Tình Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tri Thức Bản Địa Của Các Cộng Đồng Dân Tộc Lên Tnr Và Đdsh Tại Vùng Đệm Vqg Pù Mát

lọc, trong quá trình tiến hoá của sinh quyển và dần dần trở thành văn hoá truyền thống” (Lê Trọng Cúc và cộng sự, 1998) [4, tr. 18].

Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm TTBĐ được sử dụng theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998, “Tri thức bản địa (TTBĐ) (Indigenouse knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó, tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng” [4, tr. 22].

1.1.2. Cộng đồng địa phương

Khái niệm về cộng đồng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau có những khái niệm về cộng đồng tương ứng.

Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể nói cộng đồng là dân cư thôn, làng, bản, cộng đồng các dòng họ, các dân tộc, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung gắn bó với nhau trong cùng một không gian.

Cộng đồng trong khái niệm QLR cộng đồng, được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội (Nguồn FAO, 2000).

1.1.3. Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học

Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 thì Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

Đa dạng gen còn được gọi là đa dạng di truyền, là tập hợp những biến đổi của các gen và các kiểu gen (genotype) trong nội bộ của một loài [9, tr. 122].

Đa dạng loài là sự phong phú về số lượng các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định, thông qua việc điều tra, kiểm kê [9, tr. 137].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đa dạng hệ sinh thái là thuật ngữ dược sử dụng để mô tả cả về số lượng các môi trường sống hoặc các quần xã sinh vật khác nhau (ví dụ, rừng lá kim, sa mạc,

rừng mưa nhiệt đới, đất ngập nước, v.v) lẫn sự đa dạng về các cộng đồng sinh học và các quá trình sinh thái diễn ra trong một HST nhất dịnh. Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa đa dạng loài với sự ổn định của cả một hệ sinh thái (Jonhson et al, 1996), tuy nhiên, người ta tin rằng chính sự phổ biến của một số loài chủ chốt (hoặc là các sinh vật độc lập hoặc là nhóm các sinh vật) sẽ quyết định sự vững mạnh của một hệ sinh thái cụ thể (Folke at al, 1996).

Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 3

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

1.2. Tống quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Trên thế giới

Trước đây, TTBĐ được coi là những kiến thức nông cạn, hời hợt, không mang tính khoa học... Ngày nay, TTBĐ được nhìn nhận đúng với vai trò của nó.

Xác định về thời gian và không gian thì TTBĐ là hệ thống tri thức tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý xác định với sự đóng góp của các thành viên trong cộng đồng (G.Louise, 1993), Herb (1991) cũng đã đưa ra những lập luận nhằm ủng hộ QLR cộng đồng rằng “QLR bởi cộng đồng tạo ra những cơ hội để tìm kiếm các giải pháp mà ở hệ thống tập trung quyền lực không có được. Cộng đồng là nơi mà các hoạt động được thực tế diễn ra, và kế hoạch được xác lập hàng ngày. Quá trình lập kế hoạch và hành động được lồng ghép một cách có trách nhiệm bởi vì chúng được thực hiện ở tại một nơi và bởi cùng một cộng đồng” [16, tr. 2].

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài như của Smita Mishra (2004) nghiên cứu về KTBĐ của phụ nữ trong quản lý TNR ở Ấn Độ, của Moreno-Black và nnk (2004) và của Zweifel (2004) nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong bảo tồn ĐDSH. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng người phụ nữ bản địa chính là các

chuyên gia về ĐDSH và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH [16, tr. 2].

Công trình của R.J Fisher (1991) nghiên cứu về các hệ thống QLR bản địa ở Nê Pan đã chỉ ra rằng các hệ thống này là rất đa dạng và mang tính đặc thù về dân tộc và phân bố địa lý [16, tr. 3].

Nghiên cứu điển hình của Casson (2004) về hệ thống nông lâm kết hợp của cộng đồng người bản địa Krui ở Inđônêxia cũng cho thấy KTBĐ của người dân trong việc sử dụng và quản lý khôn khéo nguồn TNR đã được chính người dân phát huy để nâng cao đời sống của mình [16, tr. 3].

Sử dụng bền vững LSNG đang được coi là một trong những giải pháp giúp xoá đói giảm nghèo cho các nước vùng nhiệt đới. Các nghiên cứu của nước ngoài như đã đăng trong tạp chí Nuffic IK WorldWide (2002) về vai trò của ong mật bản địa trong việc cải thiện đời sống của người dân địa phương vùng Himalaya hay công trình nghiên cứu của Erdelen và nnk (2004) về vai trò quan trọng của dược liệu truyền thống của Inđônêxia – một sản phẩm mang giá trị hai mặt: ĐDSH và đa dạng văn hóa, cũng là những gợi mở cho hướng phát triển LSNG như là một sinh kế quan trọng đối với những người dân có cuộc sống phụ thuộc vào rừng [16, tr. 3].

1.2.2. Ở Việt Nam

Thực tế, không phải chờ cho đến khi diễn ra quá trình “Tái nhận thức bản thân” thì ở Việt Nam mới có những nghiên cứu về TTBĐ. Sự bảo tồn, duy trì và phát triển của một loạt các truyền thống phương Đông (y học, kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền, canh tác trên đất dốc, các nghề thủ công…) chứng tỏ rằng chưa bao giờ các TTBĐ bị coi nhẹ trên mảnh đất hình chữ “S” này. Nghiên cứu của các nhà thực vật học, dược học, nông học, dân tộc học, văn hoá học… đã góp phần chỉ ra những giá trị quan trọng của hệ thống các TTBĐ của người dân các DTTS. Chính các nhà khoa học trong các lĩnh vực này cũng đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống TTBĐ với việc duy trì cuộc sống của các DTTS trong bối cảnh hoà quyện với tự nhiên, với nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, với bản lĩnh - bản sắc văn hoá tộc

người, cho dù đã có rất nhiều biến cố xảy ra trong suốt gần 2 thế kỷ ảnh hưởng của văn hoá phương Tây [18, tr. 34].

Việc nghiên cứu vận dụng các TTBĐ trong khai thác và sử dụng tài nguyên được nhiều cơ quan quản lý và các ngành hữu quan quan tâm. Các nhà khoa học tự nhiên thường tìm hiểu các kinh nghiệm quản lý, sử dụng và bảo vệ các nguồn TNTN; các nhà nông học thường tìm hiểu về các tri thức liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, kinh nghiệm canh tác…; các nhà khoa học thuộc ngành y - dược thường quan tâm đến các tri thức liên quan đến cây thuốc, các bài thuốc dân gian và các y thuật cổ truyền… Một nghiên cứu về cây thuốc và TTBĐ về cách sử dụng cây thuốc ở Việt Nam cho biết: “Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng sinh vật. Trong đó, hệ thực vật cũng rất phong phú và đa dạng. Hiện nay, đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự đoán có thể tới 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Theo tài liệu của Pháp, trước nǎm 1952 toàn Đông Dương chỉ biết có

1.350 loài cây thuốc, nằm trong 160 họ thực vật. Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (1999) giới thiệu 800 cây con và vị thuốc. Sách "Cây thuốc Việt Nam" của Lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc. Cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam" của Vò Vǎn Chi (1997) đã thống kê khoảng

3.200 loài cây thuốc, nhưng trong đó lại có cả những cây nhập nội như bạch chỉ (Angelica dahurica), đương quy (Angelica sinensis), độc hoạt (Angelica pubescens)... và theo số liệu mới nhất của Viện dược liệu (2000) thì ở Việt Nam có 3.830 loài cây làm thuốc (Trần Công Khanh, 2000) [18, tr. 35].

Nghiên cứu về các TTBĐ trong trồng trọt, Lê Trọng Cúc tán đồng quan điểm của Đào Thế Tuấn (Hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam, 1984): “canh tác nương rẫy vẫn là phương thức có hiệu quả nhất đối với các nước vùng nhiệt đới ẩm. Một đơn vị năng lượng bỏ ra có thể thu được từ 5 đến 15 đơn vị năng lượng sản phẩm. Một ngày công sản xuất nương rẫy thu được bằng 2 lần ngày công ở Đồng bằng sông Cửu Long và 3 lần ở vùng Đồng bằng sông Hồng” [18, tr. 36].

Một trong những giá trị nổi bật của các DTTS là những TTBĐ của nhân dân về quản lý và khai thác TNTN, ở đó con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ, con người là một bộ phận không thể tác rời tự nhiên. Luật tục với những TTBĐ về môi trường và cách thức quản lý, khai thác các nguồn TNTN vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó (Ngô Đức Thịnh,1999) [14, tr. 14].

Nghiên cứu TTBĐ trong sử dụng TNTN và bảo vệ môi trường ở nông thôn Việt Nam năm 2003, Vò Chí Trung đã chỉ ra rằng không nhất thiết chỉ có một phương thức dựa vào tiến bộ kỹ thuật và kiến thức khoa học hiện đại, mà kế thừa, ứng dụng, phát huy được nhiều vốn TTBĐ của các dân tộc. Phát triển những loài LSNG phần lớn kế thừa vốn quí TTBĐ của các cộng đồng tộc người, thực hiên xóa đói giảm nghèo và bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên rất có hiệu quả (Vò Chí Trung, 2003) [3, tr. 20].

1.2.3. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tri thức bản địa của các cộng đồng dân tộc lên TNR và ĐDSH tại vùng đệm VQG Pù Mát

Tình hình nghiên cứu về TTBĐ lên TNR và ĐDSH tại vùng đệm VQG Pù Mát trước đây chưa thật sự rò nét đâu đó trong các tài liệu cũng được đề cập sơ qua nhưng không làm nổi bật giá trị các TTBĐ đó. Nghiên cứu về TTBĐ của con người và vùng đất khu vực này nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung hầu như đến nay vẫn có tính chất riêng lẻ, không mang tính hệ thống, phương pháp tiếp cận sử dụng chủ yếu là mô tả không đi vào bản chất cốt lòi thực sự của TTBĐ. Trong đó đáng kể nhất là nghiên cứu của Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo (2000) đã báo cáo trong dự án “Giám sát xu hướng phát triển miền núi phía Bắc Việt Nam”, nghiên cứu đã tiến hành tại cộng đồng người Đan Lai ở Khe Nóng, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, cho thấy được luật tục và vai trò của cộng đồng trong quản lý, khai thác rừng, mối quan hệ giữa sinh thái và hiện trạng phát triển của cộng đồng người này, tác giả đã chỉ ra rằng hiện trạng thảm thực vật tự nhiên ở Khe Nóng là tốt nhất trong 5 điểm nghiên cứu của dự án do cư dân Đan Lai ở Khe Nóng có hệ thống canh tác kém phát triển, dựa chủ yếu vào canh tác nương rẫy truyền thống mang tính tự cung tự

cấp tại chỗ và mức độ bảo tồn thiên nhiên có mối quan hệ ngược lại với hiện trạng phát triển [8, tr. 56].

Nghiên cứu về tái định cư và sự thay đổi phương thức mưu sinh của người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, tác giả Bùi Minh Thuận (2012) đã bước đầu đưa ra được một số phương thức canh tác nương rẫy và chăn nuôi của cộng đồng người Đan Lai trong đó hoạt canh tác nương rẫy và khai thác LSNG là chú yếu của cộng đồng người Đan Lai, gạo, sắn và ngô chỉ cung cấp đủ 6-8 tháng trong năm, các tháng còn lại người dân vào rừng khai thác củ mài, môn thục và các loại LSNG khác [19, tr. 63].

Trong báo cáo Đánh giá vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng ở khu vực Khe Bu, vùng đệm VQG Pù Mát, Đào Minh Châu và Trần Minh Hợi (2012) đã chỉ ra rằng ba bản vùng Khe Bu thuộc vùng đệm của VQG Pù Mát là những bản nằm gần vũng lòi, là người dân tộc Thái và Đan Lai có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng, từ 41%-61% tổng thu nhập của hộ là từ khai thác LSNG. Trong số 60 hộ được phỏng vấn thì 100% số hộ đều khai thác LSNG và trung bình mỗi hộ hàng năm khai thác được lượng LSNG có giá trị khoảng 15 triệu đồng [4, tr. 6].

Hiện nay đã có một số nghiên cứu về TTBĐ liên quan đến quản lý TNR và ĐDSH của các cộng đồng DTTS tại một số địa phương, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về TTBĐ liên quan đến quản lý TNR được thực hiện với cộng đồng người Đan Lai ở vùng đệm VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Vùng đệm VQG Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

- Thời gian: Từ tháng 3/2014 - 11/2014

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Đề tài dựa vào phương pháp tiếp cận hệ sinh thái nhân văn để phân tích đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên với các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý TNR và bảo tồn ĐDSH, phục vụ phát triển kinh tế của cộng đồng DTTS vùng đệm VQG Pù Mát tỉnh Nghệ An.

Những người dân bản địa sống ở gần rừng, qua quá trình phát triển lâu dài đã tích lũy và phát triển các kinh nghiệm và kiến thức về quản lý nguồn cung cấp sự sống cho họ, và nhờ đó họ có thể thích ứng với điều kiện môi trường luôn thay đổi. Những kinh nghiệm và kiến thức này được hình thành, phát triển trong quá trình lao động sản xuất và những hoạt động sử dụng TNTN. Đó là những kiến thức kỹ thuật và phi kỹ thuật (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, luật tục) được phát triển nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên của một cộng đồng cụ thể ở một vùng xác định và được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền khẩu (Hoàng Xuân Tý, 2000).

2.2.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu

a) Phương pháp kế thừa


Các tài liệu được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc trong vòng từ 3 – 5 năm (từ năm 2010 – 2014) trong việc thu thập các tài liệu về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Châu Khê; các tài liệu, công trình nghiên cứu về người Đan Lai VQG Pù Mát; các báo cáo, văn bản về chính sách và công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG Pù Mát; các báo cáo về các chương trình nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân vùng đệm VQG Pù Mát; các báo cáo nghiên cứu về vùng đệm

VQG Pù Mát, tài liệu các hội thảo về phát triển vùng đệm các khu bảo tồn và VQG, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn TNR, các văn bản luật và chính sách liên quan đến vùng đệm VQG Pù Mát ....

b) Chọn điểm nghiên cứu


Lựa chọn điểm nghiên cứu dựa vào thông tin cơ bản về dân tộc, sinh kế, khai thác sử dụng TNR của các nghiên cứu liên quan đã thực hiện (Đào Minh Châu và cộng sự 2013, Bùi Minh Thuận 2012, Trần Chí Trung và cộng sự 2004, Lê Trọng Cúc và Terry Rambo 2001 và một số nghiên cứu khác) và phóng vấn cán bộ VQG Pù Mát, Chi cục kiểm lâm huyện Con Cuông, UBND huyện Con Cuông trên cơ sở đó xã được chọn là xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An thuộc vùng đệm VQG Pù Mát.

Dựa vào thông tin của các nghiên cứu trước và các kết quả trao đổi với lãnh đạo xã, tôi đã lựa chọn các bản làm điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu lựa chọn các bản này là sự phụ thuộc của họ vào TNR, thành phần dân tộc, sinh kế. Các bản đã được lựa chọn là: bản Bu và bản Nà (xã Châu Khê) và lựa chọn cộng đồng người Đan Lai là cộng đồng có hoạt động kinh tế bao đời nay chú yếu khai thác các nguồn lợi từ rừng [8, tr. 8].

c) Thu thập thông tin và số liệu hiện trường


Để thu thập các số liệu và mục tiêu của đề tài đã nêu trên, luận văn sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập các thông tin và số liệu hiện trường:

-Thảo luận nhóm:


Tại mỗi bản, chọn 10- 15 người dân (Danh sách xem Phụ lục 2 và 3) là những người những người làm nghề thuốc, thợ săn (trước đây), những người già có nhiều kinh nghiệm sản xuất và trưởng họ được mời tham gia thảo luận nhóm. Một số công cụ như: lược sử sử dụng TNR, phân tích lịch mùa vụ, phân tích thuận lợi,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí