Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 2


viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu 64

Bảng 2.2: Thang đo các biến kiểm soát 67

Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất 70

Bảng 3.1: Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia 78

Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố KSNB đến hiệu quả tài chính 79

Bảng 3.3: Thang đo hiệu quả tài chính 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.

Bảng 3.4. Thang đo môi trường kiểm soát 87

Bảng 3.5. Thang đo nhận diện và đánh giá rủi ro 88

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 2

Bảng 3.6. Thang đo hoạt động kiểm soát 89

Bảng 3.7. Thang đo thông tin và truyền thông 90

Bảng 3.8. Thang đo giám sát 90

Bảng 3.9. Thang đo của biến kiểm soát 91

Bảng 3.10: Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát 93

Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu của may mặc Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2014 đến 2019 98

Bảng 4.2. Xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang các thị trường năm 2015 - 2019 98

Bảng 4.3. Lao động và cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam 99

Bảng 4.4. Hiệu quả kinh doanh của ngành may mặc từ năm 2015 - 2019 100

Bảng 4.5. Phân loại doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo quy mô lao động 101

Bảng 4.6. Phân loại doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam theo hình thức sở hữu 102

Bảng 4.7: Kết quả điều tra về môi trường kiểm soát 103

Bảng 4.8: Kết quả điều tra về đánh giá rủi ro 113

Bảng 4.9: Kết quả điều tra về hoạt động kiểm soát 116

Bảng 4.10: Kết quả điều tra về thông tin và truyền thông 121

Bảng 4.11: Bảng điều tra về hoạt động giám sát 125

Bảng 4.12. Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROA trung bình ngành..133 Bảng 4.13. Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROS trung bình ngành 133 Bảng 4.14: Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo ROE trung bình ngành ..134

ix

Bảng 4.15: Phân loại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo hiệu quả sử dụng lao động 134

Bảng 5.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 137

Bảng 5.2: Thống kê mô tả biến môi trường kiểm soát 138

Bảng 5.3: Thống kê mô tả biến đánh giá rủi ro 139

Bảng 5.4: Thống kê mô tả biến hoạt động kiểm soát 140

Bảng 5.5: Thống kê mô tả biến thông tin và truyền thông 141

Bảng 5.6: Thống kê mô tả biến giám sát 142

Bảng 5.7: Thống kê mô tả biến hiệu quả tài chính 143

Bảng 5.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 143

Bảng 5.9: Kết quả kiểm tra KMO and Bartlett's Test 146

Bảng 5.10: Bảng phương sai trích 147

Bảng 5.11: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt 150

Bảng 5.12: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt 152

Bảng 5.13: Hệ số hồi quy các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa) và (chuẩn hóa) 153

Bảng 5.14: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 154

Bảng 6.1: Mức độ đóng góp của các nhân tố 157

Bảng 6.2: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 6 biến quan sát 160

Bảng 6.3: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 9 biến đánh giá rủi ro 164

Bảng 6.4: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 11 biến hoạt động kiểm soát 167

Bảng 6.5: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 5 biến thông tin và truyền thông 171

Bảng 6.6: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 5 biến giám sát 175


x


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 63

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 75

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 86

Hình 4.1. Biểu KNXK hàng dệt may từ 2005 đến 2017 97

Hình 5.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo các nhân tố tác động 149

Hình 5.2: Kết quả SEM mô hình NC (chuẩn hóa) 151

Hình 6.1. Kết quả mô hình nghiên cứu chính thức 156


1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả tài chính và KSNB là một trong những vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau và rất nhiều kết quả khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Nếu như hiệu quả tài chính là một khía cạnh quan trọng của việc lập kế hoạch chiến lược, đánh giá hiệu quả kinh doanh và điều hành công ty thì KSNB lại là hệ thống các quy trình, chính sách, thủ tục kiểm soát do đơn vị tự thiết kế và áp dụng để quản lý hữu hiệu các hoạt động. Thiết lập KSNB hữu hiệu giúp các nhà quản lý đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý. Do đó, KSNB của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động, liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ. Năm 2019, ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của nền Việt Nam ghi nhận kết quả xuất siêu 16,62 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành vẫn còn một số yếu kém, bất cập như nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức CMT (Cut - Make - Trim) vẫn là chủ yếu (chiếm 65%), hàng FOB mới chiếm 25%, ODM và OBM chỉ đạt 10%. Vì thế, hiệu quả sản xuất ngành dệt may còn thấp và giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu chỉ rơi vào khoảng 25%. Tuy nhiên, nhìn lại tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, chi phí lao động được coi là một trong những lợi thế của Việt Nam để cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may thế giới đã dần mất đi. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đã đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành thấp và thời gian giao hàng đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của các đối tác trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành may mặc Việt Nam có những đặc thù riêng không giống với các ngành khác đó là các doanh nghiệp may mặc đa phần là công ty quy mô vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động theo hình thức là may gia công xuất khẩu theo đơn hàng nên chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất


2


trong tổng giá thành vì vậy muốn tăng hiệu quả hoạt động đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc phải kiểm soát được vấn đề nhân sự. Thêm vào đó NVL lại chủ yếu do khách hàng chuyển đến nên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp may mặc là cần phải kiểm soát tốt các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tránh để mất mát, hư hỏng. Mặt khác trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết và sẽ có hiệu lực trong tương lai gần đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc ứng xử như chuẩn mực về lao động, trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh tổng thể cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không hiệu quả, nguồn cung ứng và tiêu thụ lệ thuộc quá lớn vào nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động lớn với tỷ lệ biến động lao động cao,... Trong bối cảnh đó, hệ thống KSNB được coi là một trong những phương sách hữu hiệu làm gia tăng giá trị cho quản lý doanh nghiệp. Đứng trước những vấn đề tồn tại trong ngành may mặc đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến nguyên nhân là do yếu kém từ hệ thống KSNB. Vì vậy, việc thiết kế, vận hành và đánh giá mức độ tác động của KSNB đến HQTC góp phần định hướng xây dựng và hoàn thiện KSNB nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam là vấn đề rất cần thiết.

Những nghiên cứu trước đây đã xem xét, nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB hay tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động hay hiệu quả tài chính nhưng với mỗi bối cảnh quốc gia khác nhau, ngành khác nhau và sử dụng các phương pháp khác nhau. Mặt khác, theo lý thuyết bất định cho rằng không thể có một hệ thống quản trị duy nhất cho tất cả các tổ chức. Như vậy có thể nói rằng KSNB với mỗi tổ chức khác nhau sẽ khác nhau hay mỗi mô hình ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính trong các ngành khác nhau có sự khác nhau do đó đòi hỏi phải được nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm ngành, từng bối cảnh khác nhau. Hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào về mối quan hệ giữa KSNB đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Thêm vào đó, kết quả của những nghiên cứu khác về KSNB không thể giải thích được trong trường hợp của doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu trước, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực trạng KSNB, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Nghiên cứu sinh đề xuất chủ đề nghiên cứu Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn


3


đề đang được quan tâm về mặt lý luận và đưa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm giúp cho các cơ quan hữu quan, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề cấp thiết trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp may mặc Việt Nam một cách hữu hiệu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB và hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến KSNB. Tìm hiểu thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Phân tích, đánh giá tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB và nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

(i) Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh hưởng

đến KSNB.

(ii) Khảo sát, đánh giá thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

(iii) Kiểm định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

(iv) Đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB để nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết nào cho KSNB, hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp sản xuất?

Câu hỏi 2: Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam có ảnh hưởng đến KSNB như thế nào?

Câu hỏi 3: Thực trạng KSNB, hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 4: Mức độ tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 5: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB để nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.


4


- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam.

+ Phạm vi về nội dung: nghiên cứu được thực hiện tập trung vào việc đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính theo định hướng cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

+ Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2019

Địa bàn nghiên cứu và khảo sát được thực hiện tại các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp may mặc như: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu xác định nhân tố, biến số và hoàn thiện thang đo nháp của các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu đi trước kết hợp với việc phỏng vấn sâu các chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo trong đó nghiên cứu sơ bộ định lượng trên quy mô mẫu hẹp để đánh giá độ tin cậy của thang đo nháp nhằm đưa ra thang đo chính thức cho nghiên cứu. Tiếp đến là nghiên cứu chính thức định lượng trên quy mô mẫu rộng được thực hiện thông qua công cụ phân tích EFA, CFA để kiểm định thang đo các nhân tố, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình SEM.

6. Đóng góp của luận án

Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã cho thấy luận án có một số đóng góp mới cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các doanh nghiệp may mặc tại bối cảnh cụ thể của Việt Nam.

Về lý luận: trên cơ sở nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các nghiên cứu trước và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án đã xác định được đặc điểm của các doanh nghiệp may mặc có ảnh hưởng đến KSNB. Trên cơ sở đó luận án đã làm rò mối quan hệ và tác động giữa KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Về thực tiễn: (i) Kết quả nghiên cứu khẳng định sự thiết kế chưa đầy đủ và sự vận hành thiếu hiệu quả của KSNB là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả tài chính


5


của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa cao; (ii) Khẳng định doanh nghiệp có KSNB tốt có thể ngăn chặn được các nguy cơ xảy ra gian lận và sai sót trong hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Kết quả của luận án sẽ giúp chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Xác định được mức độ ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện KSNB. Đưa ra các khuyến nghị và điều kiện thực hiện KSNB nhằm cải thiện hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Nghiên cứu được thực hiện gồm 6 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

Chương này trình bày tổng quan và phân tích đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp và đi sâu nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Qua đó thấy được kết quả đạt được từ những nghiên cứu trước và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó chỉ ra khoảng trống lý thuyết mà Luận án cần tập trung giải quyết.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này trình bày một số vấn đề chung về kiểm soát, KSNB, hiệu quả tài chính đồng thời giới thiệu các lý thuyết có liên quan được dung làm nền tảng cho việc nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Qua cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu, trong chương này sẽ đưa ra khái niệm về KSNB, hiệu quả tài chính, thang đo KSNB, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và mô hình nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này trình bày PPNC, quy trình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, quy trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu theo từng giai đoạn nghiên cứu định tính và định lượng.

Chương 4. Thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu bao gồm: đặc điểm của các doanh nghiệp may mặc ảnh hưởng đến KSNB, thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí