Sự Cần Thiết Phải Thực Hiện Phát Triển Bền Vững


cũng thống nhất những nguyên tắc cơ bản, phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình nghị sự 21 (AGENDA-21). Từ đó, Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã trở thành chiến luợc phát triển của toàn cầu và được tập trung thực hiện.

Phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm đã có và từ sự phát triển thực tế của đất nước, các nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam đã đưa ra quan điểm về phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước. Đó là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm nơi sinh sống của các sinh vật khác trên hành tinh.

Theo nghiên cứu của Viện chiến lược phát triển, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh” [24, tr.122]

Như vậy, so với khái niệm về phát triển, phát triển bền vững những yêu cầu cao hơn và đòi hỏi sự quan tâm từ nhiều phía. GS.TSKH Trương Quang Học đã tổng hợp một số điểm khác biệt có tính nguyên tắc giữa phát triển truyền thống và phát triển bền vững ở bảng 1.1.

Những quan điểm, khái niệm đã nêu đều chỉ rõ mong muốn chung về cuộc sống tốt đẹp với sự bền vững lâu dài của con người. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn


định, linh hoạt. Tạo một môi trường thực sự tốt đẹp cho quá trình phát triển trong tương lai là điều cần thiết ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ giai đoạn nào.

Bảng 1.1.Từ phát triển đến phát triển bền vững


Tiêu chí

Phát triển

Phát triển bền vững

Trụ cột

Kinh tế (xã hội)

Hài hoà

kinh tế - xã hội – môi trường

Trung tâm

Của cải vật chất/hàng hoá

Con người

Điều kiện cơ bản

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên con người

Chủ thể quản lý

Một chủ thể (Nhà nước)

Nhiều chủ thể

Quan hệ với tự nhiên

Khai thác, cải tạo tự nhiên

Bảo tồn, sử dụng hợp lý tự nhiên

Tính chất

Kinh tế truyền thống

Kinh tế tri thức

Cách tiếp cận

Đơn ngành, liên ngành thấp

Liên ngành cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 3

(Nguồn: “Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI”, GS.TSKH Trương Quang Học, trang 6)

1.2.Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững

Mọi người trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống của mình để tạo nên những phát triển thần kỳ chưa từng có. Nhưng trái đất của chúng ta với các điều kiện tự nhiên lại không thể đáp ứng được những mong muốn vô hạn ấy của con người. Các nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể cạn kiện dần, điều kiện thiên nhiên có thể khắc nghiệt hơn... Điều này tạo nên mâu thuẫn gay gắt, đòi hỏi vừa phải phát triển, vừa phải duy trì sự hài hoà giữa con người với môi trường sống của mình. Do vậy, thực hiện phát triển bền vững được coi như là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và các quốc gia tuỳ theo những mục tiêu khác nhau mà đưa ra sự cần thiết phải phát triển bền vững và các nội dung khác nhau về phát triển bền vững.

Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro 6/1992) đã gắn môi trường vào với phát triển. Hội nghị đưa ra khẩu hiệu phát triển bền vững: "Con đường duy nhất để đảm bảo chắc chắn cho chúng ta có một tương lai an


toàn hơn, thịnh vượng hơn là phải cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển một cách bền vững" [43, tr.2].

Ngoài sự lo ngại về vấn đề môi trường, Hội nghị Phụ nữ thế giới lần thứ tư tại Bắc Kinh năm 1995 còn quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong xã hội. Theo đó, sự phát triển và những hậu quả do môi trường bị huỷ hoại đã làm tổn hại đến con người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Chính vì vậy, hội nghị đã đưa ra yêu cầu bức thiết phải thực hiện phát triển bền vững một cách toàn diện. Trong đó, đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển các phương thức sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng như trong các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cũng hướng về môi trường, diễn đàn Thanh niên ASEM về phát triển bền vững (28/6 đến 02/7/2004) đưa ra yêu cầu bức thiết cần phải thực hiện phát triển bền vững. Theo đó, trong đà phát triển ngày càng đi lên của các châu lục, các hoạt động thực tiễn, các chính sách và cách thức tiêu dùng không mang tính bền vững vẫn tồn tại, đe doạ các nguồn tài nguyên và làm giảm chất lượng cuộc sống trên trái đất. Từ thực tế đầy khó khăn ấy, diễn đàn đề xuất lập ra một hệ thống khuyến khích và ngăn chặn khả thi, hiệu quả nhằm thúc đẩy các hoạt động mang tính bền vững hơn của các cá nhân, tập thể và tổ chức.

Gần đây, trong hội nghị quốc tế về phát triển bền vững của Liên hợp quốc Rio 20+ diễn ra ở Rio de Janeiro từ 20/6 đến 22/6/2012, tổng thư ký của Hội nghị đã phát biểu: Phát triển bền vững không phải là một lựa chọn! Đó là con đường duy nhất cho phép tất cả nhân loại chia sẻ một cuộc sống tươm tất trên hành tinh duy nhất của chúng ta. Phát biểu đó cho thấy phát triển bền vững trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia trên trái đất này.

Ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững mới xuất hiện. Trong thời gian đầu của quá trình phát triển, Việt Nam vẫn theo con đường phát triển thuần tuý, thiên về tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên. Các chính sách về kinh tế không kết hợp


chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Các chính sách về môi trường được đưa ra lại chỉ chú trọng việc giải quyết các sự cố môi trường, phục hồi suy thoái mà chưa có những biện pháp cụ thể về bảo vệ, đa dạng hoá môi trường hay những định hướng trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau. Trong hoàn cảnh như vậy, tổn thương môi trường sẽ còn gia tăng cùng quá trình phát triển. Nhận thấy những thiếu sót này và để khắc phục cũng như thực hiện Công ước quốc tế về phát triển bền vững (Rio de Janero 6/1992), Việt Nam đã tổ chức và tham gia thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển bền vững. Vấn đề phát triển bền vững đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết trong các Văn kiện chính trị, đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [37]. Với giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 2011 - 2020, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: "Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội" [38].

Tóm lại, với mục tiêu phát triển kinh tế vững mạnh, các quốc gia trên thế giới dù vô tình hay hữu ý đã tác động tới môi trường, làm suy giảm dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, đồng thời làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của con người, tạo hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội cũng như không đảm bảo về các điều kiện giáo dục, y tế cơ bản. Thực tế xảy ra là yêu cầu cấp bách đòi hỏi người dân toàn cầu thực hiện phát triển bền vững và coi đây là mục tiêu lớn nhất trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.


1.3. Nội dung của phát triển bền vững

1.3.1. Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế

1.3.1.1. Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janero 6/1992)

Hội nghị đề cập đến mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, trong đó coi môi trường là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Theo đó, nội dung của phát triển bền vững được biểu hiện qua ba lĩnh vực: kinh tế và xã hội, bảo tồn và quản lý môi trường cùng các nguồn tài nguyên và vai trò của các nhóm xã hội chính.

* Lĩnh vực kinh tế và xã hội:

Kinh tế và xã hội là hai vấn đề lớn có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau. Hội nghị đã kết hợp hai vấn đề này thành một nội dung của phát triển bền vững gồm một số vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất là sự hợp tác quốc tế. Mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực là điều cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và tạo điều kiện cho việc phân bổ tối ưu nguồn lực của mỗi nước, góp phần thực hiện phát triển bền vững trên toàn cầu.

Thứ hai là cuộc đấu tranh với nghèo đói. Phát triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm cho xã hội thực sự tiến bộ, các cư dân trong xã hội đều được hưởng lợi một cách bình đẳng từ tăng trưởng kinh tế và cuộc đấu tranh với nghèo đói phải phát huy được tối đa hiệu quả của nó.

Thứ ba là nội dung về dân số và tính bền vững. Trên cơ sở môi trường, hội nghị xem xét ảnh hưởng của gia tăng dân số sẽ làm nảy sinh các nhu cầu về tài nguyên, về tư liệu sản xuất trong xã hội. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo sự gia tăng phù hợp về dân số trong phát triển bền vững.

Thứ tư, nội dung về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người. Nhận rõ sự phụ thuộc chặt chẽ giữa sức khoẻ con người với môi trường (nguồn nước sạch, thực phẩm sạch...), hội nghị đề cao việc quan tâm đến tình trạng môi trường để đảm bảo nâng cao sức khoẻ của con người, xây dựng phát triển bền vững.

Thứ năm là ra quyết định về sự phát triển bền vững. Đưa ra các chính sách


kinh tế xã hội với cơ sở bảo vệ môi trường và quản lý việc thực hiện các chính sách - Đó chính là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước.

* Lĩnh vực bảo tồn và quản lý môi trường cùng các nguồn tài nguyên:

Theo tiêu thức bảo tồn và quản lý môi trường cùng các nguồn tài nguyên, phát triển bền vững biểu hiện một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, bảo vệ khí quyển. Khí quyển của chúng ta hiện nay đang chịu sức ép ngày càng tăng do khí nhà kính, do khí thải ô nhiễm từ các nhà máy... Vấn đề bảo vệ môi trường trước hết là phải bảo vệ bầu khí quyển trong lành nhằm đảm bảo cho con người có được môi trường sống bền vững.

Thứ hai, quản lý lâu bền đất. Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn, muốn sử dụng nó một cách lâu bền, buộc con người phải tìm cách sử dụng đất một cách hiệu quả hơn. Cách đảm bảo tốt nhất là phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và củng cố, bảo vệ môi trường.

Thứ ba, đấu tranh với việc phá rừng. Rừng bảo vệ cho cuộc sống con người, kiểm soát khí hậu và môi trường trong lành hơn. Song, rừng hiện nay đang bị đe doạ vì việc phá rừng và sử dụng quá bừa bãi, không kiểm soát được. Vì vậy, bảo vệ rừng cần phải được đề cập đến trong các vấn đề phát triển bền vững.

Thứ tư, nội dung về quản lý các chất nguy hại. Cùng với phát triển kinh tế, các ngành công nghiệp cũng ngày càng gia tăng và phát triển. Vì thế, lượng chất thải nguy hại mà các nhà máy, xí nghiệp, thải ra môi trường ngày một nhiều. Điều đó đang gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và gián tiếp không thể xây dựng được xã hội phát triển bền vững.

* Lĩnh vực vai trò của các nhóm xã hội chính:

Trong Hội nghị, các quốc gia đã thống nhất đưa ra quan điểm cần tập trung quan tâm tới vai trò của một số nhóm xã hội chính sau:

Thứ nhất, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển bền vững. Phụ nữ là một lực lượng có kiến thức và kinh nghiệm đáng kể trong các hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy, cần xây dựng những chiến lược, chính sách và tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong mọi hoạt động của xã hội.


Thứ hai, vai trò của thanh thiếu niên trong sự nghiệp phát triển bền vững. ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường sẽ tác động trực tiếp tới thế hệ này trong tương lai. Vì vậy, đề cao vai trò của thanh thiếu niên đối với các hoạt động phát triển bền vững của toàn xã hội là điều tất yếu và hết sức quan trọng.

Thứ ba, vai trò của công nhân và các nghiệp đoàn. Đây là bộ phận trực tiếp bị ảnh hưởng và trực tiếp có thể thay đổi cách hoạt động để góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, cần tạo việc làm đầy đủ, và tạo điều kiện cho bộ phận này phát huy được vai trò của mình trong các mục tiêu chung của xã hội.

Thứ tư, vai trò của các nhà khoa học và công nghệ. Để phát triển bền vững, một yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu và xây dựng những hệ thống máy móc hiện đại nhằm làm giảm ô nhiễm và đạt hiệu quả cao. Đây là nhiệm vụ trực tiếp của các nhà khoa học công nghệ.

Cuối cùng, cần tăng cường vai trò của nông dân trong sự nghiệp phát triển bền vững. Nông lâm ngư nghiệp, gồm có trồng trọt, nuôi trồng cá, khai thác rừng... rất dễ bị tổn thương và xuống cấp trước sự khai thác quá mức và quản lý không đúng đắn. Vì vậy, nông dân cũng là những người sẽ có đóng góp nhiều vào sự nghiệp phát triển bền vững chung nếu có có đường lối hướng dẫn cụ thể.

1.3.1.2. Diễn đàn thanh niên ASEM

Diễn đàn thanh niên ASEM đã chỉ rõ nội dung phát triển bền vững được biểu hiện qua bốn lĩnh vực: xã hội, kinh tế, môi trường và thể chế.

* Lĩnh vực xã hội:

Diễn đàn cho rằng xoá nghèo đói là chìa khoá của phát triển bền vững. Đây cũng là luận điểm mà Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về môi trường đưa ra. Một khi cuộc sống người dân được ổn định và nâng cao, cơ sở của phát triển bền vững mới được xây dựng và phát triển.

Bên cạnh đó, mặt giáo dục cũng cần được ưu tiên trong các hoạch định xã hội. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tạo nên yếu tố không thể thiếu trong phát triển. Giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực, sẽ có những đóng góp lớn


vào định hướng phát triển của các quốc gia.

Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người. Không có một sức khoẻ tốt, con người không thể học tập và lao động, không thể tạo ra của cải vật chất ngày càng tăng cho xã hội. Vì vậy, vấn đề sức khoẻ, y tế cần phải chăm lo chú ý, là một yêu cầu của các vấn đề xã hội.

Cuối cùng, về mặt dân số, sự gia tăng dân số cao là dấu hiệu của phát triển không bền vững. Gia tăng dân số quá nhanh làm tăng trưởng kinh tế dù có đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội. Vì vậy, cần tập trung giảm tỷ lệ tăng dân số, hạn chế những ảnh hưởng bất lợi nó gây ra để thực hiện phát triển bền vững lâu dài.

* Lĩnh vực kinh tế:

Diễn đàn thanh niên ASEM chú ý tới một số nội dung chủ chốt và đang là vấn đề hiện nay.

Yếu tố đầu tiên là mô hình tiêu dùng. Những mô hình này chủ yếu là sự kết hợp và cân bằng tương đối giữa cung và cầu, do bàn tay vô hình dẫn dắt. Khi đó, hiệu quả sinh thái và công bằng trên thị trường khó có thể đạt được. Phát triển bền vững đòi hỏi cần phát huy những tiềm năng sẵn có để đạt được công bằng xã hội và hiệu quả sinh thái, bảo vệ môi trường.

Việc làm cũng là vấn đề rất nóng bỏng hiện nay, đặc biệt là với thanh niên. Chất lượng nguồn nhân lực không được đảm bảo, nạn thất nghiệp diễn ra tràn lan... Nếu những tình trạng này tiếp diễn, các hiện tượng tệ nạn xã hội sẽ gia tăng, ảnh hưởng lớn tới mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì thế, cần tạo điều kiện cho người dân tiếp thu những kiến thức mới, nâng cao tay nghề, chất lượng nguồn nhân lực.

Để đảm bảo phát triển kinh tế giữa các nước, cần quan tâm tới những mối quan hệ thương mại hợp tác thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Các nước phát triển giúp đỡ các nước kém phát triển hơn về kinh nghiệm, cơ sở vật chất...

Không chỉ là các dự án phát triển, xây dựng kinh tế ổn định, vấn đề trợ cấp, cho vay vốn và xoá nợ cũng được quan tâm. Ở một khía cạnh nào đó, việc xoá nợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022