Tình Hình Chính Trị, Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Ở Thị Xã Tuyên Quang Trước Năm 1991.

2008, Chính phủ đã ban hành nghị định 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới thị xã Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang. Chính vì thế mà hiện nay thị xã Tuyên Quang có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Tân quang, Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến và các xã: Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn với 294 xóm, tổ nhân dân. Với dân số là 90.793 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và có hầu hết các dân tộc ít người khác trong tỉnh cùng đoàn kết sinh sống.

Trong quá trình lịch sử, thị xã Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ sơn còn ghi:

“An biên viễn hải ưu kinh bạc

Tuyên Thành vạn cổ án Thăng Long”.

Dịch nghĩa:

Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc

Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long.

Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, qua các thời kì lịch sử, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã kết tinh những truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, yêu lao động, kiên cường trong đấu tranh và giữ gìn độc lập dân tộc… Những truyền thống quý báu đó được các thế hệ củng cố, phát huy và tỏa sáng trong lao động, sản xuất cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Từ giữa thế kỷ XIX (năm 1858), thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược, từng bước đầu hàng quân xâm lược. Mặc dù vậy, nhân dân thị xã Tuyên Quang vẫn cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến đấu chống lại ách thống trị của thực dân Pháp.

Ngày 31 - 5 - 1884 thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Tuyên Quang, nhân dân thị xã Tuyên Quang đã triệt để thực hiện “Vườn không nhà trống” để chống giặc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Với ưu thế hơn hẳn về kỹ thuật và lực lượng quân sự, quân Pháp đã đánh chiếm được tỉnh lị Tuyên Quang. Nhưng quân xâm lược không thể yên thân, đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan…, suốt một vùng quanh thị xã đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Vĩnh Phúc tiến đánh kịch liệt, buộc chúng phải tập trung quân về đóng trong thành Tuyên Quang (thành nhà Mạc).

Trong nhiều tháng vây thành, đánh địch (từ tháng 8 - 1884 đến tháng 4

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 3

- 1885) với những trận chiến đấu quyết liệt, quân dân ta đã tiêu diệt được 200 tên, bằng 1/3 lực lượng quân địch đóng trong thành. Hầu hết các sĩ quan và một nửa binh lính địch bị thương vong, buộc quân địch phải cầu cứu xin viện binh từ Hà Nội lên giải vây. [2, tr.15]

Khi thực dân Pháp xác lập được ách thống trị tại Tuyên Quang, nhân dân Tuyên Quang vẫn tích cực ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc. Trong những năm 1925 - 1927, tầng lớp trí thức và học sinh thị xã đã hưởng ứng phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh (1872 - 1926) và phản đối bản ánh tử hình của thực dân Pháp đối với nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867 - 1940). Trong hai năm 1928 - 1929, nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng đã đã đến Tuyên Quang hoạt động trong sự ủng hộ, che chở của nhân dân thị xã.

Các phong trào yêu nước, chống thực dân phong kiến của nhân dân thị xã Tuyên Quang trong thời kì này, tuy chưa có tổ chức rõ nét và chưa giành được thắng lợi, song đó cũng là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự bắt rễ, phát triển của phong trào cách mạng ở thị xã Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang sớm được giác ngộ đã hăng hái tham gia phong trào cách mạng, đoàn kết đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược, là cửa ngõ phía tây của An toàn khu, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã thực hiện triệt để “Tiêu thổ kháng chiến”, bền bỉ, mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nhiều chiến công, góp phần cùng quân dân trong toàn tỉnh hoàn thành xuất sắc sứ mệnh bảo vệ An toàn khu, bảo vệ các cơ quan đầu não kháng chiến và cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến thắng lợi.

Trước thực trạng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân phát triển, ngày 20-3-1940 Chi bộ Mỏ than được thành lập tại đền Mỏ Than, với 7 đảng viên đầu tiên, đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Tuyên Quang. Đồng chí Vũ Mùi được chỉ định làm Bí thư. Sự kiện này đã đáp ứng bước phát triển tiếp theo cho cách mạng địa phương.

Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang diễn ra từ ngày 17 - 8 đến ngày 21 - 8 - 1945, nhân dân Tuyên Quang đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 5 - 1946, thị xã Tuyên Quang được chính thức thành lập và trở thành một đơn vị hành chính độc lập cấp thị xã.[2, tr.52]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong cả nước, các đơn vị vũ trang và bán vũ trang đã lần lượt ra đời. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất về tổ chức, chỉ đạo, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân; Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội (khoá I) và sắc lệnh số 230/SL của Chủ tịch nước về việc thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân. Thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng ngày 17/4/1947 tỉnh đội Tuyên Quang được thành lập. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Tuyên Quang là “tích cực xây dựng lực lượng”, chỉ trong vòng 2 tháng lực lượng vũ trang tỉnh đã phát triển nhanh chóng với trên 12 nghìn dân quân, 4 nghìn du

kích; Mỗi huyện, thị xã có từ 1 đến 2 Đại đội, mỗi xã có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội dân quân du kích. [71, tr.3]

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang được chọn làm An toàn khu, nơi Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhiều cơ quan Trung ương ở, làm việc, lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến giải phóng dân tộc, lực lượng vũ trang đã cùng với nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đoàn kết một lòng, chủ động, sáng tạo, dũng cảm tham gia chiến đấu đánh địch trên địa bàn và bảo vệ An toàn khu căn cứ địa cách mạng. Chiến dịch Thu đông năm 1947, lực lượng vũ trang thị xã Tuyên Quang đã phối hợp với bộ đội chủ lực tham gia đánh 48 trận, tiêu diệt 1.289 tên và làm bị thương 240 tên; bắn chìm, bắn cháy 10 ca nô, tàu chiến, phá hủy 01 máy bay, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự của địch, trong đó có những trận đánh tiêu biểu như: Trận Bình Ca (12/10/1947) - trận “ mở đầu” cho những chiến công rực rỡ khác trên sông Lô; Trận địa lôi Km 7 (22/10/1947) trở thành nỗi kinh hoàng của quân Pháp, đó là một trong những trận đánh điển hình về tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, dùng vũ khí địch đánh địch của lực lượng vũ trang tỉnh; Trận Cầu Cả - Đèo Gà (Từ ngày 04 đến 08/11/1947), trận đánh thể hiện ý trí quyết tâm tiêu diệt địch của quân và dân ta; Trận khe Lau (10/11/1947) - là trận đánh với sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa quân và dân Tuyên Quang với bộ đội chủ lực, trận đánh được mệnh danh là “bể lửa thiêu đốt quân giặc”. Các trận đánh đã làm cho kẻ địch hoang mang, lo sợ. Nhưng với sự hiếu chiến, ngoan cố, đến tháng 5 năm 1949, thực dân Pháp mở chiến dịch Sông Lô lần thứ 2, chỉ trong vòng một tuần quân và dân Tuyên Quang đã đánh 25 trận, quân ta đã tiêu diệt - làm bị thương và bắt sống hàng trăm tên địch, bảo vệ vững chắc các cơ sở kháng chiến của ta. [2, tr.70]

Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, thị xã cùng cả tỉnh Tuyên Quang đã huy động 56.196 lượt người tham gia dân công, 721 xe đạp thồ phục vụ chiến đấu, đã sửa chữa gần 200 km đường giao thông, đắc biệt các tuyến đường qua phà Bình Ca, phà

Hiên luôn bảo đảm thông suốt, góp phần chi viện kịp thời cho chiến trường... Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Tuyên Quang đóng góp cùng cả tỉnh với trên 10.000 người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, đóng góp 6.519.000 ngày công phục vụ các chiến dịch . [71, tr.3]

Hoà bình lập lại, miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang thị xã lúc này là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ trị an ở địa phương. Tỉnh đội đã chỉ đạo thị xã thành lập một trung đội dân quân cơ động làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ dùng máy bay đánh phá miền Bắc. Để ứng phó với âm mưu của địch, lực lượng vũ trang thị xã Tuyên Quang đã nhanh chóng xây dựng, phát triển lực lượng, đến năm 1965 tỉnh đã thành lập 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội bộ binh tăng cường; 100% xã, phường, cơ quan, xí nghiệp có lực lượng dân quân tự vệ với quân số

24.112 chiến sĩ, đồng thời các tiểu đoàn Bình ca 3, Bình ca 4, Bình ca 5 lần lượt được thành lập lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đồng bào và chiến sỹ cả nước, gần 4,2 vạn thanh niên là con em nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang và cả tỉnh đã hăng hái lên đường chiến đấu ở các chiến trường. Huy động được 33.840 lượt dân quân tự vệ với trên 627.200 ngày công phục vụ chiến đấu, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với miền Nam. Từ năm 1964 đến năm 1972, quân và dân Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị chủ lực tổ chức chiến đấu 207 trận, bắn rơi 21 máy bay Mỹ, trong đó bắn rơi tại chỗ 2 máy bay. [71, tr.3]

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, thị xã Tuyên Quang là hậu phương vững chắc của các huyện biên giới. Cùng thời gian, lực lượng vũ trang thị xã đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong gần 8 năm (từ năm 1979 đến năm 1986), thị xã đã thành lập 1 tiểu đoàn

bộ binh độc lập, và cùng với cả tỉnh đã huy động được trên 30.000 lượt dân quân tự vệ với gần 1,5 triệu ngày công để xây dựng tuyến phòng thủ biên giới, đồng thời mỗi năm có hàng trăm thanh niên nhập ngũ trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu.[2, tr.271] Trong cuộc chiến tranh này, nhiều người con ưu tú của thị xã Tuyên Quang đã anh dũng hy sinh trên các chiến hào biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Từ ngày tái thành lập tỉnh (Tháng 10/1991) đến nay, phát huy truyền thống quê hương cách mạng. Nhân dân thị xã Tuyên Quang luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của trên, cơ quan quân sự các cấp đã kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ. Để thực sự vững mạnh trên mọi phương diện, lực lượng vũ trang thị xã được xây dựng toàn diện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội ở thị xã Tuyên Quang trước năm 1991.

1.3.1. Tình hình chính trị

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng là mốc mở đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối Đại hội VI đi vào thực tế cuộc sống.

Năm 1986, mở đầu kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, tình hình chung của cả tỉnh Hà Tuyên hết sức khó khăn. Ngày 13-1-1986, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên ra Nghị quyết Về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã hội năm 1986 của tỉnh. Sau khi đánh giá tình hình phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho chặng đường mới là: Tiến hành đẩy mạnh sản xuất, xây dựng củng cố thế trận biên giới toàn diện, vững chắc; thực hiện tốt gắn kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng an - ninh với kinh tế, đảm bảo hậu cần tại chỗ, chủ động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

Trong 5 năm 1986 - 1990, với 2 kỳ Đại hội; Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XII (Nhiệm kỳ 1986 - 1989) và XIII (Nhiệm kỳ 1989 - 1991), trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những ưu nhược điểm của thị xã, nhất là trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, công tác quản lý thị chính, nhà đất, những ách tắc trong phân phối lưu thông… chính quyền thị xã đã xác định mục tiêu và biện pháp để đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và gia đình) để sản xuất ngày càng nhiều hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời ra sức phát triển nông thôn, lâm nghiệp toàn diện, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm, mặt khác phải đẩy mạnh việc tổ chức và quản lý tốt công tác dịch vụ để tạo thành một cơ cấu kinh tế thống nhất: tiểu, thủ công nghiệp - công nghiệp - nông lâm nghiệp và dịch vụ. Xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước chăm lo đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân, trước hết là ăn, ở, chữa bệnh, học tập, học tập và việc làm cho người lao động. Sau 5 năm thực hiện đổi mới, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng được bảo đảm. [2, tr.289]

1.3.2. Đặc điểm kinh tế

Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lị từ trước tới nay, từ xa xưa nghề chính của đa số dân số vẫn là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu, rau quả, chăn nuôi, đánh bắt cá, chế biến nông - lâm - khoáng sản..., trong đó chủ yếu là trồng lúa trên những cánh đồng, các chân ruộng ven đồi, ven suối, các cánh đồng hai bên sông Lô và trồng lúa nương.

Chợ Tam cờ của thị xã nằm cạnh cổng thành phía Tây thành nhà Mạc, được hình thành từ lâu đời, đây là trung tâm trao đổi buôn bán hàng hoá của thị xã, nhân dân trong tỉnh và với các tỉnh lân cận khác. Hàng hoá trao đổi rất đa dạng, phong phú, song chủ yếu vẫn là sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủ công nghiệp bản địa.

Trong nông nghiệp, sau năm 1975, Xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp của thị xã chỉ chiếm 17% diện tích đất, việc mở rộng diện tích đất canh tác hạn chế, đất có khả năng khai hoang phục hóa không đáng kể. Nhưng đối với thị xã Tuyên Quang, sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong nhưng ngành kinh tế hàng đầu đóng vai trò cơ sở cho các ngành kinh tế chung của thị xã. Tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng, được đẩy mạnh phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh.

Từ năm 1986 đến 1991, kinh tế thị xã Tuyên Quang vẫn chủ yếu là phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cùng với cả tỉnh, thị xã Tuyên Quang bước vào giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đây là giai đoạn khó khăn nhất của nhân dân thị xã, sự chuyển đổi về “quan điểm” trong phát triển kinh tế và thiên tai liên tục xảy ra, dẫn đến tình trạng đời sống của người dân thiếu lương thực và han hiếm hàng hoá tiêu dùng. Nhưng với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã, đặc biệt là một số giải pháp đúng đắn trong giải quyết lương thực được đưa ra kịp thời, như vận động nhân dân tích cực khai hoang, phục hoá, cải tạo bãi bồi để sản xuất lương thực tại chỗ; đồng thời mở mang lưu thông hàng hoá, phát triển một số ngành nghề dịch vụ... vì thế đến năm 1989,

giá trị tổng sản lượng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 1,2 tỷ đồng, năm 1990 đạt 1,84 tỷ đồng, trong đó kinh tế tư nhân và gia đình chiếm chiếm 61% giá trị tổng sản lượng.[19, tr.3]

Để bảo đảm an ninh lương thực, thị xã đã đầu tư theo hướng chiều sâu trong sản xuất. Năm 1987, sản lượng lương thực đạt 3200 tấn; năng suất bình quân 6,3 tấn/ha. Năm 1988, Ban Thường vụ thị ủy ra Nghị quyết số 15- NQ/TU thực hiện nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoán sản phẩm đến hộ, khoán đơn giá và thanh toán gọn. Đến vụ mùa năm 1988 đã thực hiện ở tất cả các hợp tác xã trong toàn thị xã. Khoán 10 đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. So với năm 1987, Năm 1988 diện tích gieo trồng cây lương thực của thị xã tăng 167 ha; năng suất lúa đạt 7 tấn/ha, tăng 1,1 tấn/ha; sản lượng lương thực đạt 3.800 tấn, tăng 14%.[2, tr.300]

Trong quá trình sản xuất, quyền làm chủ của người lao động được phát huy, đã thực hiện phân phối bằng hiện vật và giá trị. Người lao động phấn khởi, chủ động mua sắm vật tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tháo gỡ vướng mắc về giá, xã viên nhận khoán được bán sản phẩm và được mua vật tư của Nhà nước theo giá kinh doanh. Trạm vật tư nông nghiệp tổng hợp, trạm thủy sản được thành lập để chủ động cung ứng vật tư nông nghiệp cho các hợp tác xã. Qua đó, sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nông dân cũng khai thác hiệu quả hơn về tiềm năng đất đai, nhờ vậy đời sống của người dân đã nhanh chóng ổn định.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, lĩnh vực lưu thông phân phối cũng từng bước khởi sắc, công tác nắm hàng, nắm tiền được tăng cường, thực hiện chủ trương xóa tình trạng “ngăn sông cấm chợ” chia cắt thị trường, đã tạo điều kiện giao thương hàng hóa giữa các địa phương, thu hút được nguồn lương thực thực phẩm. Ngành thương nghiệp tổ chức thu mua, bảo đảm nắm mặt hàng định lượng cho cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang; trên thực tế thị xã phải lo cung cấp hàng thiết yếu cho 5 vạn người. Tiến hành mở rộng hệ

thống chợ, thương mại quốc doanh, tập thể, tư nhân bước đầu được sắp xếp lại. Thu ngân sách trên địa bàn thị xã lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ đồng.

Trong xây dựng cơ bản, thị xã tập trung xây dựng hệ thống cấp, điện nước, đường giao thông và các công trình thủy lợi. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, mở rộng đường liên thôn, liên xã.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991, thị xã Tuyên Quang có nền kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, trong đó nông - lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ yếu. Đặc biệt trong giai đoạn này, do tình hình biên giới phía Bắc không ổn định, dẫn đến những khó khăn không nhỏ về kinh tế, chính trị, cùng với đó là thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra, đời sống người dân cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn. Song, cũng chính giai đoạn này, Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã Tuyên Quang một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết, không lui bước trước mọi gian khó, thông minh, sáng tạo trong vận dụng đường lối chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế cũng như trong sự nghiệp bảo về Tổ quốc. Vì thế Đảng bộ đã từng bước lãnh đạo nhân dân phục hồi kinh tế, ổn định được đời sống cho nhân dân

1.3.3. Đặc điểm xã hội.

Dân số trên địa bàn thị xã tính đến năm 1991, với diện tích tự nhiên 40,90 km2, dân số trung bình 50.680 người, trong đó dân số trung bình thuộc khu vực thành thị 25.325 người, số người trong độ tuổi lao động 27.571 người. Có 18 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu, Pà Thẻn… Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế Quốc Mỹ, thị xã Tuyên Quang là hậu phương vững chắc. Sau hòa bình thống nhất đất nước (1975), thị xã Tuyên Quang trở thành vùng kinh tế mới, nhiều bộ đội từ chiến trường miền Nam và cán bộ, nhân dân từ các tỉnh miền xuôi, miền ngược về định cư, xây dựng thị xã Tuyên Quang..., vì thế đã tạo ra sự giao lưu

văn hoá giữa các dân tộc, các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc thị xã Tuyên Quang. [9, tr.31-35]

Về tôn giáo tín ngưỡng: thị xã có hai tôn giáo chính là: Thiên chúa giáo và Phật giáo, cùng đó là tục thờ cúng tổ tiên. Trước năm 1991, đạo Phật vẫn chưa được tổ chức và phát triển mạnh, hệ thống đền chùa đa dạng phong phú nhưng chưa được quan tâm tôn tạo. Theo truyền thống người dân vẫn thờ Phật kết hợp với thờ tổ tiên. Dần dần do điều kiện kinh tế văn hoá phát triển, đời sống tín ngưỡng, tâm linh lại được chú trọng. Còn Đạo Thiên chúa được du nhập từ thời Pháp thuộc vẫn được duy trì và phát triển ở trong các họ đạo trong một bộ phận dân cư. Ngoài ra, do đặc thù có nhiều dân tộc cùng cộng sinh trên địa bàn, mỗi dân tộc lại thể hiện nếp sống văn hoá tâm linh khác nhau theo bản sắc của mình .

Giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ. Những kết quả ban đầu được thể hiện ở việc từng bước đa dạng hoá loại hình giáo dục, đào tạo, tăng cường liên kết nhà trường với xã hội. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển, thị xã mở thêm lớp 10 hệ B, thu hút được 240 học sinh. Năm 1988 - 1989 có 10.733 học sinh các cấp, xây mới 13 phòng học. Công tác giáo dục đã có bước chuyển biến trong nâng cao chất lượng dậy và học. Đội ngũ thầy cô giáo được chuẩn hóa. Đến năm 1990, thị xã là đơn vị đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Sau nhiều cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến năm 1990, thị xã đã có đủ phòng học, không còn tình trạng học sinh phải học ca ba. [2, tr.304]

Thực hiện chủ trương thầy thuốc và thuốc gần dân, ngành y tế sắp xếp lại lực lượng y tế và phương thức phục vụ, tăng cường y tế cơ sở; làm tốt công tác phòng dịch, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Vận động nhân dân thực hiện 6 chương trình y tế quốc gia. Tiêm chủng mở rộng phòng 6 loại bệnh ở trẻ em đạt 90%. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số duy trì ở mức dưới 1,5%. Chất lượng hoạt động của các trạm y tế cơ sở được nâng cao, làm tốt công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh.

Công tác văn - hóa thông tin có nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, phối hợp tổ chức tốt các ngày lễ lớn; hệ thống phát thanh mở rộng đến các xã ngoại thị; đa dạng dịch vụ văn hóa; hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại; ngăn chặn và xử lý kịp thời văn hóa phẩm có nội dung xấu. .

Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức thiết, được đảng bộ thị xã quan tâm thực hiện. Hướng giải quyết việc làm là tập trung phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng dịch vụ; khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Từ 1987 đến 1989, đã giải quyết việc làm cho 1.166 người [2, tr.305]. Tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế, thị xã vẫn thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với gia đình người có công với nước.

Tình hình an ninh được đảm bảo, tiến hành đồng bộ các biện pháp chỉ đạo và tấn công tội phạm hình sự, tăng cường quản lý hành chính, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Đã thành lập trung đội an ninh quốc phòng, tập trung chỉ đạo truy quét, triệt phá các ổ nhóm buôn bán, sử dụng ma túy, lưu manh, cờ bạc, mại dâm. Tổ chức cai nghiện ma túy, ngăn chặn có hiệu quả các vụ tổ chức vượt biên trái phép, hoạt động mê tín dị đoan, loan truyền tài liệu trái phép.

Để thực hiện chiến tranh nhân dân, thị xã Tuyên Quang thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành củng cố tổ chức dân quân tự vệ, lực lượng động viên, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ thị xã, xây dựng kế hoạch chống gây rối, bạo loạn, thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự. Toàn thị có 82 đơn vị dân quân, tự vệ được củng cố và ổn định tổ chức, biên chế, bố trí đủ cán bộ, trang bị đủ vũ khí. Tỷ lệ dân quân, tự vệ chiếm 7,77% dân số. Đã tổ chức đại đội dân quân tự vệ lên tuyến một phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, vận động nhân dân góp tiền, lương thực tặng chiến sĩ biên giới. [2, tr.306]

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí