Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Hữu Hiệu Của Kiểm Soát Nội Bộ


6


Chương 5. Kết quả nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của KSNB

đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Chương 6. Bàn luận và khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Chương này đưa ra các quan điểm định hướng, đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng tăng cường hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trong chương này cũng nêu rò ý nghĩa khoa học và thực tiễn, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1.

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 3

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Nghiên cứu về hoàn thiện kiểm soát nội bộ

1.1.1. Nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu về các yếu tố cấu thành KSNB là cơ sở quan trọng để thiết kế, xây dựng, đánh giá và hoàn thiện KSNB tại các đơn vị, ngành nghề. Hiểu được điều đó Arens và cộng sự (1988) là tác giả đầu tiên đã đề cập rất cụ thể và rò ràng về các yếu tố cấu thành KSNB trong DN gồm 3 nhân tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Conor O’leary (2005) đã phát triển mô hình đánh giá KSNB thông qua phỏng vấn 94 kiểm toán viên từ 5 công ty kiểm toán úc về phương pháp đánh giá HTKSNB. Mô hình đánh giá KSNB tác giả đề xuất ICE (Internal Control Evaluation) được xây dựng gồm 3 thành phần: môi trường KS, hệ thống thông tin và thủ tục KS. Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò của môi trường KS; đồng thời chỉ ra 7 yếu tố mô hình ICE đề xuất sử dụng để đánh giá của kiểm toán viên về môi trường KS.

Việc lựa chọn các nhân tố cấu thành KSNB là cơ sở để các tác giả đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện KSNB tại một đơn vị, một lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Noorvee, L (2006) đã đánh giá KSNB của 3 công ty sản xuất tại Estonia. Nghiên cứu đã dựa vào 5 thành phần KSNB của COSO và đặt câu hỏi phỏng vấn cho từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi thành phần của KSNB giữ một vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống KSNB trong đó môi trường kiểm soát và giám sát giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lập BCTC.

Dinapoli, T.P (2007) đã cho rằng các nguyên tắc cơ bản của KSNB bắt nguồn từ việc tổ chức tốt kỹ thuật và thực hành. Theo đó, nếu KSNB được đặt trong khung khái niệm gồm 5 thành phần: môi trường KS, truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động KS và giảm sát cùng sự hỗ trợ của 2 hoạt động đánh giá và lập kế hoạch chiến lược sẽ đảm đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Nghiên cứu này nhằm giải thích cho chính quyền Bang New York về tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động làm việc hàng ngày của họ.

Karagiorgos, T và cộng sự (2008) đã cho rằng hệ thống KSNB được tổ chức tốt sẽ đảm bảo an toàn và sự lành mạnh trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại Hy Lạp. Thông qua tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã chỉ ra rằng các thành phần của KSNB sẽ quyết định đến sự tồn tại và thành công trong kinh


8


doanh đối với NHTM. Nghiên cứu đã dựa theo khuôn khổ COSO xây dựng bảng hỏi theo các nội dung là 5 thành phần KSNB. Kết quả nghiên cứu từ thống kê mô tả số liệu cho thấy cả 5 thành phần của KSNB đều có vai trò quan trọng trong hoạt động NHTM.

M Tang & M Zhang (2010) cho rằng việc hoàn thiện KSNB của doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là nhu cầu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược phát triển của mình. Kết quả nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiểu biết của người dân về KSNB trong toàn bộ quá trình sản xuất ở các DN vừa và nhỏ; nâng cao việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền đạt thông tin; hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro; tăng cường giám sát nội bộ DN.

Samuel, I.K & Wagoki, J. (2014) cho rằng việc thiết lập hệ thống KSNB sẽ giúp đạt được mục tiêu, ngăn ngừa tổn thất nguồn lực, lập BCTC đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định. Thông qua đánh giá vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập ở Kenya. Nghiên cứu đã sử dụng khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO. Với 138 quan sát kết quả nghiên cứu đã cho thấy các trường đại học có cấu trúc các thành phần của hệ thống KSNB rò ràng và tương đối tốt.

Các nghiên cứu về hoàn thiện KSNB đều cho rằng hoàn thiện và đổi mới hệ thống KSNB có vai trò rất quan trọng để quản lý rủi ro và là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của tổ chức liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả và hiệu năng của hoạt động và sự tuân thủ các luật và quy định hiện hành. Các nghiên cứu đều có tính kế thừa là dựa vào kinh nghiệm xây dựng thành công KSNB của các nước trên thế giới và dựa vào khung lý thuyết của COSO và Basel để nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành hoặc một ngành cụ thể đã được nhiều tác giả quan tâm. Nhưng các nghiên cứu chủ yếu theo hướng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB. Trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.


9


Phạm Bính Ngọ (2011) đã chỉ ra rằng việc tổ chức thiếu chặt chẽ và chưa khoa học của 3 bộ phận cấu thành KSNB trong đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quóc phòng VN là do thiếu cơ sở pháp lý, năng lực thực hiện và biện pháp kiểm soát các nghiệp vụ tài chính chưa phù hợp với đặc thù hoạt động quốc phòng. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ như: đưa ra mô hình tổ chức hệ thống KSNB phù hợp với đơn vị dự toán cấp 2, tạo dựng môi trường kiểm soát khoa học, nâng cao chất lượng công tác kế toán tài chính, hoàn thiện hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KSNB mà chưa xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB cũng như chưa nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính hay hiệu năng quản lý của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

Nguyễn Thu Hoài (2011) cho rằng việc hoàn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam là rất cần thiết. Ở nghiên cứu này tác giả đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về HT KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất có ứng dụng máy tính trong công tác quản lý, tác giả cũng đã nếu được đặc điểm đặc thù của ngành sản xuất xi măng và đặc điểm đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, trên cơ sở khảo sát thực tế về việc thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện như: tăng cường môi trường kiểm soát, ứng dụng hệ thống ERP, hoàn thiện hệ thống đánh giá rủi ro, hoàn thiện hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu các công ty xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn ngành, chưa đánh giá được HTKSNB theo phương pháp định lượng.

Bùi Thị Minh Hải (2012) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là vô cùng quan trọng. Ở nghiên cứu này tác giả đã khái quát hoá được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB và tìm hiểu được đặc thù của ngành may mặc Việt Nam. Qua việc kết hợp tìm hiểu kinh nghiệm của các nước quốc tế về tổ chức hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc cùng với việc đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thông qua việc thiết kế bảng hỏi điều tra khảo sát tác giả đã đề xuất được một số giải pháp như: hoàn thiện về môi trường kiểm soát, hoàn thiện về hệ thống thông tin, hoàn thiện các thủ tục kiểm soát, xây dựng hệ thống tiêu chí để đo lường và đánh giá các hoạt động. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng phương pháp định tính để đánh giá hệ thống KSNB nội bộ mà chưa sử dụng phương pháp định lượng để đo lường các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB.


10


Nguyễn Thị Lan Anh (2014) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB tại tập đoàn hoá chất Việt Nam là cần thiết. Ở nghiên cứu này tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế trên thế giới ở một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và kết hợp với khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB tại tập đoàn hoá chất Việt Nam. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp như: hoàn thiện về các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, hoàn thiện quy chế quản lý, hoàn thiện kiểm soát vốn, một số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn. Tuy nhiên cũng giống với hầu hết các nghiên cứu khác ở Việt Nam về KSNB thì tác giả cũng chỉ mới áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xem xét về hệ thống KSNB chưa kiểm định và đo lường các nhân tố tác động đến KSNB hoặc tác động của KSNB đến các mục tiêu của quản lý.

Nguyễn Tố Tâm (2014) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ góp phần cải thiện chất lượng thông tin kinh tế tài chính. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với biến độc lập là 3 thành phần của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán, thủ tục kiểm soát; biến phụ thuộc là thông tin kế toán tài chính được đo lường qua các nhân tố: sự phù hợp, trình bày trung thực, xác nhận, dễ hiểu, so sánh được, đúng kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kiểm soát ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thông tin kế toán tài chính, 2 thành phần còn lại là hệ thống thông tin kế toán và thủ tục kiểm soát ảnh hưởng không đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp cận hệ thống KSNB còn theo quan điểm truyền thống và nghiên cứu định lượng mới chỉ xem xét ảnh hưởng của KSNB đến mục tiêu độ tin cậy của BCTC.

Nguyễn Thanh Trang (2015) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí là rất cần thiết. Tác giả đã tìm hiểu đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam có ảnh hưởng đến HTKSNB và xác định một số rủi ro mà các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí phải đối mặt . Tuy nhiên, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam mà tác giả đề xuất trong luận án trải rộng trên 05 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB nêu trên nên còn mang tính định hướng, khái quát cao và các giải pháp này chưa hướng đến ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro đã được tác giả nhận diện, phân tích trước đó

Đinh Hoài Nam (2016) Nghiên cứu các đặc điểm và rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và thi công xây dựng tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư


11


phát triển nhà và đô thị với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu của đơn vị.

Nguyễn Thanh Thủy (2017) cho rằng việc hoàn hiện hệ thống KSNB của Tập đoàn điện lực VN là cần thiết. Tác giả đã đề xuất những phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của Tập đoàn

Nguyễn Thị Thanh (2019) đã xem xét đặc điểm của DNNVV ảnh hưởng đến KSNB, bằng phương pháp định tính và định lượng tác giả xây dựng mô hình hồi quy xem xét tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của DN. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong các DNSX giấy NVV miền Bắc Việt Nam phù hợp theo định hướng phát triển của ngành trên cơ sở duy trì và phát huy tính hữu hiệu của các nhân tố của KSNB.

Nguyễn Tuân (2020) cho rằng việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại VN. Nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh và sử dụng các thành phần KSNB theo khung COSO và Basel với phương pháp định tính kết hợp định lượng nhằm phân tích những thành phần của hệ thống KSNB cần hoàn thiện, từ đó đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam.

1.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

1.2.1. Nghiên cứu quốc tế

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đi sâu vào chủ đề ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB. Các nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến như:

Hooks & cộng sự (1994) cho rằng môi trường kiểm soát là một thành phần của văn hóa tổ chức. Nghiên cứu này tập trung vào xem xét tác động của từng thành phần của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường kiểm soát là nhân tố quan trọng tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Lannoye (1999), cho rằng các nhân tố như: quy tắc ứng xử, các chính sách đạo đức, cơ cấu tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB. Cohen (2002) cho rằng môi trường kiểm soát là nhân tố quan trọng nhất, trong đó tác giả nhấn mạnh quan điểm của nhà quản lý và ảnh hưởng của chúng đến hành vi của nhân viên. Steihoff (2001) cho rằng thông tin và truyền thông là


12


nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB. Ramos (2004) cho rằng môi trường kiểm soát có ảnh hưởng lớn nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Springer (2004) thì lại cho rằng giám sát là nhân tố ảnh hưởng lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Hevesi (2005) cho rằng môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến thái độ và ý thức của nhà quản lý và nhân viên của tổ chức. Ông kết luận rằng, các đơn vị có môi trường KSNB tốt, tính hữu hiệu của KSNB sẽ tăng lên. Amudo & Inanga (2009) cho rằng sáu thành phần của KSNB (theo COSO và COBIT) bao gồm: môi trường KS, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động KS, giám sát và công nghệ thông tin ảnh hưởng đến hiệu lực của hệ thống KSNB dưới sự điều tiết của 2 biến là: ủy quyền và mối quan hệ cộng tác. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định nếu thiếu đi một hoặc một vài thành phần của KSNB thì chứng tỏ hệ thống này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế là chỉ khảo sát ở Uganda nên khi vận dụng ở những quốc gia khác nhau sẽ tạo ra những kết quả khác nhau.

Sultana và Haque (2011) đã thực hiện việc nghiên cứu tại 6 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh với mục đích đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một đơn vị. Tác giả đã phát triển mô hình nghiên cứu từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO. Trong đó biến độc lập là 5 thành phần của KSNB, biến phục thuộc là sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, biến điều tiết là uỷ quyền và mối quan hệ cộng tác. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng tác giả đã chỉ ra rằng cơ cấu của KSNB hoạt động tốt sẽ đảm bảo các mục tiêu của kiểm soát và đảm bảo sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Gamage & Fernando (2014) đã thực hiện nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong 2 ngân hàng thương mại nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này tại Srilanka. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với biến độc lập là 5 thành phần của KSNB (theo COSO), biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng và phân tích hồi quy đa biến với SPSS tác giả đã chỉ ra rằng có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Kumuthinidevi (2016) trong nghiên cứu về hiệu quả của KSNB tại các ngân hàng tư nhân Trincomalee đã chỉ ra 5 nhân tố gồm: môi trường KS, đánh giá rủi ro, hệ thống kế toán, thông tin và truyền thông, hoạt động KS và quá trình tự đánh giá đều có tác động tích cực đến hiệu quả KSNB.

Như vậy các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã chỉ ra rằng các thành phần của kiểm soát nội bộ tác động tích cực đến hữu hiệu của KSNB.


13


Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu cho thấy tác động của các nhân tố bên ngoài đến hiệu lực KSNB như: nghiên cứu của Zenggui (2012) đã kiểm tra tác động đến hiệu quả của KSNB từ hai khía cạnh hội đồng quản trị và nhà điều hành. Yexiao và Shalu (2013) cho rằng hiệu quả và khả năng sinh lời của tài sản có tương quan thuận với hiệu quả của KSNB. Mohammmed Sadeq Hammed Rababa’h (2014) trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB tại các bệnh viện tư tại Jordan đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa số vốn đăng ký với hiệu quả KSNB, cũng như mối quan hệ thuận chiều giữa sự quan tâm của kiểm toán độc lập về việc đánh giá định kỳ KSNB với hiệu quả KSNB. Wang (2015) cho rằng sự giám sát của cổ đông, giám đốc điều hành và mở rộng quy mô một cách thích hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kiểm soát nội bộ. Nakiyaga & Dinh (2017) đã dựa vào khung lý thuyết cạnh tranh độc quyền và KSNB theo COSO để xem xét mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với hữu hiệu của KSNB. Kết quả cho thấy những nhà quản lý cấp cao đặt ra MT cho TC và TC công việc, huấn luyện nhân viên thực hiện các hoạt động nên ảnh hưởng đến văn hóa TC và có tác động đến KSNB của TC, đến sự HH của HT KSNB.

1.2.2. Nghiên cứu trong nước

Do tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ khó quan sát và khó đánh giá trực tiếp tùy thuộc vào hướng tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau về tính hữu hiệu KSNB nên không có nhiều các nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu KSNB, chỉ những năm gần đây mới xuất hiện. Trong số những nghiên cứu đã được công bố, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như sau:

Lê Anh Thư & cộng sự (2014) tin rằng các nhân tố thuộc thành phần của kiểm soát nội bộ tác động đến sự hữu hiệu cuả hệ thống KSNB của chu trình bán hàng thu tiền. Dựa trên mô hình, cơ sở lý thuyết nghiên cứu được xây dựng trên báo cáo của COSO 1992 về KSNB - khuôn mẫu hợp nhất. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với 267 quan sát để phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS, thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy bội đã khẳng định các nhân tố và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống. Kết quả đã cho thấy các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB theo thứ tự tương ứng với mức tác động như sau: Hoạt động kiểm soát, Môi trường kiểm soát, Thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng số lượng nhân viên khác nhau thì có tác động khác nhau đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí