Lựa Chọn Giá Trị Giới Hạn Của Các Chỉ Tiêu Trong Hệ Thống Chỉ Tiêu Thống Kê Phát Triển Bền Vững


19. Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại không

khí vượt quá tiêu chuẩn (%)

Giới hạn

lớn nhất: 100

Giới hạn

nhỏ nhất: 0

20. Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia tương ứng (%)

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

21. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%)

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 9

(Nguồn: Phân tích của tác giả)

(*) Trong bảng chỉ tiêu trên, có hai chỉ tiêu Số sinh viên/10.000 dân (sinh viên) Số người chết do tai nạn giao thông (người/100.000 dân/năm) có giới hạn lớn nhất lần lượt là 10.000 và 100.000. Trong khi đó, giá trị thực tế của hai chỉ tiêu lại khá nhỏ so với giá trị lớn nhất. Vì vậy, nếu sử dụng theo đúng cách xác định đã nêu, chỉ số riêng biệt của hai chỉ tiêu này sẽ rất nhỏ. Từ đó, giới hạn tối đa của hai chỉ tiêu sẽ lựa chọn là giá trị xu hướng.

(**) Theo mục tiêu chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 43% năm 2010 và 47% năm 2020. Theo chuẩn chung của thế giới, tỷ lệ che phủ rừng từ 45% tổng diện tích trở lên. Vậy, mục tiêu hướng tới của chỉ tiêu này để có thể phát triển bền vững là 45%. Chọn giá trị này làm giới hạn lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu 2001 – 2010. Giai đoạn phát triển 2011 – 2020 có thể chọn giá trị tối đa là 47% theo mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Thứ hai, nhóm chỉ tiêu hướng tâm: giá trị các chỉ tiêu càng gần một giá trị trung tâm nào đó, tình bền vững càng cao. Công thức đối với nhóm chỉ tiêu này là:

| |

| |

Cách xác định hai giá trị giới hạn như sau:

- Giá trị trung tâm: Với những chỉ tiêu có thông tin về giá trị tối ưu, lựa chọn giá trị trung tâm chính là giá trị đó. Với những chỉ tiêu còn lại, căn cứ vào đặc điểm từng chỉ tiêu để có lựa chọn phù hợp. Cụ thể:


+ Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung: Có ba yếu tố đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là năng suất sử dụng vốn cố định, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Khi tính tỷ trọng đóng góp của từng nhân tố, tổng tỷ trọng luôn = 1. Nghĩa là, khi tỷ trọng đóng của nhân tố này tăng cao sẽ làm nhân tố khác giảm sút tầm quan trọng của nó. Vì vậy, giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu có thể kéo dài từ 0% - 100% nhưng con số 100% không phải mục đích cần đạt đến của chỉ tiêu này. Như vậy, về bản chất, chỉ tiêu này không thuộc loại chỉ tiêu thuận mà thuộc nhóm chỉ tiêu hướng tâm. Vấn đề đặt ra, chỉ tiêu này nhận giá trị bao nhiêu là hợp lý? Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra con số cụ thể. Các nghiên cứu liên quan đến TFP trong giai đoạn 2001 – 2010 đều nhận định chỉ tiêu này cần phải nâng cao thêm nữa. Vì vậy, trong điều kiện nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010, có thể chuyển chỉ tiêu này sang dạng chỉ tiêu thuận, với giá trị xu hướng là giá trị tối đa và tối thiểu.

+ Chỉ số giá tiêu dùng: Qua thực tế phát triển cũng như theo kế hoạch trong những năm tới, chỉ số này duy trì ở mức một con số được coi là “đẹp”, kinh tế có khả năng phát triển bền vững. Vì vậy, giá trị trung tâm lựa chọn cho chỉ tiêu này là giá trị chính giữa trong khoảng 100%-110%: 105%.

+ Nợ của Chính phủ, Nợ nước ngoài: Khi Chính phủ thực hiện bất kỳ hoạt động nào, nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách, sẽ tạo áp lực lớn lên ngân sách quốc gia. Vì vậy, Chính phủ cần phải tận dụng thêm các nguồn kinh phí khác nhau, trong đó có nợ nước ngoài. Vay nợ nước ngoài cũng là hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và tận dụng các nguồn lực ngoài nước. Từ đó, hai chỉ tiêu nợ của Chính phủ nợ nước ngoài không phải cứ nhận giá trị 0% so với GDP là tốt. Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao sẽ gây tác dụng tiêu cực đến tình hình phát triển của quốc gia. Trên thực tế chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào xác định giá trị tối ưu của cả hai chỉ tiêu. Vì vậy, cũng như Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung, trong giai đoạn nghiên cứu từ 2001 – 2010, có thể chuyển hai chỉ tiêu này sang dạng chỉ tiêu nghịch với giá trị tối đa và giá trị tối thiểu đều là giá trị xu hướng.

+ Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp nhận giá trị từ 0% đến 100% nhưng


không phải chỉ tiêu này bằng 0 là tốt. Mọi nền kinh tế luôn có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hay tỷ lệ thất nghiệp dài hạn do thị trường lao động không hoàn hảo, luôn tồn tại một số người vì quá trình tìm việc mất thời gian nên không có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên này thường khoảng 3%. Chính vì thế, lựa chọn giá trị trung tâm của chỉ tiêu là 3%.

+ Tỷ số giới tính khi sinh: Cũng từ thực tế, nhận thấy tỷ số giới tính khi sinh đạt từ 104-106 bé trai/100 bé gái là hợp lý. Từ đó, tác giả chọn giá trị trung bình là 105 làm giá trị trung tâm trong các tính toán.

- Giá trị tối đa: Do công thức tính đối với nhóm chỉ tiêu nghiên cứu là sử dụng dấu giá trị tuyệt đối, giá trị tối đa lựa chọn sẽ là giá trị trong dãy số thời gian có chênh lệch lớn nhất (có thể chênh lệch âm hoặc hoặc chênh lệch dương) với giá trị trung tâm đã lựa chọn ở trên.

Cách lựa chọn các giới hạn này là theo quan điểm nghiên cứu của luận án và chỉ mang tính tương đối để đảm bảo sự so sánh của từng chỉ tiêu nói riêng hay của phát triển bền vững nói chung trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Từ những phân tích đó, các giá trị giới hạn của từng chỉ tiêu được tổng hợp trong bảng 2.5.

2.2.2.Phương pháp tính các chỉ số thành phần

Qua tổng quan các công thức tính chỉ số tổng hợp, nhận thấy phương pháp tính số bình quân là phù hợp để tính chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Cách tính này sẽ san bằng, bù trừ các chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra một trị số mang tính đại diện nhất cho vấn đề nghiên cứu.

Việc tính bình quân với bốn nhóm chỉ tiêu có tính khả thi lớn vì phần lớn không có sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu tổng hợp với các nhóm chỉ tiêu còn lại.

Công thức tính số bình quân có nhiều loại khác nhau: Bình quân cộng giản đơn (không trọng số), bình quân cộng gia quyền (có trọng số), bình quân nhân giản đơn và bình quân nhân gia quyền. Vậy nên vận dụng phương pháp nào để tính chỉ số tổng hợp? Đây là câu hỏi khó và cần có thực tế đánh giá. Chính vì vậy, đề tài sẽ đưa ra một số lựa chọn, sau đó sử dụng bộ dữ liệu đã có của Việt nam để tính toán, so sánh, phân tích, từ đó sẽ chọn ra phương pháp phù hợp nhất.


Bảng 2.5. Lựa chọn giá trị giới hạn của các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững


TT

Chỉ tiêu

Loại chỉ tiêu

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

I

Các chỉ tiêu tổng hợp




1

GDP xanh (VND hoặc USD)

Thuận

Giá trị xu hướng

Giá trị xu hướng

II

Các chỉ tiêu về kinh tế




4

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (số đồng vốn đầu tư thực

hiện tăng thêm 1 đồng GDP)

Nghịch

Giá trị xu hướng

Giới hạn nhỏ nhất: 0

5

Năng suất lao động xã hội (USD/lao động)

Thuận

Giá trị xu hướng

Giá trị xu hướng

6

Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp

vào tốc độ tăng trưởng chung (%)

Hướng tâm

Giá trị xu hướng

Giá trị xu hướng

7

Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn

vị GDP (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

8

Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng

lượng (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

9

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% so với tháng 12 năm

trước)

Hướng tâm

Giá trị xu hướng

Giá trị trung tâm: 105

10

Cán cân vãng lai (tỷ USD)

Thuận

Giá trị xu hướng

Giá trị xu hướng

11

Bội chi ngân sách Nhà nước (%/GDP)

Nghịch

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0


TT

Chỉ tiêu

Loại chỉ tiêu

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

12

Nợ của Chính phủ (%/GDP)

Hướng tâm

Giá trị xu hướng

Giá trị xu hướng

13

Nợ nước ngoài (%/GDP)

Hướng tâm

Giá trị xu hướng

Giá trị xu hướng

III

Các chỉ tiêu về xã hội




14

Tỷ lệ nghèo (%)

Nghịch

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

15

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Hướng tâm

Giá trị xu hướng

Giá trị trung tâm: 3

16

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua

đào tạo (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

18

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

Hướng tâm

Giá trị xu hướng

Giá trị trung tâm: 105

19

Số sinh viên/10.000 dân (SV)

Thuận

Giá trị xu hướng

Giới hạn nhỏ nhất: 0

20

Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

21

Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

22

Số người chết do tai nạn giao thông (người/100.000

dân/năm)

Nghịch

Giá trị xu hướng

Giới hạn nhỏ nhất: 0

23

Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới

(%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

IV

Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường




24

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 45

Giới hạn nhỏ nhất: 0


TT

Chỉ tiêu

Loại chỉ tiêu

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

25

Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

26

Diện tích đất bị thoái hóa (triệu ha)

Nghịch

Giá trị xu hướng

Giới hạn nhỏ nhất: 0

27

Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3/người/năm)

Nghịch

Giá trị xu hướng

Giới hạn nhỏ nhất: 0

28

Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại không khí vượt

quá tiêu chuẩn cho phép (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

29

Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm

công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%)


Thuận


Giới hạn lớn nhất: 100


Giới hạn nhỏ nhất: 0

30

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%)

Thuận

Giới hạn lớn nhất: 100

Giới hạn nhỏ nhất: 0

(Nguồn: Phân tích của tác giả)


2.2.2.1.Bình quân cộng hay bình quân nhân?

Bình quân cộng và bình quân nhân đều mang đặc điểm của số bình quân nói


Công thức bình quân cộng:

chung. Tuy nhiên, khả năng san bằng

̅


chênh lệch giữa các trị số của hai loại số bình quân này là không giống nhau. Nếu như trong công thức bình quân cộng, chỉ cần một chỉ số đạt giá trị lớn trong khi các giá trị còn lại thấp, nó vẫn có thể dẫn tới chỉ

Công thức bình quân nhân:


̅

Trong đó, xi là giá trị các lượng biến fi là các tần số tương ứng

số chung đạt mức trung bình hoặc cao. Điều này làm cho chỉ số tổng hợp tính ra dường như chưa phản ánh chính xác mức độ thực tế. Người ta thường áp dụng công thức này khi giữa các chỉ số thành phần không có sự chênh lệch lớn. Trong trường hợp ngược lại, vấn đề này sẽ được khắc phục bằng công thức bình quân nhân. Công thức này yêu cầu phải có sự phát triển đồng đều ở tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.

Lấy một ví dụ đơn giản, có 2 trường hợp cần tính số bình quân. Trường hợp một: tính bình quân của ba số 1, 2 và 9. Trường hợp hai: tính bình quân cho ba số 3, 4 và 5. Nhận thấy, theo công thức bình quân cộng, số bình quân tính ra trong cả hai

trường hợp bằng nhau và bằng 4 ( 1 2 9 và 3 4 5 ). Thế nhưng, nếu tính theo

3 3

31 2 9

công thức bình quân nhân, kết quả có sự chênh lệch lớn. Trường hợp 1, kết quả

nhận được là

2,62

trong khi trường hợp thứ hai có kết quả


3 3 45

3,91. So sánh các cặp kết quả, nhận thấy nếu các giá trị tham gia tính số bình quân chênh lệch không nhiều, bình quân cộng hay bình quân nhân sẽ cho kết quả gần giống nhau. Nhưng nếu các giá trị này phân tán hay có sự chênh lệch lớn, công thức bình quân cộng sẽ cho kết quả lớn hơn nhiều so với bình quân nhân. Như vậy, công thức bình quân nhân coi trọng sự đồng đều hơn bình quân cộng. Một chỉ số đạt giá trị lớn không thể kéo theo chỉ số chung tăng lên nhanh chóng nếu tính theo công thức bình quân nhân.

Trong nghiên cứu phát triển bền vững, nhận thấy quá trình phát triển này yêu cầu sự cân đối, hài hòa giữa tất cả các mặt, không thiên lệch về lĩnh vực nào. Chính


vì vậy, để có thể phản ánh chính xác thực tế, chỉ số tổng hợp tính ra có ý nghĩa trong các trường hợp số liệu khác nhau, công thức bình quân nhân là lựa chọn tốt hơn cả.

2.2.2.2. Bình quân nhân giản đơn hay bình quân nhân gia quyền?

Bình quân nhân giản đơn là công thức đơn giản, dễ tính và có thể áp dụng một cách thuận tiện. Trong công thức này, vai trò các chỉ tiêu trong tính số bình quân là ngang nhau.

Khác với bình quân nhân giản đơn, bình quân nhân gia quyền đòi hỏi tính toán phức tạp hơn. Công thức tính đòi hỏi phải có quyền số, nghĩa là vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá là khác nhau.

Công thức tính:


̅ √∏


Trong đó, xi là giá trị các lượng biến, n là số đơn vị trong tổng thể

Công thức tính:


̅

Trong đó, xi là giá trị các lượng biến fi là các tần số tương ứng

Như vậy, sự khác biệt giữa hai công thức tính chính là sự xuất hiện của quyền số, đóng vai trò biểu hiện tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu đối với phát triển tổng hợp.

Đối với các nhóm chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, mức độ đóng góp của từng chỉ tiêu chưa được xác định một cách rõ ràng, cụ thể. Một số chỉ tiêu mới được đưa vào trong khi một số chỉ tiêu khác lại mang tính truyền thống trong đánh giá sự phát triển của một đất nước. Vì thế, đề tài này đưa ra cách tính theo cả hai phương pháp bình quân nhân giản đơn và gia quyền. Số liệu thực tế sẽ quyết định phương pháp nào phù hợp hơn trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

a. Bình quân nhân giản đơn

Sau khi điều chỉnh các chỉ số riêng biệt, theo công thức bình quân nhân tổng quát, các chỉ số thành phần phát triển bền vững được tính theo các công thức sau:

Chỉ số của nhóm các chỉ tiêu tổng hợp:

3 I1 I2 I3

ITH

Ngày đăng: 02/10/2022