Công Thức Tính Chỉ Số Riêng Biệt Cho Từng Chỉ Tiêu


dụng công thức này.

Nhận thấy phần lớn các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đều là các số tương đối, phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ hoặc là số tuyệt đối nhưng sự biến động không lớn. Vì thế, các chỉ tiêu này sẽ được tính toán chỉ số riêng biệt theo công thức 2.8 đưa ra, tính từ các mức độ hiện có. Chỉ có hai trường hợp lấy log của các mức độ sẽ phù hợp hơn, đó là: GDP xanh và năng suất lao động xã hội vì theo xu hướng thực tế, giá trị hai chỉ tiêu này sẽ tăng lên theo từng năm và mức độ tăng về số tuyệt đối là khá lớn.

Với điều kiện vận dụng và các phân tích ở trên, các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững nằm trong nhóm chỉ tiêu thuận liệt kê trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phát triển bền vững thuận


Công thức 2.8

Công thức 2.9

1. Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất

một đơn vị GDP

1. GDP xanh

2. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng

năng lượng

2. Năng suất lao động xã hội

3. Cán cân vãng lai


4. Tỷ lệ lao động làm việc trong nền kinh tế đã

qua đào tạo


5. Số sinh viên/10.000 dân


6. Số thuê bao internet/100 dân


7. Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp


8. Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông

thôn mới


9. Tỷ lệ che phủ rừng


10. Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh

học


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 8


Công thức 2.8

Công thức 2.9

11. Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia tương ứng


12. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng


(Nguồn: Phân tích của tác giả)

Thứ hai, các chỉ tiêu nghịch. Đặc điểm của các chỉ tiêu này là khi giá trị của chỉ tiêu càng lớn, tính bền vững của chỉ tiêu càng thấp và ngược lại, khi giá trị của chỉ tiêu nhỏ, tình trạng phát triển của đất nước càng bền vững. Trong trường hợp này, nếu chỉ áp dụng công thức (2.8) hoặc (2.9) trong tính toán chỉ số riêng biệt của tất cả các chỉ tiêu, kết quả sẽ không có ý nghĩa và kết luận về xu hướng phát triển bền vững sẽ không chính xác.

Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách chuyển các chỉ số riêng biệt về cùng một chiều hướng liên hệ nhất định. Đề tài sẽ điều chỉnh theo chiều hướng thuận: khi chỉ số tăng, giá trị gần 1, phát triển của đất nước bền vững hơn. Khi đó, công thức tính chỉ số của các chỉ tiêu nghịch phải chuyển thành dạng ngược là (1 - Ii), tức là:




Hoặc nếu tính từ giá trị lấy log của các mức độ:



Với điều kiện vận dụng và các phân tích đã nêu, không có chỉ tiêu nào cần sử dụng công thức 2.11 trong tính toán. Các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững nằm


trong nhóm chỉ tiêu nghịch vận dụng công thức 2.10 được liệt kê trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phát triển bền vững nghịch


1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

5. Số người chết do tai nạn giao thông

2. Bội chi ngân sách Nhà nước

6. Diện tích đất bị thoái hóa

3. Tỷ lệ nghèo

7. Mức giảm lượng nước mặt, nước

ngầm

4. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

8. Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại không khí vượt quá tiêu chuẩn cho

phép

(Nguồn: Phân tích của tác giả)

Thứ ba, các chỉ tiêu hướng tâm. Giá trị các chỉ tiêu này càng gần một giá trị trung tâm nào đó, quá trình phát triển sẽ càng bền vững. Hơn hay kém giá trị trung tâm này đều làm giảm tính bền vững trong phát triển. Từ đó, để tránh giá trị âm khi tính chênh lệch giữa các chỉ tiêu, cần sử dụng dấu giá trị tuyệt đối trong tính toán. Công thức tính chỉ số riêng biệt đối với các chỉ tiêu hướng tâm có dạng:

| |


| |


Hoặc nếu tính từ giá trị lấy log của các mức độ:

| |


| |

Tuy nhiên, theo công thức 2.12 và 2.13 đã nêu, nhận thấy chỉ số riêng biệt tính ra càng lớn, khoảng cách giữa giá trị thực tế và giá trị trung tâm càng lớn, từ đó làm cho quá trình phát triển sẽ kém bền vững. Vì vậy, cần điều chỉnh các chỉ tiêu này về mối liên hệ thuận thống nhất: chỉ số riêng biệt lớn biểu hiện tính bền vững cao trong phát triển và ngược lại. Từ đó, hai công thức trên cần chuyển sang dạng:

| |


| |

Hoặc nếu tính từ giá trị lấy log của các mức độ:

| |


| |


Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, không chỉ tiêu nào cần sử dụng công thức 2.15. Các chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu hướng tâm và sử dụng công thức 2.14 gồm có:

1. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung

2. Chỉ số giá tiêu dùng

3. Nợ của Chính phủ

4. Nợ nước ngoài

5. Tỷ lệ thất nghiệp

6. Tỷ số giới tính khi sinh

Như vậy, tùy vào đặc điểm từng chỉ tiêu sẽ có các công thức tính chỉ số riêng biệt phù hợp. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu theo công thức tính cụ thể ở bảng 2.3.

2.2.1.2. Xác định các giá trị tối đa, tối thiểu

Tính toán các chỉ số trong khuôn khổ đề tài luận án thuộc về trường hợp thứ hai trong xác định các giá trị tối đa, tối thiểu mà tổng quan nghiên cứu đã giới thiệu. Nghĩa là, đề tài xác định chỉ số cho cùng một không gian và trong khoảng thời gian mười năm nghiên cứu.

Theo lý thuyết [13], có bốn cách lựa chọn các giá trị tối đa, tối thiểu:

- Giá trị mục tiêu: chỉ rõ sự mong đợi trong tương lai, hoặc đảm bảo hiệu quả về khía cạnh kinh tế

- Giá trị giới hạn: dựa trên số liệu thực nghiệm trong quá khứ đảm bảo tính bền vững

- Giá trị tiêu chuẩn: dựa vào tiêu chuẩn quốc gia

- Giá trị xu hướng: dựa vào dãy dữ liệu qua thời gian

Trên thực tế, phần lớn nghiên cứu lựa chọn giá trị tối đa, tối thiểu chính là các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy số liệu, tức là theo cách chọn giá trị xu hướng. Trong khuôn khổ đề tài, do các chỉ tiêu khác nhau có những đặc điểm, công thức tính và điều kiện nguồn số liệu khác nhau nên việc lựa chọn các giá trị tối đa, tối thiểu sẽ được phân tích cụ thể với từng chỉ tiêu trong hai nhóm chỉ tiêu thuận, nghịch và nhóm chỉ tiêu hướng tâm.


Bảng 2.3. Công thức tính chỉ số riêng biệt cho từng chỉ tiêu


Công thức (2.8)

Công thức (2.9)

Công thức (2.10)

Công thức (2.15)

| |

| |

1. Mức giảm tiêu hao năng lượng để

sản xuất một đơn vị GDP

1. GDP xanh

1. Hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư

1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

2. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng

2. Năng suất lao động xã hội

2. Bội chi ngân sách Nhà nước

2. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng

chung

3. Cán cân vãng lai


3. Tỷ lệ nghèo

3. Chỉ số giá tiêu dùng

4. Tỷ lệ lao động làm việc trong nền

kinh tế đã qua đào tạo


4. Hệ số bất bình đẳng

trong phân phối thu nhập

4. Nợ của Chính phủ

5. Số sinh viên/10.000 dân


5. Số người chết do tai

nạn giao thông

5. Nợ nước ngoài

6. Số thuê bao internet/100 dân


6. Diện tích đất bị thoái hóa

6. Tỷ lệ thất nghiệp


Công thức (2.8)

Công thức (2.9)

Công thức (2.10)

Công thức (2.15)

| |

| |

7. Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thất nghiệp


7. Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại không

khí vượt quá tiêu chuẩn

7. Tỷ số giới tính khi sinh

8. Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí

nông thôn mới


8. Mức giảm lượng nước

mặt, nước ngầm


9. Tỷ lệ che phủ rừng




10. Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa

dạng sinh học




11. Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

tương ứng




12. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử

lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng




(Nguồn: Phân tích của tác giả)


Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu thuận và nghịch. Công thức đối với nhóm chỉ tiêu thuận là:


Công thức đối với nhóm chỉ tiêu nghịch là:


Với hai loại công thức trên, các giá trị giới hạn sẽ được xác định lần lượt như sau:

- Giá trị tối đa: Nếu theo công thức tính, xác định được giới hạn lớn nhất có thể có của các chỉ tiêu, giá trị tối đa sẽ sử dụng giá trị đó. Với những chỉ tiêu không xác định được hay không có bất kỳ hướng dẫn nào về giới hạn bền vững, giá trị tối đa sẽ chọn theo cách thông thường là sử dụng giá trị xu hướng: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu trong khoảng thời gian nghiên cứu.

- Giá trị tối thiểu: Cũng như cách xác định giá trị tối đa, nếu có thể xác định được giới hạn nhỏ nhất của các chỉ tiêu, giá trị tối thiểu sẽ sử dụng giá trị đó. Các trường hợp còn lại có thể lựa chọn giá trị xu hướng làm giá trị tối thiểu cho chỉ tiêu. Đó là giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu trong thời kỳ nghiên cứu. Cách làm này cũng phản ánh tốt sự thay đổi của từng chỉ tiêu theo thời gian.

Giá trị tối đa, tối thiểu cho từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này được xác định trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Bảng xác định giá trị tối đa, giá trị tối thiểu cho nhóm chỉ tiêu thuận và nghịch

Chỉ tiêu

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

1. GDP xanh (VND hoặc USD)

Giá trị

xu hướng

Giá trị

xu hướng

2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (số đồng vốn

đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng GDP)

Giá trị

xu hướng

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

3. Năng suất lao động xã hội (USD/lao động)

Giá trị

xu hướng

Giá trị

xu hướng

4. Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất

Giới hạn

Giới hạn


một đơn vị GDP (%)

lớn nhất: 100

nhỏ nhất: 0

5. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử

dụng năng lượng (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

6. Cán cân vãng lai (tỷ USD)

Giá trị

xu hướng

Giá trị

xu hướng

7. Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP)

Giá trị

xu hướng

Giá trị

xu hướng

8. Tỷ lệ nghèo (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

9. Tỷ lệ lao động làm việc trong nền kinh tế đã

qua đào tạo (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

10. Số sinh viên/10.000 dân (sinh viên)

Giá trị

xu hướng*

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

11. Số thuê bao internet (số thuê bao/100 dân)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

12. Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

13. Số người chết do tai nạn giao thông

(người/100.000 dân/năm)

Giá trị

xu hướng*

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

14. Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông

thôn mới (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

15. Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Giới hạn

lớn nhất: 45**

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

16. Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh

học (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

17. Diện tích đất bị thoái hóa (tr.ha)

Giá trị

xu hướng

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

18. Mức giảm lượng nước mặt, nước ngầm

(m3/người/năm)

Giá trị xu hướng

Giới hạn nhỏ nhất: 0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022