Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Tài Chính


14


Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2014) với đề tài “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB trong các công ty cổ phần Việt Nam”. Nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến HTKSNB trong các công ty cổ phần Việt Nam bao gồm: chiến lược kinh doanh, cấu trúc tổ chức, nhận thức của tổ chức về sự bất ổn môi trường bên ngoài, văn hóa tổ chức

Hồ Tuấn Vũ (2016) đã dựa trên nền tảng các lý thuyết về KSNB như: lý thuyết lập quy, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý thuyết về tâm lý xã hội của tổ chức,...kết hợp với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính kết hợp định lượng trong đó nghiên cứu định tính giúp tác giả khám phá ra những nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB, nghiên cứu định lượng giúp tác giả đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu quả hệ thống KSNB trong các (Ngân hàng thương mại) NHTM Việt Nam trong đó 5 nhân tố là thành phần của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát và 2 nhân tố khác là: thể chế chính trị, lợi ích nhóm.

Phạm Thị Bích Thu (2018) đã dựa vào khung KSNB của COSO với đầy đủ 5 nhân tố và thang đo chi tiết 95 biến quan sát. Ngoài ra tính hữu hiệu của KSNB được bổ sung mục tiêu quản trị rủi ro và mục tiêu chiến lược của DN. Bằng phương pháp định lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính tác giả đã đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB, trên cơ sở đó để hoàn thiện KSNB tại các DN sản xuất Bia Rượu Nước giải khát VN.

Nguyễn Thị Hoàng Lan (2019) cho rằng cấu trúc KSNB có tác động tích cực đến sự HH của KSNB và mức độ tự chủ tài chính có ảnh hưởng đến tác động của cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB ở ĐVSN công lập ở Việt Nam, mức độ tự chủ tài chính càng cao thì mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB càng mạnh.

Như vậy các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở Việt Nam không nhiều, và các nghiên cứu này đều cho thấy các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chủ yếu là các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB.


15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.


1.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 4

1.3.1. Nghiên cứu quốc tế

Harper (2002) đã tiến hành nghiên cứu 178 doanh nghiệp ở Cộng hoà Czech với mô hình hồi quy biến độc lập là quy mô, hệ số nợ, tập trung sở hữu, cổ đông nước ngoài, đợt cổ phần hoá, vị trí địa lý của doanh nghiệp, ngành, chiến lược của DN và biến phụ thuộc là (tỷ suất sinh lợi từ tài sản) ROA, (Tỷ suất sinh lợi từ doanh thu) ROS, (doanh thu thực) RS, (Hiệu quả thu nhập thuần) NIE, (Hiệu quả bán hàng) SE và (Lực lượng lao động) EMP. Kết quả cho thấy quy mô, hệ số nợ, cổ đông nước ngoài tỷ lệ nghịch với ROA, ROS; trong khi tập trung sở hữu lại tỷ lệ thuận với ROA, ROS; doanh nghiệp trong ngành dịch vụ có sự cải thiện ROS tốt hơn nhưng đối với ROA thì lại thấp hơn các ngành khác.

Wei và cộng sự (2003) đã tiến hành khảo sát 208 doanh nghiệp ở Trung Quốc với mô hình hồi quy biến độc lập là năm cổ phần hoá, vị trí địa lý, quy mô của doanh nghiệp, cổ phần nhà nước, cổ đông nước ngoài và biến phụ thuộc là ROS, RS, (Đòn bẩy tài chính) LEV, EMPL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước, cổ đông nước ngoài có quan hệ tỷ lệ thuận với ROS trong khi đó năm cổ phần, quy mô doanh nghiệp tác động ngược chiều với ROS.

Boubakri và cộng sự (2005) nghiên cứu khảo sát 230 doanh nghiệp ở các nước đang phát triển với mô hình hồi quy biến độc lập là việc chuyển đổi nền kinh tế vĩ mô, quản trị doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, ngành kinh doanh của doanh nghiệp và biến phụ thuộc là ROS, (Hiệu quả hoạt động tính trên doanh thu/ số lượng lao động) SALEFF, (chi phí vốn trên doanh thu) CESA, (chi phí vốn trên tài sản) CETA. Kết quả cho thấy sự thay đổi GDP, thay đổi về cán cân thương mại và sự từ bỏ quyền kiểm soát của chính phủ có tác động tích cực đến chỉ tiêu ROS trong khi đó các nhân tố còn lại không có mối quan hệ với ROS

Huang &Wang (2011) đã tiến hành khảo sát 127 doanh nghiệp ở Trung Quốc với mô hình hổi quy biến độc lập là thời điểm hoạt động, quy mô, đòn bẩy tài chính; biến phục thuộc là ROA, ROE, ROS và EBIT và biến kiểm soát là năm và IND. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thời điểm sau cổ phần hoá ROA, ROS, EBIT của doanh nghiệp cao hơn trước cổ phần, quy mô càng lớn doanh nghiệp càng có hiệu quả, đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Alipour (2012) đã tiến hành nghiên cứu 35 doanh nghiệp ở Iran với mô hình hồi quy biến phụ thuộc là ROA, ROE, ROS và biến độc lập là thời điểm trước cổ phần và sau cổ phần, số năm cổ phần, hệ số nợ của doanh nghiệp, rủi ro của doanh nghiệp, sự


16


tăng trưởng doanh thu, quy mô doanh nghiệp, ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy số năm cổ phần hoá tỷ lệ nghịch với ROA, ROS và ROE, tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận giữa doanh thu với ROA, ROS và ROE, rủi ro của doanh nghiệp không có mối quan hệ với ROS nhưng lại có tác động thuận chiều với ROA và ROE, đòn bẩy tài chính tỷ lệ thuận với ROE nhưng tỷ lệ nghịch với ROA và ROS, quy mô của DN tỷ lệ thuận với ROS nhưng tỷ lệ nghịch với ROE và không có mối liên hệ với ROA.

Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nhân tố chủ yếu tạo ra sự khác biệt về hiệu quả tài chính trong DN bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Trong đó các nhân tố bên trong gồm: Quy mô, thời gian hoạt động, đòn bẩy tài chính, hệ số nợ,... Các nhân tố bên ngoài gồm: vị trí địa lý, môi trường kinh doanh, nền kinh tế vĩ mô

1.3.2. Nghiên cứu trong nước

Hiệu quả tài chính được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính không nhiều, nhất là ở Việt Nam, các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập trung vào việc đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính. Trong số những nghiên cứu đã được công bố trên, phải kể đến một số như sau:

Nguyễn Thị Cành (2009) cho rằng hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Qua tổng quan lý thuyết về đo lường hiệu quả và xây dựng mô hình định lượng đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tác giả đã đề xuất 2 mô hình nghiên cứu: mô hình 1 với biến độc lập là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn, yếu tố quản trị (doanh thu và chi phí), biến phục thuộc là lợi nhuận hoạt động; mô hình 2 với biến độc lập là cấu trúc vốn, chi phí - thu nhập, hệ số an toàn vốn, biến phụ thuộc là ROA. Bằng phương pháp định lượng qua mô hình hồi quy dựa trên bộ số liệu của 8 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam từ 2003 đến năm 2008 tác giả đã chỉ ra rằng cấu trúc vốn và VCSH có quan hệ đồng biến với lợi nhuận và ROA.

Chu Thị Thu Thuỷ & cộng sự (2015) đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty CP phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chính Minh. Tác giả đã tiến hành khảo sát 230 công ty CP phi tài chính niệm yết trên sàn chứng khoán thành phố HCM trong thời gian năm 2011 - 2013 của 14 ngành. Kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ ra rằng các yếu tố như: đòn bẩy tài chính, quy mô hoạt động của công ty, chu kỳ sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hòa vốn, năng lực quản lý và khả năng thanh toán nhanh đã ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cụ


17


thể là chỉ tiêu ROA. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ROA tác động thuận chiều lên ROE.

Nguyễn Thị Xuân Hồng (2017) cho rằng có tác động của cổ phần hoá đến HQTC của các DNNN Việt Nam. Nghiên cứu tập trung đánh giá sự thay đổi HQTC của các DNNN Việt Nam sau khi thực hiện chương trình cổ phần hoá thông qua các nhóm chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng lao động. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được mô hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố như: tỷ lệ sở hữu nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thời điểm hoạt động, sự thay đổi giám đốc điều hành sau cổ phần hoá, tốc độ tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy tài chính, quy mô tài sản, rủi ro tài chính và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đến HQTC (ROA, ROE, ROS). Bằng cách kết hợp nghiên cứu định tính với định lượng dựa trên 140 mẫu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trên sàn chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong mô hình đều có mối liên hệ với nhau.

Trần Nhân Phúc (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đối với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính (ROA, ROE, PBV, TOBIN’Q), biến độc lập gồm mức xếp hạng quản trị công ty và thành phần mức xếp hạng quản trị công ty, biến kiểm soát quy mô công ty theo tài sản và quy mô công ty theo lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa biến độc lập với các biến phục thuộc.

Nguyễn Đình Khôi (2018) nghiên cứu quản trị công ty và hiệu quả tài chính công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 789 công ty được niêm yết trên HOSE giai đoạn 2015- 2015. Dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết thông tin bất đối xứng xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính (ROA, ROE, TBQ, SRD) biến độc lập gồm chỉ số QTCT tổng, quyền cổ đông,... biến kiểm soát là quy mô công ty đo bằng tổng tài sản, đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty có hệ thống QTCT tốt sẽ giúp tăng hiệu quả tài chính.

Như vậy có thể nhận thấy đa phần các nghiên cứu đều cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như: quy mô doanh nghiệp (tổng tài sản, số lao động); thời gian hoạt động (số năm hoạt động)

1.4. Nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính

1.4.1. Nghiên cứu quốc tế

Bên cạnh các dòng nghiên cứu trên còn khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hoạt động tài chính của các đơn vị có KSNB vững mạnh là tốt hơn so với


18


các đơn vị có KSNB yếu. Điều này được chứng minh bằng các nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Chih - Yang Tseng (2007), Mawanda (2011), Muraleetharan (2011), Njeri (2013), Munene (2013), Mafiana (2013), Mwakimasinde & cộng sự

(2014), Kamau (2014), Ejoh & Ejom (2014), Kinyua (2016), Shabril & cộng sự (2016),..... Các nghiên cứu này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau như: Kenya, Uganda, Trung Quốc, Mỹ... với nhiều ngành nghề kinh doanh khác như:

Chih - Yang Tseng (2007) đã sử dụng mô hình thu nhập phần dư để phân tích mối quan hệ giữa KSNB và HQTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Tác giả đã chứng minh được các công ty có giá trị thị trường thấp là do KSNB yếu kém. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn hạn chế là chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố của các công ty mà không thực hiện khảo sát để xác định những điểm yếu tiềm tàng của KSNB.

Mawanda (2011) dựa trên lý thuyết đại điện tác giả đi điều tra và tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa hệ thống KSNB, hiệu quả hoạt động tài chính của các học viện giáo dục cấp cao ở Uganda. Với mô hình nghiên cứu trong đó biến độc lập gồm: Môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hoạt động kiểm soát; biến phục thuộc gồm: hiệu quả tài chính (tính thanh khoản, trách nhiệm giải trình, báo cáo) và biến điều tiết: bộ giáo dục và chính sách của hội đồng quản trị. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận định tính và định lượng bằng cách sử dụng khảo sát, sự tương quan và nghiên cứu trường hợp như các thiết kế nghiên cứu. Số liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi và hướng dẫn phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ cùng chiều giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính.

Muraleetharan (2011), nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần của KSNB với hiệu quả tài chính. Ông sử dụng mẫu ngẫu nhiên từ 65 tổ chức công cộng và 18 tổ chức tư nhân ở quận Jaffna ở Sri Lanka, nhằm kiểm định mô hình được thiết kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tài chính. Nhưng ngược lại, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính.

Shanmugam & cộng sự (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động thông qua các biến như: tăng trưởng lợi nhuận, tăng doanh thu bán hàng, ROI,... của các DN nhỏ và vừa tại Malaysia

Fanta và cộng sự (2013) dựa vào lý thuyết đại diện nghiên cứu đánh giá mỗi quan hệ giữa cơ chế của hệ thống KSNB và các công cụ quản trị bên ngoài của NHTM ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM được đo lường bằng biến ROE


19


và ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng nhà quản trị và sự tồn tại của Ủy ban kiểm toán trong hội đồng quản trị đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính NHTM.

Các nghiên cứu nhằm đo lường mối quan hệ giữa KSNB với HQTC được thực hiện tại Kenya với các đối tượng khác nhau đều cho thấy các thành phần của KSNB tác động đến hiệu quả tài chính. Cụ thể, Njeri (2013) đã dựa vào lý thuyết đại diện, lý thuyết bất định và lý thuyết doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc hệ thống KSNB với hiệu quả tài chính (ROA) của các doanh nghiệp sản xuất ở Kenya. Nghiên cứu đã chọn ra 20 công ty sản xuất từ 64 công ty sản xuất bằng phương pháp hồi quy đa biến trên phần mền SPSS 22.0 tác giả đã chỉ ra rằng môi trường kiếm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông tác động tích cực đến ROA nhưng giám sát lại tác động ngược chiều với ROA. Magara (2013) dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính tại các HTX tín dụng ở Kenya. Kết quả cho thấy hoạt động kiểm soát và hoạt động giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (ROA). Mugo, J. M. (2013) dựa vào lý thuyết đại diện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp tác giả đã chỉ ra rằng có mối quan hệ đáng kể giữa hệ thống KSNB với hiệu quả tài chính của các cơ sở đào tạo kỹ thuật ở Kenya. Mwakimasinde & cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng hệ thống KSNB giúp tăng hiệu suất của các công ty mía đường trên 42,8%. Thước đo của KSNB là HQTC được đo lường thông qua các chỉ tiêu chi phí đơn vị, đạt được mục tiêu và khả năng sinh lời. Nyakundi và các cộng sư (2014) nghiên cứu tác động của KSNB đến HQTC trong các DNNVV của Kenya. Kết quả cho thấy biến độc lập là Môi trường KS, hoạt động KS và giám sát kiểm soát tác động đáng kể đến sự thay đổi của biến phụ thuộc là HQTC (ROI). Kamau (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của KSNB đóng góp đến 75,5% sự thay đổi trong hoạt động tài chính.

Mafiana (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả KSNB và hiệu quả tài chính trước, trong và sau khi có sự can thiệp của ngân hàng trung ương Nigeria. Tác giả đã dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết tổ chức với mô hình nghiên cứu dự kiến là biến độc lập là hiệu quả KSNB, biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính và biến điều tiết là ngân hàng trung ương. Ông đã tiến hành khảo sát 24 ngân hàng thương mại ở Nigeria. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả đã chỉ ra rằng KSNB hiệu quả sẽ tác động tích cực tới hiệu quả tài chính và nghiên cứu cũng


20


cho rằng sự can thiệp của ngân hàng trung ương không có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa hiệu quả KSNB và hiệu quả tài chính.

Ejoh & Ejom (2014) nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các tổ chức đại học ở Nigeria với mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất trong đó biến độc lập là KSNB và biến phục thuộc là hiệu quả tài chính gồm các biến số là tính thanh khoản, trách nhiệm giải trình và báo cáo. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính dựa trên mẫu nghiên cứu là trường cao đẳng giáo dục tiểu bang Cross River, tác giả đã chỉ ra rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa KSNB và hiệu quả tài chính.

Sanusi & cộng sự (2015) nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiệu quả của KSNB, quản lý tài chính và thực hiện trách nhiệm giải trình của nhà thờ Hồi giáo ở Malaysia. Tác giả đã dựa trên 500 bảng hỏi gửi cho chủ tịch và thủ quỹ của 250 nhà thờ Hồi giáo với mô hình nghiên cứu biến độc lập là sự tham gia ngân sách, trách nhiệm giải trình, sử dụng vốn, hệ thống KSNB và biến phụ thuộc là thực hiện quản lý tài chính. Kết quả cho thấy hệ thống KSNB đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả tài chính.

Zipporah (2015) nghiên cứu tác động của 5 nhân tố thuộc KSNB đến hiệu quả hoạt động. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp là BCTC của 35 DN tại Nairobi, Kenya trong giai đoạn 2013-2014 để phân tích tình hình tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố môi trường KS, đánh giá RR, các hoạt động GS, thông tin truyền thông có tác động cùng chiều còn nhân tố giám sát lại có tác động ngược chiều.

Al – Thuneibat, Ali A (2015) nghiên cứu nhằm điều tra sự tuân thủ của các công ty cổ phần của Ả Rập Xê Út với các yêu cầu kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn của Ả Rập Xê Út về kiểm soát nội bộ và tác động của nó đến lợi nhuận của các công ty này. Với mô hình biến độc lập là các thành phần của KSNB và biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính (ROA, ROE, EPS, PM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ tất cả các thành phần của KSNB là rất cao. Qua phân tích cũng cho thấy tác động của KSNB và các thành phần của KSNB lên ROA và ROE là có ý nghĩa và tích cực, trong khi tác động lên EPS và PM là tích cực nhưng không đáng kể về mặt thống kê.

Kinyua (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường kiểm soát nội bộ, chức năng kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và hoạt động kiểm soát nội bộ với hiệu quả tài chính. Tác giả đã dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết thể chế, lý thuyết hệ thống, lý thuyết quản lý và lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với mẫu nghiên cứu là 144 nhà quản lý cấp cao của 62


21


công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nairobi bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng tác giả đã chỉ ra rằng quản lý rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đền hoạt động tài chính, tiếp theo là quản trị doanh nghiệp, kiểm soát hoạt động, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu cũng cho rằng Chính phủ có ảnh hưởng đáng kể trong việc điều tiết mối quan hệ giữa KSNB với HQTC.

Shabril & cộng sự (2016) nghiên cứu tác động của hệ thống KSNB đối với lợi nhuận của hợp tác xã ở Malaysia. Với mô hình nghiên cứu biến độc lập là 5 thành phần của KSNB và biến phục thuộc là lợi nhuận bằng phương pháp nghiên cứu định tính tác giả đã chỉ ra rằng hệ thống KSNB tốt sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của hợp tác xã cũng như giúp ổn định và phát triển phong trào hợp tác ở Malaysia.

Mire (2016) đã cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát đến HQTC của các công ty chuyển tiền tại Mogadishu - Somalia.

Sahabi Ibrahim & cộng sự (2017) đã cho thấy hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ và giám sát có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các tổ chức y tế ở vùng Tây Bắc Ghana.

MG Ramadhan, E Herwiyanti (2017) đã phân tích ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính PT. Kereta Api Indonesia. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng, với kỹ thuật phân tích hồi quy nhiều tuyến tính. Việc lấy mẫu của nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu có chủ đích. Những người được hỏi tham gia vào nghiên cứu này là 52 người, bao gồm các trợ lý quản lý và giám sát trong PT KAI UPT Balaiyasa Manggarai. Kết quả cho thấy môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát cũng như thông tin và truyền thông có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tài chính. Trong khi việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến hiệu quả hoạt động tài chính, trong khi việc giám sát có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động tài chính.

Ahmed, A. M., & Muhammed, A. A. (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính của Asiacell với tư cách là một công ty viễn thông ở Vùng Kurdistan của Iraq. Với mô hình biến độc là 5 thành phần của KSNB và biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả đã cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông có mối quan hệ tích cực với hiệu quả tài chính trong khi giám sát lại có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả tài chính.

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí