Những Câu Chuyện Trong Buổi Thương Thảo Chuẩn Bị Đám Cưới Theo Truyền Thống


5. Sự tích địa danh Chằng Ré


Tên người kể:

Ông Trầm Bửu Sanh

Địa điểm ghi nhận

Khóm 2, phường 5, thành phố Sóc Trăng, Sóc

Trăng

Ngày tháng ghi nhận:

11/2/2014

Thể loại:

Truyền thuyết địa danh

Cụ thể hơn về người tham gia:

Trầm Bửu Sanh (cán bộ hưu trí, nghề ngân hàng, tín dụng) là người Khmer có học. Năm nay ông Sanh 64 tuổi, là người kĩ tính, tôn sùng đạo Phật, giữ lễ nghi tốt. Chàng rể là GV, người Việt là trí thức, ở rể bên nhà cha vợ.

Tính huống gây kích thích:


Buổi trưa, trong gia đình ăn cơm xong, ông Sanh và người con rể ngồi trò chuyện về việc sáng nay ông Sanh đi đám tang một người quen ở xã Hòa Tú II, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Trên đường đi công có đi qua một chiếc cầu

mới xây, thay cho một bến phà cũ tại khúc sông có tên là Chằng Ré.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 33


Kết cấu

Văn bản

Ông Sanh hỏi chàng rể, giáo viên ngữ văn:

- Con có biết tại sao chỗ cầu từ Nhu Gia đi vào Chợ Kinh gọi là Chằng Ré không?

Thái độ ông vui vẻ, nửa như đùa nửa như thật. Tôi đoán rằng: dù tỏ ra là chàng rể có thể không cần trả lời nhưng trong thâm tâm ông muốn thử chàng rể xem tri thức thế nào.


Chàng rể kể:

Chàng rể giải thích thêm: Phương ngữ Nam Bộ gọi tiếng kêu của loài bò

- Dạ. Theo lời người dân xứ đó, khi xưa, lúc khẩn hoang, vùng đất ấy, cây cối mọc um tùm, nhiều nhứt là dây

mây bò lên những loại cây khác, bện


Kết cấu

Văn bản

sát là “ré”.

Người con rể kể xong cũng giãi bày thật: cái này con nghe người dân xứ đó kể và đọc tài liệu của ông Vương Hồng Sển.

Tôi ngồi nghe chợt suy nghĩ: hình như câu chuyện này chưa phải là truyền thuyết theo đặc điểm phân loại truyền thống.

thành một thảm dày. Trong rừng ấy có nhiều loài sinh sống nhưng nhiều nhất vẫn là trăn, và rắn. Trăn con nào con nấy to và dài. Những đêm có trăng mọc, nhiều người khiếp sợ khi đi qua khúc sông đó vì nghe tiếng kêu của mấy con trăn. Từ đó mọi người gọi khúc sông đó là Trăn Ré. Nhưng lâu ngày, âm Nam Bộ, đọc thành Chăng

Ré và rồi Chằng Ré.

Ông Sanh nghe xong lại nói: “Ba nghe Bác Hai con, tức là anh ruột của ông, người Khmer, họa sĩ kể khác”.

Cách kể tự tin và hào hứng. Tôi nghe phần sau của câu chuyện ông Sanh kể hình như không được mạch lạc lắm, vì trong các tài liệu hình như chưa nói đến. Tuy nhiên đây cũng là cách lí giải dân gian, có thể chấp nhận được

- Khúc sông đó người Khmer gọi là bến Chanh Ré (nghĩa là mặt trăng nhô lên). Do con sông chảy theo hướng Bắc Nam nên vào đêm rằm, đứng hướng Tây nhìn qua, hoặc ở trên ghe bên kia sông nhìn lên hướng mặt trời mọc sẽ thấy mặt trăng mọc lên rất rò và đẹp. Từ đó, người Khmer mới gọi như vậy. Thêm nữa, sông này ăn thông với sông Nhu Gia (òm-pu-jia), có qua Vàm Tho (Peam Tho) và đổ ra Mỹ Thanh (Peam Chanh). Mà ba địa danh đó đều có gốc Khmer gắn liền với truyền thuyết về nàng Chanh của

người Khmer

Người con rể nói:

- Dạ truyền thuyết địa danh thì có nhiều cách lí giải lắm ba. Có thể đó là cách hiểu của người Khmer, còn con thì kể chuyện của người Việt.


Ông Sanh cũng gật gù đồng ý nhưng vẻ mặt chưa tin:

- Nhưng ba thấy cách giải thích của



Kết cấu

Văn bản

Bác Hai con có lí vì nó có tính hệ thống với các địa danh kia.

Người con rể không dám nói thêm gì nữa chắc tại vị thế cha vợ làm cho anh không dám tranh luận.

Ông quay sang tôi, hỏi: “Vậy ông thầy thấy ai đúng?”

Tôi bèn đánh trống lảng để mình không can thiệp sâu vào câu chuyện.

- Dạ, con cũng cho rằng mỗi cách lí giải có ý nghĩa riêng của nó ạ.



6. Những câu chuyện trong buổi thương thảo chuẩn bị đám cưới theo truyền thống


Tên người kể:

Nhiều người

Địa điểm ghi nhận

ấp Tam Sóc 1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, Sóc

Trăng

Ngày tháng ghi nhận:

12/2/2014

Thể loại:

Truyền thuyết phong tục

Cụ thể hơn về người kể:

Ông Lý Quyền, Sinh năm 1960, ở ấp Tam Sóc 1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng chuẩn bị gả con gái. Những người được mời gồm: ông maha (hiểu là chủ lễ) Lí Luông; ông Danh Nang – trưởng ban nhạc công; ông Danh Ẹl , vị à cha pờ lịa (hiểu người coi tục lệ, cúng bái cho cả vùng). Ngoài ra tham dự để quay phim còn có ông Trần Chí Kông, biên kịch cho phim tài liệu đài truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ (CVTV); ông Cao Thành Long, phóng viên đài truyền hình Sóc Trăng; ông Danh DaRa, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Sóc Trăng và tôi.

Tình huống kích thích:.


Gia đình ông có ý muốn tổ chức lễ cưới theo truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, do mỗi người có kinh nghiệm về lễ cưới có khác nhau nên ông Quyền mới mời đến nhà một số vị có hiểu biết để bàn bạc chuẩn bị lễ cưới. Cuộc thương thuyết diễn ra ở nhà sau của ông Lý Quyền, mọi người đều ngồi dưới đất. Vợ con ông Lý Quyền vừa nấu ăn vừa hóng

chuyện nhưng hầu như không tham gia.


Kết cấu

Văn bản

Ông Trần Chí Công đặt vấn đề: Bây giờ cả gia đình và các vị cứ bàn bạc lễ cưới theo ý muốn của quý vị sao cho tự nhiên nhất và đầy đủ nhất. Chúng tôi xin được phép ngồi tham dự để nghe và hiểu chuẩn bị cho buổi quay phim chính thức khi lễ cưới diễn ra.



Kết cấu

Văn bản

Dù nói vậy, nhưng tôi thấy gương mặt của những người ngồi đó hơi căng thẳng. Hiện chỉ có 06 người, ông Danh Ẹl chưa đến.


Ông Lí Luông bắt đầu trình bày: “Ngày thứ nhất trong lễ cưới, đàng trai qua đàng gái làm lễ. Theo truyền thống, đầu tiên là lễ múa cổng rào, sau đó là một số lễ đào ao, cúng bếp mới trước khi vô nhà. Lúc

vô nhà sẽ có lễ quét chiếu”.


Anh Lý Quyền chen vào giải thích ý nghĩa của lễ quét chiếu: “Quét chiếu là để quét ra vàng ra bạc, cho cha mẹ họ hàng. Cầu chúc cho vợ chồng mới cưới ăn nên làm ra”.


À cha Lí Luông giải thích thêm: “Quét chiếu còn có nghĩa là xua đi những cái vấy bẩn, bỏ chiếu cũ thay chiếu mới để mời họ hàng đến ngồi. Sau lễ quét chiếu là lễ ăn trầu”.


Ông Danh Nang góp ý: “Lễ ăn trầu người ta thường có 01 phần tiền sữa (snap tưc đok) để trong khay do nhà trai tiến tặng, với ý nghĩa trả ơn mẹ cô gái đã dùng sữa của mình để nuôi con khôn lớn. Bà con của đàng gái sẽ ngồi thành vòng tròn, chuyền tay nhau khay trầu, mỗi người lấy một miếng cho đến khi giáp vòng (Lễ này tiếng Khmer gọi là Pìsa Sla rôn). Đến khi miếng trầu cuối cùng đã ăn xong, giở mặt khay lên thì ở dưới sẽ có sẵn một món tiền, mọi người lấy món tiền ấy đưa cho người mẹ với ý nghĩa đền ơn tượng trưng công dưỡng dục”.



Kết cấu

Văn bản

Ông Lí Luông bổ sung thêm ý nghĩa của món tiền. Anh Trần Chí Kông quay sang nói với tôi: Cái này là rất văn hóa và có tình người nè, người ta đưa tiền nhưng lại nâng tầm nó lên với một ý nghĩa lớn

hơn và cao hơn tiền bạc.


Ông Trần Chí Công hỏi: “trong rất nhiều hoạt động của lễ cưới, người Khmer thường cột tay bằng sợi chỉ đỏ. Điều đó có ý nghĩa gì?”


Ông Lí Luông: “Buộc tay vừa là lời chúc phúc, vừa là để con tạ tội với cha mẹ vì trong quá trình nuôi dưỡng từ nhỏ tới lớn, con cái đã nhiều lần làm chuyện có lỗi với bậc sinh thành”.


Ông Kông tiếp tục hỏi: “Vậy lễ trong buộc tay, ông maha có kể chuyện gì không?”


Ông Danh Nang trả lời: “Ông Maha không có kể chuyện mà chỉ có lời cầu chúc sao cho cô dâu và chú rể nghe được điều tốt. Lúc ông maha đọc lời chúc thì dàn nhạc chúng tôi sẽ đánh theo, một người trong dàn nhạc sẽ ca bài Pà Rẹm Chôl Khnôl”.

Cách giải thích của ông Nang làm chúng tôi rất khó hiểu, tôi nghĩ đây là lời hát diễn lại tích truyện Riêm Kê của Khmer (gọi là Pà Rẹm). Nhưng cách nói đậm chất dân gian chỉ có những người đã coi vở dù kê nàng Xê đa mới hiểu được.

- Theo phong tục Pà Rẹm ở với Ỳ Sây, rồi sau này về dọc đường bị Reap bắt Xê đa đi. Mọi người xúm lại cho Th’nơ đi bắt lại. (?)

Tôi liền quay sang hỏi Danh Dara: “Tức

là ông Nang đang kể chuyện Riêm Kê



Kết cấu

Văn bản

đúng không?”


Dara chưa biết trả lời ra sao thì ông Lí Luông thấy vậy đỡ lời giải thích: “Tức là mấy ông thầy đờn sẽ kể lại tùm nụp Riềm Kê mà dân gian gọi là Pà Rẹm”


Ông Kông hỏi tiếp: “tùm nụp là gì?”


Ông Quyền, chủ nhà nãy giờ im lặng, bây giờ lên tiếng: “Tùm nụp là một lối nói có đờn đệm theo”.


Ông Luông không chịu cách giải thích đó và nói thêm: “Tùm nụp là câu chuyện, được hát theo đàn, diễn một đoạn sự tích nào đó, chẳng hạn như Riêm Kê”.

Đây là một cách giải thích về đặc trưng thể loại theo kiểu hiểu của dân gian. Có thể chữ Tùm nụp chính là cách nói trại của chữ “Tùm nuộn”. Điều này chúng tôi nghi ngờ chứ chưa quyết.


Ông Kông hỏi: “Vậy sau lễ ăn trầu là lễ gì?”


Ông Lí Luông ngồi nhẩm tính lại, quay sang bàn với ông Nang cho chắc ăn, và hướng về ông Quyền vừa kể vừa như cố nhớ.

“Sau lễ quét chiếu, lễ ăn trầu là phần trình lễ vật của đàng trai. Trong lễ này cũng có hát ca. Nhưng cả đàng trai lẫn đàng gái đều phải mời một ông ok knha để kiểm tra lễ vật do ông maha đàng trai trình. Ông Ok khnha này phải đảm bảo không phải người thân của gia đình để đảm bảo không thiên vị”.



Kết cấu

Văn bản

Tôi có cảm giác các vị đang không nhớ giống nhau về trình tự lễ cưới nhưng không dám xen vào vì sợ phật lòng.


Ông Lý Quyền: “Tiếp theo là lễ cắt tóc: ông maha một tay cầm kéo, một tay cầm lược làm động tác rảy nước và cắt tượng trưng trên đầu cô dâu lẫn chú rể”.


Ông Kông hỏi lại: “Cắt cho cả hai người đúng không? Có biệt lệ không?”

Câu hỏi của ông Kông dùng từ hơi khó hiểu đối với người dân thường, đặc biệt là dân tộc Khmer.


Ông Danh Nang trả lời: “Cha mẹ cắt cho con trước rồi tới ông maha cắt. Lễ này người khmer gọi là “Xray Xua xđây”, mang đến may mắn và điềm lành”.


Ông Kông trao đổi, đề xuất cách hiểu với những người đang tham dự: “Phải chăng trong suy nghĩ của người Khmer, tóc tượng trưng cho điều xấu, điều dơ (nên đi tu mới phải cạo đầu). Cho nên tôi hiểu là lễ cắt tóc có ý nghĩa vứt bỏ điềm xui xẻo, xấu xa trong con người chứ không phải là làm đẹp hay chúc phúc”.


Những người ngồi nghe tỏ thái độ không thật hiểu cách suy nghĩ của ông Kông. Họ im lặng, không đồng tình cũng không phản đối. Có lẽ cách hiểu của ông Kông hơi suy diễn.

Thấy vậy tôi hỏi thêm: “Ngoài đám cưới ra, người Khmer còn có lễ nào liên quan đến cắt tóc nữa không?”


Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí