Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Một số dịch vụ ngân hàng điện tử 43

Bảng 3.1: Quy mô tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam 79

Bảng 3.2: Cơ cấu thẻ ngân hàng lưu hành giai đoạn 2015-2019 99

Bảng 4.1: Tổng hợp các biến phụ thuộc và độc lập được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan trước đây 115

Bảng 4.2: Mô tả số liệu trong mô hình 119

Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến số 121

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tự tương quan 122

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai của sai số thay đổi 123

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 123

Bảng 4.7: Kết quả mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ của NHTM Việt Nam (toàn bộ mẫu) 125

Bảng 4.8: Kết quả mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ của NHTM Việt Nam (loại trừ 4 NHTM nhà nước) 130


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Hệ thống chức năng của mạng ATM dùng chung, trường hợp của Kenya36 Hình 3.1: Cơ cấu tổng tài sản của 30 NHTM VN năm 2018 80

Hình 3.2: Quy mô và tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2018 81

Hình 3.3: Số liệu quy mô (VNĐ) và tăng trưởng cho vay KH (%) của 30 NHTM VN giai đoạn 2014 – 2018 82

Hình 3.4: Số liệu quy mô ( tỷ đồng) và tăng trưởng tiền gửi KH(%) của 30 NHTM VN giai đoạn 2014 – 2018 83

Hình 3.5: Số liệu cho vay KH trước dự phòng (tỷ đồng), tiền gửi NH và tỷ lệ cho vay trước dự phòng/Tiền gửi KH (%) của 30 NHTM Việt Nam năm 2018 84

Hình 3.6: Tổng lợi nhuận sau thuế, thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (tỷ đồng) của 30 NHTM Việt Nam 85

Hình 3.7: Lợi nhuận sau thuế năm 2017, 2018 của 30 NHTM Việt Nam 86

Hình 3.8: Tỷ lệ Thu nhập thuần từ họat động dịch vụ/Tổng LN hoạt động (%) của 30 NHTM VN giai đoạn 2014- 2018 87

Hình 3.9: ROA, ROE, NIM bình quân của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-201888 Hình 3.10: Xếp hạng top 10 NHTM có ROA, ROE cao nhất năm 2018 89

Hình 3.11: Tỷ lệ nợ xấu của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (%) 90

Hình 3.12: Số lượng máy ATM được lắp đặt giai đoạn 2011 – 2019 94

Hình 3.13: Số lượng máy POS/ EDC được lắp đặt giai đoạn 2011 – 2019 96

Hình 3.14: Số lượng thẻ lưu hành giai đoạn 2011 – 2019 98

Hình 3.15: Giá trị giao dịch thông qua hệ thống ATM giai đoạn 2011 – 2019 100

Hình 3.16: Giá trị giao dịch NH thông qua POS giai đoạn 2011 – 2019 101

Hình 3.17: Giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên ĐTDĐ giai đoạn 2015 - 2019 102

Hình 3.18: Giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên Internet giai đoạn 2015 - 2019 103


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi mạnh mẽ nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế trong đó ngành tài chính ngân hàng được khẳng định là một trong những lĩnh vực đón đầu làn sóng cách mạng. Trong khi các tổ chức tài chính, ngân hàng đang phải nỗ lực vượt qua khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính để trở lại mức lợi nhuận ban đầu thì sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), trực tiếp cạnh tranh với các ngân hàng trở thành một vấn đề thách thức lớn. Trước sự phát triển các dịch vụ tài chính điện tử sáng tạo của Fintech, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải đưa ra các mô hình kinh doanh mới đảm bảo tính cạnh tranh, tăng cường kết nối và cập nhật công nghệ, phục vụ nhu cầu thanh toán, đầu tư và các dịch vụ tài chính khác của nền kinh tế số.

Trong bối cảnh nền kinh tế số, xu thế số hóa hoạt động ngân hàng diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở phạm vi mỗi quốc gia mà trên toàn thế giới. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã triển khai thành công mô hình ngân hàng số và hầu hết các ngân hàng còn lại đều đang ở các giai đoạn chuyển đổi số khác nhau, từ giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật đến giai đoạn chuyển đổi mô hình. Tại Việt Nam, các ngân hàng cơ bản đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, và cụ thể là sự phát triển các dịch vụ ngân hàng ứng dụng kỹ thuật số, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng qua mạng. Trong đó, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng thương mại hiện nay là một trong bước tiến quan trọng không thể thiếu để tiến tới mô hình ngân hàng số.

Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, công nghệ cao cho khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai từ năm 2002 ở hình thái đơn giản nhất là các máy rút tiền ATMs, các máy thanh toán thẻ POS, nhưng mới chỉ thực sự bùng phát khi đất nước phổ cập Internet, là cơ sở cho sự phát triển ngân hàng qua mạng. Đến năm 2004,


Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu dịch vụ ngân hàng qua mạng. Sau hơn 15 năm phát triển, 78 TCTD tại Việt Nam đã cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet, trong đó 47 ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán qua mobile vào năm 2019. Các ngân hàng đã tích hợp nhiều tính năng thanh toán trên thẻ để thanh toán trực tuyến mua sắm hàng hóa dịch vụ, thanh toán tiền điện nước, bưu chính viễn thông…đồng thời nghiên cứu hợp tác các công ty công nghệ, ứng dụng công nghệ trong thanh toán như: công nghệ nhận diện khuôn mặt, sinh trắc vân tay, mã phản hồi nhanh.

Dịch vụ ngân hàng điện tử được ghi nhận đóng góp trông thấy cho sự phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước tiến đến hội nhập quốc tế. Đối với khách hàng, nhiều lựa chọn được cung cấp thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử với tính tiện ích cao hơn và chi phí rẻ hơn so với ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại thu hút thêm nguồn khách hàng giá trị cao, đa dạng hóa loại hình SP - DV, thúc đẩy hoạt động huy động vốn và cho vay, góp phần xây dựng quảng bá hình ảnh ngân hàng, từ đó gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Những tác động tích cực của dịch vụ ngân hàng điện tử đã được nhiều nhà khoa học và kinh tế chứng minh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, tuy nhiên vẫn có nhiều nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của dịch vụ ngân hàng điện tử ở một mức độ nào đó chưa thực sự có tác động lớn đến kết quả hoạt động của ngân hàng ở giai đoạn đầu mới phát triển.

Những kết quả nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng vẫn đang là chủ đề gây tranh luận đối với các nhà khoa học và nghiên cứu viên. Đề tài Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Namđược tôi lựa chọn làm luận án tiến sỹ nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để xác định tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn phát huy


những tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy hoạt động ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp với bối cảnh số hóa ngành ngân hàng hiện nay.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu chung:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) tới kết quả hoạt động (KQHĐ) của các NHTM (NHTM) Việt Nam, từ đó gợi ý giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực của dịch vụ NHĐT.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

(i) Tổng quan lý thuyết về dịch vụ NHĐT, đặc điểm dịch vụ NHĐT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT.

(ii) Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ của các ngân hàng trên các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

(iii) Lựa chọn và xây dựng mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ của các NHTM Việt Nam.

(iv) Phân tích, đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NHTM Việt Nam bằng các phương pháp định lượng và định tính.

(v) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp chiến lược cho các NHTM nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của dịch vụ NHĐT.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ NHĐT và tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NHTM Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Nghiên cứu tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả tài chính cũng như các kết quả phi tài chính của các NHTM Việt Nam. Dịch vụ NHĐT được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế và tài chính, không nghiên cứu ở góc độ kỹ thuật.


Về thời gian: Do điều kiện số liệu về dịch vụ NHĐT còn hạn chế, nghiên cứu sử dụng số liệu của các ngân hàng trong 05 năm giai đoạn 2014 - 2018. Đây cũng là những năm tình hình kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định và ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ NHĐT ở các NHTM.

Về không gian: Nghiên cứu dựa trên số liệu của 30 NHTM Việt Nam có tính chất đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có 49 ngân hàng trong đó có 35 NHTM Việt Nam (4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần), 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân hàng liên doanh. Số liệu tác giả sử dụng trong luận án được thu thập từ 30 NHTM của Việt Nam trong đó có 4 NHTM nhà nước và 26 NHTM cổ phần với tổng tài sản chiếm trên 85% toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo tính đại điện cho hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu không tính đến các NHTM liên doanh, NHTM nước ngoài tại Việt Nam do tính không đồng nhất về đặc điểm, cơ cấu tổ chức hoạt động. Danh sách 30 NHTM chi tiết tại phụ lục 5.

4. Hướng tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án được bắt đầu bằng xác định mục tiêu nghiên cứu, tiếp đến tổng quan các tài liệu nghiên cứu và sử dụng các lý luận sẵn có, từ đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Các giả thuyết này được kiểm định và xác nhận, hoặc phản bác, dẫn tới sự phát triển của các lý luận này, là nền tảng cho các nghiên cứu sau này (Saunders và cộng sự, 2009).

- Hướng tiếp cận nghiên cứu:

Dựa vào mục tiêu và bản chất của đề tài nghiên cứu mà việc lựa chọn phương pháp tiếp cận được các nhà nghiên cứu cân nhắc. Thông thường, một chủ đề có nhiều tài liệu giúp dễ dàng xây dựng cơ sở lý thuyết và giả thuyết sẽ sử dụng hướng tiếp cận diễn giải còn những đề tài nghiên cứu mới, ít tài liệu sẵn có và đang mang tính tranh luận sẽ phù hợp hơn với phương pháp quy nạp.

Theo Saunder et al (2009), hướng tiếp cận diễn giải hay còn được hiểu là phương pháp kiểm định lý thuyết (testing theory) liên quan đến sự phát triển của


một lý thuyết thông qua những thử nghiệm nghiêm ngặt. Phương pháp này phổ biến trong các NCKH tự nhiên bằng cách dự đoán và kiểm soát các sự việc và hiện tượng dựa trên cơ sở lý luận sẵn có (Collis & Hussey, 2003). Hướng tiếp cận diễn giải hiệu quả trong việc kiểm định các lý thuyết và theo chiều từ trên xuống trên xuống (top down).

Năm bước phát triển của một nghiên cứu theo hướng diễn giải theo Robson (2002) đó là:

1.Đề xuất giả thuyết từ cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.Diễn giải giả thuyết trong điều kiện cụ thể (xác định thang đo và các biến

số)


thuyết


3.Sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm định giả thuyết

4.Kiểm tra kết quả giả thuyết, kết luận chấp nhận hay không chấp nhận lý


5.Sửa đổi lý thuyết bằng kết quả phát hiện nếu cần.

Đặc điểm của hướng tiếp cận diễn giải đó là sử dụng các dữ liệu định lượng

và cả định tính ở một số trường hợp để là giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các biến, bên cạnh đó kiểm soát các biến đưa vào thử nghiệm và đảm bảo độ tin cậy bằng phương pháp cấu trúc chặt chẽ (Gill & Johnson, 2002). Các biến đảm bảo có thể đo lường được và có tính khái quát, cụ thể là phải chọn mẫu đủ kích thước để hình thành nên quy luật.

Đối với đề tài “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, số lượng các nghiên cứu liên quan trên thế giới cả về lý thuyết và thực nghiệm đã có cơ bản, vì vậy nghiên cứu sinh sử dụng hướng tiếp cận diễn giải nhằm kiểm định lý thuyết dựa trên các nghiên cứu sẵn có ở trong nước và trên thế giới.

Từ cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận án xây dựng mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NHTM Việt Nam với các biến đã vào thử nghiệm trước đây có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế số lượng và đặc điểm các NHTM Việt Nam, từ đó kiểm định giả thuyết bằng cả phương pháp


định lượng và định tính về tác động tích cực hoặc tiêu cực của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các ngân hàng.

- Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin cho nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện phương pháp tổng hợp, kế thừa tài liệu từ các nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài, từ đó đặt ra các vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng các phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng. Các nguồn tài liệu thu thập thông tin:

(i) Các công trình nghiên cứu (giáo trình, luận án, tạp chí) trong và ngoài nước về dịch vụ NHĐT và tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ ngân hàng;

(ii) Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ NHĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng;

(iii) Văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới dịch vụ NHĐT, dịch vụ ngân hàng qua mạng, giao dịch điện tử, an toàn hoạt động ngân hàng;

(iv) Số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN, số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, số liệu tổng hợp từ NHNN.

- Phương pháp nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu (PPNC) được phân loại theo các tiêu chí khác nhau, được lựa chọn sử dụng độc lập hoặc kết hợp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. Phương pháp kết hợp (mixed method) có xu hướng sử dụng nhiều nhất (Bryman, 2006; Tashakkori & Teddlie, 2010) với nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng cho phương pháp này, chẳng hạn như PP tích hợp (integrating), PP kết hợp (synthesis), PP đa phương pháp (multimethod). Bản chất phương pháp này bao gồm là việc kết hợp hoặc tích hợp PPNC định tính và định lượng trong một nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp hỗn hợp giúp cho nhà nghiên cứu tận dụng được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các phương pháp, từ đó chứng minh/xây dựng được lý thuyết có tính khoa học thực tiễn.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí