Đề Xuất Phương Pháp Tính Chỉ Số Tổng Hợp Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam


chỉ tiêu sẽ là căn cứ để xếp hạng các quốc gia về việc đảm bảo quyền tự do của con người. Vì ưu điểm tính toán đơn giản của phương pháp mà nó lại có những hạn chế nhất định. Đó là việc có nhiều quốc gia bằng điểm nhau, từ đó khó có thể đánh giá cụ thể, chính xác mức độ đảm bảo quyền tự do của mỗi quốc gia. Thêm nữa, chỉ số này cũng không cho biết rõ ràng được nguyên nhân cần khắc phục cũng như để các quốc gia thay đổi chính sách phù hợp như chỉ số phát triển con người.

Thứ ba, phương pháp tính chỉ số bền vững về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu của Đại học Yale – Hoa Kỳ kết hợp với Đại học Columbia và diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra công thức tính Environmental Performance Index (EPI) 2008 và Environmental Sustainability Index (ESI) 2005 [35]. Phương pháp tính này cũng được Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam sử dụng để tính chỉ số ESI cho Việt Nam.


Điểm ESI

5 chủ đề chính được tính toán các giá trị chỉ thị tích hợp

5 chủ đề

21 nhóm chỉ tiêu

Điểm ESI bằng giá trị tính toán trung bình không trọng số của 21 chỉ thị này

76 chỉ tiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Sơ đồ 2.1. Quy trình tính chỉ số bền vững về môi trường

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 7


Theo phương pháp này, chỉ số chung (điểm ESI) sẽ được tính theo 2 cách: tính trực tiếp từ 21 nhóm chỉ tiêu và tính gián tiếp từ 5 chủ đề của 5 nhóm vấn đề chính. Khi tính từ các nhóm chỉ tiêu, các phép tính này đều sử dụng công thức bình quân cộng giản đơn (bình quân cộng không trọng số) vì theo nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau mà các tổ chức này thực hiện (lấy ý kiến lãnh đạo các quốc gia, chuyên gia, nhà kinh tế... hay sử dụng các phương pháp thống kê...), tầm quan trọng của các thành phần tạo nên ESI không có sự khác biệt lớn nào. Khi tính từ các


chủ đề, sử dụng phép tính bình quân cộng gia quyền với quyền số được xác định bởi các chuyên gia nghiên cứu chỉ số này.

Thứ tư, phương pháp tính chỉ số tổng hợp về kinh tế. Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS Tăng Văn Khiên lựa chọn hai công thức tính chỉ số tổng hợp như UNDP giới thiệu trong cách tính HDI. Hai công thức cụ thể:


hoặc:

Ii


Ii

Xi Xi min

Xi max Xi min

lg(Xi ) lg(Xi min )

(2.3)


(2.5)


sau:

lg(Xi max ) lg(Xi min )

Lựa chọn công thức nào trong hai công thức trên được tác giả lý giải như


- Lựa chọn công thức (2.3) khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế thường chỉ đạt

đến một mức độ nhất định và nếu so sánh theo không gian, thời gian, không có sự chênh lệch nhiều lắm.

- Lựa chọn công thức (2.5) khi chỉ tiêu nghiên cứu luôn tăng lên và không có giới hạn, mặt khác, giữa các mức độ thường có sự chênh lệch đáng kể.

Về việc xác định các cận trên (max) và cận dưới (min) trong mỗi công thức, tác giả chọn đó là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các tỉnh, thành phố trong thời gian nghiên cứu.

Để tính chỉ số tổng hợp, tác giả sử dụng công thức bình quân có trọng số. Nghiên cứu dựa vào ý kiến chuyên gia để đưa ra quyền số phù hợp cho từng chỉ tiêu. Đây cũng là cách làm của một số tổ chức của Liên hợp quốc. Cách làm này cũng có thể theo sát, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nó đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí, cũng như nỗ lực và công sức lớn của bộ phận thực hiện để có thể thu thập được các ý kiến chuyên gia.

Thứ năm, phương pháp tính chỉ số đánh giá chất lượng dân số của PGS.TS Phạm Đại Đồng [12]. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng dựa vào hai công thức UNDP giới thiệu trong cách tính HDI, đề xuất cách tính các chỉ số theo công thức bình quân nhân thay vì sử dụng bình quân cộng.

Một điểm mới trong nghiên cứu này là: Nếu như trong các nghiên cứu trước,


kết quả chỉ số Ii tính ra càng lớn, ý nghĩa chỉ tiêu càng tốt và ngược lại, thì với nghiên cứu này, tác giả giới thiệu một số chỉ tiêu có xu hướng trái ngược. Trong trường hợp tác động ngược chiều (khi Ii lớn, ý nghĩa chỉ tiêu không tốt), để đảm bảo chỉ số tổng hợp có cùng ý nghĩa, tác giả chuyển công thức đã nêu thành dạng ngược: lấy 1 – chỉ số (2) hoặc (3). Cụ thể:

Ii 1

Xi Xi min

Xi max Xi min

(2.6)

Ii 1

lg(Xi ) lg(Xi min ) lg(Xi max ) lg(Xi min )

(2.7)

Để đảm bảo ý nghĩa đối với chỉ số tổng hợp tính ra, việc chuyển đổi chỉ số thành phầ ntrong đề tài thực sự cần thiết và rất quan trọng.

Thứ sáu, phương pháp tính chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam (PCI). Cũng theo phương pháp chuẩn hóa min-max, chỉ số PCI sử dụng cách chuẩn hóa theo thang điểm 10. Từ đó, công thức tính các chỉ số thành phần là:

Điểm chỉ tiêu =



Để tính chỉ số tổng hợp từ các chỉ số thành phần, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công thức bình quân có trọng số. Căn cứ lựa chọn quyền số trong nghiên cứu này là sử dụng thống kê phân tích hồi quy tương quan (hồi quy đa biến) và phân tích thành phần chính.. Đây là cách làm mang tính khoa học và đã được áp dụng tính PCI trong 7 năm vừa qua. Tuy nhiên, nó đòi hỏi số liệu của chỉ tiêu kết quả để thực hiện hồi quy, trong đó, chỉ tiêu kết quả phải có tính đại diện rộng rãi và sâu sắc nhất cho vấn đề nghiên cứu. Rất khó để có thể áp dụng trong lựa chọn quyền số phát triển bền vững vì hiện nay chưa có một chỉ tiêu nào có thể đại diện cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

Ngoài ra, cũng có thể xác định quyền số trong công thức bình quân bằng phương pháp bán ma trận [15]. Theo đó, các chỉ tiêu được đặt trong không gian ma trận, so sánh tầm quan trọng của các chỉ tiêu, dựa vào đó để xác định quyền số cho từng chỉ tiêu. Phương pháp này dựa vào cơ sở lý luận kinh tế xã hội để xác định tầm


quan trọng của từng chỉ tiêu, phù hợp trong đánh giá tình hình phát triển của đất nước theo mỗi giai đoạn khác nhau.

Qua tổng quan, nhận thấy có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để tính các chỉ số tổng hợp trong từng lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu riêng về chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt nam hiện mới chỉ có đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án VIE/01/021, triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tới. Trong đó, đề tài sử dụng công thức bình quân cộng gia quyền để tính các chỉ số chung. Cụ thể:

Chỉ số tổng hợp về kinh tế:

n

eco index

xi xmin

x x


alpha(i)


Trong đó:

i1

max

min

xi: giá trị của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu kinh tế

xmin: giá trị tối thiểu của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu kinh tế xmax: giá trị tối đa của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu kinh tế alpha(i): tầm quan trọng của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu

kinh tế Chỉ số tổng hợp về xã hội:

n

socia index

yi ymin y y

beta(i)

Trong đó:

i1

max

min

yi: giá trị của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu xã hội

ymin: giá trị tối thiểu của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu xã hội ymax: giá trị tối đa của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu xã hội beta(i): tầm quan trọng của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu xã hội

Chỉ số tổng hợp về môi trường:

n

enviro index

zi zmin

z z


gama(i)

i1

max min


Trong đó:

zi: giá trị của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu môi trường

zmin: giá trị tối thiểu của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu môi trường zmax: giá trị tối đa của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu môi trường gama(i): tầm quan trọng của chỉ tiêu thứ i trong nhóm chỉ tiêu

môi trường

Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững:

Sust-Index = a.eco-index + b.socia-index + c.enviro-index

Trong đó: a, b, c lần lượt là tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường đối với phát triển bền vững.

Tuy nhiên, cách chọn cận trên (max) và cận dưới (min) trong các công thức trên chưa được đề cập cụ thể: lấy số liệu nào khi thu thập số liệu trong một giai đoạn mở; các giá trị alpha, beta, gama hay a, b, c cụ thể là bao nhiêu... Phương pháp mà đề tài đưa ra chỉ mới gợi mở hướng tính chỉ số phát triển bền vững quốc gia chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ thể cách thức.

Những phương pháp, công thức tính toán chỉ số tổng hợp trên đây đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Dựa vào các phương pháp này cũng như điều kiện thực tế số liệu của Việt Nam, tác giả sẽ nghiên cứu phát triển, đưa ra công thức tính chỉ số phát triển bền vững cụ thể và khả thi, có thể đánh giá tình trạng phát triển bền vững ở Việt Nam một cách tổng quát nhất.

2.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam

Đã có rất nhiều hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được đề xuất và xây dựng ở Việt Nam. Qua tổng hợp và phân tích ở chương 1, hệ thống chỉ tiêu nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Với mục đích chính của luận án là đề xuất phương pháp tính chỉ số phát triển bền vững, tác giả không đi sâu vào việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đã có. Thay vào đó, luận án lựa chọn hệ thống chỉ tiêu mới nhất gồm 30 chỉ tiêu được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2012 làm căn cứ xây dựng chỉ số tổng hợp. Từ việc nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu này, việc tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững sẽ được tổng quát hoá với các hệ thống chỉ tiêu


thống kê phát triển bền vững được hoàn thiện và áp dụng trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

Dựa vào tổng quan các nghiên cứu về chỉ số tổng hợp, đề tài lựa chọn các công thức tính chỉ số theo cách tính chỉ số phát triển con người của UNDP. Đây là cách tính có cơ sở khoa học cụ thể, đơn giản, khả thi, được nhiều tổ chức và cá nhân áp dụng trên thực tế. Từ đó, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững sẽ được xác định thông qua việc tính các chỉ số tương ứng với từng giá trị của chỉ tiêu riêng biệt rồi tính bình quân để được các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững; hoặc tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trực tiếp từ các chỉ số riêng biệt. Quy trình này được tổng quát hóa qua sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2 có chỉ số chung của nhóm chỉ tiêu tổng hợp được xác định từ ba chỉ tiêu tổng hợp là GDP xanh, chỉ số phát triển con người và chỉ số bền vững môi trường. Ba chỉ tiêu này được xác định từ một số các chỉ tiêu ở các lĩnh vực khác nhau nên khó có thể xếp vào nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội hay tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, vì yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu không được có sự trùng lặp nên việc xây dựng chỉ số chung cho nhóm chỉ tiêu tổng hợp này vẫn có thể đảm bảo không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong tính toán.

2.2.1.Phương pháp tính các chỉ số riêng biệt

Với lý thuyết chuẩn hóa min-max giới thiệu trong tổng quan tài liệu, đề tài sẽ chuyển giá trị của các chỉ tiêu thành các chỉ số riêng biệt nhận giá trị trong khoảng [0,1]. Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đưa ra, có ba chỉ tiêu tổng hợp đã được tính toán và có giá trị xác định trong khoảng [0,1] là Chỉ số phát triển con người, Chỉ số bền vững môi trường, Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Ba chỉ tiêu này không cần thiết phải quy đổi thêm một lần nữa và giá trị của chỉ tiêu chính là giá trị của các chỉ số riêng biệt (tương ứng là I2, I3 và I17), là cơ sở tính các chỉ số thành phần ở phần sau.

Công thức tính đối với các chỉ tiêu còn lại trong hệ thống chỉ tiêu sẽ dựa trên hướng dẫn của Liên hợp quốc trong tính HDI với 2 công thức 2.8 và 2.9.

- Tính từ các mức độ hiện có:

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu

1 2 3

Chỉ tiêu

4

Chỉ số riêng biệt

Chỉ số 1 Chỉ số 2 Chỉ số 3 I1 I2 I3

Chỉ số 4 I4

Chỉ số 13 I13

Chỉ số 14 Chỉ số 23

I14

I23

Chỉ số 24 Chỉ số 30 I24 I30

Chỉ số chung nhóm chỉ tiêu

tổng hợp

Chỉ số tổng hợp

kinh tế

Chỉ số tổng hợp

xã hội

Chỉ số tổng hợp tài nguyên và

môi trường

CHỈ SỐ TỔNG HỢP

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

46



Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu

13 14 23 24 30


Chỉ số thành phần

Chỉ số

tổng hợp

Sơ đồ 2.2. Quy trình tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững


- Tính từ giá trị lấy log của các mức độ:

Như vậy, để tính chỉ số riêng biệt cần phải xác định rõ ràng hai vấn đề: thứ nhất, lựa chọn công thức tính phù hợp và thứ hai, xác định các giá trị tối đa, tối thiểu cho từng chỉ tiêu.

2.2.1.1. Lựa chọn công thức tính toán các chỉ số riêng biệt

Qua tổng quan nghiên cứu, nhận thấy việc lựa chọn công thức tính chỉ số riêng biệt phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng chỉ tiêu: có những chỉ tiêu thuận (giá trị chỉ tiêu tăng tác động tích cực tới phát triển bền vững), có những chỉ tiêu nghịch (giá trị chỉ tiêu giảm tác động tiêu cực tới phát triển bền vững) và những chỉ tiêu hướng tâm (giá trị chỉ tiêu đạt tới gần một con số nào đó nhất thì có tác động tích cực tới phát triển bền vững). Đề tài sẽ đi sâu phân tích và lựa chọn công thức tính phù hợp với từng trường hợp đưa ra.

Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu thuận: giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn, phát triển sẽ càng bền vững. Đây là loại chỉ tiêu phổ biến nhất trong các nghiên cứu. Vận dụng phương pháp tính chỉ tiêu tổng hợp mà Liên hợp quốc giới thiệu trong tính HDI, lựa chọn một trong hai công thức đã giới thiệu sau:


Theo tổng quan các nghiên cứu trước, công thức này sẽ áp dụng khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế thường chỉ đạt đến một mức độ nhất định và nếu so sánh theo không gian, thời gian, không có sự chênh lệch lớn. Các số tương đối thường có sự biến thiên giới hạn trong khoảng từ 0 đến 100% nên sẽ thường sử dụng công thức này.




Qua tổng kết, công thức này sẽ sử dụng khi chỉ tiêu nghiên cứu luôn tăng lên và không có giới hạn, mặt khác, giữa các mức độ thường có sự chênh lệch đáng kể. Các chỉ tiêu biểu hiện bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng, thông thường không có giới hạn nhất định nên sẽ có nhiều trường hợp áp

Ngày đăng: 02/10/2022