Bảng Tổng Hợp Kết Quả Của Các Nghiên Cứu Trước Về Ksnb


22


Junxin Gao (2019) nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và hiệu quả tài chính của 1931 công ty cổ phần niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến và 9655 nhóm dữ liệu trong giai đoạn 2012 - 2016. Với mô hình biến độc lập là chất lượng kiểm soát nội bộ và biến phụ thuộc hiệu quả tài chính (khả năng trả nợ, năng lực hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng phát triển). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng KSNB có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, ảnh hưởng là khác nhau giữa các ngành công nghiệp và mối tương quan giữa các ngành thâm dụng công nghệ lớn hơn so với các ngành thâm dụng vốn và các ngành thâm dụng lao động. Nghiên cứu vẫn còn hạn chế là cần kiểm tra thêm ý nghĩa và lý do của sự khác biệt trên.

Hanoon, Rapani & Khalid (2020) nghiên cứu mối tương quan giữa các thành phần của KSNB với hiệu quả tài chính của ngân hàng Iraq. Bằng phương pháp quy nạp nghiên cứu đã đi khảo sát, so sánh và tóm tắt các bài báo được xuất bản trên các tạp chí nổi tiếng từ năm 2013 đến năm 2020. Kết quả cho thấy 94,28% các nghiên cứu chỉ ra rằng KSNB có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính.

Bên cạnh các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của cả 5 thành phần của KSNB đến hiệu quả tài chính của đơn vị thì lại có một số nghiên cứu ảnh hưởng của từng thành phần thuộc KSNB đến hiệu quả tài chính của đơn vị có các nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Về môi trường kiểm soát: Nghiên cứu của Quigley (2007), Coveylink Worldwide (2006), Baines (1997), Park và Miller (1998), Hoffman và Medhra (1999),... đều chỉ ra rằng một tổ chức duy trì được tính chính trực và giá trị đạo đức tốt thì sẽ có HQTC vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Porter và Robert (1976), Fredrickson (1986), Koufteros và cộng sự (2007), Kim (2005), Uadiale (2010),... cho thấy cơ cấu tổ chức hợp lý giúp duy trì sự phối hợp nhịp nhàng trong tổ chức, từ đó góp phần nâng cao HQTC. Nghiên cứu của Jone và Wright (1992), Kleiner (1990),.. đã chứng minh được vai trò quan trọng của chính sách nhân sự trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng cường HQTC. Mawanda (2008) đã khẳng định rằng nhân tố môi trường kiểm soát đủ mạnh sẽ giúp tăng cường hiệu quả tài chính trong các Viện sau đại học ở Uganda. Khamis (2013) đã phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa môi trường kiểm soát và hoạt động tài chính của tổ chức tài chính.

Về đánh giá rủi ro: Theo các nghiên cứu của Schroeck (2002), Nocco và Stulz (2006), Hoyt và Lienbenberg (2011), Gordon và các cộng sự (2009), Gate và


23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.


các cộng sự (2012),... thì các DN có hệ thống đánh giá rủi ro tốt giúp tăng độ tin cậy của thông tin để nhà quản lý ra quyết định và góp phần tăng cường HQTC trong DN. Momanyi và Njiru (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý rủi ro tài chính đến hiệu quả tài chính của SACCO ở Nakuru. Kết quả cho thấy thực hành quản lý rủi ro tài chính bao gồm; xác định rủi ro, giám sát rủi ro, đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro có mối tương quan thuận với hiệu quả tài chính. Florio và Leoni (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống quản lý rủi ro với hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ở Ý. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty có mức độ thực hiện quản lý rủi ro doanh nghiệp tiên tiến sẽ có HQTC tốt hơn. HQTC được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và HQHĐ trên thị trường vốn (Tobin’s Q).

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 5

Về hoạt động kiểm soát: Các nghiên cứu của Hitt và các cộng sự (1996), Hans Mjoen và Stephen Tallman (1997), Piriya (2003),... chỉ ra rằng khi DN tăng cường hoạt động kiểm toán thì HQTC tăng. Đồng quan điểm trên, Ondieki (2013) cho rằng lợi nhuận bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự xuất hiện của gian lận. Do đó, các biện pháp kiểm soát là rất cần thiết để ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ các sự cố gian lận. Kinyua (2016) cho thấy hoạt động kiểm soát giải thích được 20,2% sự biến động tới khả năng sinh lời.

Về thông tin và truyền thông: Ettlie và Reza (1992), Erohlich và Westbrook (2001), Koufteros và các cộng sự (2007)... cho rằng những DN có hệ thống thông tin truyền thông tốt tăng cường sự kết nối thông tin bên trong và bên ngoài sẽ góp phần tăng cường HQTC trong DN. Abubakar (2014) đã xem xét tác động của truyền thông tiếp thị đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng. Kết quả chỉ ra rằng có một mối quan hệ đáng kể tích cực giữa các phương pháp truyền thông tiếp thị và hiệu quả tài chính (ROA). Cùng quan điểm đó, Njoki (2015) cũng chỉ ra rằng thông tin truyền thông có tác dụng tích cực với ROA. Ironkwe và Otti (2016) đã điều tra mối quan hệ giữa thông tin kế toán và hoạt động tài chính của các ngân hàng ở Nigeria. Từ các kết quả phân tích cho thấy mức độ liên quan của thông tin kế toán có ý nghĩa thống kê trong việc xác định lợi nhuận và chất lượng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng.

Về hoạt động giám sát: Dinapoli (2007) cho rằng giám sát hoạt động có hiệu lực sẽ giúp các thành viên trong DN hiểu rò mục tiêu, mức độ rủi ro, quyền hạn và trách nhiệm. Điều này giúp DN tăng cường HQTC. M Rezende và J Wu (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại ở Mỹ từ năm 1994 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kiểm tra thường xuyên


24


hơn sẽ làm tăng khả năng sinh lời bằng cách giảm tổn thất cho vay và vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy các giám sát viên hạn chế rủi ro mà các ngân hàng phải chịu và từ đó giúp hạn chế tổn thất của các ngân hàng đối với các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, Hirtle và cộng sự (2020) cũng khám phá tác động của giám sát đối với rủi ro, lợi nhuận và tăng trưởng của các ngân hàng ở Mỹ. Kết quả cũng cho thấy giám sát tốt hơn sẽ ít rủi ro hơn, ít biến động hơn và ít nhạy cảm hơn với suy thoái của ngành, nhưng không có tốc độ tăng trưởng hoặc lợi nhuận thấp hơn.

1.4.2. Nghiên cứu trong nước

Trong khi vấn đề KSNB cũng như tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính được rất nhiều nhà quản lý quan tâm cũng như rất nhiều tác giả nghiên cứu trên thế giới thì vấn đề này ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Tại Việt Nam, đa số các nghiên cứu về KSNB theo hướng là hoàn thiện hệ thống KSNB chỉ có một vài công trình nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả hoạt động. Trong đó, tiêu biểu là nghiên cứu:

Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng (2015) dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết bất định tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố thuộc thành phần của KSNB tác động đến hiệu quả tài chính và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác giả cũng xem xét tác động của KSNB đến HQTC (ROA) với biến kiểm soát là mức độ vận dụng KSNB theo quy định Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế chỉ dừng lại ở nội dung xây dựng mô hình thực nghiệm nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính và rủi ro các NHTM Việt Nam mà tác giả chưa đi thu thập dữ liệu và thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn tại các NHTM Việt Nam.

Vò Thu Phụng (2016) cho rằng các thành phần cấu thành của hệ thống KSNB có tác động đến hiệu quả hoạt động của EVN Việt Nam. Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung xem xét tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động tại EVN Việt Nam. Dựa trên các lý thuyết nền tảng về KSNB như: lý thuyết Chaos, lý thuyết uỷ nhiệm, lý thuyết quyền biến, lý thuyết doanh nghiệp và lý thuyết các bên liên quan. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với biến độc lập là 5 thành phần của KSNB theo COSO và biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của EVN được đo lường thông qua 4 chỉ tiêu: lợi nhuận, ROA, ROE và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia và phát phiếu khảo sát tác giả đã khám phá 20 yếu tố thuộc KSNB mới ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của EVN và qua kết quả kiểm định đã phát hiện được 49 biến đo lường thuộc 10 nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của EVN


25


Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động của EVN Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế là nghiên cứu chỉ đặt trọng tâm vào hiệu quả hoạt động của EVN mà bỏ qua các mục tiêu quan trọng nữa của hệ thống KSNB và với mô hình nghiên cứu được xây dựng khẳng định được 10 nhân tố thuộc 5 thành phần KSNB với 49 biến quan sát mới giải thích được 64,9% qua dữ liệu thu thập được. Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo bổ sung thêm các biến quan sát vào các thành phần còn lại của KSNB.

Chu Thị Thu Thủy (2016) dựa trên khung lý thuyết của COSO tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa tổ chức KSNB chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa VN. Bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng tác giả đã phân tích chi tiết những đặc điểm riêng của DNNVV ảnh hưởng đến tổ chức KSNB CPSX đồng thời xem xét tác động của tổ chức KSNB CPSX đối với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các DNNVV ở VN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức KSNB CPSX trong các DNNVV ở VN.

Nguyễn Thị Kim Anh (2019) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả hoạt động và tính tuân thủ các quy định ở các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã cho thấy có sự tác động tích cực giữa các thành phần của KSNB với hiệu quả hoạt động và tính tuân thủ

Phụ lục 01: Bảng tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về KSNB

1.5. Kết quả từ các nghiên cứu trước

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đã đúc rút một số vấn đề mà các nghiên cứu trước đây đã đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết.

1.5.1. Đối với các nghiên cứu có liên quan hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến hoàn thiện HT KSNB chủ yếu theo hướng quản trị. Các nghiên cứu này đều cho rằng HT KSNB được sử dụng để quản lý rủi ro và việc hoàn thiện HT KSNB là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo các mục tiêu của tổ chức. Với đối tượng nghiên cứu đa dạng có thể là 1 ngành hoặc một tập đoàn hoặc 1 công ty cụ thể nhưng các nghiên cứu đều dựa theo khung lý thuyết của COSO và Basel về HT KSNB cộng thêm những khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp. Các tác giả đã hệ thống và phát triển các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB; nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các công ty, chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu định


26


tính (bao gồm: phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả).Từ đó, các tác giả đã thấy được những ưu điểm và hạn chế của HT KSNB và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Các đề xuất đưa ra chủ yếu theo hướng hoàn thiện từng thành phần của hệ thống KSNB.

Mặt khác, trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện tác giả nhận thấy có nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố cấu thành của HTKSNB: những quan điểm xem xét KSNB được cấu thành bởi 3 yếu tố như môi trường KS, hệ thống kế toán và các thủ tục KS. Có thể kể đến : Arens và cộng sự (1988); Conor O’leary (2005); Phạm Bính Ngọ (2011); Nguyễn Thu Hoài (2011); Bùi thị Minh Hải (2014); Nguyễn Thị Lan Anh (2014); Đinh Hoài Nam (2016)..., Bên cạnh đó, có quan điểm xem xét KSNB theo khung COSO với đầy đủ 5 yếu tố cấu thành: Môi trường KS, quá trình đánh giá RR, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động KS và giám sát các KS. Có thể kể đến: Noorvee, L (2006); Dinapoli, T.P (2007); Karagiorgos, T và cộng sự (2008); Samuel, I.K & Wagoki, J. (2014); Nguyễn Thanh Trang (2015); Nguyễn Thị Thu Phương (2016); Nguyễn Thị Thu Hà (2016); Nguyễn Thanh Thủy (2017); Hoàng Thanh Hạnh (2017)...

1.5.2. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

Bên cạnh các nghiên cứu theo hướng hoàn thiện HT KSNB thì trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu theo hướng xem xét các nhân tố tác động đến KSNB. Đa phần các nghiên cứu này đều dựa trên các cơ sở lý thuyết quản trị và khung lý thuyết của COSO để đưa ra mô hình dự kiến có thể là 1 thành phần hoặc các thành phần của KSNB tác động đến biến phụ thuộc là hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoặc một số nghiên cứu còn xem xét tác động trong điều kiện các biến kiểm soát tác động. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngoài các thành phần của KSNB tác động đến tính hữu hiệu của KSNB còn có các nhân tố bên ngoài tác động đến hữu hiệu của KSNB. Hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp định lượng để đo lường tác động của các nhân tố tới hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ngoài ra một số nghiên cứu còn sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định tính để khám phá thêm nhân tố hoặc biến số mới và phương pháp định lượng để đi kiểm định lại mối quan hệ đó. Đa phần các nghiên cứu này đều được thực hiện tại ngành ngân hàng tuy nhiên một số nghiên cứu cũng được thực hiện ở một số ngành khác.


27


Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB còn khá mới mẻ nên có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Một trong số các nghiên cứu ít ỏi ấy chủ yếu tập trung trong thời gian gần đây là: nghiên cứu của Lê Anh Thư & cộng sự (2014), Hồ Tuấn Vũ (2016), Nguyễn Thị Hoàng Lan (2019). Các nghiên cứu này đều kế thừa kinh nghiệm của các nghiên cứu trên thế giới và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các nghiên cứu này đều kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả của các nghiên cứu đều chỉ ra tác động tích cực của các thành phần của KSNB đến hữu hiệu của KSNB.

1.5.3. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là vấn đề được rất nhiều nhà quản lý và các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm chính vì vậy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đều đã xây dựng phương trình hồi quy để biểu thị mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Sau đó sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính. Kết quả các nghiên cứu cho thấy mỗi nhân tố có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả tài chính của DN, có thể theo chiều hướng tích cực, có thể tiêu cực. Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các nhân tố tạo ra sự khác biệt về hiệu quả tài chính trong DN như cơ cấu tài sản - vốn, quy mô, thời gian hoạt động, công nghệ,...Trong số các nhân tố trên, mỗi tác giả có thể có thước đo khác nhau và sử dụng các nhân tố có vai trò khác nhau, có thể là biến độc lập hoặc có thể là biến kiểm soát ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. Qua các nghiên cứu, tác giả nhận thấy chủ yếu quy mô của DN được đo lường bằng tổng tài sản, tổng doanh thu, số lượng lao động. Thời gian hoạt động đo bằng số tuổi DN hay số năm hoạt động. Biến phụ thuộc phản ánh hiệu quả tài chính của DN được các tác giả lựa chọn với các thước đo khác nhau, tuy nhiên thước đo mà hầu hết các nghiên cứu trước đã sử dụng đó là: ROA, ROE, ROS,...Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính trên thế giới và Việt Nam, Tác giả kế thừa và phát triển một số nội dung sau: Kế thừa một số nhân tố (thời gian hoạt động, quy mô của DN) làm biến kiểm soát tác động đến hiệu quả tài chính; Kế thừa và phát triển các thước đo về HQTC trong DN may mặc Việt Nam.

1.5.4. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính

Tóm lại, nhiều công trình trong và ngoài nước khẳng định mối quan hệ giữa


28


KSNB và HQTC. Trong các nghiên cứu KSNB thường bao gồm các yếu tố như môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát. HQTC đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính như khả năng thanh khoản, ROA, ROI, ROE...

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến KSNB hoặc một số nghiên cứu theo hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính thì cũng có các nghiên cứu thực hiện xem xét tác động của KSNB đến HQTC. Đa phần các nghiên cứu này được thực hiện ở các nước phát triển như Mỹ, Canada,.. và các nước kém phát triển như Kenya, Nigeria,.. rất ít hoặc hầu như không có nghiên cứu thực hiện ở các nước đang phát triển. Đối tượng nghiên cứu khảo sát chủ yếu tập trung vào ngành ngân hàng và một số ngành khác nhưng hầu như không có nghiên cứu về ngành may mặc. Các tác giả đều dựa trên quan điểm hiện đại về KSNB để xem xét tác động có thể là một hoặc tất cả các thành phần của KSNB đến HQTC. Hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện bằng phương pháp định lượng để đo kiểm định mối quan hệ và đo lường mức độ tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Một số nghiên cứu còn kết hợp cả phương pháp định tính để khám phá thêm nhân tố và biến số thuộc đặc trưng của ngành hoặc đất nước để cho thêm vào mô hình và dùng phương pháp định lượng để kiểm định các nhân tố đó.

1.6. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả

1.6.1. Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm có liên quan ở trong nước và quốc tế, tác giả phát hiện ra khoảng trống nghiên cứu như sau:

+ Thứ nhất: Chưa có nghiên cứu khám phá bổ sung các nhân tố KSNB tác động đến hiệu quả tài chính mang đặc thù của ngành may mặc.

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính đã xem xét hiệu quả tài chính theo nhiều khía cạnh khác nhau. Phần lớn mỗi nghiên cứu đo lường hiệu quả tài chính theo một khía cạnh đơn lẻ về giá trị kế toán như: các chỉ tiêu tài chính cổ điển, các chỉ tiêu tài chính hiện đại hoặc theo các chỉ số tài chính đặc thù trong ngành. Chưa có nghiên cứu kết hợp làm rò sự khác nhau về tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính theo khả năng sinh lời và theo các chỉ số tài chính đặc thù của ngành may mặc để so sánh, chẳng hạn như năng suất lao động,... Các quan sát thuộc các thành phần của KSNB chủ yếu sử dụng theo COSO mà rất ít các nghiên cứu khám phá những quan sát mới mang đặc thù của ngành hoặc lĩnh vực.


29


+ Thứ hai: Các nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính được thực hiện ở các lĩnh vực và ngành nghề khác tại các nước có nền kinh tế phát triển hoặc kém phát triển chưa đủ tin cậy để suy rộng cho các doanh nghiệp may mặc ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu được tiến hành tại một số quốc gia phát triển có hoạt động KSNB ra đời và phát triển từ lâu như Mỹ và các nước châu Âu hoặc các nước có nền kinh tế kém phát triển như: Uganda, Kenya,... và các nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở các lĩnh vực và ngành khác như: ngân hàng, mía đường, giáo dục,... mà chưa có nghiên cứu trong ngành may mặc. Vì vậy đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì nghiên cứu của các tác giả khác nhau ở nước ngoài liên quan đến hoạt động KSNB nói chung hay KSNB trong ngành may mặc nói riêng và ảnh hưởng của KSNB đến HQTC trong các doanh nghiệp ngành may mặc còn rất hiếm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chỉ rò kết quả có thể thay đổi khi nó được áp dụng trong điều kiện của quốc gia và ngành nghề có đặc điểm khác nhau, do đó việc xem xét kết quả của các nghiên cứu này tại các doanh nghiệp may mặc trong điều kiện kinh tế Việt Nam cần được quan tâm.

+ Thứ ba: Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu định lượng đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các DN may mặc Việt Nam.

Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam có thể thấy rằng, đã có nhiều tác giả tập trung vào việc nghiên cứu các mảng vấn đề khác nhau liên quan đến KSNB như: xây dựng mô hình của hệ thống KSNB theo COSO hoặc BASEL, tổ chức hệ thống KSNB, hoàn thiện hệ thống KSNB của một ngành cụ thể, nghiên cứu tác động các nhân tố trong hệ thống KSNB tới hiệu lực KSNB của ngân hàng hoặc nghiên cứu tác động của các thành phần KSNB đến hiệu quả hoạt động của một tập đoàn nhà nước hay một ngành cụ thể, nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính ở lĩnh vực ngân hàng..... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu định lượng đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính trong điều kiện các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

+ Thứ tư: Chưa có các nghiên cứu trong và ngoài nước về KSNB hướng đến mục tiêu cải thiện hiệu quả tài chính của các DN may mặc Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói riêng. Mặt khác,

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí