Tình Hình Nghiên Cứu Ở Các Quốc Gia Trên Thế Giới


Johnson, Onwuegbuzie, & Turner (2007) đã đưa ra chuỗi đặc tính của PP nghiên cứu kết hợp: (i) PP kết hợp liên quan đến việc thu thập cả TT định tính/ dữ liệu mở (open ended) và định lượng/dữ liệu đóng (closed-ended) để đối phó với các câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết; (ii) Phương pháp kết hợp bao gồm việc phân tích cả hai dạng dữ liệu. Các thủ tục để thu thập TT định tính và định lượng sau đó xử lý dữ liệu cần phải được được tiến hành chặt chẽ (ví dụ: lấy mẫu đầy đủ, nguồn thông tin, các bước phân tích dữ liệu); (iii) Hai dạng dữ liệu được tích hợp trong thiết kế phân tích thông qua việc hợp nhất dữ liệu, kết nối dữ liệu hoặc nhúng dữ liệu. Các quy trình này được kết hợp thành một phương thức hỗn hợp riêng biệt, bao gồm cả thời gian thu thập dữ liệu (đồng thời hoặc tuần tự) cũng như sự nhấn mạnh (bằng hoặc bất bình đẳng) cho mỗi cơ sở dữ liệu, và (iv) Những quy trình này cũng có thể được dựa vào một quan điểm về triết học hoặc một lý thuyết hình thành trước đó.

Trong khuôn khổ đề tài tác giả sử dụng phương pháp kết hợp để trả lời câu hỏi nghiên cứu:

(i) Dịch vụ NHĐT có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả tài chính của ngân hàng, thể hiện ở các tỷ số tài chính như ROA, ROE, NIM?

(ii) Dịch vụ NHĐT có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động phi tài chính của ngân hàng?

(iii) Giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ của các NHTM Việt Nam?

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành trước với nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp do NCS tính toán và thu thập, với mục đích đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả kinh doanh ngân hàng thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để phân tích các dữ liệu định tính thu thập được và giải thích kết quả của mô hình thông qua quá trình phỏng vấn chuyên gia. Nhằm đảm bảo sự thống nhất về hướng tiếp cận nghiên cứu, các dữ liệu định tính được phân tích theo hướng diễn giải, thông qua hai quá trình xử lý dữ liệu tóm tắt và phân nhóm với mục đích giải thích cho kết quả nghiên cứu định


lượng và giải quyết những câu hỏi định tính khác mà nghiên cứu định lượng chưa xử lý được.

5. Đóng góp của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ NHĐT, tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ ngân hàng, xét về góc độ tài chính và phi tài chính.

Kế thừa các mô hình nghiên cứu trên thế giới, thiết kế mô hình phù hợp đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ ngân hàng của các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Phỏng vấn chuyên gia để đem đến kết quả phân tích có ý nghĩa thực tiễn, góp phần lý giải những hạn chế mà mô hình định lượng chưa giải quyết được.

Kết hợp kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm quốc tế để đưa ra những giải pháp cụ thể cho các nhà chính sách, lãnh đạo ngân hàng nhằm phát huy tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đi kèm với hạn chế tác động tiêu cực, đưa dịch vụ NHĐT thành một công cụ giúp ngân hàng hoạt động đạt hiệu suất cao hơn.

6. Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án được chia làm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động của ngân hàng.

Chương 3: Kết quả hoạt động và thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 4: Đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Tình hình nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả tài chính của ngân hàng

Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của dịch vụ NHĐT đối với KQHĐ của các ngân hàng, vì trên lý thuyết các dịch vụ này đem lại lợi nhuận cao hơn và chi phí thấp hơn. Mặc dù vậy, các nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cho thấy những kết quả khác nhau, chủ yếu là nghiên cứu tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Các nghiên cứu này được chia thành hai nhóm theo mức độ phát triển của các quốc gia: các nước đang phát triển phát triển và các nước phát triển.

Nghiên cứu ở các nước phát triển

- Các nghiên cứu cho thấy kết quả tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đến kết quả hoạt động ngân hàng

Các nghiên cứu của Hasan et al. (2002), Kagan et al. (2005), DeYoung (2005, 2007), Hernando, I. và Nieto, M. J., (2007), Onay, Ozsoz và Helvacioglu (2008), Delgado et al. (2004, 2007), Onay và Ozsoz (2013) cho thấy ứng dụng NHĐT có ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận của NH với một độ trễ thời gian nhất định, đối với các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu khác của Egland et al. (1998), Sullivan (2000), Sathye (2005) cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể của dịch vụ NHĐT, ở đây cụ thể là dịch vụ ngân hàng qua mạng (internet banking) đến hiệu quả hoạt động của các NH Hoa Kỳ và Úc.

Cụ thể, DeYoung (2005) đã đánh giá hiệu quả tài chính của các dịch vụ NHĐT ở Mỹ. Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận tương đối thấp tại các ngân hàng có dịch vụ NHĐT ( sau đây gọi tắt “ngân hàng điện tử”) so với các ngân hàng chỉ cung ứng dịch vụ ngân hàng theo cách truyền thống (sau đây gọi tắt “ngân hàng truyền thống”), một phần do chi phí lao động cao, doanh thu dựa trên phí dịch vụ thấp và hạn chế chi trả vốn tiền gửi. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng các ngân hàng điện


tử có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng ứng dụng công nghệ và phương tiện điện tử vào hoạt động có khả năng trở nên cạnh tranh tài chính hơn theo thời gian khi phát triển ở quy mô lớn hơn. Delgado và cộng sự (2004, 2006) đã chỉ ra kết quả nghiên cứ tương tự đối với các ngân hàng ở Châu Âu. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế dựa trên công nghệ được nêu lên trong nghiên cứu của Delgado và cộng sự (2004, 2007) rõ ràng hơn đáng kể so với ước tính của các nghiên cứu của DeYoung.

DeYoung et al (2007) trong nghiên cứu “How the Internet affects output and performance at community banks” nghiên cứu thực nghiệm trên 424 ngân hàng địa phương Hoa Kỳ, giai đoạn bắt đầu đưa công nghệ web vào dịch vụ ngân hàng giai đoạn 1999-2001 để đánh giá ảnh hưởng của Internet tới kết quả đầu ra và lợi nhuận của các ngân hàng. Biến số phản ánh cung ứng dịch vụ NHĐT được tác giả sử dụng là biến giả “dummy variable” (Internet baning =1). Kết quả cho thấy việc thêm kênh phân phối Internet vào mạng lưới chi nhánh ngân hàng hiện có dẫn đến sự gia tăng trông thấy lợi nhuận ngân hàng. Các khoản tăng thu nhập này chủ yếu là do tăng thu nhập ngoài lãi từ phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi. Tác giả giải thích chính sự tiện lợi của NH trực tuyến khiến một lượng KH gửi tiền ngân hàng tiếp tục mua thêm các dịch vụ khác hoặc sẵn sàng trả thêm tiền cho các dịch vụ mà họ đã mua trước đó tại các chi nhánh ngân hàng.

Hernando, I. và Nieto, M. J., (2007) với nghiên cứu “Is the Internet Delivery Channel changing Banks’ Performance?” đã xác định và ước tính tác động của việc sử dụng trang web giao dịch đến hiệu suất tài chính của ngân hàng với số mẫu là 72 NHTM hoạt động tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1994-2002. Các chỉ tiêu tài chính đo lường hiệu suất hoạt động ngân hàng đó là tỷ lệ chi phí/tổng tài sản; chi phí công nghệ và tiếp thị/tổng tài sản.. và chỉ tiêu lợi nhuận được đo bằng ROA, ROE, tỷ suất lãi trung gian (NIM), hoa hồng môi giới chứng khoán. Kết quả cho thấy hiệu quả của việc chấp nhận web giao dịch của NH cần có thời gian. Việc chấp nhận Internet như một kênh phân phối sản phẩm ngân hàng sẽ giảm dần chi phí vận hành (đặc biệt là nhân viên, tiếp thị và CNTT), nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê sau


một năm rưỡi sau khi áp dụng. Việc giảm chi phí dẫn đến cải thiện về khả năng sinh lời của các NH, từ đó ảnh hưởng tích cực đến ROA và thu nhập từ hoa hồng và phí sau 1 năm rưỡi, tác động tích cực đến ROE sau 3 năm, nhưng không có tác động đáng kể với NIM của ngân hàng.

Kegan và cộng sự (2005) trong nghiên cứu về dịch vụ NHĐT và hiệu suất của các ngân hàng đã xem xét tác động của các ứng dụng ngân hàng trực tuyến (online-banking) đến hiệu suất của các ngân hàng ở Mỹ. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để mô tả mối quan hệ giữa online banking và hiệu suất ngân hàng. Trong đó, 10 ngân hàng cộng đồng đã được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu, đó là các ngân hàng có tổng tài sản ít hơn một tỷ đô la của Mỹ hoạt động ở Iowa, Minnesota, Montana, North Dakota và South Dakota. Kết quả chỉ ra rằng các ngân hàng cung cấp dịch vụ online banking có xu hướng hoạt động tốt hơn so với những ngân hàng còn lại. Ngoài ra, online banking giúp các ngân hàng cải thiện khả năng thu nhập của họ thể hiện thông qua chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu và cải thiện chất lượng tài sản.

Sử dụng dữ liệu và thông tin được thu thập từ các ngân hàng ở Ý, Hasan và cộng sự (2002) phát hiện ra rằng các tổ chức có dịch vụ NHĐT đang hoạt động tốt hơn đáng kể so với nhóm truyền thống. Ngoài ra, các biến số thể hiện rủi ro liên quan của ngân hàng điện tử tiếp tục thấp hơn so với ngân hàng truyền thống. Các biến số Tài sản/Nợ cho thấy rằng rằng giá trị trung bình ở các ngân hàng điện tử cũng như có hoạt động đầu tư và giao dịch cao hơn đáng kể và ít phụ thuộc vào tiền gửi (cả tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm) so với nhóm ngân hàng truyền thống. Yếu tố duy nhất mà nhóm ngân hàng điện tử cho thấy hiệu suất thấp hơn là yếu tố chi phí không lãi suất. Có thể khẳng định, dịch vụ NHĐT với yêu cầu về đầu tư cho công nghệ ban đầu ở mức cao nên gia tăng các chi phí hoạt động ngoài lãi của ngân hàng.

Onay, Ozsoz và Helvacioglu (2008) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của online banking đối với khả năng sinh lời của ngân hàng, trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ. Phân tích của họ bao gồm 13 ngân hàng đã áp dụng dịch vụ NH trực tuyến ở Thổ Nhĩ Kỳ


từ năm 1996 đến 2005. Kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa NH trực tuyến với thu nhập lãi cận biên, thu nhập từ phí và hoa hồng. Tuy nhiên dịch vụ NHĐT bắt đầu đóng góp vào ROE của ngân hàng với thời gian trễ hai năm, trong khi tác động tiêu cực được quan sát thấy với độ trễ một năm, tương đồng với kết quả và Hernando và Nieto (2007). Đó là khuyến cáo rằng quyết định đầu tư trên dịch vụ NHĐT nên được tính toán hợp lý để lý giải cho chi phí và doanh thu tác động đến hiệu suất ngân hàng. Đến năm 2013, Onay và Ozsoz đã sử dụng dữ liệu từ 1990 đến 2008 của 18 NH bán lẻ hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ ra rằng việc áp dụng dịch vụ NHĐT có liên quan tích cực với mức lợi nhuận, tiền gửi và cho vay trên mỗi chi nhánh. Nghiên cứu của họ cũng nêu ra rằng việc áp dụng dịch vụ NHĐT có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của NH sau 2 năm áp dụng. Theo các tác giả, lý do cho tác động tiêu cực như vậy là dịch vụ NHĐT làm tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng và dẫn đến thu nhập lãi thấp hơn.

Nghiên cứu ở các nước đang phát triển

Kết quả nghiên cứu khác nhau ở các nước đang phát triển như Jordan, Pakistan, Bangladesh, Iran, Ả rập Saudi, Keyna cho thấy dịch vụ NHĐT, hay ngân hàng qua mạng đem lại ảnh hưởng nhưng chưa thực sự rõ rệt đối với KQHĐ, NHĐT cải thiện hiệu suất hoạt động ngân hàng ở một mức độ, khía cạnh nhất định: nghiên cứu của Rahman (2007); Malhotra và Singh (2009); Nader (2011); Josiah và Nancy (2012); Oyewole et al. (2013) và Rauf và Qiang (2014). Kết quả nghiên cứu Siam (2006), Khrawish, A.H. và Al-Sa'di, N.M (2011) và Akhisar et al (2015) cùng cho thấy chi phí cơ sở hạ tầng cao của việc phát triển dịch vụ NHĐT cùng với số lượng KH chưa tương xứng, tác động đến lợi nhuận của các NH trong các nước đang phát triển.

Cụ thể, nghiên cứu của Khrawish, A.H. và Al-Sa'di, N.M (2011) “The Impact of electronic banking on Bank Profitability: Evidence from Jordan”, nhằm kiểm tra tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả lợi nhuận của các NH Jordan trong giai đoạn 2000-2009. Biến số đại diện cho dịch vụ NHĐT trong nghiên cứu sử dụng là một ma trận của các biến giả “INTERNET” được xác định dựa trên thời


điểm sử dụng dịch vụ NHĐT. INTERNET1 bằng 1 nếu ngân hàng có áp dụng dịch vụ NHĐT. INTERNET2 = 1 nếu ngân hàng áp dụng dịch vụ NHĐT trong 2 năm qua. INTERNET3 = 1 nếu ngân hàng đã áp dụng dịch vụ NHĐT hơn 2 năm.

Kết quả mô hình hồi quy cho kết quả không có hiệu quả đáng kể của dịch vụ NHĐT trên lợi nhuận của các NH mới ứng dụng điện tử vào cung cấp SP - DV, thể hiện qua ROA và ROE của ngân hàng, mà cho thấy chỉ số chi phí cao liên quan đến việc áp dụng dịch vụ NHĐT này. Đối với các NH đã cung cấp dịch vụ NHĐT qua 2 năm, kết quả hồi quy có ý nghĩa hơn nhưng vẫn không cho thấy tác động đáng kể của dịch vụ NHĐT với lợi nhuận của các NH, giống với kết quả nghiên cứu của Mohammad và Saad (2011), Malhotra và Singh (2009).

Nghiên cứu của Siam (2006) còn cho thấy dịch vụ NHĐT có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lợi nhuận của NH trong một thời gian ngắn. Điều này được tác giả giải thích bởi các KH của NH ở Jordan vẫn phụ thuộc vào các kênh truyền thống để thực hiện các hoạt động ngân hàng của họ. Chi phí liên quan đến việc áp dụng NHĐT vẫn cao hơn doanh thu từ các dịch vụ điện tử cung cấp do đó, các NH Jordan cần tập trung hơn nữa thúc đẩy các dịch vụ NHĐT và củng cố lòng tin của KH sử dụng loại dịch vụ này. Đến năm 2011, sử dụng dữ liệu của 15 ngân hàng Jordan trong giai đoạn 2000-2010, Al-Smadi và Al-Wabel (2011) đã nghiên cứu tác động của dịch vụ NHĐT đến hoạt động của các NH Jordan. Trong nghiên cứu của họ, hiệu suất của các NH được đo bằng ROE và sử dụng hai bộ biến kiểm soát. Khi sử dụng kỹ thuật hồi quy OLS gộp, họ thấy tác động tiêu cực đáng kể của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả tài chính của các NH. Hạn chế chính của nghiên cứu này là các tác giả đã không xem xét ROE sau một năm áp dụng NHĐT vì việc áp dụng các ứng dụng công nghệ mới liên quan đến chi phí, điều này có thể mất thời gian để hồi phục chi phí và lợi nhuận.

Một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển như: Nghiên cứu của Josiah và Nancy (2012) đối với các NH Kenya kết luận NHĐT có ý nghĩa đối với ROA, đặc biệt là việc sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và ATM. Kết quả này giống với kết quả


nghiên cứu của Agboola (2006) về trường hợp của các NH Nigeria. Tương tự, nghiên cứu của Oyewole et al. (2013) nghiên cứu tác động của NHĐT về hiệu suất hoạt động các NH tại Nigeria cũng cho kết quả: Dịch vụ NHĐT bắt đầu đóng góp tích cực vào hiệu suất của NH trong ROA và NIM với một thời gian trễ hai năm trong khi tác động tiêu cực đã được quan sát thấy trong năm đầu tiên của việc áp dụng.

Ở Bangladesh, Rahman (2007) đã nghiên cứu tác động của việc ứng dụng đổi mới công nghệ thông qua mô hình NHĐT đến lợi nhuận của các NH hoạt động tại Bangladesh và nhận thấy rằng các NH áp dụng công nghệ đã cải thiện hiệu suất khi ứng dụng ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chỉ cho thấy hiệu suất thay đổi theo thời gian nhưng không giải thích được liệu những thay đổi đó có đáng kể hay không.

Nghiên cứu sau này của Siddik và cộng sự (2016) đã hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu về tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NH Bangladesh sau một thời gian ứng dụng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 13 ngân hàng trong giai đoạn 2003–2013, điều tra thực nghiệm tác động của dịch vụ NHĐT về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Bangladesh, đo lường bằng ROE, ROA và NIM. Kế thừa Hernando và Nieto (2007), Onay và cộng sự. (2008), một chỉ số biến giả EBANKj được tạo ra để đại diện cho dịch vụ NHĐT, có giá trị là một (1) nếu ngân hàng đã áp dụng dịch vụ NHĐT trong năm thứ t; nếu không áp dụng nhận giá trị bằng không (0). Kết quả từ mô hình Pooled OLS cho thấy rằng dịch vụ NHĐT bắt đầu đóng góp tích cực ROE của các ngân hàng với thời gian trễ là hai năm trong khi tác động tiêu cực đã được tìm thấy trong năm đầu tiên áp dụng. Những phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu này có ý nghĩa lớn hơn đối với các nước đang phát triển như Bangladesh bởi vì nó sẽ thu hút sự chú ý của ban quản lý ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách để theo đuổi các chính sách như vậy để mở rộng dịch vụ NHĐT.

Trong nghiên cứu của Malhotra và Singh (2009) đánh giá tác động của Internet banking đến KQHĐ của các NH Ấn Độ, giai đoạn 1998-2006. Dịch vụ

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí