về xây dựng Bangladesh kỹ thuật số, các khả năng hiện tại của ngành CNTT có thể sẽ tăng nhanh trong việc đưa tất cả các dịch vụ được cung cấp qua Internent và điều này sẽ góp phần mở rộng phạm vi dịch vụ NHĐT trên toàn quốc.
Ngoài ra, NH Trung ương Bangladesh đã triển khai các dự án khác nhau để hiện đại hóa hệ thống thanh toán và thanh toán quốc gia bắt đầu từ năm 2009, kéo theo sự phát triển của mạng trực tuyến liên NH. Tất cả các trụ sở chính của các NH truyền thống được yêu cầu kết nối với NH trung ương Bangladesh. Những nỗ lực này sẽ cho phép các NH truyền thống kết nối với nhau để thực hiện các giao dịch trực tuyến liên NH và điều này sẽ làm phát triển mô hình NHĐT ở Bangladesh. Gần đây, chính phủ Bangladesh nhấn mạnh vào việc xây dựng một quốc gia kỹ thuật số, thiết lập công viên CNTT, tăng đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, miễn thuế cho các thiết bị ngoại vi máy tính và các biện pháp khác bao gồm chương trình tự động hóa của ngành NH do NH Bangladesh dẫn đầu và cạnh tranh giữa các NH theo lịch trình trong cải thiện dịch vụ KH đã đẩy nhanh triển vọng của dịch vụ NHĐT ở Bangladesh.
2.4.2. Về đảm bảo an toàn bảo mật
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Thế hệ mô hình NHĐT đầu tiên được NH China Merchant giới thiệu vào năm 1997, dưới hình thức hệ thống thanh toán Internet. Các dịch vụ NH trực tuyến với các chức năng thô sơ như thanh toán hóa đơn điện tử và quản lý quỹ sau đó dần dần được cung cấp cho các KH bán lẻ và doanh nghiệp từ năm 1999 đến 2001. Tuy nhiên các NH chưa thiết lập một hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro hiệu quả. Do tính chất mở, tương tác của các công nghệ là xương sống của dịch vụ NHĐT, đảm bảo an ninh là vấn đề khó khăn, đặc biệt là ở một quốc gia đang phát triển như Trung Quốc. Việc sử dụng trái phép thông tin cá nhân để thực hiện các hoạt động NHĐT và vi phạm liên quan đến an ninh mạng cao cấp đang trở thành vấn đề cấp bách đối với tất cả các NH Trung Quốc.
Mô hình NHĐT thế hệ thứ hai, giải quyết nhu cầu tăng độ bảo mật, chuẩn xác trong quản lý tài sản, cung cấp các chức năng bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho
các hoạt động đầu tư như mua và bán cổ phiếu, tiền tệ và quỹ tương hỗ. Trong khi đó, các chức năng quản lý tài sản cơ bản như thanh toán hóa đơn và chuyển tiền cũng được phát triển lại để cải thiện khả năng sử dụng và tiện lợi. Các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt hơn như triển khai mã thông báo bảo mật USB, được biết đến với tên gọi là “U Shield”, được triển khai vào năm 2002, trong bối cảnh lo ngại về độ tin cậy và bảo mật của các dịch vụ NHĐT. Ngày nay các NH Trung Quốc đã áp dụng các phương pháp nhận diện và xác thực giao dịch đảm bảo tính riêng tư và an ninh của các dịch vụ thanh toán số như sinh trắc học vân tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói… Ngoài ra các NH Trung Quốc cũng chú trọng vấn đề an ninh mạng, đảm bảo chống thất thoát dữ liệu, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng bằng các biện pháp như tường lửa thế hệ mới, phần mềm ngăn chặn mã độc và các biện pháp bảo mật dữ liệu.
Kinh nghiệm của Malaysia
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng
- Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Phi Tài Chính (Non-Financial Performance) Của Ngân Hàng
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Trong Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Hướng Tới Mô Hình Ngân Hàng Số Nhằm Nâng Cao Kết Quả Hoạt Động Ngân Hàng
- Kết Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Giai Đoạn 2014-2018
- Tỷ Lệ Thu Nhập Thuần Từ Họat Động Dịch Vụ/tổng Ln Hoạt Động (%) Của 30 Nhtm Vn Giai Đoạn 2014- 2018
- Số Lượng Máy Pos/ Edc Được Lắp Đặt Giai Đoạn 2011 – 2019
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Chính phủ Malaysia đưa ra những yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động NHĐT. Ví dụ như các tổ chức NH phải có sự tương tác trực diện với KH trước khi mở tài khoản hoặc gia hạn TD. Các tổ chức NH cũng được yêu cầu thiết lập các biện pháp phù hợp để xác định KH tiếp cận các trang web của bên thứ ba và quy trình nghiêm ngặt khi xác minh KH như đối với KH trực tiếp. Khi cung cấp dịch vụ NHĐT, các tổ chức NH cũng được yêu cầu thực hiện các cơ chế giám sát và báo cáo để xác định các hoạt động rửa tiền tiềm tàng. Điều này cho phép NH Trung ương đảm bảo rằng ngành NH, trong khi theo kịp sự phát triển của CNTT, truyền thông và công nghệ, sẽ duy trì tính toàn vẹn của hệ thống tài chính và ngăn chặn việc lạm dụng bởi những kẻ rửa tiền (Bank Negara Malaysia, 2001b).
NH Trung ương Negara Malaysia đưa ra quy định và giám sát đối với các rủi ro công nghệ, bao gồm ba khía cạnh: (i) Đầu tiên là nghiên cứu và hợp tác giữa các tổ chức như NH trung ương khác, nhà cung cấp công nghệ và các tổ chức đa phương như NH Trung ương Đông Nam Á (SEACEN) hoặc NH Thanh toán Quốc tế (BIS); (ii) Thứ hai là việc ban hành các hướng dẫn và tiêu chuẩn tối thiểu cho các hoạt động NH bao gồm cả việc quản lý rủi ro công nghệ. NH Trung ương Negara
Malaysia đã ban hành một hướng dẫn liên quan đến NHĐT trong đó bắt buộc tất cả các tổ chức NH, nơi cung cấp dịch vụ NHĐT áp dụng một cấu trúc và hệ thống quản lý rủi ro nghiêm ngặt. Điều này bao gồm nhiều cơ chế phòng thủ trực tuyến như phát hiện virus, quản lý xâm nhập và các công cụ xác thực; (iii) Thứ ba liên quan đến việc giám sát rủi ro và tuân thủ thực tế đối với các tiêu chuẩn được ban hành. Điều này liên quan đến sự kết hợp của giám sát ngoài cơ sở, dựa trên các báo cáo được gửi bởi các tổ chức NH, cũng như kiểm tra tại chỗ của các nhà quản lý (Sani, 2000).
2.4.3. Về tăng cường nguồn lực tài chính ngân hàng
Ở Trung Quốc, các NH cỡ trung không có khả năng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán có tốc độ tương thích với nhu cầu của KH. Để giải quyết vấn đề này, các NH và các công ty Fintech với mong muốn tìm kiếm thêm nguồn khách cá nhân đã gia tăng hợp tác với nhau. Thực tế trong mấy năm qua các NH vừa và nhỏ ở Trung Quốc đã hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Alibaba, Tencent và Baidu… Đây là một xu thế kinh doanh hiệu quả, đem đến lợi ích cho cả NH và các công ty công nghệ khi các hãng công nghệ Trung Quốc có lợi thế thu thập khối lượng dữ liệu khổng lồ của người tiêu dùng (Alipay, được điều hành bởi Ant Financial, chi nhánh của Alibab trong vòng chưa đầy 15 năm đã đạt 51% người dùng điện thoại di động ở Trung Quốc). So sánh dữ liệu cho thấy các ứng dụng của ba NH lớn nhất của Trung Quốc chỉ có mức thâm nhập khoảng 7% đến 11%, kém xa so với các công ty công nghệ (CNBC, 2018).
Dịch vụ NHĐT ở Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Sự hỗ trợ của Chính phủ là động lực chính cho việc ứng dụng dịch vu NHĐT. Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập một môi trường thân thiện với TMĐT nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng. Đồng thời, những luật và quy định mới về TMĐT cũng được ban hành và điều chỉnh để cung cấp sự bảo vệ pháp lý cho các hoạt động của TMĐT. Chính phủ cũng trực tiếp cung cấp các ưu đãi tài chính để thúc đẩy dịch vụ NHĐT. Hệ thống các NH nhà nước nhận được hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho việc tái cấu trúc tổ chức nhằm cải thiện việc áp dụng dịch vụ NHĐT
của họ. Việc hỗ trợ một cách quy mô trên phạm vi lớn từ Chính phủ đã tối ưu hóa rất nhiều hoạt động tổ chức các NH và thiết lập một cơ sở ổn định để phát triển dịch vụ NHĐT và các sáng kiến TMĐT khác.
2.4.4. Về đổi mới hệ thống ngân hàng
Kinh nghiệm của Úc
Khi nền kinh tế ở Úc rơi vào suy thoái những năm 1991 dẫn đến các NH ở Úc phải nỗ lực tìm cách duy trì hoạt động và gia tăng lợi nhuận trở lại cho NH. Giải pháp được các NH Úc sử dụng đó là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng bằng cách đóng cửa nhiều chi nhánh không hoạt động hiệu quả, cắt giảm nhân viên đang làm việc tại các NH và thay thế bằng các kênh phân phối điện tử với chi phí đầu tư rẻ hơn. Các NH tại Úc khuyến khích người dân sử dụng các kênh giao dịch tự động như: Phone banking, Internet banking thay cho giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh.
Ở các vùng nông thôn chưa có nhiều sự hiện diện của các NH, nhiều ngân hàng đã mở thêm các kiot nhỏ hoặc các trung tâm giao dịch nông thôn đặt tại các cửa hàng siêu thị, hiệu thuốc lớn, hoặc liên kết với tập đoàn viễn thông, điện lực. Với những thay đổi trên, đến nay việc sử dụng các dịch vụ tài chính bằng phương tiện điện tử đã trở nên phổ biến cả ở đô thị và nông thôn, mở rộng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng và từng bước phục hồi hệ thống ngân hàng Úc ngày một phát triển vững mạnh.
Kinh nghiệm của Vương quốc Anh
Vương quốc Anh đã chứng tỏ là quốc gia hàng đầu trong việc thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực dịch vụ TC-NH, với thành phố London đặc biệt đi đầu trong việc xây dựng các công ty công nghệ tài chính hàng đầu. Đầu tư vào các giải pháp công nghệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa và các kênh trực tuyến. Hiện nay khoảng 25 triệu người ở Anh, tương ứng một nửa dân số Anh sử dụng mobile banking (CACI, 2019) và gần hai phần ba dân số Anh sử dụng thẻ không tiếp xúc. Theo dự báo đến năm 2021, sự tăng trưởng sẽ tiếp tục và Mobile banking sẽ chiếm vị trí số 1, vượt qua các chi nhánh trên phố. Bank of England cũng báo cáo rằng 83% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Anh sử dụng
ngân hàng di động, trong khi hầu như tất cả đều sử dụng ngân hàng trực tuyến cho doanh nghiệp của họ. Với cư dân bản địa ưa chuộng số hóa, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp của Vương quốc Anh đã mong đợi một trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch.
Làn sóng số hóa ngân hàng đầu tiên đến từ nhóm KH trẻ tuổi với sự bùng phát của thương mại điện tử. Làn sóng thứ hai của việc áp dụng kỹ thuật số hiện đang xảy ra ở nhóm "Mid-Life Social Renters", "Asset-Rich Greys" và "Road to Retirement" - tất cả thường từ 50 tuổi trở lên – với tiềm năng tăng trưởng trong 5 năm tới (CACI, 2019). Thế hệ này ngày càng trở nên thoải mái hơn với công nghệ và hơn nữa là nhóm KH có khả năng giữ tiết kiệm giá trị cao. Sự tiện lợi và nhanh chóng đặc biệt của việc chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm bằng ứng dụng qua điện thoại đã khiến các giao dịch tại các chi nhánh và kể cả giao dịch qua Internet banking thông qua máy tính không còn được ưa chuộng.
Các ngân hàng ở Anh cho thấy phản ứng tích cực với xu hướng kỹ thuật số. Ngân hàng Santander UK đã thông qua giải pháp đám mây của nCino để cung cấp dịch vụ tài chính hiệu quả cao hơn, đưa ra một giải pháp cho vay nhanh hơn cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và KH của mình. Bằng cách triển khai phần mềm này, ngân hàng đã có thể cắt giảm thời gian để cung cấp các quyết định cho vay cho KH khoảng 40%. Có thể thấy số hóa dịch vụ TC-NH đang trở thành xu thế tất yếu mà mọi NHTM trên thế giới cần hướng đến để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Một số chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng điện tử
Nhằm tạo môi trường pháp lý đầu tiên cho hoạt động TMĐT ở Việt Nam, Luật GDĐT số 51/2005/QH11 đã được Quốc hội khoá XI thông qua đưa ra các quy định về GDĐT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dân sự và các lĩnh vực khác do. CP cũng ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại. Năm 2007, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử (GDĐT) trong hoạt động tài chính được ban hành. Tiếp đến CP ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết ‘Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số” và Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về GDĐT trong hoạt động ngân hàng. Đến năm 2013, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được ban hành thay thế cho Nghị định số 57/2006 thiết lập một trật tự quản lý mới cho các mô hình kinh doanh TMĐT, quy định các ngành nghề bị cấm trên sàn TMĐT, bảo vệ tốt hơn lợi ích của người tiêu dùng. Và từ ngày 31/3/2016, quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động được thực hiện theo Thông tư 59/2015/TT-BCT của Bộ công thương.
Các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ NHĐT cũng được Chính phủ chú trọng quan tâm. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động dịch vụ NHĐT, NHNN đã ban hành Thông tư 35/2006/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet, áp dụng với các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM quy định phương tiện TTKDTM sử dụng trong giao dịch bao gồm: thanh toán qua thẻ, lệnh
chi, séc, nhờ thu, ủy nhiệm thu và các phương tiện thanh toán (PTTT) khác. Nghị định này cũng cấm các hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng các PTTT không hợp pháp.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống VBPL, cơ chế chính sách để đẩy mạnh TTKDTM, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân. Ngoài ra các biện pháp nhằm hỗ trợ thanh toán thẻ qua các thiết bị POS cũng được chú trọng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2545/QĐ-TTg 2016 phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 nhằm tạo ra cơ chế khuyến khích TTKDTM trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên các dịch vụ thanh toán điện tử (TTĐT) hay thanh toán thẻ nói chung cũng tiềm ẩn rủi ro cho NH và cho KH trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Đứng trước những vấn đề mất an toàn bảo mật đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong TTĐT và thẻ; qua đó có sự chỉ đạo kịp thời, yêu cầu các TCTD tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN để hạn chế tối đa các sự cố rủi ro có thể xảy ra. Đến năm 2019, VBHN 10/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất “Nghị định về TTKDTM” do NHNNVN ban hành quy định chi tiết về hoạt động TTDKTM, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ TTDKTM; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán. Nghị định này là cơ sở pháp lý để các TCTC và ngân hàng tuân thủ thực hiện cung ứng các dịch vụ TTDKTM đảm bảo an toàn giao dịch.
Trong năm 2018, nhằm nắm bắt cơ hội của cuộc CMCN 4.0, Bộ tài chính đã ban hành Nghị quyết 02/BCS năm 2018 Về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách, từ đó triển khai các giải pháp cụ thể ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính: phân tích Big Data, ảo hóa máy chủ, đưa công nghệ di động và mạng xã hội cung cấp dịch vụ trực tuyến; bước đầu xây dựng CP điện tử và Tài chính điện tử. Ngoài ra Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, thay thế cho Nghị định số 26/2007/NĐ-CP. Nghị định quy định chi tiết về chữ ký số và chứng thư số, việc quản lý, cung cấp và sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của nền kinh tế số. Mặt khác, để hướng tới đẩy mạnh thanh toán đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình ASXH qua NH, Thủ tướng CP ban hành Quyết định 241/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua NH với dịch vụ thuế, điện, nước, học phí, viện phí. Thông qua đề án, mục tiêu được đặt ra đó là phấn đấu đến năm 2020, 80% giao dịch nộp thuế tại các thành phố thực hiện qua ngân hàng. Cụ thể mục tiêu 70% công ty điện/nước chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua NH; 100% trường đại học, cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí qua NH; 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua NH.
Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển sẽ đi cùng với các mối đe dọa về rủi ro an toàn thông tin ngày càng hiện diện, NHNN đã ban hành Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018, quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động NH. Các quy định yêu cầu an toàn TT tối thiểu gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lý tài sản CNTT; quản lý nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn về mặt vật lý và môi trường lắp đặt; quản lý vận hành và trao đổi TT; quản lý truy cập; quản lý sử dụng dịch vụ CNTT của bên thứ ba và các vấn đề quản lý hệ thống TT. Bên cạnh đó, các tổ chức trung gian thanh toán với việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào thanh toán được cho là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lạm dụng để thực hiện hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố, do chưa tuân thủ chặt chẽ quy định về phòng, chống rửa tiền. Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền như đối với các tổ chức tài chính.