+ Hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn.
- Độ bền gel: Theo TCN 424 - 2000.
+ Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối sứ.
+ Cân 100 mg bột cho vào ống nghiệm có kích thước (chiều cao × đường kính): 100×13 mm.
+ Bổ sung 0,2 ml ethanol 95% có chứa 0,025% Thymol blue để cản trở sự vón cục do hồ hóa và tạo màu để dễ quan sát, trộn đều mẫu.
+ Bổ sung thêm 2 ml 0,2N KOH, trộn đều mẫu.
+ Ống nghiệm chứa mẫu được đun sôi trong 8 phút sau đó để nguội 5 phút ở nhiệt độ phòng, rồi làm lạnh trong nước đá 20 phút.
+ Đặt ống nghiệm nằm ngang trên mặt bàn cho gel chảy đều. Để gel đông sau 60 phút, tiến hành đo.
+ Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
- Độ trở hồ: Theo TCNVN 5715:1993 [27].
Hạt lúa được bóc vỏ, sau đó cho vào mỗi đĩa petri nhựa 10 hạt và mỗi giống được tiến hành thí nghiệm trên 2 đĩa Petri nhựa. Bổ sung 10 ml KOH 1,7%, rồi dàn đều các hạt lúa trên bề mặt đĩa. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 23 giờ. Phân tích mẫu bằng mắt thường.
Bảng 2.8. Phân loại hạt gạo dựa vào độ trở hồ
Cấp độ trở hồ | |
Hạt không bị ảnh hưởng | 1 |
Hạt phồng lên | 2 |
Hạt phồng lên rìa hẹp không rõ | 3 |
Hạt phồng lên rìa rộng và rõ | 4 |
Hạt bị tách rời, rìa rộng và rõ | 5 |
Hạt tan và kết với rìa | 6 |
Hạt tan hoàn toàn và hòa lẫn vào nhau | 7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phản Ứng Của Các Quần Thể Rầy Nâu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Với Giống Kháng
- Tỷ Lệ Sống Sót Của 3 Quẩn Thể Rầy Nâu Trên Các Giống Kháng Ở Hàn Quốc
- Phương Pháp Thu Thập Và Duy Trì Giống Chuẩn Kháng Và Giống Chuẩn Nhiễm
- Cấp Gây Hại Và Mức Độ Kháng Của Các Giống Lúa Chuẩn Kháng Đối Với Quần Thể Rầy Nâu Thừa Thiên Huế (Theo Phương Pháp Ống Nghiệm)
- Tổng Hợp Tính Kháng Quần Thể Rầy Nâu Ở Thừa Thiên Huế Của Các Giống Lúa Thí Nghiệm
- Kết Quả Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Các Giống Lúa Kháng Rầy Nâu Tại Hương Trà Trong Vụ Hè Thu 2011
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
+ Xác định hàm lượng amylose: Theo TCNVN 5716-1:2008 [28].
- Hạt lúa được bóc vỏ và nghiền mịn trong cối sứ. Cho 100 mg mẫu nghiền vào ống nghiệm 50 ml, bổ sung 4 ml Dimethylsulfoxide 90%. Trộn đều và ủ mẫu ở 850C trong 15 phút để hòa tan hết amylose, để nguội ở nhiệt độ phòng. Chỉnh thể tích đến 10 ml bằng nước cất 2 lần. Hút 1 ml chuyển qua bình tam giác 250 ml. Bổ sung thêm 20 ml nước cất 2 lần và lắc đều bằng tay. Sau đó, bổ sung tiếp 5 ml dung dịch KI + I2 (0,0065 M KI/0,0025 M I2), lắc đều để phát triển màu trong 15 phút ở nhiệt độ phòng. Hút 1 ml đem đo ở bước sóng 600 nm. Mẫu trắng được tiến hành song song nhưng không có hòa tan mẫu.
- Đường chuẩn amylose được tiến hành như trên với các thang nồng độ
10%; 20%; 40%; 60%; 80%; 100%
- Hàm lượng amylose mẫu được tính theo đường chuẩn.
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ, phân bón) đối với giống lúa kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế
2.5.4.1. Phương pháp thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với giống lúa kháng rầy HP28 tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng đã xác định được giống HP28 là giống lúa biểu hiện kháng rầy nâu tốt nhất, chúng tôi tiếp tục tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với giống lúa này.
- Thí nghiệm được bố trí 4 công thức mật độ gieo sạ, tương ứng với 4 mức lượng giống gieo sạ khác nhau cho 01 ha, ở các mức bao gồm: 40kg - 50kg
- 60kg - 70kg.
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), 3 lần lặp lại; diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2.
- Thời vụ gieo: vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu 2012.
- Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất phù sa cổ Hợp tác xã Hương An, thị xã Hương Trà và vùng đất cát ven biển Hợp tác xã Phú Đa 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy nâu (con/m2); Chiều cao cây (cm); Khả năng đẻ nhánh (nhánh); Số bông/m2 (bông); Số hạt/bông (hạt); Số hạt chắc/bông (hạt); P1000 hạt (gam); Năng suất lý thuyết (tạ/ha); Năng suất thực thu (tạ/ha).
Bảo vệ
Bảo vệ
Bảo vệ
Bảo vệ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Iva | IIIa | IIa | |
IVb | Ib | IIb | IIIb |
IIIc | IVc | Ic | IIc |
Ghi chú: - I: Công thức I: 40kg/ha
- II: Công thức II: 50kg/ha
- III: Công thức III: 60kg/ha
- IV: Công thức IV: 70kg/ha
- a,b,c là số lần lặp lại.
2.5.4.2. Phương pháp thí nghiệm về ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đối với giống lúa HP28 tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đối với giống lúa kháng rầy HP28.
- Thí nghiệm một nhân tố là tổ hợp các liều lượng phân bón đạm và kali khác nhau, 6 công thức với các tổ hợp phân bón như sau:
Công thức 1: Nền + 90 N + 80 K20 (đối chứng) Công thức 2: Nền + 90 N + 100 K20
Công thức 3: Nền + 120 N + 80 K20 Công thức 4: Nền + 120 N + 100 K20 Công thức 5: Nền + 150 N + 80 K20 Công thức 6: Nền + 150 N + 100 K20
Trong đó: Nền là 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 90 P205
- Thí nghiệm được áp dụng theo “Tiêu chuẩn 10-TCN 216-2003)” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [29].
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), 3 lần lặp lại, với diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2.
- Thời vụ gieo: vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và vụ Hè Thu 2013.
- Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất phù sa cổ Hợp tác xã Hương An, thị xã Hương Trà và vùng đất cát ven biển Hợp tác xã Phú Đa 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy nâu (con/m2); Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển (cm); Khả năng đẻ nhánh (nhánh); Số bông/m2 (bông); Số hạt/bông (hạt); Số hạt chắc/bông (hạt); P1000 hạt (gam); Năng suất lý thuyết (tạ/ha); Năng suất thực thu (tạ/ha).
- Các chỉ tiêu về tính chất hoá học đất trước và sau thí nghiệm: Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20cm trước và sau thí nghiệm, được phơi khô trong không khí và phân tích các chỉ tiêu sau: pHKCl: phương pháp pH met. Hàm lượng C hữu cơ (OC): Phương pháp Tuirin. Đạm tổng số: Phương pháp Kjeldahl. Lân tổng số: Phương pháp so màu trên quang phổ kế. Kali tổng số: Phương pháp quang kế ngọn lửa.
Bảo vệ
Bảo vệ
Bảo vệ
Bảo vệ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
IIIa | VIa | Va | Ia | IVa | |
Vb | IIb | Ib | IVb | VIb | IIIb |
Ic | Vc | IIIc | IVc | IIc | VIc |
Ghi chú: - I: Công thức 1: Nền + 90 N + 80 K20 (đối chứng)
- II: Công thức 2: Nền + 90 N + 100 K20
- III: Công thức 3: Nền + 120 N + 80 K20
- IV: Công thức 4: Nền + 120 N + 100 K20
- V: Công thức 5: Nền + 150 N + 80 K20
- VI: Công thức 6: Nền + 150 N + 100 K20
- a,b,c là số lần lặp lại.
2.6. Điều kiện nghiên cứu
Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực Thừa Thiên Huế trong các vụ Đông Xuân từ tháng 01 đến tháng 4 hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều đợt không khí lạnh tăng cường, có nhiều mưa, nền nhiệt độ trong các tháng thấp, dao động từ 17,1 đến 26,30C. Vì vậy đã tác động đến khả năng phát sinh gây hại của các loài côn trùng nói chung và rầy nâu nói riêng.
Do ảnh hưởng của mưa và không khí lạnh nên nhìn chung mật độ rầy nâu trong các vụ Đông Xuân ở tháng 1 và 2 thấp, ít gây thiệt hại đến cây lúa. Tuy nhiên, trong các tháng 3 và tháng 4, nền nhiệt độ tăng lên, bên cạnh đó xuất hiện mưa nắng xen kẽ do chịu ảnh hưởng của rìa đông nam áp thấp nóng phía tây nên xuất hiện nắng nóng cục bộ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu gia tăng mật độ và phát sinh gây hại. Mặt khác, do ảnh hưởng của ẩm độ cao cũng làm xuất hiện một số loài nấm bệnh gây hại trên cây lúa như đạo ôn, khô vằn...
Thời tiết vụ Hè Thu tại Thừa Thiên Huế (từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm) nhìn chung tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài dịch hại phát sinh gây hại, đặc biệt là rầy các loại (rầy nâu và rầy lưng trắng).
Thời kỳ đầu của vụ Hè Thu (tháng 6 và 7) thông thường thời tiết nắng nóng trên diện rộng, nền nhiệt độ cao, dao động từ 25,9 đến 29,50C, lượng mưa thấp gây khô hạn, nên đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Thời kỳ cuối (tháng 8, 9) nhiệt độ thường giảm xuống và xuất hiện mưa, đồng thời đây cũng là thời kỳ cây lúa trổ, chín nên đã tạo điều kiện về khí hậu và thức ăn thuận lợi cho rầy nâu tiếp tục tích lũy gia tăng mật độ và gây hại. Nhìn chung, khí hậu thời tiết tại Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu thuận lợi hơn cho sự sinh trưởng, phát triển gây hại của rầy nâu trên cây lúa so với vụ Đông Xuân.
Bảng 2.9. Diễn biến khí hậu thời tiết các vụ Đông Xuân và Hè Thu Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến năm 2013
Tháng | Nhiệt độ (0C) | Ẩm độ (%) | Mưa | Số giờ nắng (giờ) | |||||
TB | Max | Min | TB | Min | Số ngày mưa (ngày) | Lượng mưa (mm) | |||
2011 | 01 | 17,1 | 21,8 | 13,6 | 95,7 | 72 | 30 | 361,2 | 14 |
02 | 19,5 | 31,6 | 13,5 | 92 | 63 | 7 | 14,3 | 101 | |
03 | 18,9 | 31,4 | 13,3 | 93 | 68 | 18 | 167,4 | 80 | |
04 | 23,9 | 34,1 | 21,1 | 90 | 63 | 9 | 72,9 | 149 | |
06 | 28,8 | 36,6 | 23,4 | 81 | 39 | 8 | 87,9 | 218 | |
07 | 29,0 | 37,7 | 22,7 | 77 | 48 | 7 | 16,0 | 216 | |
08 | 28,4 | 36,9 | 23,4 | 83 | 48 | 7 | 59,3 | 204 | |
09 | 26,7 | 27,7 | 21,6 | 90 | 41 | 23 | 714,5 | 106 | |
2012 | 01 | 19,3 | 29,8 | 15,7 | 95 | 64 | 21 | 155,9 | 30 |
02 | 20,1 | 35,2 | 15,0 | 92 | 58 | 13 | 71,6 | 62 | |
03 | 22,6 | 35,7 | 16,2 | 90 | 61 | 10 | 17,3 | 111 | |
04 | 26,3 | 37,5 | 18,5 | 85 | 50 | 8 | 51,1 | 180 | |
06 | 29,1 | 35,9 | 24,7 | 80 | 52 | 5 | 102 | 63 | |
07 | 29,5 | 37,8 | 23,9 | 75 | 40 | 3 | 7,6 | 108 | |
08 | 29,4 | 38,2 | 24,0 | 76 | 39 | 3 | 3,7 | 74,9 | |
09 | 25,9 | 32,7 | 22,8 | 91 | 64 | 6 | 60,6 | 40 | |
2013 | 01 | 19,8 | 28,4 | 14,5 | 15 | 47,3 | 91 | 59 | 90 |
02 | 22,9 | 32,0 | 16,5 | 6 | 27,0 | 90 | 62 | 144 | |
03 | 24,6 | 35,0 | 16,8 | 10 | 64,0 | 88 | 56 | 159 | |
04 | 26,2 | 39,7 | 20,4 | 13 | 25,4 | 86 | 41 | 159 | |
06 | 28,7 | 39,5 | 21,0 | 79 | 40 | 9 | 43,4 | 263 | |
07 | 28,5 | 37,8 | 20,5 | 79 | 40 | 10 | 96,0 | 226 | |
08 | 27,9 | 36,7 | 23,0 | 83 | 50 | 15 | 118,3 | 206 | |
09 | 29,2 | 36,2 | 23,6 | 79 | 45 | 4 | 7.5 | 92 |
(Nguồn: Trạm khí tượng - Thủy văn, tỉnh Thừa Thiên Huế)
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các chỉ tiêu theo dõi trên đồng ruộng của các giống lúa được so sánh bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (one-way ANOVA) bằng phần mềm Statistix 9.0.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định dòng sinh học (biotype) của rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
3.1.1. Độc tính của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
Rầy nâu là loài sâu hại có tính bền vững và khả năng sinh sản cao, tính thích nghi và chống chịu với các điều kiện bất lợi tốt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở các vùng sinh thái khác nhau, quần thể rầy nâu có sự biến đổi khác nhau tạo các biotype, cho nên độc tính gây hại và mức độ thiệt hại cũng khác nhau. Ở Thừa Thiên Huế, cho đến nay những nghiên cứu về độc tính của rầy nâu hại lúa và khả năng hình thành biotype rầy nâu chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đánh giá độc tính của quần thể rầy nâu thu thập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xác định biotype rầy nâu ở Thừa Thiên Huế để có hướng sử dụng hiệu quả các giống lúa kháng rầy nâu trong giai đoạn hiện nay.
Độc tính của rầy nâu được biểu hiện bằng tỷ lệ rầy cái có bụng to và khả năng sống sót của rầy trên các giống mang gen chuẩn kháng đặc trưng cho sự thích nghi của các quần thể rầy nâu với giống mang gen kháng. Kết quả đánh giá tính độc của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế đối với các giống mang gen chuẩn kháng theo phương pháp ống nghiệm của Tanaka và Matsumura (2000) được chúng tôi ghi nhận ở (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 cho thấy rằng rầy nâu đều có khả năng sống trên các giống chuẩn kháng: Trên giống Mudgo (mang gen kháng Bph1), tỷ lệ rầy nâu mang độc tính là 40,00%. Trên giống ASD7 (mang gen kháng bph2), tỷ lệ rầy nâu mang độc tính là 44,00%, tỷ lệ này tương tự trên giống Babawee (mang gen kháng bph4) và giống PTB33 (mang gen kháng bph2 và Bph3). Đối với giống chuẩn nhiễm TN1 (không mang gen kháng) tỷ lệ rầy sống sót là cao nhất (48,00%).
Bảng 3.1. Tỷ lệ rầy nâu mang độc tính của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế khi sống trên các giống chuẩn kháng (TB ± SE)
Tỷ lệ rầy nâu mang độc tính trong quần thể (%) | |
Mudgo | 40,00 ± 12,65a |
ASD7 | 44,00 ± 14,70a |
Rathu Henati | 32,00 ± 8,00a |
Babawee | 44,00 ± 11,66a |
PTB33 | 44,00 ± 7,48a |
TN1 (Đ/C) | 48,00 ± 8,00a |
Ghi chú: TB: Trung bình, SE: Sai số chuẩn; Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu hiện sự không sai khác có ý nghĩa tại mức tin cậy P<0,01.
Kết quả của thí nghiệm trên chỉ ra rằng quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế có độc tính cao đối với các giống lúa mang gen chuẩn kháng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên (2005) [7] khi nghiên cứu độc tính của quần thể rầy nâu ở miền Bắc và miền Nam đều cho thấy “Quần thể rầy nâu ở miền Bắc và miền Nam nói chung có độc tính cao với đối với giống mang gen chuẩn kháng phổ biến trong tự nhiên và trong sản xuất”.
Do vậy, cần phải có một chiến lược nghiên cứu về giống lúa kháng rầy nâu để liên tục tạo ra các giống lúa kháng rầy, có như vậy mới có thể hạn chế được sự bùng phát dịch rầy nâu trong tương lai.
3.1.2. Phản ứng của các giống lúa chuẩn kháng đối với quần thể rầy nâu ở
Thừa Thiên Huế
Để đánh giá tính kháng rầy nâu của các giống mang gen chuẩn kháng đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp: Phương pháp ống nghiệm và phương pháp hộp mạ, kết quả được trình bày ở Bảng 3.2 và Bảng 3.3.
Sử dụng giống lúa chuẩn kháng để đánh giá độc tính của rầy nâu ở Thừa Thiên Huế cho thấy: Cấp gây hại và mức độ kháng sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày là sự khác nhau giữa các giống lúa thí nghiệm với đối chứng và giữa các giống thí nghiệm với nhau.