Tuy nhiên, ngoài bữa ăn ngày thường, phải kể đến bữa ăn trong những ngày lễ. Như vậy mới thấy được đầy đủ, xác thực và sinh động nhất truyền thống văn hóa ăn uống của người Dao. Đặc biệt, những bữa ăn ngày lễ không thấy sự phong phú đa dạng của các món ăn mà còn thấy một mặt không thể thiếu trong cuộc sống của người Dao, đó là mặt tinh thần.
“Sự tinh tế và sâu sắc trong văn hóa ẩm thực của người Dao cũng được thể hiện ở trong các bữa ăn ngày lễ. Nó cũng thể hiện sự thành kính trong đời sống tâm linh của họ.
Chính vì vậy mà ở mỗi gia đình, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, dù trong những ngày thường có “ăn đói, mặc rét”, thiếu thốn đủ thứ nhưng đến ngày Tết, họ cũng phải cố gắng sửa soạn, lo để có được một mâm cơm tươm tất để cúng gia tiên và các vị thần linh. Sự hiện diện một cách vô hình của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên… đã làm cho không khí ngày lễ cũng như bữa ăn ngày lễ trở nên thiêng liêng hơn. Sự tinh tế, tài hoa, trí tuệ, công phu của họ cũng được thể hiện ở đây.
Cũng cần phải thấy rằng trong các bữa ăn, đặc biệt là các bữa ăn ngày lễ thì vấn đề sạch sẽ phải được đặt nên hàng đầu. Các dụng cụ nấu nướng: nồi, niêu, xoong chảo,… đến dao, thớt, chày, cối… đều phải được lau chùi kỹ lưỡng trước khi sử dụng. “Do môi trường sống của người Dao ở Phú Thọ sống xen kẽ với các dân tộc khác như người Kinh, người Mường do đó về ẩm thực người Dao ở Phú Thọ có nhiều nét khác so với người Dao ở Hà Giang và các vùng khác. Người Dao ở Phú Thọ trong bữa ăn hàng ngày có nhiều nét cải tiến, họ có ý thức vệ sinh cao hơn, những món ăn được chế biến cẩn thận và đa số đều được nấu chín, ít món ăn sống
hơn người Dao Hà Giang”11 các món ăn thịt sống như gỏi, các món nộm được sử
dụng nhiều, tính nguyên thủy của các món ăn vẫn còn nhiều, nhiều món ăn từ thiên nhiên như rêu, các loại bèo nước được họ rất ưa thích. Người Dao Phú Thọ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi ẩm thực của người Kinh, nhiều món ăn có sự biến tướng, nhiều
11. tác giả có thời gian sống với người Dao ở Hà Giang từ năm 2007 đến năm 2010
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Trong Việc Đề Xuất Giải Pháp
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 6
- Giá Trị Văn Hóa Trong Ời Sống Vật Ch T
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 9
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 10
- Giải Pháp Gắn Với Đào T O, Nghiên Cứu Khoa Học
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
món như bánh chưng, các món xôi có sự thay đổi, bánh chưng họ gói cả bánh chưng vuông, các loại xôi màu có khi bị thay đổi bằng xôi đỗ.
Trong những ngày lễ tết người Dao thương có các món ăn như bánh chưng gù, xôi ngũ sắc, món xôi này được nhuộm từ các loại lá cây tự nhiên, họ cũng ăn thịt gà thịt lợn trong ngày lễ tết bởi họ coi đó là thứ vật tế tốt nhất gửi tới tổ tiên, tới thần linh. Người Dao đặc biệt không ăn thịt chó vào các ngày lễ tết bởi nó có liên quan tới nguồn gốc tổ tiên của người Dao, điều này có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng do điều này có liên quan đến nguồn gốc của người Dao là ông Bàn Vương, nên họ không ăn thịt chó. Nhưng lại có nhiều ý kiến khác cho rằng, do người Dao khi di cư tới Việt Nam địa bàn sinh sống chủ yếu là ở vùng rừng núi, con chó với họ vừa là bạn vừa giúp họ đi săn nên họ coi chó như loại động vật quý trong nhà và không ăn thịt chó. Ẩm thưc người Dao có nhiều nét mang đậm tính dân tộc, vừa thể hiện dấu ấn về văn hóa vừa đậm nét về quan niệm thẩm mỹ của người Dao. Với ẩm thực người Dao Phú Thọ cũng xây dựng cho mình một số các món ăn mang đậm dấu ấn dân tộc, vừa thể hiện tính riêng lại làm nên thương hiệu riêng cho người Dao ở đây. Đó là những món ăn gắn liền với văn hóa Dao. Những món ăn này cũng góp phần tạo nên sự thu hút với khách du lịch, khai thác tốt tiềm năng này có thể tạo nên sự khác biệt trong sự phát triển du lịch. Một số món ăn nổi tiếng khi nhắc tới ẩm thực của người Dao Phú Thọ như:
Gà chín cựa
“gà chín cựa hay còn được gọi là gà nhiều cựa, là đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ mà hơn hết là gà chín cựa của người dân tộc Dao ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Món thịt gà nhiều cựa của rừng Xuân Sơn được chế biến thành đủ các món như xào, hấp, nướng… thơm, ngon đậm đà, hơn hẳn các loại gà thông thường khác”12. Gà chín cựa chỉ có ở vùng Yên Lập, Xuân Sơn, Thanh Sơn. Giống gà này cũng nằm trong truyền thuyết Vua Hùng kén rể, sau này được nuôi rộng rãi hơn, và được người Dao nuôi và nhân giống.
12 . Báo dulichphutho.com.vn
Vịt nhồi lam
Món ăn đặc biệt này cũng giống như lam cơm, lam cá, là cách bà con người dân tộc nấu các món ăn trong những ống tre để trên than, lửa. Nó có vị ngon đặc trưng bởi sự hòa lẫn các loại gia vị Tây Bắc trong ống tre, và quan trọng là không bị bay mất mùi thơm, vị ngon của món ăn. Đầu tiên là thịt vịt, lọc xương, thái mỏng, nhưng vịt phải chọn vịt nuôi bằng ngô, thóc và thả ngoài suối, ngoài ruộng mới thơm. Vịt thái xong đem trộn hoa chuối xắt mỏng và các loại gia vị khác trong đó đặc biệt có hạt dổi và lá dổi, loại lá hiếm có của vườn quốc gia Xuân Sơn. Tất cả đem bỏ vào ống giang, nút kín và đun trên lửa cho đến khi không còn thấy sôi và sủi bọt nữa thì bỏ ra ăn. Món ăn này được biến tấu từ món cơm lam của các dân tộc Tây Bắc.
Cua suối, ốc suối
Cua suối hay còn gọi là cua đá sinh sống ở trong các khe núi đá. Vào mùa hè, thường là vào lúc chiều nhá nhem tối cho đến hết đêm, cua bắt đầu bò từ núi đá ra các khe suối. Khi đó, bà con rủ nhau đi bắt cua bằng tay. Ban ngày, cua lại chui vào hang trong các khe núi, nên nếu muốn bắt được cua thì phải có cần và mồi bằng giun đưa vào hang để dụ cua cặp vào mồi rồi kéo ra13
Lợn mán
Nhiều năm nay đồng bào các dân tộc trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã nuôi được giống lợn lửng đặc trưng và lợn rừng để chế biến các món ăn đặc sản. Người Dao ở đây chỉ mua một đôi lợn giống thuộc dòng lợn ri màu đen tuyền, trán dô, mõm dài, tai chuột, tầm vóc nhỏ, một năm tuổi chỉ đạt 10-15kg rồi thả vào khu rừng gần nhà để chúng tự dũi đất, tha lá cây làm ổ, kiếm ăn, sinh đẻ. Thức ăn của lợn là các loại côn trùng như giun, dế, ốc; các loại lá cây, củ, quả.
13. Trang thông tin của tanson.phutho.gov.vn
2.2.3. Nhà ở
Nhà ở của người Dao quần chẹt ở tỉnh Phú Thọ chủ yếu là nhà nửa sàn nửa đất. Đó là loại nhà lợi dụng phần sàn để nằm ngủ, phần nền đất để sinh hoạt và làm bếp. Nguyên vật liệu làm nhà thường kiếm ngay tại chỗ, chủ yếu là thảo mộc: Gỗ, tre, nứa, lá. Kỹ thuật lắp ráp khá đơn giản: Buộc lạt, con sỏ, ngoãm hoặc mộng trơn. Phần nền đất: gain bên phải có chạn bát, bếp. Kề với gian này có chuồng gà. Gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra cửa giữa, nhà thường có hai bếp (một bếp ở gian ngoài để sưởi ấm vào mùa đông dành cho đàn ông và khi có khách đến). Phần nền sàn, gian nhà bên phải là phòng ngủ, giường ngủ của con trai thường đặt sau giường của khách, còn phòng ngủ của con gái thường đặt phía trong gần bếp, kề với gian này là máng nước và cũng là buồng tắm. Gian bên trái phòng ngủ của khách và cũng là nơi tiếp khách có vách ngăn với lối xuống nền. Nhà thường có 3 cửa, hai cửa ra vào ở hai đầu hồi, một cửa thứ ba ở phần nền sân thông với gầm sàn bằng một cái thang nhỏ. Nhà nửa sàn nửa đất không phải là một bước phát triển của loại hình nhà đất mà là một biến dạng của loại hình nhà đất.
Chọn hướng làm nhà là một quan niệm khá phổ biến, được tồn tại lâu đời trong tâm thức của người dân Việt Nam. Đối với người Dao cũng vậy. Tuy nhiên, họ không làm nhà theo một hướng nhất định mà chọn hướng nhà theo tuổi của gia chủ.
Theo quan niệm cổ truyền của người Dao, ngôi nhà lý tưởng phải được xây dựng ở nơi cao ráo, cho phép quan sát được khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng nương, có nơi để buộc trâu bò, không thiếu nước ăn trong mùa khô. Họ thích dựng nhà ở gần rừng, bởi rừng là nguồn tài nguyên quyết định mức sống cũng như thời gian cư trú của các gia đình trong bản. Rừng cung cấp đất canh tác, cung cấp rau, củ quả, muông thú, vật liệu để làm nhà…
Trước khi dựng nhà họ cúng để xem thần linh, thổ địa có cho phép sinh sống ở đó không. Thông thường, gia chủ khấn tổ tiên tại nhà mình sau đó mang một ít thóc hay hạt ngô đến chỗ định dựng nhà khấn thần linh, thổ địa ở đó. Khấn xong
đào một cái hố nhỏ, giữa hố đắp một miếng đất và làm nhẵn như nền nhà, xếp lên đó ba hàng hạt ngô hay gạo mới bóc vỏ tượng trưng cho người, gia tài, vật nuôi rồi lấy bát úp kín. Sáng hôm sau đến kiểm tra nếu thấy gạo trong hố vẫn giữ nguyên hàng lối không bị lộn ngược không có kiến tha là điềm tốt có thể làm được nhà.
Khi đã chọn được đất làm nhà, việc chọn nguyên vật liệu làm nhà cũng được người Dao cẩn thận tìm ngày tốt. Trong ngày đẹp đã chọn người ta phải lấy được những cột nóc còn lại những cột khác có thể tìm vào thời gian sau đó. Khi hạ cây phải đánh dấu để phân biệt cẩn thận đâu là gốc, đâu là ngọn. Mỗi cây chỉ được chặt lấy một cột, các loại vật liệu bằng gỗ tre nứa kiêng cây cộc, cây đổ hoặc cây bị sét đánh.
Đặc biệt, người Dao kỵ làm nhà trùng với ngày mất của cha mẹ, trùng ngày có sấm đầu năm, ngày kiêng của dòng họ, kiêng làm nhà vào tháng Ba âm lịch. Từ khi làm nhà cho đến khi nhà hoàn thành người Dao có nhiều nghi lễ quan trọng nhưng quan trọng nhất là lễ vào nhà mới.
Trong lễ vào nhà mới nghi thức quan trọng và không thể thiếu là nghi thức đốt lửa. Việc nhóm lửa vào nhà mới được thực hiện cùng với thời điểm vừa lợp xong nóc hoặc đúng giờ đã chọn để vào nhà mới. Chủ nhà chọn hai hoặc bốn người bất kể đàn ông hay đàn bà nhưng phải phúc hậu, con cái đề huề, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt có uy tín với dòng họ xóm làng. Trong đó nhất thiết phải có một người mang mệnh hỏa và một người mang mệnh thủy. Mỗi người cầm bó đuốc đang cháy cùng nhau châm vào đống củi được đặt sẵn trong bếp. Khi lửa cháy, mọi người vây quanh bếp rót rượu chúc gia chủ và các thành viên trong gia đình làm ăn phát đạt và hạnh phúc. Sau đó, phải giữ lửa cháy liên tục ít nhất trong một ngày một đêm. Sau khi làm lễ đốt lửa họ dọn đồ đạc, trước tiên là đưa ống nước, cum thóc, bát đĩa, nồi xoong chảo vào nhà mới.
2.2.4. Trang phục
Trang phục của người Dao quần chẹt: Trang phục của người Dao quần chẹt cũng giống như các nhóm Dao khác với hai loại chính: trang phục nữ giới và trang
phục nam giới. Bộ thường phục của nữ giới gồm có: áo dài, yếm, quần, dây lưng, xà cạp, khăn đội đầu và đồ trang sức bằng bạc. Phụ nữ Dao quần chẹt chỉ có áo dài, không có áo ngắn, hoa văn của áo chủ yếu là thêu bằng chỉ đỏ, trắng, vàng với những hoa văn chim và cây thông cách điệu, tua chỉ màu kéo dài xuống. Một nét đặc trưng riêng biệt của nhóm Dao này đó là chiếc quần, quần dài có ống rất hẹp, gấu quần được trang trí một băng hoa văn. Trang phục của nam giới cũng không có gì đặc biệt gồm một áo cánh ngắn để mặc ngoài và một chiếc quần dài, một cái khăn vấn đầu tất cả đều màu chàm.
Trang phục của người Dao quần chẹt ở Phú Thọ vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của những người ở rừng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trang phục của người Dao gồm các thành tố: mũ, khăn, áo, yếm, váy, quần, xà cạp, dây lưng, với gam màu chàm và đen quen thuộc. Các họa tiết hoa văn trang trí đa dạng, phong phú như cỏ cây, hoa lá, muông thú… đã được tối giản, cách điệu với những gam màu cơ bản: vàng, đỏ, trắng, xanh lá cây… Tất cả như khắc họa lên bức trang đầy màu sắc về thiên nhiên và con người Phú Thọ.
Nhu cầu làm đẹp của con người thông qua trang phục là một xu hướng tất yếu, đồng hành cùng lịch sử phát triển của nhân loại. Trang phục truyền thống của người Dao quần chẹt cũng vậy, trải qua những biến động của lịch sử, sự giao thoa, hội nhập các nền văn hóa khác nhau, nhưng kết cấu trang phục, hoa văn, màu sắc... vẫn đọng lại theo thời gian. Nó đã trở thành nét độc đáo rất riêng của người Dao quần chẹt ở Phú Thọ.
Trang phục sinh ho t hàng ngày
Trang phục sinh hoạt hàng ngày của người Dao quần chẹt được phân chia theo giới tính, lứa tuổi. Cách tạo hình, trang trí trên trang phục của nam, nữ, người lớn, trẻ em thể hiện nếp sống sinh động của tộc người này. Trang phục trong sinh hoạt hàng ngày của nữ giới bao gồm: khăn, áo, yếm, dây lưng, quần, váy, xà cạp, đồ trang sức. Phụ nữ Dao quần chẹt không đội mũ, họ thường mặc áo dài, áo phụ nữ, các thành tố trang phục nổi trội về kỹ thuật cắt may và thẩm mỹ mỹ thuật. Quần của
họ rất đặc biệt, cắt may theo lối truyền thống, quần chân què trên rộng, bó lại ở phần dưới gối (gọi là quần chẹt).
Trang phục truyền thống của nam giới mặc hàng ngày gồm: khăn đội đầu, áo, dây lưng, quần… được cắt may giản dị, ít trang trí. Họ đều đội khăn hình chữ nhật, hình vuông bằng vải bông nhuộm chàm, được trang trí công phu, cầu kỳ. Quần cũng được cắt may theo kiểu chân què, cạp lá tọa, màu chàm hoặc đen, không có hoa văn trang trí.
Trang phục truyền thống của trẻ em có kiểu dáng giống người lớn nhưng kích thước nhỏ, trang trí ít hoa văn hơn. Lối tạo dáng, kỹ thuật cắt may tương tự như người lớn nhưng đơn giản hơn. Trang phục của các em trai thường có: khăn, mũ, áo, quần; các em gái thường có khăn quấn đầu, mũ, áo, quần hoặc váy.
Đồ trang sức của người Dao quần chẹt gồm: vòng cổ, vòng tay, hoa tai, nhẫn, xà tích… được làm bằng bạc, đồng, không chỉ có ý nghĩa để trang trí, làm đẹp mà còn là hồi môn, vật làm tin được sử dụng trong đám cưới, hỏi…
Trang phục truyền thống trong lễ hội:
Lễ hội của người Dao quần chẹt là dịp để mọi người giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, phụ nữ, nam giới thường diện những bộ đồ đẹp nhất, đeo rất nhiều đồ trang sức. Những trang phục này được làm hàng năm nhưng chỉ được mặc trong những ngày lễ hội. Đối với các cô gái, lễ hội chính là thời điểm để diện những bộ trang phục đẹp nhất do chính tay mình làm ra, thể hiện sự khéo léo trong công việc thêu thùa, cắt may. Đối với các chàng trai, qua cách mặc, cũng như các nét thêu hoa văn trang trí trên áo, quần của các cô gái để đánh giá và lựa chọn cho mình một cô gái vừa chăm, vừa khéo.
Đồ trang sức cũng chỉ được dùng trong các ngày lễ hội, làm tăng thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để người phụ nữ thể hiện sự giàu có thông qua số lượng, trọng lượng của trang sức đeo trên người.
Trang phục của thày cúng: loại trang phục này chỉ được sử dụng trong lúc hành lễ (cấp sắc, đám ma, chẩu đàng…). Trang phục của thày cúng bao gồm: khăn,
mũ, dây quấn đầu, áo, dây lưng, váy, xà cạp… mang đặc điểm về kỹ thuật, trang trí của từng nhóm. Các loại mũ, áo sử dụng tùy theo bài cúng.
Cho đến ngày nay trang phục của người Dao quần chẹt ít nhiều có sự biến đổi, họ không còn cạo đầu, tóc bôi sáp ong, mỡ nữa. Tuy nhiên những thành tố trang phục khác và mục đích sử dụng không hề thay đổi, có chăng chỉ ít nhiều thay đổi về màu sắc, họa tiết, hoa văn trang trí, điều này chủ yếu là do gu thẩm mỹ của những người làm ra nó. Cụ thể như:
Trong ngày cưới, cô dâu mặc yếm truyền thống bên trong, bên ngoài mặc thêm một chiếc yếm lụa màu đỏ có trang trí họa tiết rồng phượng và ngoài cùng là áo khoác dài mặc theo kiểu truyền thống.
Dây lưng của người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa chỉ sử dụng màu xanh lá cây, đỏ, hồng. Bên cạnh đó, gấu áo của họ cũng thêu họa tiết, hoa văn sử dụng chủ yếu là các họa tiết cây lá, các họa tiết tái hiện lại lịch sử, quan niệm về nhân sinh, vũ trụ.
Người Dao quần chẹt vẫn may quần theo kiểu truyền thống, quần chân què, cạp lá tọa, một số phụ nữ đã biến tấu thành quần chun, phần trên vẫn cắt rộng, đũng dài để tiện hơn cho sinh hoạt hàng ngày. Phần họa tiết hoa văn, màu sắc được sắp xếp, thêu theo tư duy thẩm mỹ của từng người.
Trước những biến đổi của môi trường, xã hội, việc giữ gìn những giá trị truyền thống trong trang phục nói riêng, trong văn hóa tộc người nói chung gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số thực sự đạt được hiệu quả khi bản thân cộng đồng đưa ra được những phương hướng, giải pháp cụ thể và tự giác thực hiện điều đó.
2.3. Giá trị văn hóa trong ời sống tinh thần
2.3.1. Tín ngưỡng, phong tục
Câu hỏi khi chết sẽ đi về đâu cũng là một vấn đề lớn từ xưa đến nay đối với hầu hết các dân tộc. Người Dao cũng luôn trăn trở về việc sau chết có cái gì, và điều này cho thấy họ vẫn muốn có sự viện trợ của những thánh thần, tổ tiên, giúp đỡ cho