54
Trong đó:
GTTT của VCP: Giá trị thị trường của vốn cổ phần GTSS của VCP: Giá trị sổ sách của vốn cổ phần
Ngoài chỉ tiêu trên, trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng (2012) đã đề cập đến hai chỉ tiêu tài chính khác như: chỉ tiêu giá trị thị trường gia tăng (MVA) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA).
Với đề tài nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thì hiệu quả tài chính có thể được đo lường qua các tiêu chí sau: ROA, ROE, ROS, hiệu quả sử dụng lao động.
2.3. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
KSNB và hiệu quả tài chính có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ: KSNB được thiết lập và vận hành nhằm mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của DN trong đó có HQTC, và bản thân KSNB được xây dựng trên cơ sở nguồn lực tài chính tốt. Sự tác động của KSNB đến HQTC DN được tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện, lý thuyết hành vi, lý thuyết bất định, lý thuyết lợi ích và chi phí, quan điểm của COSO về KSNB và tổng quan những công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến KSNB và HQTC. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Cụ thể: Ge & Mc Vay (2005) và Mitchell (2007) đã cho thấy KSNB không hiệu quả có thể làm cho giá cổ phiếu biến động và công ty sẽ mất khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Fadil và các cộng sự (2005) cho thấy KSNB hữu hiệu có tác động tích cực đến doanh thu. Nghiên cứu của Browna và các cộng sự (2008) cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa KSNB đối với lợi nhuận sau thuế của DN. Nghiên cứu của Mawanda (2011) đã khẳng định có một mối quan hệ tích cực giữa KSNB với hiệu quả tài chính. Dechow và các cộng sự (2011) kết luận rằng KSNB yếu kém sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đồng thời dẫn tới hành vi chi phối thu nhập. Muraleetharan (2011) cho thấy KSNB ảnh hưởng đến HQTC (ROA, ROE). Leng, J & Zhao, P., (2013) cho rằng KSNB của các công ty có giao dịch mua bán & sát nhập không thuộc lĩnh vực tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến Trung Quốc có liên quan tích cực đến kết quả kinh doanh. Magara, C.N (2013) cho thấy hoạt động tài chính của các tổ chức SACCOs cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả yếu kém của KSNB. Caroline (2013) cho thấy KSNB của các hãng chế tạo ở Kenya ảnh hưởng đến khả
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Của Kiểm Soát Nội Bộ
- Các Yếu Tố Cấu Thành Kiểm Soát Nội Bộ
- Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 8
- Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Đánh Giá Rủi Ro Tới Hiệu Quả Tài Chính
- Đối Tượng Khảo Sát Trong Nghiên Cứu Định Tính
- Đối Tượng Tham Gia Phỏng Vấn Chuyên Gia
Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.
55
năng sinh lời. Nyakundi và các cộng sự (2014) đã khẳng định KSNB hữu hiệu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (ROE) trong DNNVV tại Kenya. Musya, F.A. (2014) sử dụng lý thuyết đại diện giải thích mối quan hệ giữa KSNB và doanh thu. Kết quả cho thấy yếu kém của KSNB trong hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, sự thông đồng đã tạo cơ hội cho gian lận, tham ô và thất nguồn thu. Nghiên cứu của Tuấn, N. và Hưng, Đ.N. (2015) dựa vào lý thuyết đại diện giải thích KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính (ROA). Channar et al. (2015) cho thấy KSNB của các ngân hàng ở Hyderabad ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Kinyua (2016) cũng cho thấy KSNB trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nairobi có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Theo Zhou H., Chen H. và Chen Z. (2016) cũng cho thấy KSNB tác động đến khả năng sinh lời của các hãng. Duke D. Obonyo (2018) cho thấy tất cả các khía cạnh của KSNB đều có tác động tích cực và ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các tổ chức này. Eke Gift.O (2018) cho thấy KSNB của các tổ chức thuộc ngành khách sạn có mối quan hệ tích cực tới hiệu quả tài chính (tổng doanh thu, khả năng sinh lời, ROA).
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra từng thành phần của KSNB có vai trò rất quan trọng trong việc tăng HQTC trong các DN:
- Mối quan hệ giữa môi trường kiểm soát và hiệu quả tài chính:Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến cách thức quản lý của một tổ chức nên tác động trực tiếp đến hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp hay nói cách khác môi trường kiểm soát khoa học là điều kiện tiên quyết để đạt được HQTC cao. Điều này đã được chứng minh qua kết quả của rất nhiều nghiên cứu như: Mawanda (2008); Muraleetharan (2010),… Một số nghiên cứu khác cho thấy không chỉ môi trường kiểm soát có mối quan hệ với hiệu quả tài chính mà các thành phần của môi trường kiểm soát cũng có mối quan hệ với hiệu quả tài chính như:
Tính chính trực và giá trị đạo đức: tính chính trực và giá trị đạo đức chính là văn hóa của tổ chức, tác động đến thái độ và tinh thần làm việc, sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Một tổ chức có văn hóa tổ chức cao giúp tăng cường trao đổi ý kiến tham khảo giữa các thành viên trong tổ chức không chỉ giúp các thành viên hoàn thành công việc hiệu quả, năng suất hơn mà những ý kiến đóng góp của họ sẽ giúp DN phát triển hơn. Thêm vào đó, tính chính trực và giá trị đạo đức giúp tạo “lòng tin” cho các nhân viên từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và chi phí xử lý công việc của các thành viên trong tổ chức. Nếu nhà quản lý cấp cao luôn tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử, cân bằng hài hòa lợi ích giữa các thành viên trong tổ chức thì nhân viên trong tổ chức
56
sẽ lấy họ làm tấm gương để làm việc và các nhân viên sẽ yên tâm đóng góp sức lực để xây dựng DN. Như vậy, một tổ chức duy trì được tính chính trực và giá trị đạo đức cao là những tổ chức sẽ đạt được những thành tựu về sự hợp tác, sự gắn kết, sự sáng tạo, sự minh bạch, tinh thần làm việc hiệu quả của nhân viên, lòng trung thành của khách hàng và quan hệ đối tác từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài chính của DN.
Cơ cấu tổ chức hợp lý cũng là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy HQTC của DN. CCTC hợp lý tạo điều kiện cho việc kết nối thông tin bên trong và bên ngoài được liên tục, các thành viên trong tổ chức hiểu rò quyền hạn, trách nhiệm của mình từ đó tăng hiệu quả hoạt động cho DN. Ngoài ra, CCTC hợp lý còn giúp sự phối hợp giữa các thành viên trong tổ chức dễ dàng, linh hoạt và khoa học sẽ giúp rút ngắn thời gian SX, tiết kiệm chi phí và cải thiện HQTC.
Chính sách nhân sự: DN có chính sách nhân sự hợp lý không chỉ giúp nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động, tăng động lực làm việc, duy trì chất lượng làm việc của nhân viên, giảm trốn tránh làm việc và khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với DN mà còn giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao HQTC. Thật vậy, Nếu DN có chính sách nhân sự hợp lý thì sẽ tìm kiếm được những nhân viên tài năng, hiệu suất thực hiện công việc của nhân viên cao, kỹ năng và tri thức của nhân viên từ đó không chỉ giúp DN phát triển bền vừng mà còn tạo ra giá trị tăng thêm nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
- Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro với hiệu quả tài chính: Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thì DN ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro từ bên trong và bên ngoài DN. Đánh giá rủi ro cho phép các DN xem xét rủi ro trong quá trình ra quyết định, ngăn chặn những công việc trùng lắp và giảm chi phí. Ngoài ra, đánh giá rủi ro là cơ sở khách quan nhất cho việc phân bổ nguồn lực trong DN. Hơn nữa, đánh giá rủi ro giúp giảm thiểu những áp lực tài chính và kiểm soát chi phí biến đổi từ đó tăng thu nhập của DN. Như vậy, Đánh giá rủi ro mang lại rất nhiều lợi ích cho DN không chỉ giúp làm tăng giá trị của DN, cải thiện HQTC mà còn tăng khả năng đạt được mục tiêu của DN.
- Mối quan hệ giữa hoạt động kiểm soát với hiệu quả tài chính:Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục đảm bảo cho chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, từ đó hỗ trợ để đạt được mục tiêu nói chung trong đó có HQTC nói riêng. Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều hoạt động đa dạng xảy ra ở tất cả các câp khác như trong DN như: sự phê chuẩn, ủy quyền, xác minh, đối chiếu,…. nhằm hạn chế rủi ro
57
có thể xảy ra là cơ sở cho việc hoàn thành các mục tiêu của KSNB. Việc kiểm soát tốt quá trình phân bổ các nguồn lực sẽ tác động đến HQTC của DN.
- Mối quan hệ giữa thông tin, truyền thông với hiệu quả tài chính: Hệ thống thông tin và truyền thông bao gồm các báo cáo chứa đựng các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính, các thông tin hoạt động bên trong và các thông tin bên ngoài nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định hàng ngày như: giám sát hoạt động kinh doanh, phân bổ nguồn lực hợp lý hay cung cấp những thông tin cho các quyết định chiến lược,…Hệ thống thông tin và truyền thông hiệu lực giúp cho nhà quản lý có những thông tin phù hợp và chất lượng để đưa ra quyết định đúng, giúp nhân viên trong DN có thông tin cần thiết, kịp thời để thực hiện tốt công việc từ đó tăng cường HQTC trong DN. Hệ thống thông tin kế toán một phần quan trọng trong hệ thống thông tin không chỉ giúp doanh nghiệp lưu trữ và xử lý dữ liệu mà còn là cầu nối giữa hệ thống quản trị và hệ thống tác nghiệp giúp DN giảm chi phí tiết kiệm thời gian nâng cao HQTC. Zhang (2007) cho rằng thành công của hoạt động kinh doanh cũng như kế toán và kiểm soát hành chính về cơ bản được xác định bởi một hệ thống kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra thông tin đáng tin cậy và thích hợp bởi thông tin kế toán. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng KSNB có mối quan hệ tích cực và có thể góp phần cải thiện hiệu quả tài chính của các công ty công nghiệp ở Iraq (Kashif, 2018; Nwaiwu, 2018; Dalayeen & Al-Dalaien, 2018; Adenike Akanbi & J. O, 2018; Teru, Idoku & Ndeyati, 2017; Abayomi & Adegoke, 2016; Salehi, Dashtbayaz, Bahrami & Teymoori, 2015; Saeidi & Prasad, 2014). Cùng quan điểm này, Mohammad và Alrjoub (2017) trong nghiên cứu của họ chỉ ra rằng các tính năng hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tài chính của các công ty công nghiệp ở Jordan tăng 55%.
- Mối quan hệ giữa giám sát với hiệu quả tài chính: Giám sát giúp đánh giá tính hiệu lực của các thành phần của KSNB từ đó giúp phát hiện những khiếm khuyết của KSNB là cơ sở để KSNB đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Giám sát còn giúp các thành viên trong DN hiểu rò quyền hạn, trách nhiệm, mục tiêu và mức độ rủi ro. Do đó giám sát không hiệu lực có thể dẫn đến việc không đạt được mục tiêu từ đó làm giảm HQTC.
2.4. Các lý thuyết có liên quan
KSNB có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Việc nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã có từ lâu và lý thuyết về kiểm soát nội bộ cũng xuất hiện từ rất sớm với các trường phái khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, các lý thuyết làm
58
cơ sở cho việc nghiên cứu bao gồm: Lý thuyết đại diện, Lý thuyết bất định, Lý thuyết hành vi.
2.4.1. Lý thuyết đại diện (agency theory)
- Nội dung của lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện được khởi xướng bởi Jensen và Meckling vào năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Lý thuyết này cho thấy các vấn đề nảy sinh khi các nhà quản lý hành động không phải vì mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Hai khuynh hướng chính trong lịch sử nghiên cứu thuyết đại diện gồm: lý thuyết đại diện tích cực và lý thuyết chủ sở hữu - người quản lý. Trong đó khuynh hướng lý thuyết đại diện tích cực có thể kể đến nghiên cứu của các học giả sau: Jensen và cộng sự (1976) nghiên cứu về cấu trúc của tổ chức, Fama (1980) nghiên cứu về vai trò của thị trường vốn hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi của nhà quản lý và Jensen (1983) nghiên cứu về vai trò của ban giám đốc như một công cụ giám sát. Như vậy lý thuyết đại diện tích cực chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý tại các công ty đại chúng nhằm giúp hạn chế hành vi tư lợi của nhà quản lý. Trong khi đó lý thuyết chủ sở hữu - người quản lý lại chủ yếu tập trung vào mô hình hóa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý và mở rộng ra các mối quan hệ khác như: mối quan hệ giữa người chủ - người lao động, người bán - người mua,... Theo Eisenhardt (1989) thì nội dung cốt lòi của lý thuyết chính là sự cân bằng giữa chi phí để đo lường hành vi nhà quản lý với chi phí để đo lường kết quả và chuyển giao rủi ro cho nhà quản lý.
Như vậy dù nghiên cứu theo khuynh hướng nào thì lý thuyết đại diện cũng đều nhằm giải quyết hai vấn đề chính phát sinh trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý đó là: mâu thuẫn về lợi ích và chia sẻ rủi ro. Trong đó mâu thuẫn về lợi ích xảy ra khi cả chủ sở hữu và nhà quản lý đều hành động nhằm tối đa hóa lợi ích của cá nhân. Vì vậy để hạn chế các mâu thuẫn về lợi ích thì chủ sở hữu có thể đưa ra các ưu đãi cho người quản lý hoặc thiết lập các phương pháp kiểm soát thích hợp. Bên cạnh đó, mâu thuẫn về chia sẻ rủi ro xảy ra khi chủ sở hữu và nhà quản lý có quan điểm khác nhau đối với rủi ro.
- Áp dụng lý thuyết đại diện để giải thích về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới dẫn đến quy mô các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và càng có nhiều mối quan hệ phức tạp hơn đòi hỏi nhà quản lý phải có những kỹ năng, phẩm chất và trình độ nhất định mà không phải chủ doanh
59
nghiệp hoặc nhà đầu tư nào cũng có được. Từ thực tế cho thấy có những người có vốn nhưng không đủ khả năng quản lý nên họ trở thành nhà đầu tư hoặc ông chủ trong khi đó có những người có trình độ, kỹ năng và phẩm chất nhưng họ lại không có vốn nên họ sẵn sàng đứng ra quản lý vốn cho các chủ sở hữu do đó dẫn đến sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát. Chính sự tách biệt này đã dẫn đến khả năng nhà quản lý sẽ lợi dụng cơ hội để thực hiện hành vi tư lợi cho cá nhân mà bỏ qua cơ hội có thể mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu dẫn tới mâu thuẫn về lợi ích. Vì vậy để giảm thiểu mâu thuẫn này đòi hỏi cần một cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản lý công ty thông qua việc thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý hoặc thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế hành vi tư lợi của nhà quản lý. Chính vì vậy lý thuyết đại diện tồn tại giúp giải thích sự tồn tại của KSNB như là cơ chế để giám sát hành vi người quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu khi đó hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng lên. Mặt khác, Quản trị công ty giúp hài hòa lợi ích các thành viên trong công ty và giúp cho hoạt động của công ty hiệu quả hơn. Cơ chế quản trị công ty có thể được chia thành các cơ chế quản trị nội bộ và quản trị bên ngoài. KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ công ty nhằm giúp hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa nhà quản lý và chủ công ty; phục vụ quản lý và giúp công ty đạt hiệu quả cao. KSNB là một công cụ trong quản lý, phục vụ tốt nhất cho lợi ích công ty, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý các rủi ro. Nghiên cứu KSNB dựa trên lý thuyết đại diện giải thích cho sự cần thiết tồn tại KSNB trong công ty.
2.4.2. Lý thuyết bất định (contingency theory)
- Nội dung của lý thuyết bất định
Lý thuyết bất định do Wiio và Goldhaber (1993) khởi xướng. Lý thuyết này cho rằng không thể có một hệ thống quản trị duy nhất cho tất cả các tổ chức, hoặc có thể thỏa mãn tất cả các tình huống diễn ra trong một tổ chức. Hệ thống quản trị là bất định theo hoàn cảnh có thể thay đổi bất kì lúc nào. Hệ thống này cần phải có năng lực thích nghi với tất cả những thay đổi về môi trường, cạnh tranh, cơ cấu tổ chức hay công nghệ. Mặt khác, Cơ chế quản trị doanh nghiệp có thể được chia thành các cơ chế quản trị nội bộ và quản trị bên ngoài. KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn sự xung đột lợi ích, quản lý và chia sẻ các rủi ro giúp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Theo Naranjo - Jin (2004) cho rằng hệ thống thông tin kế toán được thiết kế công phu có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của tổ chức.
60
- Ứng dụng của lý thuyết bất định giải thích KSNB khác nhau đối với các ngành nghề khác nhau
Lý thuyết bất định cho thấy việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB sẽ khác nhau ở tổ chức khác nhau, ngành nghề khác nhau do hệ thống cần phải có năng lực thích nghi với tất cả những thay đổi về môi trường, cạnh tranh, cơ cấu tổ chức hay công nghệ. Chính vì vậy mặc dù đã có nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính ở lĩnh vực ngân hàng hoặc một số lĩnh vực khác nhưng tác giả vẫn chọn nghiên cứu trong lĩnh vực may mặc. Vì ngành may mặc của Việt Nam có những đặc thù riêng khác với các ngành khác về môi trường kinh doanh, cạnh tranh, về cơ cấu tổ chức hay yếu tố công nghệ. Theo Forster & Swenson (1997) tin rằng hệ thống thẻ điểm cân bằng cung cấp nhiều thông tin hơn cho việc ra quyết định, tạo ra sự thay đổi trong các quyết định, cải thiện kết quả tài chính của đơn vị, tăng hiệu quả quản lý nói chung. Vì vậy nhà quản lý muốn nâng cao hiệu quả tài chính cần vận dụng thẻ điểm cân bằng trong cơ chế giám sát của hệ thống KSNB. Mặt khác cũng theo Naranjo - Jin (2004) để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thì nhà quản lý cần quan tâm đến việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán thật công phu.
Như vậy lý thuyết bất định cũng là cơ sở lý giải tại sao tác giả chọn nghiên cứu tác
động của KSNB với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành may mặc Việt Nam.
2.4.3. Lý thuyết hành vi
- Nội dung của lý thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi được sử dụng để giải thích ý định thực hiện hành vi của con người (Fishbein và Ajzen, 1975). Theo lý thuyết này thì hành vi của con người được giải thích thông qua ý định hành động của họ. Bản chất, lý thuyết này cho rằng con người thường cân nhắc kết quả của hành động khác nhau trước khi thực hiện và họ sẽ chọn hành động mang lại kết quả mà họ mong muốn.
Theo Ajzen (1988) cho rằng hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định hành động là thái độ của chủ thể và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ (Attitude) tức là cảm giác tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định. Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của con người về việc hành động hay phải ứng xử như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Hay nói cách khác, chuẩn chủ thể là niềm tin của cá nhân về việc người khác sẽ nghĩ thế nào về hành động của mình. Tóm lại, lý thuyết hành vi chứa đựng những quan điểm trong quản trị nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố tâm lý, tình cảm và quan hệ xã hội của con người trong công
61
việc. Tuy nhiên lý thuyết này vẫn còn những hạn chế đó là lý thuyết này chỉ được dùng để giải thích hành vi có tính tư duy chứ không giải thích được các hành vi có tính tự phát hoặc hành động một cách vô thức.
- Áp dụng lý thuyết hành vi để giải thích tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính
Quản lý thực chất là quản lý con người và tập thể những con người với các thuộc tính tâm lý phong phú và phức tạp. Để hoạt động quản lý có hiệu quả thì người lãnh đạo phải hiểu các thuộc tính tâm lý của đối tượng mà mình tác động vào. Vì vậy, Lý thuyết hành vi cho rằng năng suất lao động quyết định đến hiệu quả của quản trị, nhưng lý thuyết cũng chỉ ra rằng ngoài các yếu tố vật chất quyết định đến năng suất lao động còn có sự thỏa mẫn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người cũng tác động đến năng suất lao động (Don Hellriegel & Jonn W.slocum, 1986). Nên nhà quản lý cần có những chính sách nhân sự phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thích thú với công việc để có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động trong tổ chức thay vì chỉ tập trung đến cơ chế kiểm tra giám sát.
Mặt khác, theo Ajzen (1988) cho rằng hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của con người là thái độ của chủ thể và thái độ của những người liên quan có ủng hộ hay phản đối quyết định của họ. Cho nên nhà quản lý muốn nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Bên cạnh đó, chính sách nhân sự là một trong những yếu tố của môi trường kiểm soát thuộc hệ thống KSNB. Chính vì vậy việc vận dụng lý thuyết này trong việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong ngành may mặc với đặc thù sử dụng nhiều lao động là cần thiết để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính.
2.4.4. Lý thuyết phân tích lợi ích - chi phí (cost – benefit analysis theory)
- Nội dung lý thuyết
Lý thuyết phân tích chi phí - lợi ích được bắt nguồn từ ý tưởng của một kỹ sư người Pháp về sự đánh giá mang tính chất kinh tế trong 1 bài báo của ông viết năm 1848. Sau đó, Alfred Marshall, nhà kinh tế học người Anh, đã đặt nền tảng cho phân tích lợi ích - chi phí khi đưa ra một số khái niệm. Nhưng quá trình phát triển thực tế của CBA là kết quả từ lực đẩy của Luật Hàng Hải Liên Bang (Federal Navigation Act) năm 1936. Luật này đòi hỏi Đoàn Kỹ sư của Mỹ (U.S. Corps of Engineers) phải tiến
Commented [WU1]: Xem lại năm và tài liệu tham khảo