Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 7

khách quan: Sản xuất thủ công nghiệp ở thị xã còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xuất hiện nhiều các ngành nghề mới để khai thác tiềm năng về sức lao động, nguồn nhiên liệu sẵn có ở địa phương. Giá trị sản xuất thủ công nghiệp ở các hợp tác xã còn thấp, phần lớn các hợp tác xã thủ công nghiệp chưa năng động, chưa nhạy bén trong cơ chế thị trường, nhất là trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các nghề mới. Tuy nhiên giai đoạn này, các cơ quan, đơn vị chức năng của thị xã đã mở được hàng chục lớp dạy nghề thủ công nghiệp cho hàng trăm lượt người, song thực tế sau đào tạo, phần lớn học viên không quan tâm tới nghề đã được đào tạo, ví dụ như nghề mây giang đan, năm 2005 có 337 học viên tham gia học nghề, đến cuối năm 2007, qua thống kê sơ bộ của phòng Công thương thị xã, chỉ còn 18 người làm nghề... Cũng ở giai đoạn này, nhiều nghề mới đã được hình thành, nhưng chỉ duy trì được một thời gian ngắn rồi nhanh chóng bị mai một, điển hình như HTX sản xuất cót ở phường Minh Xuân, vừa mới thành lập xong đã phải giải thể.

Xác định rõ thế mạnh của địa phương, nhìn nhận những khó khăn tồn tại trong phát triển công nghiệp thủ công nghiệp - Từ các mục tiêu, giải pháp trong đề án phát triển công nghiệp thủ công nghiệp gắn với xây dựng làng nghề - Thị xã xác định bên cạnh sự năng động nhạy bén của các hộ gia đình thì việc khuyến khích tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, các hợp tác xã thủ công nghiệp đầu tư phát triển các nghề thủ công nghiệp có vai trò quan trọng. Thị xã đã chủ động triển khai quy hoạch các điểm công nghiệp thủ công nghiệp tại các xã Nông Tiến, Ỷ La - tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, nguồn vốn và nhiều cơ chế phù hợp cho các hộ gia đình, các Hợp tác xã thủ công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh xây dựng và triển khai các dự án. Những việc làm đó là các điều kiện cần thiết để góp phần thúc đẩy công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã phát triển bền vững. Qua thời gian đầu triển khai thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn, phong trào sản xuất thủ công nghiệp dịch vụ ở thị xã đã có những chuyển dịch đáng ghi nhận, nhiều doanh nghiệp

đã đã đầu tư phát triển các nghề phù hợp bước đầu đã đứng vững trong cơ chế thị trường.

Điểm công nghiệp thủ công nghiệp xóm 16, xã Nông Tiến bước đầu có 5 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ hợp đồng thuê đất trong thời hạn 50 năm, với tổng diện tích trên 7.000 m2. Các cơ sở này đã đầu tư nguồn vốn gần 5 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị phát triển các

nghề phù hợp... Tuy nhiên phần lớn các cơ sở này chủ yếu sản xuất các sản phẩm thô, bên cạnh đó việc đầu tư phương tiện sản xuất không đồng bộ, lạc hậu, giá thành sản xuất cao, do vậy doanh thu sản xuất hàng năm chưa cao. Hiện nay trên địa bàn thị xã đã và đang xây dựng 2 điểm công nghiệp, thủ công nghiệp đó là điểm công nghiệp thủ công nghiệp thuộc xóm 16 xã Nông Tiến và điểm công nghiệp thủ công nghiệp thuộc xóm 1 xã Ỷ La. Đối với các dự án phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp. Trong số 26 dự án được triển khai trong 2 năm 2006-2007, có 20 dự án đầu tư phát triển các nghề thủ công nghiệp, dịch vụ với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 25 tỷ đồng. Trong số đó mới chỉ có 7 dự án đang triển khai thực hiện, 3 dự án đã được phê duyệt địa điểm đang quy hoạch, số dự án còn lại chưa thẩm định, và đang nằm để chờ quy hoạch mặt bằng...

Với mục tiêu đưa thị xã Tuyên Quang lên đô thị loại 3 vào năm 2009, Cấp uỷ đảng chính quyền thị xã đang tập trung nhân lực, vật lực, huy động và tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, quy hoạch chi tiết các xã phường, các khu công nghiệp, thủ công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cải tạo nâng cấp mở rộng hệ thống đường giao thông, trong đó thị xã đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện đề án phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2006-2010 và đề án phát triển du lịch dịch vụ, khuyến khích, mời gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ - du lịch, tiếp tục xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách phù

hợp thông thoáng làm động lực để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thị xã ngày một phát triển vững chắc.

Như vậy, sự phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp trong những năm gần đây đã khai thác được tiềm năng sẵn có của thị xã như nguồn nguyên liệu nông sản, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng lao động… tốc độ tăng trưởng cao, nhanh hơn so với mức độ bình quân của cả nước. Với sự quan tâm từ Trung ương, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thị xã và các cấp, ngành, địa phương đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, tạo cơ chế và các điều kiện thuận lợi để sản xuất công nghiệp phát triển. Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng dần qua các năm trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh tạo ra tiền đề cho sự phát triển mạnh trong tương lai. Công nghiệp của thị xã phát triển, tạo điều kiện giải quyết một số lượng đáng kể việc làm. Môi trường đầu tư phát triển công nghiệp ngày càng được cải thiện; đã thu hút được một số công trình công nghiệp có quy mô lớn, tạo ra bước phát triển mạnh về công nghiệp như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp khai thác… Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh nên đã tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Mặc dù công nghiệp phát triển nhanh, nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế chưa tương xứng với yêu cầu. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn là hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, khó mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới trang thiết bị… vì thế khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Các cơ sở sản xuất nằm phân tán khắp thị xã vừa ảnh hưởng đến sản xuất, vừa tác động xấu đến môi trường.

Cơ cấu ngành tuy có sự chuyển dịch nhanh chóng nhưng mới tập trung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

vào các ngành dựa trên tiềm năng tại chỗ về tài nguyên thiên nhiên, nguồn

nguyên liệu nông sản, nguồn lao động; các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao còn chưa phát triển. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn theo yêu cầu.

Những tồn tại trên là do điều kiện một thị xã miền núi việc thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nằm xa các trung tâm công nghiệp lớn nên khó có điều kiện tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, tiêu thụ sản phẩm cũng như liên kết với bên ngoài làm cho công nghiệp phát triển chưa nhanh. Trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế cả nước nói chung đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, cơ sở công nghiệp đang chuyển dần sang cổ phần hoá, giảm sự can thiệp của nhà nước, cần phải có thời gian, một lộ trình nhất định thì thị xã mới bắt kịp được với cơ chế mới. Bởi cơ chế thị trường đòi hỏi công tác quản lý, điều hành, khai thác tuân theo phương thức mới. Phương thức cũ đã không còn phù hợp, gây trở ngại cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành của thị xã trong giai đoạn này còn hạn chế về kiến thức, lúng túng trong công tác điều hành.

3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch

Các ngành dịch vụ trong giai đoạn vừa qua có bước phát triển nhanh chóng, tạo lên cơ cấu kinh tế bền vững hơn, song ngành dịch vụ còn có quy mô nhỏ, trình độ chưa cao. Tính toán theo số liệu thống kê giá trị sản xuất khu vực dịch vụ năm 2005 (giá 1994) đạt hơn 550 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2008 là khoảng 13,6%/năm. Các ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng là các ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng khu vực dịch vụ của thị xã. Dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại phát triển nhanh chóng.

Thương mại: Các chợ trung tâm của thị xã như chợ Tam Cờ, Phan Thiết, Trương Tiến, Ỷ La đã được nâng cấp; quy hoạch xây dựng các điểm

chợ, buôn bán kinh doanh ở các xã. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Phan Thiết, trung tâm thương mại Tuyên Quang, siêu thị điện tử điện lạnh Vũ Công, khu ẩm thực Xuân Hoà, chợ đêm Tam Cờ… Năm 2005 có 70 doanh nghiệp, đến năm 2008 có 189 doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân hàng năm đạt 19%; giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 321% [24, tr.3]. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các chợ ở trên địa bàn, quản lý thu phí theo đúng quy định. Các cơ quan chức năng thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Đến 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội đạt hơn 2.073 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23,8%/năm giai đoạn 2005 - 2008. Ngành thương nghiệp trong những năm qua phát triển được là nhờ sự đóng góp quan trọng của khu vực thương nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn thị xã tính đến năm 2005 có gần 3.628 cơ sở sản xuất, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2001. Tổng số lao động tham gia hoạt động thương mại trên 6.800 lao động. [16, tr.231]

Mạng lưới thương nghiệp bán hàng chính sách xã hội ngày càng được cải thiện, tuy nhiên vai trò cung ứng đang được chuyển giao dần từ khu vực thương nghiệp quốc doanh sang khu vực thương nghiệp tư nhân. Tính đến năm 2005, trên địa bàn thị xã duy trì 30 điểm bán hàng chính sách xã hội, bảo đảm đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Đã đầu tư, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lượng hàng hoá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh; xây dựng mới 3 chợ. Thị xã đã đầu tư nâng cấp, sắp xếp lại hoạt động để chợ Tam Cờ trở thành trung tâm cung cấp hàng hoá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh, làm mới 5 chợ ở các xã; các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại.

Đến năm 2005, thị xã có 152 doanh nghiệp và 3.585 hộ kinh doanh, tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2005 đạt 770 tỷ đồng. Năm 2006 thị xã đã xây dựng và thực hiện đề án phát triển thương mại và dịch vụ thị xã giai đoạn 2006 - 2010; tiếp tục đầu tư nâng cấp các chợ trên địa bàn thị xã. Thực hiện tốt công tác cấp giấy đăng ký kinh doanh và quản lý thị trường, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại Tuyên Quang, Phan Thiết, quy hoạch, xây dựng khu ẩm thực Xuân Hoà; tham gia các hội chợ trong nước và ngoài nước.

Những thành tựu đạt được đã có các biến đổi sâu sắc trong các lĩnh vực thương mại nội địa, hàng hoá được tự do lưu thông với nhiều thành phần kinh tế tham gia, do vậy thị xã huy động được tiềm năng cho phát triển ngành, tạo nên sự cạnh tranh sống động, giảm dần tình trạng độc quyền. Thương mại phát triển với tốc độ cao.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại trong nhưng năm gần đây đã được đầu tư phát triển, khắc phục được tình trạng xuống cấp trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi sang hoạt động cơ chế thị trường, với sự tham gia tích cực của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mạng lưới các trung tâm thương mại và hệ thống chợ đã tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và lưu thông hàng hoá. Các doanh nghiệp quốc doanh còn lại đã có sự chuyển đổi phương thức hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho phát triển thương mại còn nghèo nàn, do xa các trung tâm thương mại lớn. Khó khăn lớn trong việc liên kết với bên ngoài là những khó khăn và nguyên nhân làm cho thị trường thương mại phát triển chậm.

Quản lý theo cơ chế thị trường còn rất mới, gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành. Nguồn hàng của địa phương không nhiều, nền kinh tế còn

nhỏ, sức mua thấp cũng là nguyên nhân làm cho thương nghiệp thời gian qua chưa phát triển như mong muốn.

Du lịch: Tiềm năng cho phát triển du lịch ở thị xã Tuyên Quang khá phong phú. Thị xã có nhiều đền, chùa, di tích lịch sử đồng thời có cảnh quan sinh thái đẹp là những cơ sở để phát triển du lịch. Thị xã còn có các sản phẩm văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, đó là những lễ hội của các dân tộc ít người trên địa bàn đến nay vẫn còn được bảo tồn, đây là những điểm nhấn cho du lịch thị xã.

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay thị xã đã có các điểm du lịch đang được khai thác như di tích thành 1

Hiện nay thị xã đã có các điểm du lịch đang được khai thác như di tích thành nhà Mạc, hệ thống đền (15 đền), chùa (3 chùa) như đền Hạ, đền Thượng, đền Cảnh Sanh, đền Mỏ Than, chùa An Vinh, chùa Hang, chùa Linh Thông tự… là những điểm phát triển du lịch tâm linh. Cảnh quan thị xã bên sông Lô và núi thấp như núi Thổ Sơn, núi Dùm để phát triển du lịch sinh thái. Một số làng nghề thủ công như đan bện chổi chít, chắp nứa, sơn mài, mây, giang, đan… Du lịch làng nghề và phong tục địa phương được gắn kết, phát triển.

Được sự quan tâm của tỉnh, thị xã tiến hành quy hoạch và xây dựng hồ Công Viên, vườn hoa đường Chiến


Khai mạc Tuần Văn hoá - Du lịch Tuyên Quang 2006

Thắng Sông Lô, tạo điểm vui chơi giải trí cho nhân dân. Di tích lịch sử thành nhà Mạc, di tích lịch sử văn hoá đền Hạ và các đền, chùa được gìn giữ, tôn tạo. Huy động hàng nghìn lao động công ích, lao động xã hội và hàng trăm triệu đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để mở đường lên núi Dùm - Cổng Trời, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch sinh thái. Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn trong phạm vi dự kiến mở rộng thị xã hiện tại đang được đầu tư khai thác để trở thành khu vực du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng trọng điểm chiến lược phát triển du lịch dịch vụ của tỉnh. Qua đó ngày càng thu hút được nhiều du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan.

Từ xác định phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp đi đôi với phát triển du lịch - dịch vụ, cấp uỷ đảng, chính quyền thị xã đã triển khai nhiều cơ chế chính sách để thu hút các nhà đầu tư. Một trong những dự án dịch vụ - du lịch đang được triển khai năm 2008, đó là dự án khu du lịch dịch vụ Hồ Nông Tiến, với quy mô dự án được UBND tỉnh phê duyệt có diện tích trên 4,8 ha, nằm trên khu vực các xóm 10-11-12 thuộc xã Nông Tiến. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư gần 17 tỷ đồng. Khu du lịch - dịch vụ Nông Tiến đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho từ 300 đến 400 lao động.

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã xây dựng hành động và chỉ đạo xây dựng các đề án phát triển du lịch - dịch vụ thương mại, đề án quản lý các hoạt động du lịch hoạt động văn hoá tâm linh, khôi phục lễ hội Đền Hạ từ năm 2006, tổ chức hội đua thuyền trên sông Lô, hội chọi trâu… mở các điểm dịch vụ phục vụ du khách đến thăm quan tại các di tích lịch sử - văn hoá; khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng để đẩy mạnh các hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quảng bá

tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch của thị xã, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ.

Thị xã đã tập trung quy hoạch các điểm, các khu du lịch - dịch vụ như khu du lịch sinh thái Núi Dùm- Cổng Trời thuộc xã Tràng Đà và xã Nông Tiến, dự án phát triển khu du lịch vui chơi giải trí Soi Lâm, xã Hưng Thành, phát triển du lịch dịch vụ trên sông Lô giai đoạn 2007-2010, các loại hình phục vụ du lịch phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ gia đình đã đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao, 5 sao. Thị xã đã thành lập khu ẩm thực Xuân Hoà, tổ chức các hội thi thu hút đông đảo hộ gia đình tham gia. Tính đến hết năm 2007 thị xã đã có 855 hộ tham gia các hoạt động du lịch dịch vụ, doanh thu đạt gần 42 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 2.000 lao động - Số lượng khách du lịch đến thị xã tăng hàng năm trên 10%. Trong đó năm 2007 có trên 230 nghìn lượt khách, chiếm 55% số khách du lịch toàn tỉnh. Năm 2008 đã thu hút trên 250.000 lượt khách du lịch. Đến nay, thị xã có 7 khách sạn, 39 nhà nghỉ và 27 nhà hàng phục vụ nhu cầu khách hàng đến thăm quan du lịch trên địa bàn. [22, tr.31]

Tuy nhiên, ngành du lịch của thị xã vẫn còn những khó khăn hạn chế nhất định: cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển du lịch và sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của thị xã. Phần lớn số hộ dân có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vì thế nhận thức của người dân về phát triển du lịch chưa sâu sắc. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của thị xã còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch. Chưa có doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành. Cơ sở vật chất như khách sạn nhà hàng, điểm thu hút và lưu giữ khách chưa được chú ý đầu tư. Công tác xã hội hoá du lịch còn hạn chế, chưa xây dựng các mô hình phát triển du lịch tại gia đình, tổ xóm, chưa có cơ sở phục vụ mua bán sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch… Thị xã chưa cụ thể

hoá cơ chế chính sách khuyến khích du lịch, do vậy chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ…

3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tuyên Quang là một tỉnh nông nghiệp với đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông, với gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, trong đó 81% lực lượng lao động tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Để kinh tế phát triển bền vững và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, Tỉnh uỷ chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực hiện chủ trương của tỉnh, phát huy vai trò trung tâm kinh tế của tỉnh, thị xã đã đi đầu trong việc đổi mới cây trồng, vật nuôi, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa - học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây trồng. Nhờ đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thị xã tiếp tục có bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2005 đạt 19,5 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2001, tăng trưởng bình quân đạt 5,6%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 [12, tr.64]. Đến 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) đạt 35,6 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 2,0 tỷ đồng. [16, tr.143]

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch có chọn lọc, gắn với thị trường tiêu thụ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Đang phát triển các loại rau, hoa và cây thức ăn gia súc trên quy mô lớn, tập trung.


Nông nghiệp

Thị xã Tuyên Quang có trên

3.220 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp bằng 21% tổng số hộ gia đình trong toàn thị. Với một vùng nông nghiệp khá phong phú và đa dạng về đất đai cũng như ngành nghề. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún, sản xuất nông nghiệp ở thị xã Tuyên Quang đã từng bước vươn tới sản xuất nông nghiệp theo hướng


Cánh đồng phường Ỷ La nhìn từ quốc lộ 2 hàng hoá tập trung thâm canh đa 2


Cánh đồng phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2)

hàng hoá tập trung, thâm canh, đa canh, chất lượng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất thấp, hiệu quả kém sang trồng và nuôi các loại cây con có năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường và nông nghiệp đô thị, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển một cách bền vững và có hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết vấn đề về lương thực, xoá đói, giảm nghèo, tăng hộ khá, hộ giầu, Đảng bộ và chính quyền nhân dân thị xã Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp cụ thể sát thực với thực tế địa phương, qua đó nhằm từng bước đưa kinh tế nông nghiệp của thị xã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá.

Từ tập tục sản xuất nhỏ lẻ, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã đó là những năm qua thị xã đã thành công trong việc xây dựng cánh đồng chuyên canh rau, chuyên canh hoa cho thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/1ha/năm, cá biệt có nơi thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm [29, tr.34]. Đây là một trong những hướng đi mới, giúp người nông dân tiếp cận nhanh hơn với kinh tế thị trường, phá thế độc canh cây lúa, nâng cao giá trị kinh tế trên 1 ha diện tích đất canh tác. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng,

phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở thị xã.

Thị xã có 4 xã thuộc vùng nông thôn, có diện tích khoảng gần 4.000 ha, chiếm 89%, với dân số năm 2005 có khoảng gần 29 nghìn người, chiếm 52% dân số toàn thị xã. Diện tích đất nông nghiệp của thị xã tính đến năm 2005 có 2.635,5 ha, chiếm 60% tổng diện tích tự nhiên của thị xã. Diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp có 1.342,2 ha, chiếm 51% diện tích đất để sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích cây hàng năm chiếm 68%, còn lại 32% là cây lâu năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 8.100 tấn, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 424 kg. Nếu tính theo khẩu nông nghiệp bình quân lương thực đạt 627kg/năm/khẩu. [63, tr.160]

Đến 2008, sau quy hoạch mở rộng, thị xã có số dân sinh sống tại vùng nông thôn khoảng gần 37.763 người, chiếm 40,86% dân số toàn thị xã. Diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2008, toàn thị xã có 88,46 km2, chiếm 74,2% tổng diện tích đất đai tự nhiên của thị xã. Diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên khoảng 15.000 ha và hướng tập trung vào phát triển vùng cây chuyên canh có giá trị cao, cây vụ đông, cây rau, màu phục vụ đô thị; phát triển hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu của thành phố tương lai. Đồng thời dành đất để phát triển chăn nuôi. [100, tr.50]

Đến năm 2008, toàn thị có trên 2.671 ha trồng các loại cây lương thực, rau mầu. Trong đó lúa 1.922 ha, ngô 436 ha, cây hàng năm khác 24 ha; cây thức ăn gia súc 19 ha, rau các loại 203 ha, hoa 4 ha. Giá trị đất canh tác cây lương thực đạt 28 - 32 triệu đồng/ha/năm. Doanh thu trồng hoa, rau gấp 3 - 4 lần đất cây lương thực. Chuyên canh rau, hoa đạt 65 - 90 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt trong một số diện tích gieo trồng rau, hoa đạt 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.[16, tr.143]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022