Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Phi Tài Chính (Non-Financial Performance) Của Ngân Hàng


cầu phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tối thiểu như sau: NHTM: 10%; Chi nhánh NH nước ngoài: 5%; TCTD phi ngân hàng: 5%; và NH hợp tác xã: 5%.

Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ (NPL):


Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng của tài sản cho vay đồng thời phản ánh 1

Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng của tài sản cho vay, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu /tổng nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5). Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ≤ 2% đối với các nước phát triển, ở Việt Nam tỷ lệ này ≤ 3% đối với các nước đang phát triển.

Một số chỉ tiêu khác đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ở các khía cạnh cụ thể có thể kể đến như: Quy mô và tăng trưởng tài sản, vốn chủ sở hữu ngân hàng; Quy mô và tăng trưởng tiền gửi khách hàng; Quy mô và tăng trưởng cho vay khách hàng; Thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng; Nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2009)

2.2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động phi tài chính (non-financial performance) của ngân hàng

Việc đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng thông thường dựa chủ yếu vào các kết quả hoạt động tài chính mà ít khi nhắc đến các kết quả phi tài chính. Nhược điểm của đánh giá kết quả tài chính truyền thống đó là thường tập trung vào kết quả ngắn hạn đi trước kết quả dài hạn, phản ánh hiệu suất trong quá khứ, do đó ít hiệu quả trong việc dự đoán tương lai và chưa phải là một bộ công cụ đầy đủ tin cậy để đo lường hiệu suất tổng thể của ngân hàng hoặc đưa ra các quyết định chiến lược. Kaplan và Norton (1996) đề nghị rằng các kết quả hoạt động phi tài chính là "một công cụ dự đoán tốt hơn về hiệu suất dài hạn của công ty" và giúp các tổ chức theo dõi tốt hơn tiến trình đạt được các mục tiêu chiến lược.

Ngay cả khi các ngân hàng nhận thức được vai trò quan trọng của các yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng nhưng vẫn rất khó để đo lường định lượng và đánh giá. Các phép đo lường hiệu quả phi tài chính (non-financial

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


performance) cố gắng nắm bắt các các khía cạnh của hiệu quả hoạt động ngân hàng như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng quy mô, uy tín thương hiệu, hiệu suất hoạt động, tính đổi mới trong kinh doanh (Kaplan và Norton, 1996). Nhiều thước đo trong các khía cạnh phi tài chính được sử dụng như tính bền vững, tăng trưởng, những đổi mới kinh doanh phản ánh đúng hơn hiệu suất trong tương lai (Otley, 1999).

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Một số tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động phi tài chính của ngân hàng:

(i) Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Chất lượng SP - DV ngân hàng được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sự tiện ích, chi phí hợp lý và khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

(ii) Uy tín thương hiệu ngân hàng: Ngân hàng có uy tín trên thị trường, được xếp hạng tín nhiệm cao bởi các tổ chức xếp hạng ngân hàng trong nước và quốc tế là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả phi tài chính của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng được nhận các giải thưởng danh hiệu, được xếp hạng cao trên thị trường, tham gia các chương trình hoạt động xã hội, cũng góp phần đánh giá tính bền vững trong kết quả hoạt động của ngân hàng.

(iii) Sự đổi mới trong kinh doanh: Đánh giá sự đổi mới hoạt động của ngân hàng có thể kể đến sự đổi mới về công nghệ, phần mềm ứng dụng và danh mục SP - DV, danh mục đầu tư của ngân hàng. Đứng trước những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính hiện nay, mức độ các ngân hàng cải tiến công nghệ, đa đạng SP

- DV, tự động hóa hoạt động và khả năng thích ứng thay đổi là thước đo đánh giá kết quả hoạt động phi tài chính của ngân hàng.

(iv) Hiệu suất hoạt động: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá là tốt khi hiệu suất hoạt động ngân hàng ở mức cao. Hiệu suất hoạt động có thể đnahs giá thông qua các số liệu về tăng trưởng quy mô hoạt động: tăng trưởng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng doanh thu hoạt động, tăng trưởng tiền gửi, cho vay và tăng trưởng về quy mô khách hàng. Sự tăng trưởng quy mô thể hiện ngân hàng có sự hiện diện tốt hơn trên thị trường, hiệu quả hoạt động cao. Năng suất lao


động còn được thể hiện qua các chỉ tiêu như Lợi nhuận/ mỗi chi nhánh hoặc Lợi nhuận/ mỗi nhân viên ngân hàng hay Chi phí/Doanh thu hoạt động.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phi tài chính quan trọng có thể kể đến như các chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng theo CAMELS như: Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset quality); Khả năng quản lý (Management), Khả năng thanh khoản (Liquidity) và Nhạy cảm rủi ro (Sensitivity) trong mô hình CAMELS đã trình bày ở phần 2.2.1. Có thể thấy khung xếp hạng CAMELS đánh giá khá đầy đủ và toàn diện, tổng hợp được các khía cạnh về kết quả hoạt động tài chính cũng như phi tài chính của ngân hàng.

2.3. Tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động ngân hàng

2.3.1. Tác động đến kết quả tài chính của ngân hàng

- Dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động ngân hàng

Dịch vụ NHĐT tạo nên những tác động đến KQHĐ của ngân hàng thể hiện ở các chỉ tiêu tài chính như: tỷ suất lợi nhuận/ VCSH (ROE), tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận /vốn đầu tư (ROI), thu nhập ngoài lãi, tỷ suất lãi trung gian (NIM)…Về lý thuyết, dịch vụ NHĐT được kỳ vọng sẽ giúp tăng doanh thu dịch vụ, cắt giảm chi phí nhân công và mạng lưới chi nhánh NH đắt đỏ nhờ sự hỗ trợ của công nghệ và mạng không dây, từ đó gia tăng lợi nhuận cho NH (Shah and Clarke, 2009).

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung kênh phân phối Internet vào danh mục kênh phân phối dịch vụ NH hiện có dẫn đến thu nhập NH tăng một cách đáng kể (DeYoung, 2007). Các khoản thu nhập bổ sung này chủ yếu đến từ việc tăng thu nhập ngoài lãi từ các loại phí dịch vụ: dịch vụ thẻ, thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ….Ngoài ra các NH có thể phân phối các dịch vụ bán chéo, nghĩa là NH bán và quản lý các dịch vụ được cung cấp bởi các NH khác (thường là các NH nước ngoài) để tăng doanh thu của họ. Có thể thấy dịch vụ NHĐT có tác


động tích cực đến doanh thu hoạt động của NH bán lẻ, mở rộng nhanh chóng các luồng doanh thu ngoài lãi.

Lợi ích trông thấy của dịch vụ NHĐT đó là việc giảm tải các chi phí hoạt động của ngân hàng, như chi phí văn phòng, điện nước, nhân công. Ngân hàng sử dụng công nghệ điện tử đem dịch vụ đến với khách hàng với chi phí rẻ nhất, tự động hóa và đơn giản hóa các quy trình nghiệp vụ, hạn chế nhu cầu giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Ngoài ra, dịch vụ NHĐT còn được chứng minh đã cải thiện tỷ lệ CASA (tỷ lệ tiền gửi thanh toán/tổng tiền gửi) của các ngân hàng, giảm tải chi phí vốn huy đông cho ngân hàng. Các ngân hàng tiết kiệm được chi phí vốn đầu vào bằng cách thu hút các khoản tiền gửi trong thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, với chi phí trung bình 0,1- 0,5 %/năm thấp hơn nhiều với lãi suất huy động vốn có kỳ hạn. Hệ thống thanh toán của ngân hàng càng hiện đại, số lượng giao dịch chuyển tiền qua tài khoản nhiều thì ngân hàng càng gia tăng tỷ lệ CASA, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Vấn đề đặt ra là các khoản thu nhập từ dịch vụ NHĐT có đủ cho lợi tức đầu tư hợp lý (ROI) từ các kênh này hay không là một cuộc tranh luận đang diễn ra. Nhiều nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy, chi phí đầu tư cho dịch vụ NHĐT, tích hợp hệ thống và các biện pháp an ninh là rất lớn, khiến kết quả doanh thu từ dịch vụ này chưa đem lại lợi nhuận rõ rệt cho NH. Các nghiên cứu có đồng thuận chung đó là, chi phí cho mỗi giao dịch của dịch vụ NHĐT thường giảm nhanh hơn so với dịch vụ NH truyền thống khi một khối lượng KH quan trọng đạt được. Chi phí cố định của dịch vụ NHĐT lớn hơn nhiều so với chi phí biến đổi, do đó, khi cơ sở KH của NH ngày càng lớn hơn thì chi phí mỗi giao dịch càng thấp (DeYoung, 2007).

- Dịch vụ ngân hàng điện tử tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng trong dài hạn

Có nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của dịch vụ NHĐT đối với lợi nhuận của NH. Một trong số đó là nghiên cứu này của Merenzi, Hichman và Dehler (2000). Nghiên cứu này dự báo lợi nhuận cho các tổ chức thực hiện các ứng dụng


NH với các dịch vụ: thanh toán hóa đơn điện tử, quản lý tiền mặt, tổng hợp tài khoản, cổng dịch vụ tài chính TMĐT và ứng dụng cho vay trực tuyến cho vay tiêu dùng. Mô hình này được thiết kế để kiểm tra mối liên hệ của lợi nhuận đối với các yếu tố như quy mô, số lượng KH và tài sản, việc sử dụng của các KH thông qua dịch vụ NHĐT để thanh toán hóa đơn, TMĐT hoặc dịch vụ cho vay trực tuyến và tỷ lệ KH sử dụng ứng dụng dịch vụ NHĐT để quản lý tiền mặt. Lợi nhuận đo bằng giá trị hiện tại ròng và tỷ suất hoàn vốn nội bộ trong khoảng thời gian 05 năm, đồng thời xem xét việc thói quen sử dụng các dịch vụ NH của KH từ các kênh truyền thống sang trực tuyến. Kết quả cho thấy mặc dù chưa thể chiếm lĩnh toàn bộ nhưng các chỉ số cho thấy ứng dụng dịch vụ NHĐT mang lại lợi nhuận cho NH là tốt.

Siam (2006) đã xem xét tác động của dịch vụ NHĐT đến lợi nhuận NH ở Jordan. Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các NH đang hoạt động tại Jordan có các trang web giao dịch các dịch vụ NH trong giai đoạn 1999-2004. Kết quả phân tích dữ liệu được thu thập từ công cụ nghiên cứu (bảng câu hỏi) cho thấy: có một mối tương quan với ý nghĩa thống kê giữa các tác động của dịch vụ NHĐT trong lợi nhuận của NH đó là: dịch vụ NHĐT có tác động tích cực đến lợi nhuận trong dài hạn.

Đồng quan điểm với nghiên cứu trên, Ongare (2013), đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả tài chính của các NHTM ở Kenya, ví dụ, hiệu suất được đo bằng lợi nhuận sau thuế và các biến độc lập bao gồm số ATMS, số lần ghi nợ và thẻ TD được cấp cho KH, số điểm bán hàng và mức độ sử dụng của NH di động, NH Internet và chuyển tiền điện tử, như là một thành phần của NHĐT. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm của các NHTM và NH Trung ương Kenya. Nghiên cứu đã sử dụng cả thống kê mô tả và suy luận trong phân tích dữ liệu. Những phát hiện của nghiên cứu là dịch vụ NHĐT có tác động mạnh mẽ và đáng kể đến lợi nhuận của các NHTM trong ngành NH Kenya. Do đó, tồn tại mối quan hệ tích cực giữa dịch vụ NHĐT và hoạt động NH.


- Dịch vụ ngân hàng điện tử tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng

Trong một nghiên cứu điển hình, Hernando và Nieto (2007) đã xác định và ước tính tác động của việc giao dịch các dịch vụ của NH thông qua một trang web đến hiệu quả tài chính bằng cách sử dụng mẫu nghiên cứ bao gồm 72 NHTM hoạt động tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1994-2002. Việc phân tích mẫu dựa trên một số tỷ lệ hiệu quả tài chính. Các tỷ số tài chính này đo lường hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản (cho vay, tiền gửi, ngoại tệ và hoạt động danh mục đầu tư giao dịch); hiệu suất hoạt động theo tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản trung bình (chi phí chung và cụ thể hơn là bao gồm: chi phí nhân viên, CNTT và tiếp thị) và lợi nhuận (lợi nhuận/VCSH của - ROE, lợi nhuận/tổng tài sản - ROA). Kết quả cho thấy tác động đối với hiệu suất của các NH thông qua việc áp dụng các trang web giao dịch có ý nghĩa thống kê sau một năm rưỡi sau khi áp dụng. Việc giảm chi phí chuyển thành sự cải thiện về khả năng sinh lời của các NH, điều này trở nên đáng kể sau một năm rưỡi về ROA và sau ba năm về ROE.

Mahotra và Singh (2007) đã kiểm tra tác động của dịch vụ NHĐT đối với hiệu suất và rủi ro của NH tại Ấn Độ. Nghiên cứu đã xem xét một bộ toàn diện gồm 10 biện pháp về hiệu quả tài chính giúp các tác giả có thể xem xét nghiêm túc về hiệu suất của NH. Bằng cách nghiên cứu chuyên sâu về những hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đã rút ra những suy luận cụ thể và chi tiết về tác động của Internet đối với NH đối với các chiến lược kinh doanh, quy trình hoạt động và hiệu quả tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình, các NH triển khai dịch vụ NHĐT có lợi nhuận cao hơn các NH còn lại và đang hoạt động với chi phí thấp hơn so với các NH không có ứng dụng dịch vụ NHĐT.

Nghiên cứu gần đây của Oyewole và cộng sự (2013) đã xem xét tác động của dịch vụ NHĐT đến hoạt động NH ở Nigeria. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1999 - 2010 của 8 NHTM, các tác giả nhận thấy rằng dịch vụ NHĐT có tác động tích cực đáng kể đến hiệu suất của các NH khi được đo lường về ROA và NIM. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy tác động nào đối với ROE. Tương tự, Rauf và Qiang


(2014) đã đo lường tác động của dịch vụ NHĐT đối với hoạt động của các NHTM Pakistan cũng cho thấy dịch vụ NHĐT có tác động rõ rệt đến tỷ suất lợi nhuận, ROA và ROE của những NH áp dụng gần đây còn đối với những NH đầu tiên triển khai dịch vụ NHĐT thì có ảnh hưởng khá tích cực đến ROE và NIM nhưng ít ảnh hưởng đến ROA. Trên cơ sở các phát hiện, họ kết luận rằng các NH có thể coi dịch vụ NHĐT là một chiến lược hiệu quả tiết kiệm chi phí để cạnh tranh với các NH trong và ngoài nước nếu có thể kiểm soát tốt các rủi ro liên quan.

Tuy nhiên, trái với những phát hiện thực nghiệm về tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đối với hoạt động của các NH, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tác động tiêu cực. Al-Smadi và Al-Wabel (2011) đã nghiên cứu tác động của NHĐT đến hoạt động của 15 NH Jordan giai đoạn 2000 - 2010. Trong nghiên cứu của họ, hiệu suất của các NH được đo bằng ROE cho thấy tác động tiêu cực đáng kể của dịch vụ NHĐT đến ROE các NH. Tuy nhiên nghiên cứu này là các tác giả đã không xem xét ROE sau một năm áp dụng dịch vụ NHĐT trong khi việc ứng dụng CNTT vào ngân hàng phát sinh nhiều chi phí liên quan, điều này có thể mất thời gian để hồi phục chi phí và lợi nhuận. Cho kết quả tương tự, Onay và Ozsoz (2013) đã sử dụng dữ liệu từ 1990 đến 2008 của 18 NH bán lẻ hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ ra rằng việc áp dụng dịch vụ NHĐT có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của NH sau 2 năm áp dụng. Theo các tác giả, lý do cho tác động tiêu cực như vậy là dịch vụ NHĐT làm tăng cạnh tranh và dẫn đến thu nhập lãi thấp hơn.

Có thể thấy từ các tài liệu nghiên cứu ở trên rằng tác động của dịch vụ NHĐT đối với kết quả tài chính (thể hiện chủ yếu ở chỉ số ROA, ROE) của các NH là khá toàn diện, hầu hết là kết quả tích cực; tuy nhiên cũng có một vài nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực hoặc ảnh hưởng không rõ ràng. Do đó, nó mang lại một tổng quan đa dạng cho các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và khi tìm hiểu về tác động của dịch vụ NHĐT đối với hoạt động tài chính của các NH.

2.3.2. Tác động đến kết quả phi tài chính của ngân hàng

Bên cạnh những kết quả tài chính khả quan mà dịch vụ NHĐT đem đến cho ngân hàng, dịch vụ NHĐT đem lại nhiều lợi ích cho NH như tăng cường lợi thế


cạnh tranh, mở rộng mạng lưới KH, marketing hình ảnh của NH, thay đổi mô hình kinh doanh, danh mục sản phẩm và cơ cấu tổ chức vận hành của NH.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử thu hút mở rộng mạng lưới khách hàng mới, khách hàng giá trị

Sự xuất hiện của dịch vụ NHĐT, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới KH theo chiều rộng mà còn giúp NH thu hút được đối tượng KH có mức thu nhập và trình độ học vấn cao hơn, giúp tăng quy mô doanh thu, đặc biệt là doanh thu bán lẻ của NH (Shah and Clarke, 2009).

Đối với một NH bán lẻ, KH đặc biệt quan tâm đến dịch vụ NHĐT và cũng có nhu cầu cao hơn đối với các loại hình sản phẩm NH khác. Hầu hết các KH đó đều sử dụng các kênh trực tuyến thường xuyên cho nhiều mục đích khác nhau (mua bán kinh doanh online, gửi tiết kiệm và vay vốn online…) mà không cần liên hệ cá nhân thường xuyên với mạng lưới chi nhánh của NH. Những KH này thường là những KH có học thức, có khả năng sử dụng công nghệ, có nhu cầu giao dịch thường xuyên liên tục, là những KH tiềm năng có giá trị đối với NH. Các NH dần đổi mới tổ chức để vận hành các dịch vụ NHĐT có thể tiếp cận đến các vùng sâu vùng xa mà không phải chịu các chi phí lớn so với việc mở chi nhánh.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử còn là kênh tiếp thị điện tử (e-marketing), cải thiện đáng kể hình ảnh của một ngân hàng.

Tiếp thị điện tử trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đã được thực hiện bằng sự xuất hiện của dịch vụ NHĐT. Tiếp thị điện tử dựa trên khả năng cung cấp dữ liệu chi tiết về hồ sơ tài chính của KH và hành vi mua hàng trên kênh phân phối điện tử. Hiểu biết chi tiết về KH cho phép NH quảng cáo sản phẩm tùy chỉnh và làm phong phú thêm mối quan hệ với KH thông qua các hoạt động như bán chéo. Các lợi ích tiềm năng khác của dịch vụ NHĐT cho các tổ chức có thể bao gồm: cải thiện việc sử dụng tài nguyên CNTT và quy trình vận hành kinh doanh; cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp đối với KH; giao hàng nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ; giảm thiểu các lỗi liên quan đến nhập dữ liệu và dịch vụ KH....

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022