Tình Hình Thị Xã Tuyên Quang Sau Khi Tách Tỉnh (Năm 1991)

Như vậy, thời kỳ trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm của cả tỉnh Hà Tuyên, trung tâm đầu mối cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng cho cả một khu vực hành chính rộng lớn.

Trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã đạt được thành tích bước đầu trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc thị xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết thành công các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách; từng bước đổi mới cách nghĩ, cách làm tạo chuyển biến tích cực về kinh tế ở địa phương. Các hoạt động kinh tế của thị xã bước đầu chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường; năng lực sản xuất từng bước được giải phóng và phát huy hiệu quả.

Nét nổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp của thị xã là phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ, từng bước phá thế độc canh, phấn đấu tự cân đối lương thực trên địa bàn. Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế gia đình đa dạng, năng động hơn. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Quốc phòng an ninh được củng cố, tăng cường.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa nhiều, chưa vững chắc và mới là chuyển biến bước đầu, Thị xã và cả tỉnh Hà Tuyên vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới còn những mặt hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Nền kinh tế của địa phương vẫn chưa tạo ra bước ngoặt, chưa đủ điều kiện để ổn định, đời sống của một số cán bộ, nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng nông thôn ven thị xã. Những mất cân đối về ngân sách, xuất nhập khẩu, lao động việc làm, thị trường, vốn đầu tư còn thiếu thốn, khó khăn; nền sản xuất còn yếu kém, văn hóa xã hội có mặt còn xuống cấp, an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp.

Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000

2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tách tỉnh (năm 1991)

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, nhiều đảng cộng sản không còn nắm được chính quyền. Chủ nghĩa đế quốc cấu kết với các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tiến công hòng xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến trình đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp từ ngày 24 đến ngày 27- 6 - 1991 tại Hà Nội. Với chủ đề Đại hội của trí tuệ - đổi mới- dân chủ - kỷ cương - đoàn kết, Đại hội đánh giá 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” ( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991,tr.60.)

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 12-8-1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 quyết nghị chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, công tác chia tách tỉnh được thực hiện khẩn trương. Trong một thời gian ngắn, các ngành các đơn vị trong tỉnh đã thực hiện xong việc chia tách. Cuối tháng 9-1991, việc chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Từ ngày 1-10-1991, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, thị xã Tuyên Quang trở lại là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thị xã Tuyên Quang có thuận lợi cơ bản là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết; tình hình chính trị - xã hội - ổn định. Thị xã có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tiềm năng đất đai trong phát triển nông - lâm nghiệp còn nhiều. Giao thông đường bộ, đường sông khá thuận lợi. Thị xã có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp, là tiềm năng cho các ngành du lịch phát triển. Tiềm năng về công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm và khoáng sản khá phong phú.

Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm của một tỉnh nghèo, không ít khó khăn: kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất còn thấp kém và mang nặng tính tự cung tự cấp. Thế mạnh về cây công nghiệp, chăn nuôi chưa được khai thác tốt. Công nghiệp chưa phát triển; thu nhập bình quân đầu người còn thấp xa so với mức bình quân của cả nước. Lưu thông chưa phục vụ tốt yêu cầu thúc đẩy sản xuất hàng hoá; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường còn lúng túng.

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 4

Sau năm năm thực hiện đổi mới, cho đến năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã có những thay đổi trên các lĩnh vực chủ yếu. Nền kinh tế có chuyển biến tiến bộ, đời sống nhân dân có mặt được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy còn nhiều phức tạp nhưng đã giữ vững được ổn định. Nhân dân trong thị xã và toàn tỉnh luôn phát huy quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, giữ vững khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Tuy nhiên thị xã vẫn chưa đạt được những chuyển biến tích cực trong việc đưa nền kinh tế từ tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa; chậm đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất; đời sống của đồng bào các dân tộc còn thấp kém; kỷ cương xã hội bị buông lỏng, tiêu cực và tệ nạn xã hội còn nhiều, công bằng xã hội chưa được đảm bảo.

Giai đoạn từ 1991 đến 2000, Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã với đường lối được đề ra từ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1991 - 1995); lần thứ XV (nhiệm kỳ 1996 - 2000) nhân dân thị xã kiên trì đường lối đổi mới, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII của Đảng: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000", vượt qua khó khăn, trở ngại, từng bước vươn lên dành được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.

Trên tinh thần: “Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, thử thách để ổn định và đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, tài nguyên khoáng sản, lao động tại chỗ. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp chế biến - dịch vụ; kết hợp các đơn vị kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ thống nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Làm chuyển biến một bước quan trong nền kinh tế từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp diện hộ gia đình nghèo”. [34, tr.45]

Cho đến năm 1996 trở đi, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá; các vấn đề văn hóa - xã hội được quan tâm giải quyết có hiệu quả; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Đời sống nhân dân các dân tộc trong thị xã ổn định và cải thiện một bước. Niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước không ngừng được nâng lên. Những thành tựu trong thời gian từ 1992 đến 1996 là to lớn và quan trọng, đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống các tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện; tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh” [32, tr.78]

Đến năm 2000, kinh tế thị xã đã tăng trưởng đều, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Tốc độ xây dựng và kiến thiết đô thị được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc phòng an ninh được giữ

vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả. Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là cơ sở cho việc từng bước xây dựng thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố vào năm 2010. Những thành tựu và đóng góp trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước của thị xã Tuyên Quang đã được ghi nhận bằng việc Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho thị xã Tuyên Quang, ngày 28 - 4 - 2000. [2, tr.349] (Thị xã Tuyên Quang được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, theo quyết định số 160/KT-CTN, ngày 28-4-2000 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.)

2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng

Thành tựu về mọi mặt (kinh tế - văn hoá - xã hội) luôn là một chuẩn mực để đánh giá sự phát triển của một quốc gia hay dân tộc. Bất kể một đất nước nào, một dân tộc nào, dù theo chế độ chính trị xã hội nào cũng đều tập trung đầu tư xây dựng kinh tế - xã hội là việc căn bản, lấy đó làm nền tảng để phát huy sức mạnh của mình về mọi mặt. Lựa chọn một bước đi phù hợp để phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc, của từng địa phương. Tình hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sau khi Đảng tiến hành đổi mới (1986), kinh tế thị xã Tuyên Quang có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt từ sau ngày chia tách tỉnh Hà Tuyên (1991) thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, kinh tế của thị xã Tuyên Quang đã có nhiều khởi sắc rõ rệt.

2.2.1. Kinh tế.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích các hình thức dạy nghề, học nghề ở các thành phần kinh tế, khuyến khích phát

triển sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp gia đình, liên gia đình, tổ sản xuất. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế. Soát xét lại phương án sản xuất, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc giải thể những cơ sở yếu kém, thua lỗ kéo dài.

Từ 1992 đến 1996, tiểu thủ công nghiệp tư nhân, gia đình, liên gia đình phát triển mạnh, nhất là trong các ngành may, mộc, vật liệu xây dựng. Thị xã đã cấp phép kinh doanh cho trên 1.300 hộ. Toàn thị xã có 19 hợp tác xã, 529 hộ, liên hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt 4,4 tỷ đồng tăng 1,5 tỷ so với năm 1992; giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 12,6%/năm [11, tr.37-56]. Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường chấp nhận, đảm bảo đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước như xí nghiệp Xi măng, Công ty xây lắp và kinh doanh nhà ở, Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…

Năm 1994, 31 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã đã nộp ngân sách 6,9 tỷ đồng, đạt 107,2% kế hoạch [9, tr.42]. Đã giải thể các hợp tác xã làm ăn thua lỗ kéo dài, tồn tại hình thức như hợp tác xã Đông Xuân, Hợp Phong, Tuyên Thành, Thống Nhất; chỉ đạo các hợp tác xã còn lại xây dựng phương án sản xuất mới.

Từ năm 1996 đến năm 2000, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phần lớn doanh nghiệp nhà nước ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước như: Xí nghiệp Xi măng, Công ty Vật tư tổng hợp, Công ty xây dựng thủy lợi, Công ty công trình giao thông, Công ty khảo sát thiết kế, Công ty tư vấn xây dựng và giám sát kỹ thuật. Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến lâm sản, Công ty ôtô, Xí nghiệp giấy, Công ty Thuỷ sản. Các công ty đã cổ phần bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định. Giải thể công ty chè vàng, xử lý sai phạm tại công ty Du lịch. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 11,3%. Năm 2000, xi măng

đạt 100.000 tấn; đường kính trắng đạt 7.500 tấn; quặng kẽm đạt 3.000 tấn, bọt kẽm đạt 480 tấn. [20, tr.3]

Các hợp tác xã thủ công nghiệp duy trì sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành kế hoạch hàng năm. Đến năm 2000, hoạt động thủ công nghiệp tuy còn nhiều khó khăn song giá trị sản xuất thủ công nghiệp ngày càng tăng, mức tăng bình quân hàng năm đạt 12,6%. Kinh tế hộ gia đình năm 2000 toàn thị xã có 3198 hộ sản xuất thủ công nghiệp, so với năm 1996 là 620 hộ, tăng 515%. Trong đó số hộ nông nghiệp sản xuất thủ công nghiệp là 1445 hộ, chiếm 45% tổng số hộ. Số lao động sản xuất thủ công nghiệp là 4325 lao động, so với năm 1996 là 1347 lao động, tăng 315%. Một số ngành nghề phát triển khá như: cơ khí, sửa chữa, chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến lâm sản, may mặc… Riêng cơ khí, sửa chữa năm 2000 có 156 hộ so với năm 1996 có 38 hộ, tăng 410%, số lao động là 208 lao động, tăng 250%. Thị xã đã thành lập hợp tác xã may xuất khẩu Thống Nhất, đầu tư hơn 800 triệu lắp đặt dây truyền may công nghiệp. Tổ chức dạy nghề thêu ren xuất khẩu. Lập mới Hợp tác xã Vật liệu xây dựng Minh Xuân, Sửa chữa cơ khí Nông Tiến, Xây dựng tổng hợp Tràng Đà và nhiều hợp tác xã vận tải. Các hợp tác xã Quyết Thắng, Quyết Tiến, Hợp Nhất đầu tư 400 triệu đồng mở rộng sản xuất. Sáp nhập các hợp tác xã vận tải thành 3 hợp tác xã có trên 100 xe ôtô. Doanh nghiệp tư nhân phát triển khá; năm 2000 có 2.400 hộ kinh doanh dịch vụ. [11, tr.55]

Về kinh tế tập thể đã được chuyển sang cơ chế quản lý mới. Một số hợp tác xã có chuyển biến tích cực giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 2000 ước đạt 8 tỷ đồng so với năm 1996 là 5,974 tỷ đồng, tăng 143%. Tổng vốn của hợp tác xã từ trước khi chuyển đổi chỉ có 1,322 tỷ đồng đến nay đạt 3,577 tỷ đồng tăng 270%, trong đó góp vốn của xã viên là 947 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất và thực hiện các dự án là 1,973 tỷ đồng.[11, tr.69]

Về doanh nghiệp tư nhân thời kỳ này đã có bước phát triển khá cả về số lượng và quy mô hoạt động, đến năm 2000 toàn thị xã có trên 20 doanh nghiệp [14, tr.70], so với năm 1996 chưa có doanh nghiệp nào, năm 1997 có 8 doanh nghiệp vàng bạc…

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém. Kinh tế tập thể còn tồn tại với quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, ngành nghề tập trung chủ yếu là thủ công đơn giản. Sản phẩm chưa vươn được ra thị trường bên ngoài tỉnh. Đội ngũ quản lý hợp tác xã trình độ năng lực còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Sản xuất thủ công nghiệp hộ gia đình chậm đổi mới cả về mẫu mã, chất lượng. Sản phẩm chưa có đầu ra ổn định. Phát triển nghề mới, sản phẩm mới gặp nhiều khó khăn. Chưa có những nhân tố làm thúc đẩy sản xuất phát triển trong các ngành nghề thủ công nghiệp. Thông tin kinh tế quảng cáo còn nhiều hạn chế. Chưa có nghề truyền thống, chưa có nghề xuất khẩu.

Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cấp nước và công trình kiến trúc đô thị của thị xã có bước phát triển. Thị xã đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới các tuyến đường dây tải điện, trạm biến áp và hệ thống điện chiếu sáng công cộng, tạo ra phong trào làm đường giao thông, hè phố với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Hoàn thành việc rải nhựa các tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 21,3 km, tổng vốn đầu tư 8.700 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 2.500 triệu đồng. Mở rộng, nâng cấp 97,7 km đường nông thôn với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, trong đó 1,3 tỷ đồng do nhân dân đóng góp. Mở 10 km đường vào làng Dùm, Cổng Trời. Phong trào bê tông hoá giao thông nông thôn phát triển mạnh trong từng xóm, tổ nhân dân, huy động được nguồn lực từ nhân dân, góp phần quan trọng làm đô thị sạch đẹp; đã khởi công 35 tuyến đường với tổng chiều dài 5.520m. Hoàn thành quy hoạch chi tiết 19 khu dân cư, quy hoạch xây dựng bãi rác Nông Tiến, kè bờ sông Lô, nghĩa trang km 8; đầu tư xây dựng chợ Tam Cờ.

Triển khai thực hiện quy định của tỉnh về mua bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất. Công tác kiểm tra quản lý quy hoạch, quản lý đất đai và xây dựng đã có nhiều cố gắng. Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, đến năm 2000 bình quân có 50 máy điện thoại trên 1.000 dân. [20, tr.21]

Nông nghiệp - lâm nghiệp

Do đặc điểm thị xã Tuyên Quang là trung tâm của một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ngay sau năm tách tỉnh 1991 chính quyền thị xã đã quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng xã, phường. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, coi trọng xây dựng nông thôn mới cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ sở hạ tầng.

Về sản xuất nông - lâm nghiệp, đã chú trọng việc thâm canh tăng vụ, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, do vậy, sản xuất nông lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực. Năm 1994, tổng sản lượng lương thực quy thóc của thị xã là 4.768 tấn, đạt 106% chỉ tiêu đại hội XIV đề ra. Giá trị một ha diện tích đất gieo trồng năm 1994 đạt trên 10,2 triệu đồng; năm 1995 đạt trên 12 triệu đồng. Hệ số sử dụng đất năm 1994 là 2,16 lần; năm 1995 là 2,2 lần. Cùng thời gian này, thị xã đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; đồng thời cơ bản xây dựng xong một số công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nội đồng, hơn 100 ha đất lúa 2 vụ được xây dựng mương tiêu úng. [2, tr.317]

Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu. Trong thực hiện cải tạo vườn tạp và phát triển cây công nghiệp, có 40% số hộ đã đầu tư vốn, giống cây trồng, thâm canh cây

ăn quả, tạo ra nhiều mô hình kinh tế tổng hợp có thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng/năm; dần hình thành vùng cây ăn quả gồm những cây có giá trị kinh tế như: na, nhãn, vải, hồng... phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của thị xã. Ngoài ra, nông dân các xã ngoại thị còn trồng được hơn 90 ha mía, 16,6 ha cây dâu tằm. 330 ha rừng tập trung, 600.000 cây phân tán được nhân dân trồng mới, 614 ha rừng tái sinh được quản lý, chăm sóc, bảo vệ, chấm dứt việc phá rừng làm nương.

Trong thời gian này, bằng sự năng động, dám nghĩ dám làm của cấp chính quyền và người dân, thị xã Tuyên Quang đã hình thành vùng chăn nuôi hàng hoá. Đàn gia súc, gia cầm tăng số lượng bảo đảm đủ sức kéo cho nông nghiệp và cung cấp thực phẩm ra thị trường. Phát triển nuôi cá ao hồ và cá lồng ở sông suối; năm 1995, có 267 lồng cá, sản lượng trung bình trên 100 tấn/năm. đàn lợn năm 1995 có 13.770 con tăng 17,5% so với năm 1992 [19, tr.45], nhiều hộ đầu tư nuôi rắn, ba ba, chim cút… có thu nhập cao. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, thị xã đã chuyển hoạt động của bộ máy quản lý các hợp tác xã sang làm chức năng dịch vụ cho hộ xã viên. Qua hai năm thực hiện, nhờ có bộ máy gọn nhẹ, các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả hơn, việc quản lý vốn chặt chẽ, các khâu dịch vụ thuận lợi, thực hiện tốt chính sách xã hội.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, từ năm 1991 - 2000, thị xã đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, quan tâm phát triển kinh tế nhiều thành phần. Thương nghiệp quốc doanh đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Số hộ đăng ký kinh doanh năm 1995 bằng 166% so với năm 1992 (năm 1992 là 1.770 hộ, năm 1995 là 2.950 hộ) [55, tr.25]

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, Đảng bộ chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất sản lượng và giá trị theo hướng sản xuất hàng hoá, chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp thâm canh trên toàn bộ diện tích gieo trồng, luân canh, xen canh tăng vụ. Cùng với việc phát động

phong trào “Toàn dân làm thuỷ lợi”, thị xã thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng bằng nguồn vốn nhân dân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ xi măng. Hai năm 1999 - 2000 xây 31,36 km kênh mương, giá trị 4,3 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 2,5 tỷ đồng và hàng ngàn công lao động [28, tr.20]. Bê tông hoá mương Ngòi Là thuộc địa phận xã Ỷ La. Kiên cố hoá kênh mương trở thành phong trào được nhân dân, nhất là các xã ngoại thị hưởng ứng mạnh mẽ. Tổng chiều dài kênh mương được kiên cố gấp 10 lần so với 20 năm trước đây. Đây là một thành tích lớn của nhân dân thị xã Tuyên Quang từ 1996 đến 2000.

Đến năm 2000, hệ số sử dụng đất được nâng lên, đạt 2,6 lần/năm. Giá trị 1 ha đất canh tác đạt từ 17 triệu đồng năm 1996 lên 22 triệu đồng năm 2000. Sản xuất lương thực từ năm 1996 đến năm 2000 đạt mức tăng bình quân 5,6%. Sản lượng lương thực từ 5.187 tấn năm 1996 lên 6.473 tấn năm 2000 (tăng 24,8%). Riêng cây lúa, tổng 5 năm sản lượng tăng 4,3%, diện tích tăng 1,2%, năng suất tăng 3,15% (năng suất lúa bình quân năm 1996 là 44,25 tạ/ha, đến năm 2000 là 51,4 tạ/ha).[11, tr.37]

Thị xã mở hàng trăm lớp tập huấn gieo trồng lúa lai, ngô lai, trồng mía, làm nấm, nuôi lợn hướng nạc. Xây dựng nhiều mô hình trình diễn trồng trọt và chăn nuôi. Quy hoạch trồng cây ăn quả, hình thành nhiều mô hình hộ gia đình trồng cây ăn quả, làm vườn cho thu nhập khá ở Tràng Đà, Nông Tiến, Ỷ La, Minh Xuân. Hàng năm cung cấp 4000 tấn mía cho nhà máy đường. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì, đàn lợn tăng bình quân hàng năm 4,5%, đàn gia cầm tăng 5,6%; phát triển mạnh nuôi cá lồng trên sông Lô, sản lượng cá đạt trên 100 tấn. Chính quyền, đoàn thể đã tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ 1.659 ha rừng hiện có, chấm dứt nạn phá rừng làm nương.

Nét nổi bật trong nông nghiệp giai đoạn này là hoàn thành dồn điền đổi

thửa gắn với quy hoạch kiến thiết đồng ruộng ở 4 xã nông nghiệp và thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá kênh mương. Việc dồn điền đổi thửa

nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún được thực hiện từ năm 1993. Sau khi làm thí điểm tại xã Hưng Thành, thị xã tổ chức triển khai đồng bộ ở các xã Tràng Đà, Nông Tiến, Ỷ La. Chính quyền địa phương đã tiến hành tuyên truyền, học tập rộng rãi và tiến hành thận trọng theo từng bước với phương châm công khai, công bằng, dân chủ. Kết quả đã quy hoạch giao thông nội đồng chiều dài 45 km, quy hoạch đất công ích 5%, mỗi đội để đất này từ một đến hai khu với tổng diện tích là 30,11 ha. Quy hoạch 15,3 ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất thổ cư đô thị. Tỷ lệ giảm thửa là 43%, bình quân số thửa một hộ là 3,9 thửa (trước khi đổi thửa là 6,8 thửa/hộ) [2, tr.337]. Dồn điền đổi thửa góp phần đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khắc phục tình trạng đất đai manh mún; quản lý nhà nước về ruộng đất thuận lợi hơn; nông dân phấn khởi tích cực sản xuất.

Tuy nhiên trong phát triển nông nghiệp, thị xã Tuyên Quang vẫn chưa khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển kinh tế nông nghiệp, năng suất cây trồng, vật nuôi và sản lượng lương thực chưa đạt so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV đề ra. Nông nghiệp thị xã chưa xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Nguyên nhân là do chưa thực hiện các biện pháp thâm canh chưa đồng bộ, chưa đúng, chưa đủ so với quy trình kỹ thuật. Một số mô hình sản xuất áp dụng vào thực tiễn chưa thành công như: sản xuất nấm, khoai tây, đậu tương.

Thị xã Tuyên Quang thường xuyên bị ngập lụt, nước ngập thường xuyên ở trên cos 25m. Đặc biệt là 2 năm 1999 - 2000 lụt muộn đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, nhất là cây lương thực của thị xã một cách đáng kể. Bên cạnh đó còn làm cho bệnh dịch trên cây trồng vật nuôi gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của nông dân.

Thương mại - dịch vụ - du lịch..

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, thị xã đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí