Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 35


Kết cấu

Văn bản

hai trái cau, hai lá trầu (không được giở nắp)”.


Ông Danh Nang bổ sung tiếp: “Sau lễ này hai người vào phòng riêng, cô dâu đi trước, chú rể đi sau nắm vạt áo đi vào phòng. Lễ này nhắc tới sự tích Pras Thông – Neang nec”. Sau đó là lễ lạy mặt trời vào lúc 5:00, sau đó là vào cúng hai mâm trong nhà làm lễ ra mắt bà con làm lễ cột tay.


Anh Cao Thành Long bổ sung thêm thông tin: “Hình như là trước tất cả những lễ này thì ông à cha có làm lễ cúng neak tà phải không ạ?”


Ông Lí Luông: “Cái đó là ngày trước, đầu tiên”.


Ông Kông thấy hơi rối nên đề nghị: “Bây giờ đề nghị mọi người khẳng định dùm ngày thứ nhất mình làm cái gì?”


Ông Danh Dara: “Ngày đầu là cúng xin neak tà để dựng rạp. Người ta sẽ dựng một cái giàn, làm lễ động thổ, xin neak-tà cho gia chủ động vào đất”.


Ông Kông hỏi tiếp: “Vậy sau đó là lễ gì?”


Ông Lí Luông trả lời thay: “Thì làm lễ cắt tóc vào tối đó”.


Tôi và ông Kông cảm thấy hoang mang vì nó mâu thuẫn và hỏi lại: “Từ đầu buổi đến giờ, mọi người kể đám cưới diễn ra trong hai ngày (mùng 04 và mùng 05 tháng Giêng âm lịch). Bắt đầu từ sáng

ngày mùng 4 khi nhà trai qua nhà gái kéo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 35


Kết cấu

Văn bản

dài đến sáng mùng 05. Vậy lễ cúng neak- tà diễn ra lúc nào?”


Ông Danh Nang giải thích: “Diễn ra trong ngày đàng trai qua, tức mùng 4”


Ông Kông hỏi: “Vậy chen vào lúc nào? Đề nghị ông Lý Quyền, chủ nhà nói xem Mùng 4 làm gì, mùng 5 mình sẽ làm gì?”

Tới đây tôi thấy cuộc thương thảo gần như bị rồi vì mỗi người kể một kiểu. Thật ra chắc do cách trình bày. Vì vậy, ông Kông bắt đầu làm việc theo kiểu tổ chức chứ không còn dân gian nữa. Sự tác động này của những người đến từ bên ngoài làm mất đi sự tự nhiên của cộng đồng.


Ông Quyền: “Sau múa cổng rào là lễ cúng neak tà, người ta bày hai mâm cơm ra trước sân. Sau lễ đó mời vô nhà. Do nãy giờ mọi người quên nên không kể”.


Ông Kông tóm lược lại: “Như vậy sau khi múa cổng rào xong thì sẽ là lễ cúng neak tà, chỉ diễn ra từ ngày mùng 04 đúng không? Còn mùng 05 làm gì?”


Ông Lí Luông: “Sau khi đãi khách xong làm lễ cắt chỉ, làm lễ đền ơn à cha, ma ha”.


Ông Danh Dara trao đổi với mọi người xong nói thêm: “Sau khi đãi khách xong, mọi người phải quay vào nhà làm lễ cắt chỉ cột tay”.


Ông Kông hỏi: “Cắt chỉ cho ai và để làm gì?”



Kết cấu

Văn bản

Ông Danh El chậm rãi kể

Nhìn chung câu chuyện chẳng đâu vào đâu làm cho tôi và ông Kông không hiểu được. Ông Kông đề nghị có ai biết câu chuyện nào khác để giải thích lễ cắt chỉ thì kể dùm. Mọi người đều nói rằng câu chuyện ông Danh El kể là đúng rồi.

Mấy người xưa dạy vầy nè: mấy người xưa cần sáp để đèn cầy, hai người bạn cùng đi kiếm sáp, một người thấy vợ bạn đẹp, bèn lừa người kia trên cây có gai, có tiên biến thành cọp, rồi hù dọa …

Ông Cao Thành Long mới xen vào giải thích thêm:

- Tôi có nghe một vị à cha tên Lí Sung kể về chuyện này như vầy: có một người thấy vợ bạn đẹp nên lừa bạn mình đi xa để ở nhà làm lễ cưới với vợ bạn. Khi người bạn thoát nạn quay về thì vạch trần người ấy. Họ

liền cắt bỏ chỉ cũ, thay chỉ mới

Mọi người nghe xong bây giờ mới cảm thấy hiểu được ý nghĩa của lễ cắt chỉ. Ông Ẹl nói rằng do câu chuyện này phải được kể bằng tiếng Khmer mới nói được, còn tiếng Việt thì ông khó tìm từ. Mọi người đồng ý để ông kể bằng tiếng Khmer và nhờ ông Danh Dara dịch sang tiếng Việt.

Khi kể ông dùng tay và ngôn ngữ cơ thể thu hút sự chú ý của tất cả mọi người xung quanh

- Có hai người bạn rất thương nhau, một người sắp đến ngày cưới, cần phải có sáp làm đèn cầy để phục vụ lễ cưới. Cả hai người vào rừng để kiếm, trong đó người bạn của chú rể có tánh xấu. Người bạn xấu nhìn thấy một tổ ong mật trên cây, liền yếu cầu bạn mình lên lấy sáp ong. Sau khi bạn leo lên, người bạn xấu lấy gai chất dưới gốc cây khiên cho người kia không xuống được. Người bạn xấu quay về nói với mọi người rằng bạn anh đã bị hổ ăn thịt rồi. Tới lúc đấy, đám cưới đã chuẩn bị xong, không thể thiếu chú rể. Mọi người thấy hai

người này thương nhau nên yêu


Kết cấu

Văn bản


cầu người bạn xấu thế vào chỗ bạn mình để làm rể. Một vị tiên (Tê-vô-đa) nhìn thấy tình trạng như vậy nên mới hóa thân thành một con gấu, đi đến gốc cây kéo gai ra để leo lên cây ăn ong. Anh kia sợ quá liền rớt xuống gốc cây nhưng không chết. Anh quay về nhà thấy người bạn xấu của mình đang làm đám cưới với vợ sắp cưới. Sẵn cây dao đi rừng dắt theo bên hông, anh rút dao chém chết kẻ phản bội và cắt bỏ sợi

chỉ đã cột tay.

Lúc này, nghe xong câu chuyện mạch lạc như vầy mọi người mới ồ lên vì hiểu được ý nghĩa của lễ cắt chỉ. Ông Danh Ẹl còn mô tà thêm nghi lễ và giải thích ý nghĩa: “Tức là người xưa muốn cắt bỏ những sự phản trắc trong lễ cưới, những điều không may có thể sẽ xảy ra”.



7. Truyện kể trong lễ cúng trăng (Ooc om booc)


Tên người kể:

Thạch Phum

Địa điểm ghi nhận

ấp Mộc Anh, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú,

Trà Vinh

Ngày tháng ghi nhận:

06/12/2014

Thể loại:

Truyền thuyết

Cụ thể hơn về người tham gia:

Thông qua ông Trầm Bửu Đức, họa sĩ người Sóc Trăng, đang vẽ trang trí cho việc xây chánh điện chùa Xoài Vọt, chúng tôi được biết có một gia đình người Khmer ở ấp Mộc Anh, xã Lưu Nghiệp Anh, Trà Cú, Trà Vinh có tiến hành việc kể chuyện cho con cháu nghe trong lễ cúng trăng Ooc om booc. Ông Thạch Phum, 82 tuổi, làm ruộng, hồi nhỏ có đi tu, sau đó xuất gia cưới vợ sinh con. Các con và anh em của ông sống cùng nhau trong một xóm, thường qua lại cùng nhau mỗi khi có dịp lễ hội. Nhờ ông Đức, tôi xin được tham dự lễ cúng với lời yêu cầu là đừng quan tâm tới sự có mặt của tôi. Tôi đã đến gia đình đó trước một ngày, hôm sau cùng sinh hoạt với gia đình đó cả ngày để tạo sự gần gũi. Trong đêm cúng trăng, sau khi đút côm dẹp cho mấy đứa trẻ xong, ông Thạch Phum kể chuyện cho cháu mình nghe. Người tham dự gồm 8 đứa cháu của ông Phum và vài đứa trẻ hàng xóm (không rò số lượng vì các em cứ chạy ra chạy vào liên tục). Ngồi phía ngoài, không tham gia trực tiếp vào việc nghe kể chuyện nhưng vẫn để ý quan sát là bà vợ ông Phum, hai cô con dâu và cô con gái ruột. Ngoài ra, còn có vài người hàng xóm, người em trai ông Phum và người con trai ông cũng đang ngồi ăn cháo gà và uống rượu ở trước hiên nhà.

Tình huống kích thích:


Đây là bối cảnh được lên lịch, không có sự kích thích bất ngờ. Có hay chăng là sự có mặt của người ghi chép. Nhưng trong thực tế, ông Thạch

Phum không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố này.


Kết cấu

Văn bản

Sau khi đút cốm dẹp cho tất cả 8

đứa cháu xong, ông Thạch Phum



Kết cấu

Văn bản

ngồi xuống chiếc đệm giữa sân, dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Mấy đứa cháu của ông ngồi ăn cốm dẹp và mấy loại củ quả, bánh trái do những người phụ nữ phân phát. Mấy đứa trẻ hàng xóm, tay cầm củ khoai vừa ăn vừa sà vào ngồi chung với bạn.


Ông Thạch Phum kêu mấy đứa cháu: “Tụi bây, ngồi xích lại đây ông kể cho nghe chuyện có thiệt nghe”.


Mấy đứa nhỏ líu ríu vâng lời.


Ông bắt đầu kể chậm rãi, từ tốn bằng tiếng Khmer.

Mấy đứa trẻ ngồi nghe, đa số chăm chú, nhưng cũng có vài đứa đang đùa giỡn khúc khích.

- Ngày xưa, lúc chưa đắc đạo, ở một kiếp nọ, Phật Thích ca đầu thai thành con thỏ. Con thỏ này chơi thân với coi rái cá và con chó. Vì nóng lòng muốn cho đức Phật sớm đắc đạo, có một vị tiên hóa thành kẻ ăn mày đói khát đến xin mấy con thú vật thức ăn. Con chó và con rái cá đã cho người ăn mày thức ăn mà bọn nó kiếm được.

Gặp con thỏ, người ăn mày năn nỉ xin thỏ bố thí cho cái xác của thỏ để ăn.

Có một đứa trẻ hàng xóm chợt nói: “Ôi ông kể sai rồi, đâu có ai mà xin cái xác của người khác để ăn đâu”.

Tôi nhìn thấy câu bé này khoảng 13 tuổi gì đó, năng động, hơi đùa cợt


Ông Thạch Phum nổi giận hỏi lại:



Kết cấu

Văn bản

“Đứa nào nói không phải? Vậy theo mầy thì nó phải làm sao?”

Lúc này mấy đứa cháu im re, mấy người phụ nữ trong nhà cũng dừng nói chuyện. Có người còn ra hiệu cho đứa bé đừng chọc giận ông


Thằng bé nói giọng cứng rắn và tự tin:

- Con đọc trong sách ở trường nói là đức Phật hóa thành người ăn mày đi xin ăn thôi. Con thỏ không có đồ ăn cho nên mới tự mình nhảy vào lửa để hiến mình cho người ăn mày. Đâu có

ai mà xin ăn cái xác của con thỏ đâu.

Ông Phum nói lớn: “Chỗ người lớn đang kể không được nói cắt ngang. Mày là con của ai?”


Bà vợ ông nói: “Thôi mấy đứa nhỏ không biết gì mà ông giận làm chi, kể tiếp đi”.


Mấy người phụ nữ thấy vậy kêu thằng bé ấy đi về nhà, sợ ông giận. Thằng ấy cũng sợ nên ngồi trù trừ

một chút rồi bỏ ra.


Tôi để ý thấy hình như thái độ của ông Phum cũng hơi thay đổi. Có lẽ ông cũng nhận thấy mình kể hơi nhầm. Nhưng vì danh dự nên ông không biểu hiện ra.

Ông kể tiếp:


Có một số đứa cháu bắt đầu lơ


Thỏ bảo rằng: người hãy chụm lửa, khi lửa đang cháy cao lên, con thỏ giũ lông mình cho thật sạch và nhảy vào lửa để nướng mình cho tiên ăn.


Kết cấu

Văn bản

đãng, dùng tay chọc ghẹo nhau trong khi ông kể rồi.


Ông kết luận, giọng nghiêm trang

Tiên thấy vậy làm phép tắt lửa và vẽ hình con thỏ lên mặt trăng để tưởng nhớ công lao của đức Phật. Từ đó ngày rằm tháng K’đât (tháng 10 theo âm lịch) người ta tổ chức lễ cúng trăng để nhớ công lao đức Phật. Tụi

mày nhớ nghe hông.

Mấy đứa trẻ đồng thanh:

Dạ xong bọn trẻ cười vang.

Dạ, chúng con nhớ

Ông Thạch Phum giảng thêm

Mấy đưa trẻ nhìn theo với thái độ háo hức dù có đứa nhìn mãi mà hình như cũng không hiểu lắm.

Bây giờ tụi con nhìn lên mặt trăng coi thấy có hình con thỏ màu đen đen đang ở trên đó kìa.

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí