có thể giảm được gánh nặng về tài chính của các nước kém phát triển hơn. Diễn đàn cho rằng các biện pháp quản lý Nhà nước hữu hiệu sẽ có tác động tích cực đối với nỗ lực của các nước được hưởng lợi từ xoá nợ để phát triển bền vững.
* Lĩnh vực môi trường:
Cũng giống như Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển, diễn đàn thanh niên ASEM đề cập tới một số nội dung chính sau:
Thứ nhất là vấn đề nước. Nguồn nước ô nhiễm, khan hiếm nước sạch là mối lo ngại của nhiều quốc gia. Phát triển bền vững cần sự ổn định và phát triển nguồn nước này, đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho người dân.
Thứ hai, về không khí. Không khí, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận đảm bảo duy trì cuộc sống con người. Nhưng không khí đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các khí thải nhà máy, khí thải công nghiệp. Tình trạng hiệu ứng nhà kính phá huỷ tầng ôzôn đang là vấn đề được quan tâm chú ý trên toàn thế giới, không khí từ đó cũng được quan tâm chú ý trong phát triển bền vững.
Thứ ba, đó là vấn đề bảo vệ rừng. Rừng cũng là bộ phận quan trọng đảm bảo cho cuộc sống và môi trường làm việc của con người. Nhưng còn tồn tại rất nhiều tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy... làm mất đi sự đa dạng sinh học. Cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, ban hành pháp luật hạn chế khai thác, sử dụng quá tải rừng.
Thứ tư, nội dung về quản lý chất thải. Hiện nay, lượng chất thải nguy hại ngày một tăng đang đe doạ sức khoẻ con người và môi trường. Vì vậy, diễn đàn cho rằng cần chú ý tới vấn đề này trong các chính sách, phương thức quản lý ở tất cả các quốc gia, buộc các công ty, doanh nghiệp sản xuất phải chịu trách nhiệm với những chất thải của doanh nghiệp mình.
* Lĩnh vực thể chế:
Thể chế của mỗi quốc gia là cơ sở lập các kế hoạch, chính sách, đề ra các mục tiêu hướng tới cũng như phổ biến hành động cho mọi người. Phát triển bền vững là công việc của toàn dân, đòi hỏi toàn dân phải tham gia đóng góp và xây dựng. Diễn đàn thanh niên ASEM đưa ra một số nội dung cơ bản sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 1
- Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 2
- Sự Cần Thiết Phải Thực Hiện Phát Triển Bền Vững
- Các Nghiên Cứu Về Hệ Thống Chỉ Tiêu Thống Kê Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam
- Xây Dựng Phương Pháp Tính Chỉ Số Tổng Hợp Đánh Giá Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam
- Đề Xuất Phương Pháp Tính Chỉ Số Tổng Hợp Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Thứ nhất, đó là chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Việc xây dựng và tổ chức thực thi các chiến lược và chính sách cần được đồng bộ và quản lý để đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, vấn đề chuyển giao công nghệ. Để phát triển một cách bền vững, tất cả các nước cần phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn để giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất lao động. Để đạt được mục tiêu này, diễn đàn đề nghị cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ được dễ dàng hơn.
Thứ ba, về thông tin đại chúng. Các phương tiện thông tin đại chúng có mặt khắp mọi nơi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về mọi mặt. Đây cũng là hình thức kêu gọi, tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề về phát triển và bảo vệ môi trường, thu hút được đông đảo người dân tham gia. Vì vậy, cần phát triển hệ thống phương tiện thông tin đại chúng và tạo mọi điều kiện cho người dân được tiếp cận với những thông tin mới nhất.
Hai tổ chức trên đây đều thống nhất các nội dung phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Thể chế của mỗi quốc gia là cơ sở lập các kế hoạch, chính sách, đề ra các mục tiêu hướng tới cũng như phổ biến hành động cho toàn dân. Chính vì vậy, hai tổ chức này đã đưa thể chế là một nội dung ngang hàng với ba yếu tố chính tạo nên phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu như diễn đàn thanh niên ASEM tách rời hai lĩnh vực kinh tế và xã hội thành hai nội dung của phát triển bền vững thì Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển gộp hai lĩnh vực này thành một nội dung. Từ đó, thấy được sự thay đổi trong cách nhìn nhận của thế giới đối với phát triển bền vững, xác định mỗi một lĩnh vực là một trụ cột lớn cần phải quan tâm và phát triển đúng mức.
1.3.1.3. Hai nhà môi trường học Canada: Jacobs và Sadler
Khác với hai diễn đàn trên, hai nhà môi trường học Jacobs và Sadler tiếp cận phát triển bền vững theo bản chất của nó là sự phát triển có tính tổng hợp và tính hệ thống. Theo những khái niệm đã trình bày ở trên, phát triển bền vững là tổng hoà các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo mối quan hệ không tách rời nhau đó, Jacobs và Sadler đưa ra nội dung của phát triển bền vững gồm ba nhân tố, ba cực của một tam giác: môi trường, kinh tế và xã hội, trong đó, môi trường được đặt lên hàng đầu và nhân tố thể chế được gộp trong xã hội.
Thứ nhất, cực môi trường. Như đã biết, quá trình phát triển của loài người đã tác động và gây nhiều ảnh hưởng, hậu quả xấu tới sự trong lành, ổn định, phong phú của môi trường. Nó buộc thế hệ hiện tại và cả thế hệ tương lai phải coi trọng và bảo vệ có hiệu quả môi trường chung thế giới. Phát triển bền vững được đưa ra cũng để thực hiện nhiệm vụ đó.
Thứ hai là cực kinh tế. Khả năng phát triển kinh tế của một xã hội dựa trên nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Hội đủ ba yếu tố trên và kết hợp một cách hiệu quả là vấn đề rất khó khăn. Trong cực này cần phải bảo đảm tăng trưởng hiệu quả và ổn định.
Thứ ba là cực xã hội. Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Con người vẫn luôn là trung tâm của vũ trụ, là trọng tâm của tất cả các chính sách, thể chế của quốc gia. Vì vậy, phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là nhiệm vụ và mục tiêu của bất kỳ một quốc gia, một tổ chức nào.
Cách phân chia của hai nhà nghiên cứu theo đúng khái niệm và xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Yếu tố thể chế được coi như vấn đề xã hội đảm bảo quá trình phát triển. Như vậy, nội dung phát triển bền vững chính là sự phát triển cân đối, hài hoà giữa ba nhân tố tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, không xem nhẹ nhân tố nào. Mô hình ba cực của hai nhà nghiên cứu đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) phát triển thành sơ đồ 1.2.
Quan điểm này hiện nay được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Sự kết hợp của ba nhân tố với sức mạnh tổng hợp sẽ tạo nên sự ổn định, bền vững của mỗi quốc gia.
- Tăng trưởng
- Hiệu quả
- Ổn định
KINH TẾ
- Công bằng giữa các thế hệ
- Mục tiêu trợ giúp việc làm
- Đánh giá tác động môi trường
- Tiền tệ hoá hoạt động môi trường
- Giảm đói nghèo
- Xây dựng thể chế XÃ
- Bảo tồn di sản văn HỘI hoá dân tộc
MÔI TRƯỜNG
- Công bằng giữa các thế hệ
- Sự tham gia của quần chúng
- Đa dạng sinh học và thích nghi
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
- Ngăn chặn ô nhiễm
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ phát triển bền vững của Mohan Munasingle
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, trường Đại học Kinh tế quốc dân – 2003, tr.53)
Hiện nay, quan điểm về nội dung phát triển bền vững của các quốc gia và tổ chức trên thế giới đều tập trung trên ba khía cạnh chính của phát triển: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là quan điểm đúng đắn, đòi hỏi nỗ lực tập trung của các quốc gia nhằm đưa đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là cơ sở để Việt Nam xác định nội dung phát triển bền vững cho mình.
1.3.2. Nội dung phát triển bền vững ở Việt Nam
Khi đã thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, đói kém của chiến tranh, Việt Nam đang ngày càng đạt được những thành tựu mới và đã tích cực tham gia phát triển, hội nhập với thế giới về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Từ đó, phát triển bền vững cũng được đặt ra như một vấn đề cấp thiết. Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng được cho mình chương trình phát triển bền vững riêng, mang tên AGENDA-21. Trong đó, Việt Nam nêu rõ mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là “đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hoá và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” [7, tr.21]. Như vậy, nội dung phát triển bền vững gồm ba nhân tố cụ thể: về kinh tế, xã hội và môi trường.
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phát triển bền vững ở Việt Nam theo AGENDA-21
Theo quan điểm chung của thế giới, Việt Nam đã xác định nội dung phát triển bền vững gồm ba trụ cột chính, được quản lý theo phân cấp dọc từ trung ương tới địa phương. Cụ thể:
- Phát triển bền vững kinh tế bao gồm 5 nội dung:
+ Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.
+ Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường.
+ Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".
+ Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
+ Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững xã hội bao gồm 5 nội dung:
+ Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.
+ Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm.
+ Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô thị.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
+ Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.
- Phát triển bền vững môi trường bao gồm 9 nội dung:
+ Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.
+ Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
+ Bảo vệ và phát triển rừng.
+ Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
+ Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.
Nhân tố thể chế lúc đầu cũng được đưa vào nội dung của phát triển bền vững nhưng sau này đã được loại bỏ. Theo tác giả, đây là sự lựa chọn đúng đắn. Lý do, thể chế là yếu tố bên ngoài, là các chính sách, hoạt động của Nhà nước, là những quy định, luật lệ trong xã hội có tác động tới cả ba mặt của quá trình phát triển. Không cần thiết phải có các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề thể chế vì ảnh hưởng của nhân tố này sẽ được biểu hiện trực tiếp trên các kết quả kinh tế, xã hội hay môi trường thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững.
1.4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
1.4.1. Một số vấn đề chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê
1.4.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan.
Tác dụng chung của hệ thống chỉ tiêu thống kê là lượng hoá các mặt, các tính
chất, cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu giúp nhận thức được bản chất cụ thể và tính quy luật phát triển của hiện tượng.
Như vậy, hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhưng không phải là các chỉ tiêu bất kỳ nào đó mà là một tập hợp có tính hệ thống nhằm phản ánh hai nội dung lớn: về các mặt, các tính chất quan trọng nhất của tổng thể và về mối liên hệ cơ bản giữa các mặt trong tổng thể cũng như giữa tổng thể nghiên cứu và hiện tượng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu).
1.4.1.2. Những yêu cầu trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Để có được hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, có thể sử dụng để đánh giá tình hình phát triển thực tế, hệ thống chỉ tiêu cần đáp ứng bốn yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, phải xuất phát từ mục đích nghiên cứu cụ thể và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp đưa vào hệ thống.
Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được những đặc điểm, tính chất chủ yếu, những mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của hiện tượng, giữa hiện tượng nghiên cứu và hiện tượng có liên quan.
Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu phải có tính khả thi, tức là có thể thu thập được tài liệu để tổng hợp các chỉ tiêu trong điều kiện nhân, tài vật lực sẵn có với sự tiết kiệm hợp lý.
Thứ tư, số lượng các chỉ tiêu không nên quá nhiều và phức tạp, tạo điều kiện dễ dàng trong tính toán và phân tích.
Dựa vào các yêu cầu này, luận án sẽ đánh giá tính hợp lý, khả thi của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững áp dụng vào Việt Nam sau này.
1.4.2. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế giới
Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc hợp tác với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
Trong suốt 2 năm 1995 - 1996, các tổ chức tham gia tư vấn đã phác thảo phương pháp tính cho từng chỉ tiêu. Những chỉ tiên này được tổng hợp trong “sách xanh” được ban hành phổ biến, rộng rãi.
Từ năm 1996 đến 1999, 22 quốc gia trên thế giới đã tự nguyện kiểm định hệ thống chỉ tiêu này theo hàng loạt các tóm tắt hướng dẫn và hội thảo đào tạo. Sau khi thực hiện, phần lớn các quốc gia đều cho rằng hệ thống chỉ tiêu này bao gồm quá nhiều chỉ tiêu và khó có thể quản lý được. Kết quả là, năm 2001, UN CSD đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ đề chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu (Phụ lục 1). Hệ thống chỉ tiêu này được sửa đổi một lần nữa vào năm 2006, được Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội giới thiệu trong ấn phẩm “Chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững: Hướng dẫn và phương pháp luận” được xuất bản năm 2007. Đây là hệ thống chỉ tiêu tổng quát, phản ánh đa dạng các khía cạnh của phát triển bền vững và là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững cho riêng mình.
Các tổ chức khác của Liên hợp quốc cũng giới thiệu hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) lại chia hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững thành 2 nhóm chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống và nhóm chỉ tiêu bền vững về sinh thái. Trong đó, cơ quan này tập trung nhiều ở 2 chỉ tiêu chỉ số phát triển con người (HDI – human development index) và các chỉ tiêu về quyền tự do của con người (HFI – human freedom index), bao gồm: việc làm, tôn trọng quyền con người, an ninh, không có bạo lực.... Bên cạnh đó, chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chuẩn bị hệ thống thước đo nền kinh tế xanh. Gần đây, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giới thiệu chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn (BLI - Your Better Life Index) và hệ thống chỉ tiêu cho chiến lược phát triển xanh (Green Growth Strategy),…
Ngoài ra, các tổ chức xã hội và phi chính phủ cũng nghiên cứu và giới thiệu các chỉ số quốc gia như chỉ số Dấu chân sinh thái (EF - Ecological Footprint), chỉ số xã hội bền vững... Giới học viện cũng đưa ra các chỉ số như Chỉ số hạnh phúc toàn cầu (HPI - Happy Planet Index), Chỉ số bền vững về môi trường và chỉ số phúc lợi