Đối Với Nghiên Cứu Tác Động Của Dịch Vụ Ngân Hàng Quốc Tế Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtmvn Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


của một NHTM:

- Thu nhập từ lãi (Y1): là thu nhập từ hoạt động tín dụng và các khoản tương đương.

- Thu nhập khác (Y2): bao gồm thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập hoạt động khác.

3.2.2.2. Đối với nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN và các giả thuyết nghiên cứu

- Biến phụ thuộc

+ Hiệu quả kỹ thuật: là giá trị của chỉ số hiệu quả kỹ thuật (TE) được tính bằng phương pháp DEA.

+ Hiệu quả kỹ thuật thuần: là giá trị của chỉ số hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) được tính bằng phương pháp DEA.

+ Hiệu quả quy mô: là giá trị của chỉ số hiệu quả quy mô (SE) được tính bằng phương pháp DEA.

- Biến độc lập

+ Biến cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ

Hoạt động truyền thống của các NH là huy động vốn từ những chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi và sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho những chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, từ đó NH sẽ có được thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro, khi tín dụng tăng trưởng nhưng chất lượng tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ thì khả năng thu nợ của NH không được đảm bảo. NH phải sử dụng nguồn trích lập dự phòng để xử lý các khoản nợ không thu hồi được, chi phí của NH tăng và làm giảm lợi nhuận.

Athanasoglou (2005) đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận. Nghiên cứu này đưa ra lời khuyên rằng NH nên tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng hơn là việc mở rộng dư nợ tín dụng. Vì thế, quy mô dư nợ bao gồm cả dư nợ cho vay nội tệ và dư nợ cho vay ngoại tệ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến HQHĐ của NH còn tùy thuộc vào thành phần tín dụng dưới chuẩn.


Tài sản có ngoại tệ ngoài cho vay ngoại tệ còn bao gồm: tiền mặt, chứng từ có giá bằng ngoại tệ, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM, đặc biệt là tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các NH nước ngoài phục vụ cho hoạt động thanh toán của NH Việt Nam tại NH nước ngoài và các tài sản có ngoại tệ khác. Giá trị tài sản có ngoại tệ lớn chứng tỏ không những NH mạnh về dịch vụ cho vay ngoại tệ mà NH còn phát triển về DVNHQT khác như dịch vụ NHĐL, mở tài khoản tại nhiều NH nước ngoài phục vụ cho dịch vụ thanh toán quốc tế.

Tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ đạt giá trị cao nếu các NH mạnh về các dịch vụ liên quan đến cho vay ngoại tệ, qua đó thể hiện sự phát triển về cho vay ngoại tệ của NH. Tỷ lệ này có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa đối với HQHĐ của NH nếu chất lượng tín dụng tốt và ngược lại nếu hoạt động cho vay ngoại tệ của NH có nhiều rủi ro. Vậy, tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều với HQHĐ (bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô). Do đó, tác giả đưa ra 3 giả thuyết liên quan đến biến cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ là:

Giả thuyết 1: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật.

Giả thuyết 2: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật thuần.

Giả thuyết 3: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả quy mô.

+ Biến tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn

Tài sản nợ ngoại tệ bao gồm nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ như tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, các tài sản nợ ngoại tệ khác (tiền ký quỹ bằng ngoại tệ, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay bằng ngoại tệ, chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ...), các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của NH nước ngoài mở tại NH trong nước nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán với nhau. Tỷ số tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn biểu hiện sự lớn mạnh trong mảng dịch vụ huy động vốn bằng ngoại tệ, ngoài ra tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn


cao còn biểu hiện cho uy tín và tiềm năng phát triển của NH trong mắt các nhà đầu tư quốc tế (Trương Quang Thông, 2010).

Tiền gửi của KH là nguồn huy động vốn chính có chi phí thấp của các NH, các NH hoạt động tốt đều duy trì mức độ tiền gửi của KH tương đối cao. Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn nghĩa là NH càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và cho vay, góp phần mang lại lợi nhuận cho NH. Theo nghiên cứu của Gul (2011), tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến HQHĐ của NH. Các NH thường cố gắng tăng trưởng quy mô tiền gửi để tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạt động đầu tư và cho vay của mình. Khi một NH lựa chọn chính sách chấp nhận rủi ro cao, mạo hiểm về vốn, hệ số đòn bẩy và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên, nhưng bên cạnh đó, NH cũng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản và nguy cơ phá sản. Nghiên cứu của Alper (2011) cho thấy tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến HQHĐ của NH. Vậy, tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều với HQHĐ (bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô). Do đó, tác giả đưa ra 3 giả thuyết liên quan đến biến tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn là:

Giả thuyết 4: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật.

Giả thuyết 5: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật thuần.

Giả thuyết 6: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả quy mô.

- Biến kiểm soát

+ Biến tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản phản ánh cơ cấu vốn chủ sở hữu của NH, thể hiện 1 đồng tài sản của NH được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số này là biến số độc lập để đo lường và đại diện cho chỉ số vốn của NH, phản ánh cơ cấu vốn của mỗi NH. Vốn chủ sở hữu của NH là tấm đệm để chống lại rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của KH gửi tiền và góp phần tạo nên thương hiệu và niềm


tin cho KH. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp, NH sẽ giảm được đáng kể chi phí sử dụng vốn (như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến huy động vốn…), chi phí giảm sẽ làm tăng lợi nhuận.

Vốn NH được hình thành từ hai nguồn: vốn góp của các cổ đông và vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của NH. Hệ số này lớn cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các trái chủ của NH. NH có một nguồn vốn chủ sở hữu lớn là một căn cứ quan trọng cho uy tín của NH và do đó thu hút được nguồn vốn huy động lớn bao gồm cả vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ để tạo lợi nhuận, các NH có nguồn vốn chủ sở hữu lớn có nhu cầu vay mượn ít hơn do đó giảm chi phí trả lãi. Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Ongore (2013), Ayadi (2014) đi đến kết luận: những NH có vốn hóa tốt thì có nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn và chi phí hoạt động cũng thấp hơn, vì thế các NH này có lợi nhuận cũng nhiều hơn.

Các NH có vốn chủ sở hữu khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu hình thành DVNH bao gồm cả DVNH nội địa và DVNHQT từ đó quyết định đến HQHĐ của NH. Một cấu trúc vốn mạnh là một nhân tố cần thiết cho một NH phát triển và tạo sức mạnh giúp NH vượt qua khủng hoảng tài chính và tăng độ an toàn cho KH gửi tiền trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định.Vì thế, việc thêm biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của NH sẽ bổ sung yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu vào mô hình, giúp mô hình sẽ có ý nghĩa hơn khi các NH trong mô hình nghiên cứu có quy mô vốn chủ sở hữu khác nhau.

+ Biến quy mô ngân hàng

Quy mô NH dùng để phản ánh tính lợi thế hoặc bất lợi kinh tế theo quy mô trên thị trường. Theo kết quả nghiên cứu của Bader (2008) thì các NH lớn có chi phí hoạt động cao hơn nhưng đồng thời cũng có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Như vậy có thể thấy, NH lớn có những lợi thế nhất định so với các NH có quy mô nhỏ về sự phát triển mạng lưới hoạt động và đa dạng cả DVNH trong nước và DVNHQT. Nghiên cứu của Ely (2001) cho thấy, các NH lớn ngày càng phải cạnh tranh với các NH nhỏ trong lĩnh vực cho vay vốn kinh doanh nhỏ. Theo Bassett (2001) thì so với


các NH lớn, các NH nhỏ và trung bình phát triển nhanh hơn mặc dù hoạt động chủ yếu dựa trên tiền gửi của KH. Tuy nhiên, nếu quy mô NH ngày càng mở rộng hơn nữa thì bất lợi của lợi thế kinh tế về quy mô sẽ xuất hiện, chi phí tăng cao, NH gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề quản lý và giám sát. Sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô có thể tạo ra nhiều rủi ro hơn và làm giảm lợi nhuận của NH. Nghiên cứu của Sufian (2008) đã chỉ ra mối tương quan âm giữa quy mô và lợi nhuận NH.

Quy mô NH có thể được đo lường bởi nhiều phương pháp như giá trị của tổng tài sản, giá trị của doanh thu hay tổng giá trị thị trường của NH. Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng tổng tài sản để đo lường quy mô NH. Vì đặc thù NH có tổng tài sản rất lớn, tác giả lấy logarit tự nhiên (Ln) của tổng tài sản để làm giảm sự cách biệt giữa các giá trị của các biến do tài sản là biến có giá trị lớn hơn nhiều so với các biến nghiên cứu khác. Giá trị tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán hàng năm của các NH.

Các NH có quy mô tài sản khác nhau thì sẽ có cơ cấu và chất lượng DVNH trong nước và DVNHQT cũng khác nhau. Quy mô chính là cơ sở cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của NH và có tác động đến HQHĐ của NH. Vì thế, việc thêm biến quy mô NH sẽ bổ sung yếu tố quy mô tài sản vào mô hình, giúp mô hình sẽ có ý nghĩa hơn khi các NH nghiên cứu trong mô hình có quy mô tài sản khác nhau.

+ Biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng nguồn vốn của NH để tài trợ nhu cầu vay cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Đây cũng chính là hoạt động kinh doanh truyền thống của NH. Hoạt động tín dụng được thực hiện thông qua nhiều hình thức như cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán. Khi NH mở rộng tín dụng đồng nghĩa với thu nhập lãi sẽ tăng lên và lợi nhuận của NH cũng tăng lên tương ứng.

Chỉ số cho vay KH đại diện cho yếu tố chất lượng của tài sản, là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản có của NHTM, cho biết NH sử dụng vốn vào cho vay là bao nhiêu. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra phần lớn thu nhập cho các NHTM nên


tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản cao kết hợp với chất lượng tài sản tốt thường làm tăng HQHĐ của NHTM. Tuy nhiên, do các khoản nợ xấu có thể gây tổn thất cho NH nên NH có nhiều nợ xấu sẽ làm sụt giảm lợi nhuận. Gul (2011) đã công bố kết quả tương quan thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận NH. Tuy nhiên, khi tăng trưởng tín dụng không đi cùng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ thì rủi ro sẽ xuất hiện. Các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn phải được trích lập dự phòng rủi ro, từ đó làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của NH. Trong nghiên cứu thực nghiệm trước đây, Alper (2011) đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa dư nợ cho vay KH và lợi nhuận. Do đó, kỳ vọng về hệ số hồi quy của biến không rõ ràng, có thể mang một giá trị dương hoặc một giá trị âm.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản cao chứng tỏ các NHTM chú trọng phát triển hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp kết hợp với cơ cấu tài sản của NH có thể giúp ta nhận ra NH đa dạng hóa danh mục đầu tư hoặc sử dụng chưa hiệu quả nguồn tài sản. Hoạt động cho vay bao gồm cho vay bằng nội tệ và cho vay bằng ngoại tệ mang lại nguồn thu lớn, các NH có dư nợ khác nhau thì HQHĐ cũng khác nhau. Vì thế, việc thêm biến dư nợ cho vay trên tổng tài sản sẽ bổ sung yếu tố cơ cấu tài sản vào mô hình, giúp mô hình nghiên cứu sẽ có ý nghĩa hơn khi các NH nghiên cứu trong mô hình có quy mô cho vay nội tệ và ngoại tệ khác nhau.

+ Biến tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ cho vay

Tỷ lệ tiền gửi KH trên tổng cho vay phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của NH đó trong việc tạo ra thu nhập thông qua cho vay, giúp đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào, từ đó đánh giá được khả năng sinh lời của NH. Biến tỷ lệ vốn huy động trên cho vay sẽ góp phần biết được khả năng sử dụng nguồn vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ NH chưa sử dụng tốt nguồn vốn huy động trong việc cho vay để tạo ra thu nhập từ lãi. Ngược lại, khi sử dụng nguồn vốn huy động vào những khoản vay tốt hay chỉ tiêu này thấp thì thu nhập từ lãi của NH sẽ cao hơn và hiệu quả sẽ tốt hơn (Nguyễn Việt Hùng, 2008). Nói cách khác, tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ được kỳ vọng có mối tương quan âm đối với HQHĐ (Nguyễn Thị Loan và cộng sự, 2013).


Có thể thấy hầu hết các NH hoạt động nhờ chênh lệch giữa thu lãi và chi lãi. Vì vậy, một trong những cách thức làm tăng HQHĐ của NH là phải sử dụng tốt nguồn vốn huy động bằng việc cho vay để tạo ra thu nhập lãi, đồng thời cũng cần phải đảm bảo được nguồn huy động đủ để đáp ứng cho hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này đưa vào để xem xét tính hiệu quả của đầu vào so với đầu ra. Việc thêm biến tỷ lệ vốn huy động trên cho vay vào mô hình sẽ giúp mô hình nghiên cứu có ý nghĩa hơn khi nghiên cứu nhiều NH có khả năng sử dụng vốn nội tệ và ngoại tệ khác nhau.

+ Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh hiệu quả sẽ làm cho lượng tiền tiết kiệm gia tăng, đồng thời nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư được tăng cao, từ đó có thể giúp NH huy động và cho vay nhiều hơn. Đồng thời, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì khả năng trả nợ và rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm đi rất nhiều, nhu cầu sử dụng DVNH cả DVNH nội địa và DVNHQT có khuynh hướng tăng.

Gul (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ROA, ROE của các NH Pakistan trong giai đoạn từ năm 2005-2009, kết quả là tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ cùng chiều với HQHĐ của NH, điều này cho thấy kinh tế tăng trưởng tốt sẽ mang lại cho NH hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ongore (2013) cho thấy tăng trưởng kinh tế làm tăng áp lực cạnh tranh cho các NHTM và kết quả của tác động này là sự sụt giảm trong lợi nhuận. Vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến HQHĐ của NH nên việc thêm biến tốc độ tăng trưởng kinh tế vào mô hình nghiên cứu sẽ giúp mô hình có ý nghĩa hơn.

+ Biến tỷ lệ lạm phát

Lạm phát khó dự đoán trước được, trong trường hợp tỷ lệ lạm phát được dự báo chính xác, các nhà quản lý NH có thể điều chỉnh mức lãi suất sao cho tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí và kết quả là lợi nhuận của NH sẽ tăng. Trong trường hợp lạm phát bất ngờ, ít NH nào điều chỉnh kịp các mức lãi suất dẫn đến chi phí tăng nhanh hơn thu nhập, điều này sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các NH. Lạm phát ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động cho vay và huy động vốn nội tệ


và ngoại tệ của NH.

Có nhiều nghiên cứu trước đây đều cho ra kết quả là có mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và HQHĐ của NH, Gul (2011) với nghiên cứu các NH ở Pakistan trong giai đoạn 2005 đến 2009 đã cho ra kết quả tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến HQHĐ của NH. Với kết quả nghiên cứu của Sufian (2011) cũng đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và ROA khi nghiên cứu hệ thống NH Trung Quốc từ năm 2000-2007. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và HQHĐ của NH như Aremu (2013), Ongore (2013). Vậy, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến HQHĐ của NH nên việc thêm biến tỷ lệ lạm phát vào mô hình nghiên cứu sẽ giúp mô hình có ý nghĩa hơn.

3.2.3. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới về các nhân tố tác động đến HQHĐ của NHTM đều đã sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu, trong nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy, có 03 mô hình hồi quy nghiên cứu được nêu cụ thể như sau:

Mô hình 1: HQKT = ε + β1*CVNT + β2*TSNNT + β3*VCSH + β4*QMTS + β5*CV + β6*VHDCV + β7*TTKT + β8*LP

Mô hình 2: HQKTT = ε + β1*CVNT + β2*TSNNT + β3*VCSH + β4*QMTS + β5*CV + β6*VHDCV + β7*TTKT + β8*LP

Mô hình 3: HQQM = ε + β1*CVNT + β2*TSNNT + β3*VCSH + β4*QMTS + β5*CV + β6*VHDCV + β7*TTKT + β8*LP

Bảng 3.3: Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu


Ký hiệu biến

Ý nghĩa

Công thức tính

Biến phụ thuộc

HQKT

Hiệu quả kỹ thuật (TE - Technical Efficiency) của NH

Kết quả TE từ việc xử lý dữ liệu của 38 NH từ phần mềm DEAP 2.1 theo mô hình DEACRS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí