kinh tế bền vững (the Index of Sustainable Economic Welfare)...
Dựa vào khuyến nghị của UN CSD và thực tế phát triển, nhiều quốc gia đã đưa ra các chiến lược phát triển bền vững AGENDA-21 cùng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với số lượng và nội dung khác nhau: Indonesia (21 chỉ tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Thái Lan (16 chỉ tiêu), Thụy Điển (30 chỉ tiêu), Anh (15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ tiêu)...
So sánh các hệ thống chỉ trên, nhận thấy có một số chỉ tiêu đặc thù các quốc gia đều sử dụng như: hệ số GINI, tỷ lệ thất nghiệp, GDP bình quân đầu người, phát thải khí CO2.... Đây là những chỉ tiêu chung, phản ánh tổng quát tình trạng phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị của UN CSD. Ngoài ra, một điểm chung dễ nhận thấy ở các hệ thống chỉ tiêu này là số lượng chỉ tiêu trong lĩnh vực môi trường chiếm tỷ trọng không lớn (2/21 chỉ tiêu của Indonesia, 2/16 chỉ tiêu của Thái Lan, 6/30 chỉ tiêu của Thụy Điển,...). Chỉ có ở Trung Quốc và Anh, số lượng các chỉ tiêu lĩnh vực môi trường có cân đối hơn. Điều đó cho thấy sự lựa chọn chỉ tiêu của các quốc gia còn phụ thuộc vào quan điểm, thực trạng và trình độ phát triển của từng nước. Cũng như có một số chỉ tiêu đặc thù mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra riêng. Ví dụ như ở Thụy Điển, tuy chỉ có 6 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực môi trường nhưng do mối quan tâm về khai thác hải sản mà quốc gia này thêm chỉ tiêu “Khai thác cá trích ở biển Ban Tíc” trong hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của mình.
Như vậy, theo kinh nghiệm thế giới, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cần dựa vào khuyến nghị của UN CSD để lựa chọn những chỉ tiêu then chốt, tổng quát nhất. Tiếp đó, cần dựa vào những đặc điểm riêng có của từng quốc gia để thêm vào hệ thống chỉ tiêu những chỉ tiêu phù hợp.
1.4.3. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam
Theo xu hướng thế giới, Việt Nam đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này được các Bộ, ban, ngành và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có nhiều hệ thống chỉ tiêu được đưa ra.
Được ban hành đầu tiên vào năm 1998 là hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững do Cục môi trường thử nghiệm theo hướng dẫn của UN CSD. Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm 80 chỉ tiêu ở 4 lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế (3 chỉ tiêu); lĩnh vực xã hội (17 chỉ tiêu), lĩnh vực môi trường (44 chỉ tiêu) và lĩnh vực quản lý môi trường (16 chỉ tiêu). Đây là hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững đầu tiên của Việt Nam - một bộ chỉ tiêu quá đồ sộ. Điều đó gây nhiều khó khăn trong tổng hợp và xử lý số liệu. Thêm vào đó, hệ thống chỉ tiêu này chỉ có 3 chỉ tiêu đánh giá về kinh tế, trong khi lĩnh vực môi trường lại có tới 60 chỉ tiêu. Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ thiên về kinh tế mà còn phải quan tâm tới xã hội và môi trường. Nhưng không phải vì quan tâm thêm 2 lĩnh vực kia mà số lượng chỉ tiêu về kinh tế lại chiếm thiểu số vậy. Ba chỉ tiêu kinh tế trong hệ thống chưa phản ánh được cụ thể tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sự không hợp lý này khiến cho việc đánh giá phát triển bền vững mất cân đối khi chỉ quan tâm tới lĩnh vực môi trường.
Theo thời gian, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 cũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững với mục đích theo dõi, đánh giá tình hình phát triển của đất nước. Hệ thống chỉ tiêu này gồm 21 chỉ tiêu trên 3 lĩnh vực trụ cột (Phụ lục 2). Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu này mới chỉ quan tâm tới các vấn đề về tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm công bằng xã hội, chưa chú trọng về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong 21 chỉ tiêu đưa ra chỉ có 2 chỉ tiêu trong lĩnh vực môi trường là “Độ che phủ của rừng” và “Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ”. Hai chỉ tiêu này đều đánh giá về rừng, trong khi môi trường là lĩnh vực rộng lớn, nó bao gồm các yếu tố tự nhiên (rừng, đất, nước, không khí, đa dạng sinh học...) cũng như các ảnh hưởng của hoạt động con người tới môi trường (chất thải, nước thải,...). Hệ thống chỉ tiêu đưa ra còn thiên lệch, chưa bao phủ và đánh giá đầy đủ về môi trường trong phát triển bền vững.
Với xu hướng phát triển bền vững chung, chiến lược toàn diện tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo cũng đề xuất một hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững với 33 chỉ tiêu trên ba lĩnh vực (Phụ lục 3). Tuy nhiên, do mục đích của chiến lược này là về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo nên phần lớn các chỉ tiêu đều tập trung
nghiên cứu về các vấn đề xã hội (mức sống dân cư, giáo dục, y tế) mà bỏ qua rất nhiều các chỉ tiêu về kinh tế cũng như về môi trường. Chỉ có 3/33 chỉ tiêu kinh tế, đánh giá về “tăng trưởng GDP”, “tỷ lệ tích lũy nội bộ trên GDP” và “cơ cấu kinh tế trong GDP”. Các chỉ tiêu này chỉ mới đánh giá một mặt của tăng trưởng kinh tế là GDP. Các mặt khác cũng ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế chưa được đề cập (tỷ lệ lạm phát, cán cân vãng lai...). Tương tự vậy với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, khi cũng chỉ có hai chỉ tiêu đánh giá là “tỷ lệ che phủ rừng” và “tỷ lệ khu công nghiệp, đô thị, làng nghề được xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải vệ sinh”. Các chỉ tiêu về kinh tế và môi trường chưa đầy đủ để có thể phản ánh được toàn diện về phát triển bền vững.
Nhận thấy sự thiếu hụt trong các hệ thống chỉ tiêu trước đó, Bộ chỉ tiêu theo Agenda 21 của Việt Nam gồm 69 chỉ tiêu (Phụ lục 4) đã có sự thay đổi phù hợp hơn. Các chỉ tiêu phản ánh đầy đủ về ba nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tuy nhiên, do đi quá cụ thể vào từng lĩnh vực mà hệ thống chỉ tiêu này cồng kềnh, gây khó khăn trong thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá thực tế. Ngoài ra, tên gọi của nhiều chỉ tiêu chưa rõ ràng (Gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau, Mưa axid, Khả năng cạnh tranh, Đấu tranh chống tội phạm...), tạo sự không thống nhất trong các nghiên cứu phân tích sau này.
Tiếp đó, trong khuôn khổ Dự án VIE/01/021, triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam” được tiến hành nhằm xác định một bộ chỉ tiêu phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Bộ chỉ tiêu mới bao gồm 43 chỉ tiêu (Phụ lục 5) trong 4 lĩnh vực: Kinh tế (12 chỉ tiêu), Xã hội (18 chỉ tiêu), Tài nguyên – Môi trường (11 chỉ tiêu), Thể chế (2 chỉ tiêu).
Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững này đã khắc phục nhược điểm của những hệ thống chỉ tiêu trước đó. Tuy nhiên, phát triển bền vững là sự phát triển toàn diện, dựa trên 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài 3 lĩnh vực chính, hệ thống chỉ tiêu nêu trên lại có thêm 2 chỉ tiêu về mặt thể chế: “Công cụ phát triển bền vững”, “Số các địa phương có chương trình nghị sự 21”. Hai chỉ tiêu này là điểm
đặc thù riêng, đánh giá cụ thể sự quan tâm của các ban/ngành tới vấn đề phát triển bền vững. Tuy nhiên, nó không có nhiều ý nghĩa trong phản ánh thực tế phát triển bền vững. Thêm vào đó, chỉ tiêu thứ nhất “công cụ phát triển bền vững” không rõ nghĩa cũng như phương pháp xác định. Ngoài ra, các tác giả của đề tài này cũng chưa nêu rõ công thức, đơn vị tính cũng như nguồn số liệu của các chỉ tiêu này. Đây là điều cần quan tâm vì cùng một chỉ tiêu nhưng nguồn số liệu khác nhau cũng có thể đưa ra những con số khác nhau do sự chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan ở Việt Nam hiện nay.
Gần đây, vào năm 2011, tại cuộc họp của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị cần giám sát phát triển bền vững thông qua 29 chỉ tiêu gồm 8 chỉ tiêu về kinh tế, 10 chỉ tiêu về xã hội và 8 chỉ tiêu về tài nguyên - môi trường. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 3 chỉ tiêu tổng hợp là: GDP xanh, chỉ số phát triển con người và chỉ số bền vững môi trường. Đây là bước tiến lớn trong thực hiện đánh giá phát triển bền vững tại Việt Nam. Chỉ tiêu GDP xanh lần đầu tiên được đưa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững, thể hiện sự quan tâm tới vấn đề môi trường của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo thời gian, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững dần được hoàn thiện và đi vào thực tế. Với mong muốn có được hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra gồm 30 chỉ tiêu với nguồn số liệu và lộ trình thực hiện cụ thể ở bảng 1.2.
Về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu này giống với kiến nghị của Hội đồng phát triển bền vững quốc gia. So sánh với hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững do UN CSD khuyến nghị năm 2001 (phụ lục 1), nhận thấy có những khác biệt do thời gian cũng như do đặc điểm riêng của Việt Nam.
Bảng 1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Chỉ tiêu | Công thức tính | Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp | Lộ trình thực hiện | |
I | Các chỉ tiêu tổng hợp | |||
1 | GDP xanh (VND hoặc USD) | GDPxanh = GDP thuần - Chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2015 |
2 | Chỉ số phát triển con người (HDI) (0-1) |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2015 |
3 | Chỉ số bền vững môi trường (0-1) | - | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2015 |
II | Các chỉ tiêu kinh tế | |||
4 | Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (số đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng GDP) | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 | |
5 | Năng suất lao động xã hội (USD/lao động) |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 |
6 | Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%) | - | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2015 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 2
- Sự Cần Thiết Phải Thực Hiện Phát Triển Bền Vững
- Sơ Đồ Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam Theo Agenda-21
- Xây Dựng Phương Pháp Tính Chỉ Số Tổng Hợp Đánh Giá Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam
- Đề Xuất Phương Pháp Tính Chỉ Số Tổng Hợp Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam
- Công Thức Tính Chỉ Số Riêng Biệt Cho Từng Chỉ Tiêu
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu | Công thức tính | Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp | Lộ trình thực hiện | |
7 | Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP (%) | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2015 | |
8 | Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng (%) | - | Bộ Công Thương | 2011 |
9 | Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% so với tháng 12 năm trước) | ∑ ∑ | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 |
10 | Cán cân vãng lai (tỷ USD) | x | Ngân hàng Nhà nước | 2011 |
11 | Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP) | Bộ Tài chính | 2011 | |
12 | Nợ của Chính phủ (%/GDP) | Bộ Tài chính | 2011 | |
13 | Nợ nước ngoài (%/GDP) | Chủ trì: Bộ Tài chính Phối hợp: Ngân hàng NN | 2011 | |
III | Các chỉ tiêu về xã hội | |||
14 | Tỷ lệ nghèo (%) | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 |
Chỉ tiêu | Công thức tính | Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp | Lộ trình thực hiện | |
15 | Tỷ lệ thất nghiệp (%) | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 | |
16 | Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 | |
17 | Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) (lần) | Được tính từ đường cong Lorenz | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | 2011 |
18 | Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) | Bộ Y tế | 2011 | |
19 | Số sinh viên/10.000 dân (SV) | Bộ Giáo dục và Đào tạo | 2011 | |
20 | Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân) | Bộ Thông tin và Truyền thông | 2011 | |
21 | Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%) | Bảo hiểm Xã hội Việt Nam | 2011 |
Chỉ tiêu | Công thức tính | Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp | Lộ trình thực hiện | |
22 | Số người chết do tai nạn giao thông (người/100.000 dân/năm) |
| Bộ Công an | 2011 |
23 | Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới (%) | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2015 | |
IV | Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường | |||
24 | Tỷ lệ che phủ rừng (%) | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2011 | |
25 | Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%) |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường | 2011 |
26 | Diện tích đất bị thoái hóa (tr.ha) | x | Bộ Tài nguyên và Môi trường | 2015 |
27 | Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3/người/năm) | x | Bộ Tài nguyên và Môi trường | 2011 |
28 | Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%) |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường | 2011 |