đủ N, P,

K. ĐX: Vụ Đông Xuân 2016-2017; XH: Vụ Xuân Hè 2017. Trong cùng một cột các ký tự theo sao các số khác nhau thể hiện khác biệt qua phân tích thống kê (P<0,05). *: khác biệt ở mức ý nghĩa P<0,05. PK: 90 P2O5 - 60 K2O, NK: 200 N - 60 K2O, NP: 200 N - 90 P2O5, NPK: 200 N - 90 P2O5 - 60 K2O.


ii) Tại Đồng Tháp

Trong cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè ở Đồng Tháp, năng suất ngô đạt cao nhất ở nghiệm thức bón đầy đủ NPK năng suất ngô đạt tương ứng 11,02 và 10,76 tấn/ha. Năng suất ngô đạt thấp nhất ở nghiệm thức không PK (6,48 và 3,14 tấn/ha) và khác biệt với các nghiệm thức NK (9,71 và 8,99 tấn/ha), NP (9,42 và 8,56 tấn/ha) và NPK (11,02 và 10,76 tấn/ha) (Bảng 3.17).


Bảng 3.17 Năng suất ngô lai MN585 ở các lô bón khuyết dinh dưỡng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và vụ Xuân Hè 2017 tại Đồng Tháp


Nghiệm

Năng suất (tấn/ha)

Đáp ứng năng suất (tấn/ha)

Hiệu quả nông học (kg ngô/kg dưỡng chất)

thức

ĐX XH Dưỡng chất

ĐX XH TB ĐX XH TB

PK 6,48 c 3,13 c N 4,54 7,63 6,08 22,64 34,68 27,66

NK 9,71 b 8,99 b P 1,31 1,78 1,54 14,52 19,74 17,13

NP 9,42 b 8,56 b K 1,60 2,20 1,90 26,71 36,65 31,68

NPK 11,02 a 10,76 a


CV (%) 6,6 7,3 LSD0,05 1,21* 1,15*

PK: bón khuyết N; NK: bón khuyết P; NP: bón khuyết K; NPK: bón đầy đủ N, P,

K. ĐX: Vụ Đông Xuân 2016-2017; XH: Vụ Xuân Hè 2017. Trong cùng một cột các ký tự theo sao các số khác nhau thể hiện khác biệt qua phân tích thống kê (P<0,05). *: khác biệt ở mức ý nghĩa P<0,05. PK: 90 P2O5 - 60 K2O, NK: 200 N - 60 K2O, NP: 200 N - 90 P2O5, NPK: 200 N - 90 P2O5 - 60 K2O.


Từ kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức bón khuyết dưỡng chất đạm (PK), lân (NK) hoặc K (NP) đều đưa đến năng suất ngô thấp hơn so với bón đầy đủ N, P, K (NPK) ở hai điểm thí nghiệm và các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Năng suất ngô ở nghiệm thức bón khuyết đạm (PK) đạt thấp nhất, chứng tỏ đạm là yếu tố dinh dưỡng hạn chế quan trọng nhất lên năng suất ngô. Không bón đạm năng suất ngô đạt cao hơn ở Đồng Tháp so với Long An và năng suất đạt cao hơn trong vụ Đông Xuân so với vụ Xuân Hè (Bảng 3.16, Bảng 3.17). Điều này có thể suy ra dinh dưỡng đạm trong đất phù sa ở Đồng Tháp cao hơn ở Long An (đất xám bạc màu).

Năng suất ngô ở nghiệm thức NK và NP không khác biệt thống kê trong cùng mùa vụ canh tác ở các vùng khác nhau. Tuy nhiên, năng suất ngô có xu hướng cao hơn khi không bón lân so với nghiệm thức không bón kali (Bảng 3.16, Bảng 3.17). Trong vụ Đông Xuân năng suất ngô ở các nghiệm thức không bón lân và kali đều đạt cao hơn so với trong vụ Xuân Hè ở cả hai điểm thí nghiệm.


Kết quả thí nghiệm cho thấy điều kiện thổ nhưỡng ở các vùng đã ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dưỡng chất P và K trong đất. Trên đất phù sa ở Đồng Tháp khả năng cung cấp dưỡng chất dễ tiêu cho cây ngô cao hơn so với ở Long An (đất xám nghèo dinh dưỡng). Ngoài ra, trong điều kiện thâm canh lúa liên tục nhưng không chú ý hoàn trả và bổ sung kali trong đất cũng dẫn đến thiếu hụt kali cho cây trồng (Nguyễn Mỹ Hoa và cộng sự, 1993) [38], hàm lượng kali giảm dần theo thời gian canh tác ở các vùng thâm canh lúa (Nguyễn Mỹ Hoa và cộng sự, 2008) [36] và đạt cân bằng âm nếu không bón kali (Trần Ngọc Thái và Nguyễn Mỹ Hoa, 2012) [54]. Canh tác lúa liên tục còn dẫn đến sự biến đổi các khoáng sét trong đất do cây trồng hấp thu nhiều kali (Trần Kim Tính và Lê Văn Khoa, 2011) [53]. Báo cáo của Nguyễn Văn Bộ (2013) [45] cũng cho thấy mối tương hỗ giữa N - K trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm, cải thiện năng suất ngô. Do đó cần chú ý lượng phân kali cung cấp cho cây ngô sau vụ lúa.

Tóm lai, năng suất ngô đạt cao theo thứ tự bón đầy đủ NPK>NK=NP>> PK và năng suất ngô đạt cao hơn ở Đồng Tháp so với ở Long An.

3.2.2.2 Hiệu quả nông học của đạm, lân và kali đối với ngô lai MN585

i) Tại Long An

Trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và Xuân Hè 2017 ở Long An, mức đáp ứng năng suất ngô đối với các dưỡng chất đa lượng theo thứ tự N>>P=K. Năng suất ngô có đáp ứng cao khi bón phân N (4,28 - 6,14 tấn/ha), năng suất thấp với phân P (1,20 - 1,61 tấn/ha) và K (1,48 - 2,11 tấn/ha) (Bảng 3.16).

ii) Tại Đồng Tháp

Trong vụ Đông Xuân, mức đáp ứng năng suất ngô cao với N (4,54 tấn/ha), đáp ứng năng suất ngô thấp đối với P (1,31 tấn/ha) và K (1,60 tấn/ha). Hiệu quả nông học của N, P, K lần lượt là 22,64 kg ngô/kg N; 14,52 kg ngô/kg P2O5 và 26,71 kg ngô/kg K2O (Bảng 3.17).

Vụ Hè Thu 2017 mức đáp ứng năng suất ngô với phân bón N>>P= K lần

lượt là 7,63; 1,78 và 2,20 tấn/ha. Hiệu quả nông học của N, P, K lần lượt là 34,68 kg ngô/kg N; 19,74 kg ngô/kg P2O5 và 36,65 kg ngô/kg K2O. Năng suất ngô và hiệu


quả nông học trong vụ Xuân Hè 2017 cao hơn trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 ở Đồng Tháp (Bảng 3.17).

Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất ngô ở nghiệm thức không bón đạm đạt thấp (0,78 - 1,92 tấn/ha ở Long An và 3,13 - 6,48 tấn/ha ở Đồng Tháp), do đó có sự đáp ứng năng suất ngô với đạm cao (đạt trung bình 4,37 - 7,63 tấn/ha qua hai điểm thí nghiệm). Đáp ứng năng suất ngô với đạm ở Đồng Tháp cao hơn so với ở Long An (trung bình đạt 6,09 tấn/ha ở Đồng Tháp và đạt 5,26 tấn/ha ở Long An). Điều này cho thấy khả năng cung cấp đạm của đất thấp (đặc biệt ở Long An), trong khi khả năng cung cấp lân và kali của đất đạt cao (đáp ứng năng suất ngô thấp với lân < 2,0 tấn/ha và kali ≤ 2,2 tấn/ha) (Bảng 3.16; Bảng 3.17).

Báo cáo cáo của Prasad (2011) [130] cho thấy đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng giúp gia tăng đến 92% năng suất ngô. Kết quả thí nghiệm cũng đã khẳng định đạm là dưỡng chất quan trọng trong canh tác ngô ở Long An và Đồng Tháp, không bón phân đạm đưa đến năng suất rất thấp (không mang lại hiệu quả kinh tế trong điều kiện thí nghiệm ở Long An).

Theo Janssen (1990) [96], từ 1 kg N có thể sản xuất 49 kg hạt ngô, tuy nhiên báo cáo của Prasad (2011) [129] cho thấy hiệu quả nông học của N (kg hạt/kg N) trên cây ngô thấp, trung bình đạt 12,5 kg ngô/kg N. Một nghiên cứu khác của Ladha và cộng sự (2005) [105] cho thấy hiệu quả nông học của N ở khu vực Châu Á đạt 24,5 ± 0,5 kg ngô/kg N và trên cây ngô thấp (trung bình 24,2 ± 1,6 kg ngô/kg N) do sự mất N từ các quá trình từ hệ thống đất - cây trồng. Nguyễn Như Hà (2006) [39] cho rằng để tạo ra 1 tấn ngô hạt cần khoảng 27 kg N tùy thuộc vào mùa vụ. Báo cáo của Pasuquin và cộng sự (2010) [126] cũng cho thấy hiệu quả nông học trung bình đạt 25,1 kg ngô/kg N ở khu vực Đông Nam Á và đạt 25,2 kg ngô/kg N ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Ngô Ngọc Hưng (2009) [26], Trinh Quang Khuong và cộng sự (2010) [161] thực hiện ở vùng ĐBSCL cho thấy đáp ứng năng suất của ngô theo thứ tự N>>P=K và mức đáp năng suất ngô < 5,0 tấn/ha (Witt và cộng sự, 2009) [172].


Năng suất ngô biến động tùy vùng sinh thái và đạt cao nhất trên vùng đất phù sa không bồi ở Đồng Tháp, thấp nhất trên vùng đất xám bạc màu ở Long An. Lượng phân kali cần được bổ sung, hoàn trả lại cho đất do cây ngô lấy đi từ thân lá và hạt. Trong điều kiện bình thường, lượng kali cung cấp từ đất tương ứng 30 kg K2O/ha (Trần Ngọc Thái và Nguyễn Mỹ Hoa, 2012) [54], lượng kali cây ngô lấy đi để đạt năng suất hạt tương ứng 30 kg K2O/ha (Witt và cộng sự, 2009) [172]. Với mức đáp ứng năng suất trung bình từ 1,79 - 1,90 tấn hạt ngô/ha trong kết quả nghiên cứu này, hiệu quả sử dụng phân kali 60%, lượng kali cần bổ sung từ phân bón tương đương 90 kg K2O/ha.

3.2.3 Xác định liều lượng đạm và mật độ thích hợp cho giống ngô lai tuyển chọn trên đất lúa chuyển đổi tại ĐBSCL

3.2.3.1 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng của cây ngô

i) Vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp có ảnh hưởng gián tiếp lên năng suất thông qua số hạt/bắp và khối lượng hạt (Sumalini và Manjulatha, 2012) [149].

Qua các liều lượng phân đạm khác nhau, kết quả thí nghiệm cho thấy tăng lượng phân đạm đưa đến tăng chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở hai điểm thí nghiệm. Ở Long An, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp tăng khi tăng mức phân đạm lên 200 kg N/ha (tương ứng 184,5 cm và 93,3 cm). Tiếp tục tăng lượng phân đạm đưa đến các giá trị này không khác biệt thống kê so với mức 200 kg N/ha. Ở Đồng Tháp, chiều cao cây tăng khi tăng lượng phân đạm lên đến mức 240 kg N/ha (217,4 cm), tăng lượng phân đạm lên mức 280 kg N/ha (223,4 cm). Chiều cao đóng bắp không khác biệt qua phân tích thống kê (đạt 93,2 - 102,9 cm) (Bảng 3.18 và Bảng 3.19).

Qua các mật độ trồng khác nhau cho thấy chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở Long An có xu hướng giảm khi tăng mật độ trồng. Ngược lại, ở Đồng Tháp, chiều cao cây tăng lên đến mật độ nhất định, tiếp tục tăng mật độ đưa đến giảm chiều cao cây và chiều cao đóng bắp.


Trong điều kiện ở Long An, tăng mật độ trồng đưa đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp có xu hướng giảm nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê (dao động từ 173,4 - 177,8 cm), chiều cao đóng bắp đạt cao nhất và không khác biệt qua phân tích thống kê ở mật độ 5,7 vạn cây (92,3 cm) và 7,1 vạn cây/ha (90,9 cm) (Bảng 3.18 và Bảng 3.19).

Ở Đồng Tháp, tăng mật độ trồng đưa đến tăng chiều cao cây khi tăng mật độ từ 5,7 vạn cây/ha lên 8,4 vạn cây/ha (215,9 cm), tiếp tục tăng mật độ lên 11,0 vạn cây/ha chiều cao cây tăng lên (221,9 cm) nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê so với mật độ 8,4 vạn cây/ha. Chiều cao đóng bắp có xu hướng tăng khi tăng mật độ nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê (đạt 94,8 - 100,9 cm) (Bảng 3.18 và Bảng 3.19).

ii) Vụ Xuân Hè 2017

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp có xu hướng tương tự như trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 qua các liều lượng phân đạm và mật độ trồng. Ở Long An, tăng mật độ trồng đưa đến giảm chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở Long An, mật độ 5,7 - 7,1 vạn cây/ha đưa đến chiều cao cây và chiều cao bắp đạt cao và không khác biệt qua phân tích thống kê. Ở Đồng Tháp, chiều cao cây tăng khi tăng liều lượng đạm đến mức 280 kg N/ha và mật độ 9,5 vạn cây/ha (Bảng 3.20 và Bảng 3.21). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy liều lượng đạm và mật độ trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây ngô, bón đầy đủ N, P, K giúp tăng chiều cao cây ngô. (Asghar và cộng sự, 2010 [67]; Safari, 2014 [137]; Gul và cộng sự, 2015 [93].

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy điều kiện thổ nhưỡng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ngô. Chiều cao cây ngô đạt cao nhất khi cung cấp đầy đủ dưỡng chất N, P, K và mức độ đáp ứng với dưỡng chất khác nhau tùy điều kiện thổ nhưỡng và mật độ trồng ở từng nơi.

Ở Long An, trên nhóm đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng thấp và dễ bị mất đi do bốc hơi và rửa trôi. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đạt cao nhất ở mức 200 kg N/ha ở cả hai vụ. Mật độ trồng


không đưa đến khác biệt thống kê về chiều cao cây ở cả hai vụ, nhưng ở mật độ trồng thấp 5,7 - 7,1 vạn cây/ha chiều cao cây có xu hướng đạt cao hơn.

Ở Đồng Tháp thuộc nhóm đất phù sa không được bồi, khả năng cung cấp dưỡng chất ở dạng dễ tiêu cho cây ngô cao hơn. Vì vậy, cây ngô đáp ứng với phân bón và mật độ trồng cao hơn. Chiều cao cây ngô đạt cao đến 240 kg N/ha trong vụ Đông Xuân (P<0,05) và 280kg N/ha trong vụ Xuân Hè (P>0,05). Mật độ 11,0 vạn cây/ha trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017, vụ Xuân Hè chiều cao cây tăng đến 9,5 vạn cây/ha. Các kết của nghiên cứu của Nour (1992) [122]; Nwogboduhu (2016)

[123] cho thấy mật độ trồng tăng đưa đến chiều cao cây cao hơn. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ tăng trưởng và sự tăng trưởng sinh lý của cây ngô tăng khi mật độ và lượng đạm tăng (Valadabadi và Farahani, 2010) [166].

Tóm lại, tăng liều lượng đạm đưa đến tăng chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở cả hai điểm thí nghiệm. Tăng mật độ trồng đưa đến tăng chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở Đồng Tháp nhưng giá trị này giảm trong điều kiện ở Long An.


Bảng 3.18 Chiều cao cây ngô lai MN585 (cm) qua các liều lượng đạm và mật độ trồng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Liều lượng đạm

Long An Đồng Tháp

Mật độ (vạn cây/ha)

(kg N/ha)

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

120

160,3

160,3

168,3

169,3

164,6 c

216,0

205,0

210,3

202,3

208,4 c

160

170,0

170,0

172,7

173,7

171,6 bc

218,7

217,0

200,0

208,7

211,1 bc

200

177,3

184,7

174,0

176,7

178,2 ab

220,7

215,0

218,3

203,3

214,3 bc

240

180,3

185,3

188,7

174,7

182,3 a

226,0

218,0

211,3

214,3

217,4 ab

280

179,0

182,7

185,3

191,0

184,5 a

228,3

224,3

218,3

222,7

223,4 a

Trung bình

173,4 a

176,6 a

177,1 a

177,8 a


221,9 a

215,9 ab

211,6 b

210,3 b


CV (%)



6,57





5,37



F(N)

F(MĐ) F(N˟MĐ)



7,57*

0,61 Ns

0,75 Ns





3,88*

3,92*

0,96 Ns



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 15

Trong cùng một cột hoặc hàng, các ký tự theo sau giống nhau không khác biệt qua phân tích Duncan (P>0,05). *: Khác biệt thống kê (P<0,05)

Bảng 3.19 Chiều cao đóng bắp của ngô lai MN585 (cm) qua các liều lượng đạm và mật độ trồng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Liều lượng đạm

Long An Đồng Tháp

Mật độ (vạn cây/ha)

(kg N/ha)

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

120

85,3

79,7

85,0

88,7

84,7 b

93,0

97,0

97,0

85,7

93,2 a

160

83,7

89,0

86,7

88,3

86,9 b

102,3

99,0

92,0

89,0

95,6 a

200

86,0

91,3

93,3

95,0

91,3 a

99,7

99,0

101,0

92,0

97,9 a

240

87,7

90,3

93,7

93,7

91,4 a

106,7

97,0

101,7

103,3

102,2 a

280

89,7

91,7

96,0

95,7

93,3 a

103,0

107,3

97,3

104,0

102,9 a

Trung bình

86,5 c

88,4 bc

90,9 ab

92,3 a


100,9 a

99,9 a

97,8 a

94,8 a


CV (%)



6,45





10,95



F(N)

F(MĐ)

F(N˟MĐ)



6,99*

4,58*

0,66 Ns





1,7 Ns

0,88 Ns

0,48 Ns



Trong cùng một cột hoặc hàng, các ký tự theo sau giống nhau không khác biệt qua phân tích Duncan (P>0,05). *: Khác biệt thống kê (P<0,05)

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí