Xây Dựng Phương Pháp Tính Chỉ Số Tổng Hợp Đánh Giá Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam


TT

Chỉ tiêu

Công thức tính

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Lộ trình thực hiện


29

Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia tương ứng (%)


- Chủ trì: Bộ Xây dựng

- Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công

Thương


2011


30

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia tương ứng (%)

- Chủ trì: Bộ Xây dựng

- Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường


2011

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 6


(Nguồn: Quyết định 432/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/4/2012)


Thứ nhất, do quan điểm nội dung phát triển bền vững, hệ thống chỉ tiêu của Việt Nam chỉ gồm có nhóm chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, không có nhóm chỉ tiêu thể chế như khuyến nghị. Theo xu hướng chung, nhóm chỉ tiêu thể chế đã được đưa vào các nhóm chỉ tiêu phù hợp trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững. Đây cũng là đặc điểm chung của hệ thống chỉ tiêu các quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, chỉ tiêu GDP hay GDP bình quân đầu người trong nhóm chỉ tiêu kinh tế theo khuyến nghị được thay thế bằng GDP xanh. Đây là chỉ tiêu mới được xây dựng, nhằm đánh giá tổng hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, trong nhóm chỉ tiêu về môi trường theo khuyến nghị, có rất nhiều chỉ tiêu về chất lượng nước, loài, hệ sinh thái,... Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay trên thế giới đã tính chỉ số bền vững về môi trường. Ở Việt Nam chưa tính được chỉ tiêu này nhưng theo lộ trình thực hiện cũng đưa vào hệ thống chỉ tiêu để phản ánh tổng hợp và giảm số lượng chỉ tiêu.

Thứ tư, số lượng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu xã hội được lược bỏ nhiều so với hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị. Một số chỉ tiêu về thực trạng y tế như tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, kỳ vọng sống của trẻ mới sinh... không được đưa vào hệ thống chỉ tiêu. Đây là sự thiếu sót trong hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, chưa thực sự quan tâm tới vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, tuy lược bỏ nhiều chỉ tiêu so với hệ thống chỉ tiêu được khuyến nghị, hệ thống chỉ tiêu lại có thêm một số chỉ tiêu mới do đặc điểm riêng của Việt Nam, ví dụ: tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.

Như vậy, so với hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được UNCSD khuyến nghị từ năm 2001, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển ở Việt Nam đã đưa ra ba chỉ tiêu tổng hợp mới nhằm giảm bớt sự cồng kềnh của hệ thống chỉ tiêu, bao gồm GDP xanh, HDI và Chỉ số bền vững môi trường. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu đưa ra vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, số lượng chỉ tiêu vẫn còn khá nhiều (30 chỉ tiêu), gây ảnh hưởng tới phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu sau này. Tuy phát triển bền vững có phạm vi rộng nên cần nhiều chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhưng một hệ thống


chỉ tiêu càng lớn, việc thu thập và tổng hợp dữ liệu sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí, đòi hỏi nhiều nhân lực. Đó cũng chính là nội dung nguyên tắc thứ tư trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. Có thể giảm bớt sự cồng kềnh này bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp thay thế.

Thứ hai, thời gian áp dụng chưa phù hợp. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đưa ra để giám sát và đánh giá phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, trong hệ thống chỉ tiêu có một số chỉ tiêu mới, lộ trình tới năm 2015 mới có phương pháp tính cũng như số liệu phù hợp, ví dụ “GDP xanh”, “Chỉ số bền vững môi trường”... Với số liệu như vậy, khó có thể đánh giá một cách toàn diện quá trình phát triển trong giai đoạn 10 năm khi không đảm bảo tính chất so sánh được giữa các năm.

Thứ ba, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu chưa phù hợp. Hệ thống chỉ tiêu được ban hành vào tháng 4/2012 với nhiều chỉ tiêu được xác định là năm 2011 bắt đầu có số liệu. Tuy nhiên, những chỉ tiêu như “tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng” hay “tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng” cho tới cuối năm 2012 vẫn còn chưa xác định được chế độ báo cáo.

Thứ tư, phương pháp tính chưa thống nhất. Một số chỉ tiêu tuy đã có số liệu nhưng do các cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu, tính toán và công bố. Từ đó, số liệu thu được từ các nguồn khác nhau là không nhất quán và chưa có độ tin cậy nhất định. Điều này gây khó khăn lớn trong đánh giá kết quả phát triển bền vững. Các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tỷ lệ đóng góp của TFP,… cần được nghiên cứu cụ thể và thống nhất phương pháp tính toán trên phạm vi quốc gia. Một khi không có số liệu phù hợp, sẽ không đảm bảo được nguyên tắc khả thi trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu.

Thứ năm, tính trùng lặp giữa các chỉ tiêu. Lấy ví dụ, chỉ số bền vững về môi trường là một chỉ tiêu tổng hợp gồm rất nhiều các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường khác nhau. Vì vậy, sẽ có sự trùng lặp trong tính toán chỉ tiêu này với các chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu về tài nguyên về môi trường, ví dụ, chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng.


Thứ sáu, ý nghĩa của chỉ tiêu chưa tốt. Chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng được tính toán theo yêu cầu là tỷ lệ % so với tháng 12 năm trước. Gốc so sánh này chưa hợp lý trong phản ánh phát triển bền vững. Sử dụng chỉ số giá với thời gian so sánh là bình quân năm sẽ phản ánh chính xác hơn biến động giá theo thời gian, chỉ tiêu này sẽ san bằng các chênh lệch về biến động giá trong năm. Tất cả các nghiên cứu về điều chỉnh tiền lương lao động, đóng bảo hiểm xã hội,... đều tính theo chỉ số giá bình quân năm này.

Thứ bảy, một số chỉ tiêu chưa đánh giá chính xác thực trạng phát triển bền vững. Ví dụ, chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR được đưa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê để so sánh hiệu quả đạt được giữa các năm. Điều này là không nên vì nếu không có tăng trưởng kinh tế qua các năm, tức là khi ∆Y = 0, ICOR sẽ tiến đến vô cùng hoặc khi tăng trưởng âm, ICOR cũng nhận giá trị âm khá nhỏ. Điều này không có ý nghĩa trong đánh giá. Từ đó, chỉ nên sử dụng ICOR để so sánh, đánh giá trong một thời gian dài (5 năm, 10 năm,...) và trong điều kiện quá trình phát triển kinh tế không có nhiều biến động.

Cuối cùng, tên gọi một số chỉ tiêu chưa phản ánh đúng nội dung chỉ tiêu nghiên cứu. Ví dụ: nợ của Chính phủ, nợ nước ngoài. Chỉ nhìn vào tên chỉ tiêu, sẽ xác định đây là chỉ tiêu về số tuyệt đối, nói lên quy mô nợ của Chính phủ hay nợ nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, với đơn vị tính đi kèm (%/GDP), lại nhận thấy đây là chỉ tiêu tương đối, nêu lên mối quan hệ so sánh giữa quy mô nợ công hay nợ nước ngoài so với GDP. Như vậy, cần xác định tên gọi chỉ tiêu phù hợp với nội dung muốn nghiên cứu.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được đưa ra gần đây nhất là kết quả của rất nhiều nghiên cứu và hội thảo. Tuy nhiên, theo tác giả, cần giảm bớt số lượng các chỉ tiêu để hệ thống chỉ tiêu đỡ cồng kềnh. Nên sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh khái quát các mặt. Đặc biệt, chỉ số bền vững về môi trường đã được thế giới tính trong gần mười năm qua, trên cơ sở đó áp dụng vào Việt Nam. Sau khi xác định phương pháp tính và các yếu tố cấu thành nên chỉ số này, cần giảm bớt các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường bị trùng lặp trong hệ thống chỉ tiêu đã có, như chỉ tiêu về kinh tế “Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn


vị GDP”, hay chỉ tiêu tài nguyên “Tỷ lệ che phủ rừng”, “Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học”, “Diện tích đất bị thoái hóa”. Những chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu này nếu không có sự trùng lặp nào thì vẫn giữ lại để phản ánh chính xác nhất các khía cạnh của phát triển bền vững. Như vậy, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững sẽ đỡ cồng kềnh, tránh trùng lặp, tiết kiệm chi phí trong thu thập, tổng hợp dữ liệu cũng như phân tích, đánh giá sau này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Nội dung chương 1 đã trình bày tổng quan về phát triển bền vững, bao gồm khái niệm, sự cần thiết và nội dung của phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn định, linh hoạt. Đây là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nội dung của phát triển bền vững tập trung vào ba lĩnh vực chính, đó là kinh tế, xã hội và môi trường, không thiên lệch bất kỳ lĩnh vực nào. Những nội dung này là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó, chương 1 giới thiệu một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có và đi sâu phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay. Đây là hệ thống chỉ tiêu mới nhất do Chính phủ ban hành, có sự có mặt của một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp, đánh giá nhiều lĩnh vực.

Phần cuối của chương phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững do Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc khuyến nghị. Bên cạnh đó, tác giả cũng một số hạn chế trong hệ thống chỉ tiêu cần khắc phục trong thời gian tới.

Với hệ thống chỉ tiêu thống kê đưa ra, việc đánh giá sẽ được thực hiện theo từng chỉ tiêu riêng biệt, phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của phát triển bền vững. Kết quả sẽ cho thấy mức độ đạt được của mỗi chỉ tiêu, tăng giảm cụ thể bao nhiêu qua thời gian… Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu chưa thể đưa đến kết


luận tổng quát về kết quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Cần phải có một đánh giá chung về quá trình phát triển bền vững của đất nước theo thời gian để có thể so sánh và rút ra những kinh nghiệm cho phát triển. Đó chính là khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như thực tế mà luận án sẽ đi sâu nghiên cứu. Tác giả sẽ từng bước xây dựng một chỉ số đại diện cho các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có: chỉ số tổng hợp phát triển bền vững.


CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM


Nội dung trong tâm của chương 2 là tác giả sẽ đưa ra những lập luận về mặt lý thuyết để đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê đã có. Việc xây dựng chỉ số tổng hợp được sử dụng một số lý thuyết và nghiên cứu đã có làm nền tảng, từ đó xây dựng phương pháp phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu.

Chương 2 “Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam” gồm hai phần chính: (1) Tổng quan nghiên cứu về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp; (2) Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam.

2.1. Các nghiên cứu đã có về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp

Để đánh giá tổng quát một vấn đề hay hiện tượng phức tạp gồm nhiều nhân tố cấu thành, không thể chỉ dựa vào từng nhân tố. Với một hệ thống chỉ tiêu gồm có cả chỉ tiêu thành phần và chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu có chiều hướng biến động cũng như mức độ ảnh hưởng không theo xu hướng chung, nghiên cứu sẽ phải căn cứ vào loại chỉ tiêu nào để đánh giá tổng quát? Khi đó, chúng ta cần phải có một con số chung - chỉ số tổng hợp, đại diện cho tất cả các nhân tố cấu thành, phản ánh vấn đề một cách khái quát nhất. Nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để tính toán chỉ số tổng hợp này. Cụ thể:

Thứ nhất, phương pháp tính chỉ số phát triển con người (HDI). UNDP đã tính theo công thức bình quân cộng giản đơn. Nhưng từ năm 2010 , chỉ số này được tính theo công thức bình quân nhân giản đơn của 3 chỉ số thành phần [34]:

(2.1)

Nguyên nhân của việc chuyển đổi này chính là ý nghĩa của hai công thức bình quân đã nêu. Với công thức bình quân cộng, chỉ cần một chỉ số đạt giá trị lớn trong khi hai giá trị còn lại thấp vẫn dẫn tới HDI mức trung bình hoặc cao. Điều này làm cho HDI dường như phản ánh chưa chính xác mức độ phát triển thực tế của con người. Thực trạng đó sẽ được khắc phục bằng công thức bình quân nhân. Công thức


này khuyến khích sự phát triển đồng đều ở cả ba lĩnh vực nghiên cứu.

Trong công thức tính chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần lại được tính dựa trên lý thuyết chuẩn hóa dữ liệu min-max [26]. Theo đó, giả sử minA và maxA là giá trị tối thiểu và tối đa của một tiêu thức A. Bản đồ chuẩn hoá min-max một giá trị vi

v

i

của A đến ' trong phạm vi [minA mới, maxA mới] được tính bằng công thức:


v'

vi min A


(max


A

mới – min


A

mới) + min


A

mới (2.2)

i maxA

min A

Để tính toán và phân tích đơn giản nhất, tổ chức thống kê Liên hợp quốc đã hướng dẫn cách tính các chỉ số thành phần sao cho các chỉ số này sẽ nhận giá trị trong khoảng [0,1]. Công thức như sau:


hoặc:

Ii


Ii

Xi Xi min

Xi max Xi min

ln(Xi ) ln(Xi min )

(2.3)


(2.4)

ln(Xi max ) ln(Xi min )

Công thức 2.4 được công bố từ năm 2010. Trước đó, công thức 2.4 sử dụng log các giá trị thay vì ln. Theo UNDP, sự thay đổi này không làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán cũng như xếp hạng các quốc gia mà chỉ mang tính làm mới đối với chỉ số phát triển con người.

Đây là cách tính khá đơn giản để áp dụng. Tuy nhiên, cần xác định rõ cận trên (max) và cận dưới (min) trong mỗi công thức tính chỉ số thành phần. Chỉ số phát triển con người được tính cho từng quốc gia theo năm, UNDP cố định hai giới hạn chính là những con số cụ thể theo quan điểm của tổ chức và giữ nguyên trong khoảng thời gian dài. Tới năm 2010, UNDP đã thay đổi các giới hạn này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Thứ hai, phương pháp tính chỉ số về quyền tự do con người (Human freedom index – HFI). Chỉ số này được UNDP giới thiệu trong báo cáo phát triển con người năm 1991. HFI được nghiên cứu bởi giáo sư Charles Humana, tính toán từ 40 chỉ tiêu đo lường về quyền tự do. Nghiên cứu thực hiện tính toán chỉ số bằng phương pháp rất đơn giản: cho điểm 1 đối với những chỉ tiêu đảm bảo quyền tự do, và điểm 0 với những chỉ tiêu vi phạm quyền tự do con người. Sau đó, điểm tổng hợp của 40

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí