Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 34


Kết cấu

Văn bản

Ông Danh Nang khẳng định: “Ngoài lễ cưới ra không có lễ nào có hành động cắt tóc cả. Tui nghĩ nó vừa có ý nghĩa chúc phúc vừa có ý nghĩa cầu may”


Cách suy nghĩ của những vị này có phần cảm tính và suy diễn, tôi nhớ hình như các tài liệu đã viết có ý khác hơn. Thật ra, sợi tóc trong quan niệm của nhiều nền văn hóa khác nhau có ý nghĩa tượng trưng đa dạng: năng lực con người, tư cách cá nhân, sức sống, số mệnh, … Do đó hành động cắt tóc có nhiều ý nghĩa. Theo Trần Văn Bổn và Thạch Voi, lễ cắt tóc trong hôn lễ người Khmer Nam Bộ chỉ có “tính tượng trưng”, có ý nghĩa “tạo dáng” cho đôi tân hôn bước vào cuộc sống mới, tức làm đẹp.

Như vậy do có sự tham gia của người ngoài cuộc, với góc nhìn và cách suy nghĩ theo kinh nghiệm của mình, ông Trần Chí Công đã làm cho người tham gia buổi thương thảo có chút thay đổi về ý nghĩa của phong tục.


Rút khinh nghiệm những lần trước, tiếp theo, ba vị chụm đầu lại bàn bạc rồi thống nhất cho ông Lý Quyền phát biểu:

“Tiếp theo là lễ giã thuốc (Bôc-let ch’năm). Lễ này người ta dùng cây thuốc để chữa nọc độc của công chúa rắn theo truyền thuyết Pras Thôn – Neang Neak.


Ông Nang chen vào: “Nhưng nếu người

con trai đã đi tu thì không cần thực hiện nghi thức này bởi vì khi đi tu trong chùa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 34


Kết cấu

Văn bản

đã thực hiện trước”.

Tôi hơi nghi ngờ cái ý cho rằng khi đi tu thì đã thực hiện lễ giã thuốc mà cho rằng người đi tu đã qua thử thách, có năng lực chống chọi với cái độc, cái ác rồi.


Ông Kông hỏi lại: “Tức là khi chú rể đã đi tu rồi thì bỏ qua lễ giã thuốc phải không?”


Ông Nang: “Không phải bỏ, vẫn làm, nhưng chỉ thực hiện cho cô dâu thôi. Trong lúc lấy thuốc để chà vào răng cô dâu, ông à cha sẽ đọc kinh và cầu chúc hạnh phúc cho hai vợ chồng”.


Ông Kông hỏi: Ông à cha có kể lại sự tích Pras Thông và Neang Neak không?

“Không có. Ông à cha chỉ đọc kinh cầu chúc thôi” – Một vị trả lời.


Ông Kông vừa xác nhận vừa ghi rồi hỏi tiếp: “Vậy là ý nghĩa và câu chuyện về Pras Thông chỉ có người dự biết thôi, không nói ra. Tất cả các vị thuốc để làm lễ ấy có dễ kiếm không và nó có giống nhau ở các nơi không?”


Ông Nang, ông Luông và ông Quyền cùng nhau giải thích và kể tên các loại thuốc: “Thuốc đó kiếm trong khoảng 01 ngày là có đủ, nó gồm những loại cây có thể kiếm được trong sóc, nhưng khó gọi tên bằng tiếng Việt. Mấy chỗ khác không biết có giống ở đây không nhưng nếu làm là phải đủ”.

-


Kết cấu

Văn bản

Đang trò chuyện thì người nhà ông Lý Quyền mở đĩa phim đã quay đám cưới con gái lớn của ông Lý Quyền trước đó cho mọi người xem. Đến lúc à cha Lí Luông múa diễn tả việc đi kiếm thuốc rất đẹp và điệu nghệ. Mọi người dừng bàn chuyện là cùng nhau xem trên màn hình. Ông Kông hỏi ông Lí Luông:

“Nếu bây giờ mà kêu ông múa giống như trong phim đám cưới đang chiếu, ông có làm được không?”


Ông Lí Luông: “Làm cũng được nhưng không hay vì mình không có nhiều người xem, không có nhạc và không có “làm thiệt”.

Chữ “làm thiệt” của ông có nghĩa là nếu không có bối cảnh thực thì việc diễn xướng sẽ khó hay.


Ông Kông xác nhận lại: “Vậy múa kiếm thuốc diễn ra vào lúc gần sáng, giã thuốc thì buổi chiều còn chà răng thì thực hiện vào ban đêm. Vậy tiếp theo là gì?”


Ông Nang: “Lễ Bớt-bài-xrây”.


Ông Luông cắt ngang: “Dớ! tiếp theo là lễ Bốc-let-bài-ch’năm mới đúng. Ông Nang kể lộn xộn trật tự rồi”.

.

Ông Quyền ôn tồn giải thích: “Thật ra đó là diễn xướng lại việc đi kiếm thuốc, xong rồi mới tới chà răng. Việc thực hành giã thuốc đã diễn ra vào lúc 15 giờ chiều. Còn múa diễn lại chuyện tìm thuốc diễn ra khoảng 3:30 sáng hôm sau”.



Kết cấu

Văn bản

Mọi người đang nói chuyện thì có một người bước vào. Ông này là à cha Danh Ẹl, là vị à cha chính trong lễ cưới sắp tới. Quan sát thấy cuộc tranh luận giữa hai người kia, ông ôn tồn giải thích :

“Có nhiều bước trong lễ cưới truyền thống cần có sự thống nhất giữa hai bên trai gái. Lễ tục có nguồn gốc lâu đời, tùy địa phương mà có sự thay đổi”.


Ông Kông đồng ý và yêu cầu à cha Danh Ẹl cứ trình bày theo tục lệ của địa phương, xem như hôm nay là sự sự tập dợt.

Ông Luông tiếp tục kể về diễn xướng hoạt động đi kiếm thuốc: “Hai người trong ban nhạc sẽ phân vai để diễn lại quá trình tìm thuốc của ông thầy (à cha pờ- lịa) và một người phụ nữ gặp dọc đường”

.

Ông Danh Ẹl chen vào: “Không phải phụ nữ mà là một bà vú, hỏi mua thuốc của ông à cha với giá bao nhiêu tiền”.


Ông Luông tiếp tục vẻ mặt đầy hứng khởi và vui khi kể tới câu trả lời của ông à cha


Tôi quan sát thấy hình như ông Danh Ẹl không vui, vẻ mặt ông cho thấy có điều chi không hài lòng.


Ông à cha pờ-lịa trả lời thuốc này không bán bằng tiền hay vàng vì ở xứ tui nhiều vàng lắm, thường đem treo giàn bếp hoặc làm đầu ông táo nấu cơm. Bà vú cũng nói rằng trong nhà bà có một thứ rượu quý đựng trong keo, muốn đổi với thứ thuốc mà ông à cha đang có. Ông à cha plea uống thử và chấp nhận đổi thuốc cho bà vú mang về làm lễ chà răng.

Ông Kông khẳng định lại: “Vậy toàn bộ



Kết cấu

Văn bản

quá trình ông Luông vừa kể là tìm thuốc và đổi thuốc diễn ra lúc gần sáng. Vậy thì đầu hôm làm gì?”


Ông Luông: “Đầu hôm là lễ cắt bông cau”


Tôi, ông Trần Chí Kông, ông Long đều ồ lên và vỡ lẽ rằng từ nãy giờ trình tự lễ cưới đã không được kể đúng. Ông Danh Ẹl im lặng và tỏ ra không hài lòng có thể là lí do này.

Ông Danh Ẹl bây giờ mới chen vào giải thích: “Lễ cắt bông cau diễn ra sau lễ đọc kinh của ông lục. Thời gian tụng khoảng một tiếng đồng hồ, có 4 ông ngồi trên giường để đọc. Nói theo trình tự là lễ đọc kinh cầu phúc, lễ cột tay. Trong lễ cột tay người ta dùng chỉ đỏ để con cái tạ lỗi với cha mẹ. Cha mẹ chấp nhận tha thứ để con gái đi lấy chồng”


Tôi hỏi: “Lúc này bà con hàng xóm có cho tiền cô dâu chú rể không?”


Ông Ẹl trả lời: Không. Chỉ có gia đình hai bên và ông maha mà thôi.


Ông Kông hỏi: Vậy bà con cô bác gửi tiền mừng vào lúc nào?


Ông Luông: Vào sáng hôm sau trước khi đãi khách”


Ông Kông hỏi thêm: “Các vị có thể nói ý nghĩa của lễ cắt bông cau là gì?”


Ông Danh Ẹl:

- Bông cau tượng trưng cho


Kết cấu

Văn bản


Tôi có cảm giác cách giải thích của vị à cha này không thật tự tin và không thuyết phục lắm. Đa phần có ý suy diễn. Nhưng cũng có thể do rào cản ngôn ngữ

mối tình của cô dâu chú rể và cho cha mẹ (?). Hồi đó, cô gái được cha mẹ thương yêu. Nay đã gả cho người khác, về nhà chồng rồi nên mẹ cô dâu muốn cắt cái lòng thương đó trao cho mẹ chồng. Bông cau nói cho tình thương nên cắt và chia đều cho hai bên gia đình. Bông cau cũng là nói cho tình yêu nên cắt và chia đều cho cô dâu chú rể. Bông cau cắt thành 03 phần. Thứ nhất là ơn của cha, thứ hai

ơn mẹ, thứ ba là ơn họ hàng.

Ông Cao Thành Long nhắc: “Nhưng có người khác giải thích rằng lễ cắt bông cau liên quan đến sự tích bốn chàng trai tài giỏi. Ông Ẹl nghĩ sau về điều này?”


Ông Ẹl thừa nhận là có và phân trần

- Đúng, có bốn người học chung, cứu công chúa, một người có tài bói, có tài bắn cung, có tài lặn và có tài cải tử hoàn sinh. Người lặn làm chồng, mấy người kia làm cha,

mẹ và họ hàng

Ông Kông tỏ ra không hiểu vì cách kể của à cha Danh Ẹl quá ngắn và đề nghị có vị nào nhớ để kể lại chuyện này hay không? Ông Luông tình nguyện kể lại với vẻ mặt hào hứng, khoa chân múa tay ra dấu để diễn tả, giọng nói lớn hơn bình thường

- Có 4 người đi học đạo ở một ông thầy với 4 tài năng khác nhau (giống như ông Ẹl kể). Sau khi học xong trên đường về nhà, anh có tài bói toán đoán rằng sẽ có chim ưng bắt nàng công chúa sắp bay qua đây, anh có tài bắn cung chuẩn bị sẵn và


Kết cấu

Văn bản


Trong một dị bản khác thì cha là người làm thuốc còn anh là người tiên đoán.

bắn trúng chim ưng, người bị chim quắp rớt xuống biển; anh có tài lặn liền lao xuống biển cứu cô gái lên. Nhưng cô đã chết. Anh có tài cải tử hoàn sinh làm thuốc cho anh sống lại. Cả bốn chàng trai đều yêu và muốn cưới cô làm vợ, không ai chịu nhường. Cả bốn người đến nhờ lục tà Y Sây phân xử. Lục tà phán rằng: người lặn xuống nước là chồng cô gái vì đã đụng chạm vào cơ thể nàng, người bói toán làm cha, người bắn cung làm mẹ, còn người thầy thuốc làm anh. Vì vậy, trong đám cưới hai người phải cắt bông cau 03 phần để tạ ơn

những người còn lại.

Ông Kông thắc mắc: “Vậy trong lúc làm đám thì chuyện này có được à cha kể ra không?”


Ông Long nhắc: “Còn lễ liên quan đến việc cô dâu đưa tay ra sau lưng để mó tìm vật gì đó thì thế nào?”


ông Ẹl gật đầu xác nhận: “Có lễ đó nhưng chưa tới”


Danh Dara: “Vậy là tạm kết thúc đêm, khoảng 3:30 sang hôm sau là bắt đầu tiếp tục, đúng không?”


Các ông đều đồng ý. Ông Nang bổ sung:

Đó là lễ diễn tả cảnh đi kiếm thuốc rất vui, lúc này mọi người đã mệt, đối đáp



Kết cấu

Văn bản

cho bớt buồn ngủ. Đàn bà ngồi thành vòng tròn, lấy nhang đốt để châm vào chân của ông à cha Plea giống như kiến vàng cắn. Sau khi được thuốc thì mới đổi với bà vú, sau đó đưa cho ông à cha làm lễ. Sau lễ này, chú rể được phép vào trong nhà và ngồi trước bàn thờ.


Ông Danh Nang bổ sung: “Tới lúc này, thực hiện lễ mò đồ vật. Cụ thể hơn, trong lúc ông à cha nhận thuốc thì người ta đã cho cô dâu nằm đó. Người ta chuẩn bị sẵn trong cái mùng gồm gạo, lược, ly nhỏ, ống chỉ, viết, kéo. Sau khi chú rể vào, cái mùng đó được đặt sau lưng cô dâu. Cô dùng tay đưa ra phía sau, không được nhìn, chọn bất kì vật nào và trình cho mọi người. Dựa vào vật đã chọn được, mọi người sẽ đoán tương lai của cặp vợ chồng. Ví dụ, bắt được cái li nhỏ, người ta sẽ đoán là chú rể sẽ thích uống rượu”.


Ông Kông bổ sung: “Giống như đám thôi nôi trẻ con vậy”.


Ông Danh El bổ sung: “Một số lễ nếu diện tích nhà nhỏ người ta có thể kết hợp với lễ cột tay của bà con luôn lúc này”.


Ông Danh El giải thích chậm rãi: “Sau khi cắt bông cau xong, người ta còn thực hiện lễ truyền lửa, rải bông cau cho cô dâu và chú rể. Người ta sẽ đặt bông cau vào một cái dĩa có cắm nến truyền vòng quanh từng người, ông à cha sẽ cầm bông cau rắc xung quanh cô dâu chú rể. Sau đó hai người sẽ làm lễ giở mâm trầu: cô dâu

và chú rể sẽ đưa tay vào chọn mỗi người


Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí