Củng Cố An Ninh - Quốc Phòng - Trật Tự An Toàn Xã Hội

động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, quan tâm phát triển kinh tế nhiều thành phần. Thương nghiệp quốc doanh đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Số hộ đăng ký kinh doanh năm 1995 bằng 166% so với năm 1992 (năm 1992 là 1770 hộ, năm 1995 là 2.950). [55, tr.34]

Thị xã thực hiện chủ trương ổn định mức thuế hàng năm, tạo điều kiện cho thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển. Số hộ kinh doanh thương mại năm 2000 tăng 25,6% so với năm 1996. Các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đầu tư nâng cấp chợ Tam Cờ, chợ Phan Thiết. Bước đầu quy hoạch đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Núi Dùm - Cổng Trời và các di tích lịch sử văn hoá.

Thị xã đã tiến hành củng cố các doanh nghiệp nhà nước; giải thể Công ty Thương mại tổng hợp; chuyển giao một số nhiệm vụ và người lao động của công ty Thương mại Tổng hợp vào công ty dịch vụ miền núi, dân tộc. Các doanh nghiệp tư nhân phát triển khá (năm 1996) chưa có doanh nghiệp tư nhân). Năm 2000, thị xã có 11 doanh nghiệp, 7 công ty trách nhiệm hữu hạn. Kinh tế hộ được quan tâm khuyến khích phát triển; năm 2000, có 2.400 hộ kinh doanh dịch vụ, so với năm 1996 tăng 25,6%.[30, tr.25]

Tuy nhiên hoạt động thương mại - dịch vụ và du lịch còn bộc lộ những yếu kém, dịch vụ thương mại còn hạn chế chưa khai thác được tiềm năng là trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh, thị trường nhỏ hẹp, quy mô kinh doanh nhỏ, chủ yếu là bán lẻ hàng hoá. Tình trạng kinh doanh thiếu văn minh trong thương mại và vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh vẫn còn. Công tác quản lý kiểm tra các hoạt động dịch vụ chưa làm thường xuyên liên tục. Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ còn bó hẹp. Phát triển chưa có chiều sâu. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác.

Tài chính – ngân hàng

Thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thị xã đã tiến hành lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Năm 1992, triển khai các pháp lệnh thuế,

thu ngân sách đạt 2,6 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị 04 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 06 của Thị uỷ về tăng cường quản lý thu chi ngân sách, Uỷ ban nhân dân thị xã khoán thu chi cho đơn vị cơ sở. Năm 1993 tổng thu đạt 5,75 tỷ đồng; năm 1994 đạt 14 tỷ đồng [30, tr.26]. Công tác thu ngân sách hàng năm đạt kết quả khá, đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, hoàn thành chỉ tiêu tiết kiệm chi 5% theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thu ngân sách năm 2000 của thị xã đạt 31,2 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 1996, bình quân hàng năm tăng 3,8%. Năm 1998, thực hiện chủ trương khoán ổn định thuế các hộ kinh doanh. Huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn thu đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi ngân sách theo kế hoạch, đáp ứng yêu cầu cơ bản nhiệm vụ chính trị của địa phương. thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện quy chế công khai dân chủ về tài chính ngân sách ở cơ sở. Công tác phối hợp thẩm định dự án vay vốn tạo việc làm có nhiều tiến bộ. Tổng dư nợ các nguồn vốn năm 2000 là 80,9 tỷ đồng (dư nợ trong dân 33,7 tỷ đồng, trong doanh nghiệp và hợp tác xã là 47,2 tỷ đồng). Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn 120, vốn IFAD và các nguồn vốn tín dụng khác để phát triển kinh tế. Ngân hàng phục vụ người nghèo cho 1.632 lượt hộ vay 6,4 tỷ đồng phát triển sản xuất, giúp 984 hộ thoát đói nghèo. [2, tr.338]

Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị

Trong mười năm quy hoạch, đầu tư và xây dựng, thị xã Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực và nhanh chóng trở thành trung tâm đô thị của tỉnh. Tốc độ phát triển đô thị khá nhanh, nhất là xây dựng nhà ở tư nhân, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, trường học và các công trình công cộng. Nguồn cung cấp điện năng đảm bảo ổn định, tiêu thụ điện năng tăng nhanh, điện chiếu sáng công cộng được chú trọng, mạng lưới thông tin phát triển nhanh, việc cung cấp nước máy được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” thị xã phát động nhân dân làm đường giao thông, xây dựng

công trình thuỷ lợi, huy động hàng vạn ngày công và trên 3 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xá, thuỷ lợi. Mở mới 100 km đường, có trên 10 km rải nhựa. Làm đường Cổng Trời (Tràng Đà). Xây dựng hồ chứa nước Nông Tiến, tuyến mương Hưng Thành, Tràng Đà; xây dựng cống Đõ, cầu Gạo [28, tr.21]... Các cơ quan chức năng của thị xã đã phối hợp tốt cùng các cấp, ngành liên quan của tỉnh để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hoàn thành đường dẫn cầu Nông Tiến. Để đến năm 1995, công trình cầu Nông Tiến chính thức được cắt băng khánh thành, nhân dân 2 bờ sông Lô được đi lại thuận lợi. Nhiều xã, phường đã được Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở làm việc chắc chắn. Cùng thời gian này, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ của thị xã cũng được khánh thành. Để thị xã xanh, sạch, văn minh, lịch sự... UBND thị xã đã có quyết định thành lập đội vệ sinh đô thị. [87, tr.9-13].

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 5

Trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là thời điểm đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với cán bộ, nhân dân Tuyên Quang thì đây - đất đô thị là phạm trù mới mẻ. Do vậy đến năm 1993, Luật đất đai được Nhà nước ban hành, khái niệm về đất đô thị và các loại đất khác mới được hình thành trong tư duy của cán bộ, nhân dân thị xã. Đến cuối năm 1994, Nhà nước mới có Nghị định về quản lý và sử dụng đất đô thị. HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã có quyết định 217/QĐ-UB quy định tạm thời về quản lý đất đô thị. Như vậy còn rất nhiều vấn đề về đất đô thị cần phải giải quyết.

Việc quy hoạch thị xã mới chú trọng nhiều đến sự bố trí mặt bằng mà ít chú ý đến sự bố trí không gian, chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Tình trạng một số khu dân cư, một số đường phố thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, với bộ mặt kiến trúc thiếu tổ chức, kém mỹ quan, thoát nước đô thị không đảm bảo. Vệ sinh đô thị có nhiều tồn tại nhất là nơi công cộng… Việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Việc quản lý đất đai, quản lý xây dựng, quản lý trật tự giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém.

Như vậy trong thời gian tới, công việc quy hoạch và mở rộng đô thị cần có những bước đi và cách làm phù hợp, chắc chắn, tạo tiền đề cho thị xã Tuyên Quang phát triển lên đô thị hiện đại.


2.2.2. Xã hội.

Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao

Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục, thị xã đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cấp, tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học; có 72% số phòng học xây dựng cấp 4 và kiên cố. Thành lập Trường phổ thông trung học Chuyên; hoàn thành việc tách trường tiểu học và trung học cơ sở, mở một lớp cho trẻ khuyết tật. Năm 1995, có trên 14 nghìn học sinh các cấp; năm 1992 số giáo viên giỏi tăng 1,97 lần, số học sinh giỏi tăng 4 lần so với năm học trước; hàng năm, số học sinh tốt nghiệp đạt từ 98% trở lên; các xã, phường đều có trường mầm non [11, tr.139]. Năm 1995 thị xã được tỉnh công nhận là đơn vị đầu tiên hoàn thành phổ cấp giáo dục trung học cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, thị xã đã chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đảng viên về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học (về chuyên môn: cử đi học trung cấp 202 người, cao đẳng, đại học 470 người; sau đại học 50 người.).

Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Chú trọng đào tạo chuẩn hóa đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Tỷ lệ giáo viên các cấp đạt chuẩn từ 71% đến 99,3%; giáo viên giỏi đạt 30%. Thu hút trẻ trong độ tuổi và các trường mầm non dưới nhiều hình thức nhà trẻ, nhóm trẻ công lập, bán công, dân lập đạt tỷ lệ 80%. Học sinh đến tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp cấp II đạt 98%, tỷ lệ tốt nghiệp cấp III đạt

95%. Số học sinh giỏi cấp tỉnh và toàn quốc của thị xã hàng năm chiếm 2/3 học sinh giỏi của cả tỉnh. Mở trường chuyên cấp II của thị xã với 10 lớp chuyên toán và chuyên văn. Thực hiện sâu rộng chủ trương xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh hoạt động của hội đồng giáo dục cấp xã, phường. Hàng năm ủy ban nhân dân thị xã đầu tư ngân sách làm mới, sửa chữa đủ lớp học. Các xã, phường chủ động lo cơ sở vật chất cho các trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo. Đến năm 2000 có 7 trường nâng cấp và xây nhà mới nhà hai tầng gồm 103 phòng học; các trường lớp còn lại đều là nhà cấp 4, có 50% phòng học kiên cố, các trường nội thị có tường bao, sân gạch hoặc xi măng; các trường ngoại thị có sân gạch hoặc xi măng, tường xây hoặc hàng rào cây xanh. Hàng năm, nhân dân đóng góp từ 200 đến 300 triệu đồng xây dựng sửa chữa phòng học, mua sắm bàn ghế; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực do nhân dân đóng góp trên 3 tỷ đồng vào xây dựng trường học. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, phát triển lớp bán trú, nhóm trẻ gia đình. Thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ, mở các lớp bổ túc văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được học hết chương trình phổ thông. Tập trung nguồn lực cải tạo, nâng cấp, xây mới trường học. [2, tr.339]

Công tác văn hóa, thông tin, thể thao được phát triển mạnh, trở thành phong trào quần chúng. Đến 1995, toàn thị xã có 60% số hộ có tivi, 35% số hộ có đài, chất lượng phát thanh và truyền hình ngày một nâng lên, đời sống văn hoá tinh thần của người dân được cải thiện. Thị xã đã tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Sông Lô. Nâng cấp và mở rộng mạng lưới truyền thanh đến cụm dân cư 4 xã. Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động nhà văn hóa xã Tràng Đà.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh từ cơ sở. Năm 1998 toàn thị xã có 45 đội văn nghệ quần chúng, năm 2000 có 58 đội và 240 đội thể dục thể thao hoạt động thường xuyên. Triển khai thực hiện tốt

cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” . Có 203 xóm, tổ nhân dân xây dựng được quy ước nếp sống văn hóa đạt 100%. Số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 80%; tổ, xóm văn hóa đạt 70%. [21, tr.31]

Y tế - môi trường

Năm 1992, Uỷ ban Dân số, kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thị xã được thành lập. Năm 1993, thành lập Trung tâm Y tế thị xã. Các cơ sở y tế thực hiện tốt việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng đạt 100%, giữ vững tỷ lệ tăng dân số dưới 1,5%... Duy trì tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Công tác y tế được quan tâm, đảng bộ chú trọng củng cố và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường giáo dục, giữ gìn y đức trong cán bộ y tế, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân vệ sinh phòng bệnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Công tác y tế dự phòng có tiến bộ, không để dịch bệnh xảy ra. Năm 1997 thị xã Tuyên Quang là đơn vị thanh toán bệnh phong đầu tiên của tỉnh. Hoạt động lồng ghép các chương trình y tế - dân số - bảo vệ chăm sóc trẻ em đạt kết quả khá. Tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại vắc xin hàng năm cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 100%. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 24% năm 1996 xuống còn 8% năm 2000. Duy trì tỷ lệ tăng dân số dưới 1%. [21, tr.30]

Thực hiện chính sách xã hội

Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả tỉnh và thị xã có những tiến bộ rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại của thị xã còn nhiều khó khăn không chỉ đối với phát triển kinh tế - xã hội mà cả trong việc thực hiện chính sách xã hội.

Đại hội VII (1991), sau khi xác định được những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, Đảng ta đã nêu lên định hướng lớn “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng xã hội chủ nghĩa” [34, tr.13]. Trên tinh thần đó, thị xã đã quan tâm lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, đã xét duyệt 1.863 dự án với tổng số vốn vay 5,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.150 lao động [28, tr.31]. Khuyến khích tổ chức dạy nghề học nghề trong nhân dân. Thành công bước đầu của thị xã về chính sách việc làm đối với nhân dân, đặc biệt là nông dân khi chuyển sang kinh tế thị trường là làm cho người nông dân trở thành chủ thể trong phát triển kinh tế (kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã kiểu mới...) và tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận những nguồn lực sản xuất kinh doanh (đất đai, vốn, tín dụng, khoa học - kỹ thuật...) gắn với thị trường.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm tới gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào xây dựng quỹ tình nghĩa được nhân dân hưởng ứng sâu rộng.

Từ 1991 - 1995, cán bộ và nhân dân thị xã đã ủng hộ các quỹ xã hội được 386,479 triệu đồng, xây dựng 5 nhà tình nghĩa trị giá 50 triệu đồng, tặng 651 sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước gặp khó khăn, trợ cấp và cứu tế xã hội cho 3.759 lượt người với trị giá 104,6 triệu đồng. Năm 1992, kỷ niệm 45 năm Ngày thương binh, liệt sĩ, thị xã phát động toàn dân xây dựng qũy tình nghĩa. Giải quyết chính sách đãi ngộ tồn đọng sau chiến tranh cho hơn 1.000 gia đình. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chính quyền, đoàn thể các cấp xây dựng nhiều dự án và tạo

điều kiện thuận lợi, hướng dẫn nhân dân vay 9 tỷ đồng, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo là 10,53%. Năm 1995, hộ nghèo còn 8,68%; hộ khá, hộ giầu tăng 8%. [20, tr.5]

Năm 2000, Hỗ trợ làm mới và sửa chữa 118 ngôi nhà tình nghĩa. Trợ cấp 145,6 triệu đồng cho 49 cháu bị ảnh hưởng chất độc da cam. Do làm tốt công tác chính sách xã hội, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thương binh liệt sỹ, thị xã Tuyên Quang được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Cùng với đó, các cấp, ngành, cơ quan chức năng của thị xã đã thực hiện tốt các cuộc vận động từ thiện nhân đạo, số tiền vận động ủng hộ là 1,1 tỷ đồng. Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã còn tập trung chỉ đạo đồng bộ các biện pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo. Phân công cán bộ chính quyền, đoàn thể giúp đỡ từng hộ bằng các biện pháp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cho vay lãi suất thấp. Năm 1996 tỷ lệ hộ đói nghèo là 8,4%, năm 2000 còn 0,55%, không còn hộ đói, hộ chính sách nghèo. [21, tr.31]

Thực hiện tốt đợt tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 - 4 - 1999. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, khắc phục nhanh hậu quả lũ lụt, vận động các tầng lớp nhân dân mua công trái đạt 6,4 tỷ đồng.


Như vậy từ rất sớm, chính quyền thị xã đã chú trọng thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, hướng vào phát triển con người, vì hạnh phúc của nhân dân là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với nhân dân, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững của địa phương.


2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội

Chính quyền thị xã quan tâm chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Thực hiện chỉ thị 23 và 25 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ anh ninh chính trị nội bộ, chống diễn biến hòa bình; Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định 141, Nghị quyết 05, 06 của Chính phủ, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, thị xã tập trung chỉ đạo chống tham nhũng, buôn lậu; chống tệ nạn xã hội; truy quét các ổ nhóm buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy. Trong 5 năm, thị xã đã huy động nhân dân đóng góp cho quỹ anh ninh, quốc phòng 180 triệu đồng. Tổng kết thực hiện Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Công an thị xã và công an phường Minh Xuân được Bộ Nội vụ tặng Bằng khen. [94, tr.8]

Chủ động xây dựng phương án A2, phương án phòng thủ khu vực, chống gây rối bạo loạn, thường xuyên củng cố lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Năm 1992, tổ chức hội thao, hội diễn quân sự cơ sở, diễn tập thực binh cấp thị và một số xã, phường, tổng kết 10 năm công tác động viên quân đội, 3 năm công tác xây dựng khu vực phòng thủ. Năm 1993, thị xã tổ chức diễn tập thực binh các xã, phường còn lại, tham gia diễn tập toàn quân - 93, huấn luyện dân quân tự vệ các năm đạt 100%

Thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 1996 của Bộ chính trị, từ năm 1997 Thị ủy đã tích cực chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy, thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma túy, coi trọng công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình truyền hình truyền thanh, tuyên truyền miệng về tác hại nguy hiểm của ma túy, có 1.005 cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, xóm, tổ nhân dân học tập và ký cam kết tham gia phòng, chống ma túy. Phát hiện và bắt khởi tố 118 vụ với 184 bị can phạm tội về ma túy. Cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo lực lượng công an, các cơ quan đoàn thể tổ chức cai nghiện cho 2.351 lượt người nghiện ma túy. Thực hiện quy chế tạm thời về cai nghiện ma túy của ủy ban nhân dân tỉnh, theo đó thiết lập quy trình cai nghiện

3 giai đoạn. Đến năm 2000 đã có 242 người cai xong giai đoạn 2 và 45 người hoàn thành quy trình cai nghiện 3 giai đoạn. [2, tr.342]

Cấp ủy chính quyền các xã, phường huy động lực lượng tổng hợp: công an xã phường, bảo vệ dân phố, dân quân, tự vệ, cán bộ y tế, cán bộ mặt trận tổ quốc và các đoàn thể làm công tác quản lý cai nghiện. Đầu tư xây dựng mỗi phường xã một nhà cai nghiện ma túy cộng đồng và xây dựng 6 ngôi nhà cấp 4, cải tạo đường điện chiếu sáng, lắp đường nước máy, xây bể chứa nước cho “Công trường 06” (tên của công trường đặt theo chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 1996 của Bộ chính trị (khóa VIII) về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy).

Công tác phòng, chống tệ nạn ma túy đạt được kết quả rất lớn là đẩy lùi tệ nạn ma túy, tổ chức cai dứt điểm cho hàng trăm người mắc nghiện, góp phần quan trọng giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn. Mô hình cai nghiện ma túy 3 giai đoạn là một mô hình thành công, đã có nhiều địa phương tham khảo, áp dụng.

Cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng lực lượng công an xã phường, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp vững mạnh. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng luật. Quan tâm công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch. Xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Hoàn thành tốt công tác tuyển quân hàng năm. Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên vững mạnh. Duy trì tốt chế độ thường trực chiến đấu, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, diễn tập khu vực phòng thủ cấp thị đạt khá.

Tiểu kết:

Từ năm 1991 đến năm 2000, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, với ý trí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV và XVI đề ra; đã từng bước khắc phục mọi khó khăn, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, tiến tới thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sau 10 năm, các doanh nghiệp có bước phát triển khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 11,3%. Cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp Nhà nước, một số doanh nghiệp cổ phần năng động sản xuất có hướng phát triển tốt, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Công nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành nghề được củng cố, phát triển. Giá trị sản xuất năm 2000 tăng 65,4% so với năm 1996, giải quyết việc làm cho trên 3.000 hộ gia đình, tập trung vào các ngành nghề: cơ khí, xây dựng, may mặc, đan cót, làm chổi chít. Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng, hoàn thành việc “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch kiến thiết đồng ruộng ở 4 xã. Đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,6 lần, nâng cao được giá trị gieo trồng trên từng diện tích. Bước đầu hình thành vùng cây ăn quả nhãn, na, vải, hồng. Thị xã hằng năm thu ngân sách hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, năm 2000 đạt trên 31 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 1996. Thị xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ năm 1992, năm 1995 được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở, năm 1999 có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2000 có 100% các trường được xây nhà cấp 4 trở lên, trong đó có 7 trường xây nhà 2 tầng; đồng thời làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, triển khai tích cực phương thức “một hội đồng, hai nhiệm vụ” tiến tới phổ cập trung học. Thị xã Tuyên Quang vẫn giữ

vững được việc cai nghiện ma tuý theo quy trình 3 giai đoạn; thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo năm 1996 là 8,47%, năm 2000 hộ nghèo chỉ còn 0,55% [28, tr.10]. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng và đạt được kết quả tốt.

Việc chăm lo toàn diện các mặt văn hóa - xã hội; đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân trong tỉnh được cải thiện và từng bước nâng lên; quốc phòng được củng cố, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả; nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn khởi tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, qua đó mối liên hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng được tăng cường... Đó là những chuyển biến cơ bản, là tiền đề tạo điều kiện cho thị xã phát triển vào thời gian tới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn nhiều khuyết điểm và hạn chế: chưa khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng về đất đai, nguồn nước, lao động, vốn để phát triển nông nghiệp. Công nghiệp phát triển chậm, công nghệ và máy móc, thiết bị lạc hậu; công tác quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu. Khả năng tiếp thị, cạnh tranh của thương nghiệp quốc doanh, công tác quản lý thị trường, xuất khẩu, công tác quản lý tài chính còn nhiều mặt hạn chế. Việc củng cố, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế đối ngoại còn chậm. Khoa học công nghệ chưa tạo ra bước đột phá trong phát triển sản xuất. Chất lượng dạy và học của các trường phổ thông, trường dạy nghề còn thấp; việc khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống các dân tộc, các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá còn nhiều yếu kém. Chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn hạn chế; lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo chưa giải quyết một cách bền vững. Công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh tiến hành chưa toàn diện, rộng khắp; việc nắm và giải quyết tình hình ở cơ sở có việc chưa kịp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022