Văn bản | |
Có người nhắc : Công chúa biết mình là con vua nên phải có phép tắc. Ông TT đồng ý | chúa cũng đồng ý thương lại. Ông Prach Thôn muốn công chúa ở lại nước mình nhưng công chúa nói không được.phải báo cho ông già biết. Phải xin phép cha chứ không tự quyết. Long vương nghe xong đồng ý, cho phép con gái lấy Prach Thôn. Ông vua dưới nước bèn làm phép cho nước rút hết, đất bằng phẳng để chất rạp làm đám cưới tại đảo. Long vương cũng lên. |
Cái cách kể này có lẽ ảnh hưởng từ phong tục tập quán về cưới hỏi của người Khmer. | - Sau đó Long Vương mới yêu cầu xuống nước làm đám cưới lần nữa để giới thiệu họ hàng, và phân chia địa vị. Nhưng Prach Thôn là người phàm không thể xuống nước được. Nên chàng cảm thấy buồn không nói nửa lời. Công chúa thấy chồng buồn nên hỏi chuyện tại sao ? “mình là vợ chồng có gì phải nói cho em biết” |
Cách dùng từ “chịu trách nhiệm” rất hiện đại. Các vị tham gia đều khẳng định nước Pông Thlốt là có thiệt, tức là Campuchia hiện nay. Sau này người Khmer mới lấy tích đó để làm đám cưới cho con cái. Sau này người ta gọi tích đó Prach Thôn Neang Nec. | - Prach Thôn mới nói thật chuyện mình không thể xuống nước theo lời vua nước. Công chúa nói: “Vậy anh đừng lo, em chịu trách nhiệm. Anh cứ nắm vạt áo của em, mấy người lính của anh cứ bám vào anh thì sẽ đi được”. Mọi người thực hiện và đi xuống được long cung và làm đám cưới. Sau đó được trao ngôi trị vì nước đó |
Tôi hỏi ; Thể loại này kêu bằng gì vậy thầy ? Ông TT trả lời : nói chung gọi là rương nì tiên (truyện kể), hoặc |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 29
- Sự Tích Lễ Vào Năm Mới (Chol Chnam Thmay) Của Người Khmer
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 31
- Những Câu Chuyện Trong Buổi Thương Thảo Chuẩn Bị Đám Cưới Theo Truyền Thống
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 34
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 35
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Văn bản | |
rương pút (chuyện kể có thật) đều đúng. “Chuyện thật mà lâu rồi chứ không phải mới đây”- một vị khác chen vào giải thích. |
4. Các câu chuyện xung quanh bàn rượu
Lâm Huyền, Trần Minh Liên, Lí Chiên | |
Địa điểm ghi nhận | ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, Sóc Trăng |
Ngày tháng ghi nhận: | 11/3/2013 |
Thể loại: | Truyện cố (Rương Nì tiên, Rương Pút) |
Cụ thể hơn về người tham gia: Lâm Huyền (giáo viên trường THCS Liêu Tú, 38 tuồi), Trần Minh Liên (35 tuổi, giáo viên tiểu học), Lí Chiên (40 tuổi, giáo viên tiểu học). | |
Tình huống tạo kích thích: Trong đợt đi sưu tầm điền dã kéo dài 05 ngày (10/3 đến ngày 15/3/2013), tôi ngụ trong nhà một thầy giáo ở ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Hôm nay, tôi được ngồi uống rượu với 03 người là giáo viên đang dạy học. Không khí vui vẻ thân tình. Câu chuyện bắt đầu bằng công việc của từng người rồi quen dần dần đi vào nhiều chuyện khác. |
Văn bản | |
Ông Lâm Huyền (LH) giới thiệu tôi với hai người còn lại là Trần Minh Liên (TML) và Lí Chiên (LC). Buổi rượu diễn ra khoảng 15 phút thì ông TML hỏi tôi: “Thầy là người nghiên cứu, thầy nói tôi nghe ca dao và tục ngữ người Việt khác nhau thế nào?” | |
Tôi trả lời: “Tục ngữ là kinh nghiệm sống, còn ca dao là thể hiện tình cảm của người ta trước sự việc hay cảnh vật” |
Văn bản | |
Ông TML giải thích một cách rất tự tin: Còn người Khmer không quan niệm như vậy, cái nào nói chính xác là ca dao, cái nào không chính xác là tục ngữ. Nghe giải thích tôi cảm thấy chưng hửng vì hồi đó giờ mới nghe lần đầu. Nhưng vị này cũng là người có học, quyết không phải đoán mò hay nói bừa | Ví dụ câu “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là nó đúng, chính xác nên là ca dao. Còn câu “chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ bay cao thì nắng bay vừa thì râm” Là tục ngữ vì nó không chính xác gì cả. Có khi nó bay thấp mà cũng không mưa. |
Thấy lạ tôi hỏi: ví dụ câu “đừng sống như con ếch đừng chết như con rắn” là ca dao hay tục ngữ. | |
Ông TML trả lời: “đó là tục ngữ vì nó không đúng, con người sống khác nhau, có người này người khác, chưa chắc đúng” | |
Tôi hỏi lại: “vậy là cái nào chính xác, kiểm chứng được là ca dao còn cái nào chưa chắc là tục ngữ?” | |
Ông TML đồng ý và dẫn chứng: Đúng là chuyện này bắt sang chuyện nọ | ví dụ câu “uống rượu thì đừng để say đến nỗi người ta khiêng” là lời khuyên, là loại tuk phia sách (lời hoàn toàn sai, đừng bao giờ làm theo) còn lời sô phia sách là lời đúng, khuyên mọi người làm theo. Hay câu “Muốn biết giết thầy” cũng là “tuk phia sách”. |
Văn bản | |
Ông LC chen vào nói thêm: Người Khmer không phân biệt vai vế họ hàng theo quan hệ mà theo tuổi tác và có đi tu hay không. Lớn thì kêu bác, nhỏ tuổi kêu chú. Có đi tu kêu chú, không đi tu kêu cậu. Do đó việc phân biệt các thể loại truyện không giống như người Việt, không chính xác lắm Những cách phân biệt này không giống với bình thường. Tôi cảm thấy hồ nghi nhưng thấy cả ba vị đều rất chắc chắn và thống nhất nên tôi không hỏi nữa. | |
Ông LH: sao vùng này gọi là Liêu tú, TML có biết hông? | |
Ông TML kể không tự tin lắm Đây là sự tích Neang Chanh nhưng ông TML không nhớ rò. Trong sự tích này không có nói về vùng đất Liêu Tú. | Có ông vua lấy người dân, sau này ổng đuổi ra, sai lính chém bỏ. Người đó mới đi trốn, mỗi chỗ đi qua đều có sự tích, chùa bốn mặt thế nào, qua Dù tho thế nào, Liêu Tú thế nào? Và sau đó chết lở Mỹ Thanh thế nào. Nhưng tui không nhớ, chỉ nghe người ta nói sơ sơ lại thôi |
Ông TML: chuyện hồi nãy tôi kể với anh là có sách, còn chuyện vừa rồi tôi nhớ sơ sơ không dám nói. Nói sai ở tù chết luôn , nói bậy bạ không được đâu. Cả bàn cùng cười trước câu nói này. | |
Tôi hỏi ông LC: “Những chuyện này ông nghe người già kể lại hay đọc được?” |
Văn bản | |
Ông LC: Hồi nhỏ tới giờ tui không có nghe ông già nào kể cả | |
Đang ngồi uống rượu thì người chủ quán bưng ra một dĩa gồm trứng hột vịt lộn và trứng cút lộn. Chị để xuống hơi nhanh, lỡ tay làm rớt một trứng vịt. Cả đám cười bảo không sao. Ông TML nói: thấy vụ trứng bể này tui nhớ chuyện Chắc-Sa-Mốc, để tui kể cho nghe. | |
Câu chuyện lí ra còn nữa nhưng TML không nhớ. | Chắc-Sa-Mốc là một chàng trai nghèo, có một bầy gà, đẻ ra mười trứng, đem đi ấp. Một hôm anh ngồi trên cây thốt nốt suy nghĩ chuyện này kia. Anh dự tính là sẽ nở ra gà con, nuôi lớn ; bán gà mua bò, bán bò mua ruộng, làm ruộng xây nhà, mua vàng, cưới vợ, mua ruộng tiếp, thuê đầy tớ ở đầy nhà, ngồi nghỉ cho tớ nó rửa chân mình cứ duỗi chân ra thôi. Đang suy nghĩ trên cây thốt nốt, chàng duỗi chân ra, rớt xuống đất kết thúc giấc mơ. |
Tôi hỏi: Hai câu chuyện mà các anh vừa kể thuộc thể loại gì? | |
Ông TML: Nó là tùm nuộn (truyện kể), khác với tục ngữ và ca dao. Tùm nuộn là chuyện có thật đó. | |
Tôi hỏi thêm: “Nhưng có chỗ khác người ta gọi là rương rao xà bạy (truyện cười)?” Tôi cảm thấy cách giải thích này rất |
Văn bản | |
chung, hình như gồm nhiều thể loại vào một kiểu nên có ý gợi mở xem như thế nào. | |
Ông LH: Cái đó là nói theo sách vở, chứ ở đây nói vậy bà con nghe hổng hiểu đâu. | |
Ông LC nói: Ông LC quay qua giải thích thêm: Giống như bác sĩ khám tư, có vợ. Đôi khi ổng hông có nhà vợ ổng cũng khám cho mình vậy. LC giải thích thêm: người Khmer có tục không coi bói trước khi sanh, vì nếu coi thì số phận đứa con sẽ giống vậy. Cái này có lẽ do ý chủ quan của ông Lí Chiên | Tui có chuyện về Thnênh Cheay. Có ông thầy bói, một hôm ông hông có nhà, có bà vợ ở nhà thế chồng coi bói. Có một bà mang thai đến coi bói xem con mình sau này thế nào. |
Cả nai người còn lại đều chăm chú nghe, thỉnh thoảng chêm vào vài câu dịch tiếng Việt mục đích là để tôi biết. | Bà thầy nói thằng bé sau này sẽ đi ở đợ và có tương lai. Sau đó, bà ấy sanh đứa con trai đặt tên là Thnênh Cheay. Lên 10 tuổi, Cheay đến chơi nhà phú hộ, bà phú hộ ngồi dệt vải trên nhà sàn, lỡ tay đánh rơi con thoi xuống đất, nhở Cheay lượm dùm. Cheay hỏi: Lượm xong bà cho gì? Bà bảo: cho cốm dẹp. Cheay hỏi: cho nhiều hay ít? Bà bảo là nhiều. Thnênh Cheay lượm xong, bà phú hộ xúc một chén cốm dẹp cho Cheay. Cheay chê ít, bà xúc một tô, Cheay |
Văn bản | |
cũng chê ít. Bà không cho nữa Cheay khóc la um sùm. | |
Kể đến đoạn này, 04 người đều cười | Ông phú hộ đi làm về thấy vậy bèn lấy tô cốm dẹp chia làm hai phần không giống nhau và hỏi Cheay phần nào nhiều. Cheay chỉ bên nhiều. Ông phú hộ liền cười và bảo: Rồi mày nói là nhiều nhé, vậy lấy phần đó đi. |
Cheay vê nhà tức quá, vì bị lừa nên xin với cha mẹ cho mình đi ở cho phú hộ S’thây với mong muốn trả thù. Cha mẹ của Cheay bằng lòng. Phú hộ cũng đồng ý | |
LC cười rất tự nhiên khi kể tiết mục này, vẻ thích thú khi thấy được chi tiết thông minh của người trả được thù | Đầu tiên, S’thây cho Thnenh Cheay giữ vườn. Cheay để cho trâu bò vào ăn hết dưa hấu trong vườn. Bị mắng, Cheay bảo ông kêu tôi giữ vườn chứ đâu có bảo không cho trâu bò ăn đâu. |
Đoạn này LC kể không rò, nguyên là phú hộ giao cho Cheay giữ con trâu cái, bảo phải thương yêu chăm sóc trâu như vợ. Sau đó Cheay mới làm y lời ông phú hộ | Phú hộ cho Cheay giữ trâu. Mấy con trâu đực khác đi theo trâu cái bị Cheay đuổi sạch. Bị mắng vốn Cheay bảo vì thương trâu như vợ con nên bảo vệ. |
Thật ra thiếu một lời dặn của phú hộ là Cheay phải chạy theo cho kịp. | Hôm sau, S’thây kêu Cheay cầm túi đựng trầu cau đi với mình vào hầu vua. Ông phú hộ cưỡi ngựa, Cheay chạy theo. Nó khôn lắm, dọc đường vứt bỏ trầu cau hết. Khi S’thây mời mọi người đã không còn. Cheay bảo lo chạy theo ngựa nên không kịp lượm. |
Hai người bên cạnh cũng cười | Hôm sau, Cheay lượm tất cả vật gì thấy trên đường |