ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM NGỌC HÙNG
THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Thái Nguyên 2010
LỜ I CẢ M ƠN
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 2
- Tình Hình Chính Trị, Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Ở Thị Xã Tuyên Quang Trước Năm 1991.
- Tình Hình Thị Xã Tuyên Quang Sau Khi Tách Tỉnh (Năm 1991)
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, trườ ng Đạ i họ c Sư phạ m Hà Nội , ngườ i đã hướ ng dẫ n tá c giả hoà n thà nh luậ n văn nà y . Xin đượ c cá m ơn Trườ ng Đạ i họ c Sư phạ m - Đạ i họ c Thá i Nguyên , nơi tá c giả hoàn t hành Chương trình Cao học dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thày , cô giáo. Xin chân thà nh cả m ơn Sở Giá o dụ c và Đà o tạ o Tuyên Quang, trườ ng THPT Tân Trào - Thành phố Tuyên Quang đã tạ o mọ i điề u kiệ n để tá c giả hoàn thành chương trình học tập . Và cuối cùng , xin cả m ơn gia đì nh và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi , độ ng viên , giúp đỡ tác giả trong suốt thờ i gian họ c tậ p, nghiên cứ u và hoà n thà nh luậ n văn nà y .
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 7
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
5.Đóng góp của luận văn 9
6. Bố cục của luận văn 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991.
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 10
1.1.1. Vị trí địa lí 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 11
1.1.3. Đặc điểm khí hậu 11
1.1.4. Tài nguyên 12
1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng 14
1.2.1. Dân cư 14
1.2.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng 14
1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội trước năm 1991 21
1.31. Tình hình chính trị 21
1.3.2. Đặc điểm kinh tế 22
1.3.3. Đặc điểm xã hội 25
Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tá ch tỉ nh (năm 1991) 29
2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng 32
2.2.1. Kinh tế. 32
2.2.2. Xã hội 43
2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội 47
Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008
3.1. Tình hình chính trị 52
3.2. Chuyển biến về kinh tế 53
3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 54
3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá) 57
3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch 66
3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 71
3.2.5. Tài chính - ngân hàng 83
3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị 85
3.2.7. Hoạt động khoa học - công nghệ 89
3.2.8. Môi trường 90
3.3. Chuyển biến về xã hội 95
3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động, việc làm 95
3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao 99
3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội 108
3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng 112
3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội 115
3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng 120
KẾT LUẬN 122
Tài liệu tham khảo 126
Phụ lục
PHẦN PHỤ LỤC
Thành nhà Mạc xưa Một góc chợ Tam Cờ trước năm 1945
Thị xã Tuyên quang nhìn toàn cảnh
PHẦN PHỤ LỤC
Biểu tượng Thành phố Tuyên Quang 2010
Đây là mẫu biểu tượng mang nét đặc trưng của Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô, đang trên đà hội nhập và phát triển.
PHẦN PHỤ LỤC
Tổ chức Lễ Phật Đản tại chùa An Vinh thị xã Tuyên Quang
PHẦN PHỤ LỤC
Lễ hội đền Hạ
Đường Bình Thuận, phường Minh Xuân (thị xã Tuyên Quang).
Đường tránh thị xã Tuyên Quang
Cánh đồng Phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2)
PHẦN PHỤ LỤC
Các hàng rau, hoa, quả tại chợ Tam Cờ Nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây giang
đan, làm chổi chít, chế biến lâm sản...
Khu vực lò cao thuộc dự án sản xuất phôi thép do C.ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và hoàn thiện các hạng mục xây dựng.
Nhà máy Xi măng Tân Quang công suất 910.000 tấn/năm đang được khẩn trương xây dựng tại xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử, “Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay, việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết.
Đối với nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển và đây vẫn là những vùng nghèo nhất cả nước. Tuy nhiên trải qua một quá trình, có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo
sát sao của các cấp chính quyền và những nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc nên bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi đã thay đổi.
Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, với vị trí là phên dậu của đất nước trong thời kì phong kiến. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, thị xã Tuyên Quang đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong nhiệm vụ kháng chiến và làm căn cứ, hậu phương vững chắc của cả nước.
Từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, thị xã Tuyên Quang với vai trò là trung tâm phát triển của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng dựa trên phương hướng nhiệm vụ đề ra của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Từ một nền kinh tế thuần nông, thị xã đã tập trung mọi tiềm lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế thị xã nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, thị xã đã đạt được các tiêu chí theo quy định là đô thị loại III, đánh dấu tiến trình phát triển đi lên, có ý nghĩa lịch sử, là tiền đề quan trọng để xây dựng thị xã trở thành thành phố thuộc tỉnh (2010). Đó là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh ở các lĩnh vực mà thị xã có tiềm năng và lợi thế như: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản; khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại, du lịch;
Ngày 10/9/2009, thị xã Tuyên Quang đã công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại III. Đây là xu thế tất yếu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngày 21-8-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 65-KL/TU đồng ý chủ trương lập Đề án đầu tư xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
vào năm 2010. Xây dựng thị xã Tuyên Quang - thành phố tương lai "sạch, xanh, sáng, đẹp". Việc tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh là nhờ vào kết quả của cả một chặng đường xây dựng và phát triển từ khi đổi mới đến nay.
Như vậy, quá trình đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, nước ta tuy có đi sau thế giới một chút nhưng chắc chắn không thể nằm ngoài quy luật này. Trong giai đoạn mới của lịch sử, thị xã Tuyên Quang đã tự nhìn nhận lại một cách cụ thể về sự phát triển của mình trong quá trình xây dựng phát triển bền vững. Cụ thể trong Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND, ngày 17/8/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, để Tuyên Quang phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thị xã Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang trong tương lai) là của cả tỉnh Tuyên Quang. Nhân dân Tuyên Quang lại chung sức, chung lòng xây dựng thị xã Tuyên Quang sớm trở thành thành phố vào năm 2010..
Giai đoạn 1991 đến 2008, thị xã Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của cả tỉnh, thị xã đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất, con người để thoát khỏi khủng hoảng và tiến tới trở thành một đô thị phát triển. Có thể nói giai đoạn này là tiền đề để thị xã bước sang một trang sử mới, đó là được công nhận đô thị loại III từ ngày 10/9/2009, và xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố vào năm 2010.