Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Hưu Trí Ở Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam

lao động [5, Điều 4, Khoản 3].

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH 2014, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật việc làm 2013, Nghị định 105/2014/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất của NLĐ và NSDLĐ gồm các khoản sau: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế.

Trong đó, NLĐ sẽ đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất, 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.Trong đó, NSDLĐ đóng 14% vào quỹ hưu trí tử tuất, 0,5% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 3% quỹ ốm đau thai sản, 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp, 3% quỹ bảo hiểm y tế.

Tổng mức BHXH bắt buộc phải đóng của cả NSDLĐ và NLĐ là 32%.

Pháp luật về xử lí vi phạm bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ là yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp đóng BHXH cho NLĐ là thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, thể hiện mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ giữa NSDLĐ và NLĐ.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật BHXH có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLĐ. Trong đó không thể không nhắc tới là trình trạng chậm đóng, trốn đóng, chây ỳ nợ đọng BHXH cho NLĐ ngày càng gia tăng xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước với số nợ ngày càng lớn. Hơn nữa, vi phạm pháp luật về BHXH không chỉ dừng lại ở hành vi trốn đóng BHXH mà còn xảy ra tình trạng lạm dụng chế độ, chính sách BHXH để trục lợi ngày càng phức tạp như lập hồ sơ giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH để hưởng các chế độ BHXH trong đó có BHXHHT bắt buộc.

Trước tình trạng lạm dụng chế độ, chính sách BHXH để trục lợi ngày càng phức tạp Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ và xử lý các hành vi vi phạm.

1.3. Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

1.3.1. Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí của một số quốc gia

1.3.1.1. Pháp luật về bảo hiểm hưu trí của Trung Quốc [33]

Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam - 5

ASXH là chế độ kinh tế xã hội cơ bản của một quốc gia. Đó vừa là vấn đề lợi ích trực tiếp nhất, hiện thực nhất và được quần chúng nhân dân quan tâm vừa là nền tảng quan trọng cho sự ổn định lâu dài của đất nước, cho cuộc sống nhân dân hạnh phúc và kinh tế tăng trưởng bền vững. Chính vì những ý nghĩa đó, nên ngay từ ngày đầu thành lập nước, bên cạnh việc khôi phục nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc luôn chú ý tới vấn đề công bằng xã hội bằng việc đưa ra “Điều lệ bảo hiểm lao động nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, được coi là cơ sở luật pháp đầu tiên cho sự hình thành một chế độ ASXH ở nước này.

Đặc biệt là từ sau khi Trung Quốc chuyển sang giai đoạn cải cách mở cửa vào năm 1978, vai trò của hệ thống ASXH ngày càng nổi bật, trở thành một bộ phận quan trọng xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Chính phủ nước này luôn coi trọng công tác cải cách và xây dựng hệ thống ASXH trong đó đặc biệt là BHHT để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, nhanh chóng đạt được mục tiêu xây dựng xã hội toàn diện.

BHHT hiện hành tại Trung Quốc bao gồm BHHT bắt buộc và BHHT tự nguyện. Trong đó, BHHT bắt buộc áp dụng đối với người làm công ăn lương thuộc doanh nghiệp quốc doanh, sở hữu doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Quyền lợi BHHT cơ bản cho NLĐ được xác định bởi các yếu tố thời gian đóng góp tích lũy và tiền lương đánh giá đóng góp, tiền lương trung bình

của NLĐ của quận nơi người đó cư trú, tín dụng tài khoản cá nhân và tuổi thọ của dân thành thị [33, Điều 15].

Theo đó, BHHT sẽ dựa trên sự kết hợp giữa cộng đồng xã hội thông qua việc thiết lập quỹ cộng đồng để chia sẻ rủi ro và các tài khoản cá nhân. Mức đóng hiện tại đối với cá nhân là khoảng 8% tiền lương, tiền công và của NSDLĐ là 20% của tổng quỹ tiền lương. Ngoài ra, chính quyền các cấp có thể cung cấp trợ cấp tài chính trong trường hợp quỹ này thiếu hụt. Cơ quan BHXH tạo ra các tài khoản cá nhân về hưu trí cho mỗi NLĐ với mức là 11% tiền lương, tiền công trong đó phần 8% đóng góp của NLĐ được chuyển trực tiếp vào tài khoản và phần 3% được trích từ phần đóng góp của NSDLĐ. Phần đóng góp của NSDLĐ sau khi trích chuyển một phần vào tài khoản cá nhân được chuyển vào quỹ cộng đồng.

Theo quy định, một thành viên của BHHT cơ bản sẽ nhận được tiền trợ cấp tuổi già cơ bản hàng tháng nếu thời gian đóng góp tích lũy của thành viên không dưới 15 năm khi đến tuổi nghỉ hưu hợp pháp.

Nếu thời gian đóng góp tích lũy của một thành viên của BHHT cơ bản là dưới 15 năm khi thành viên đến tuổi nghỉ hưu hợp pháp, thành viên đó có thể nhận được BHHT cơ bản hàng tháng sau khi thành viên đó bổ sung khoản đóng góp cho những gì cần thiết trong 15 năm. Thành viên có thể chọn chuyển sang BHXH nông thôn mới về trợ cấp tuổi già hoặc BHXH của trợ cấp tuổi già cho cư dân thành thị, và nhận lương hưu theo quy định của Hội đồng Nhà nước [33, Điều 16].

Quỹ BHHT cơ bản của Trung Quốc là một phần quan trọng trong hệ thống BHXH của đất nước này vì nó chiếm gần 70% trong BHXH quốc gia năm 2017, theo số liệu từ Bộ Nhân lực và ASXH [30].

Điểm nổi bật của Trung Quốc trong chính sách BHXH là thực hiện BHHT tại nông thôn. BHXH nông thôn mới của trợ cấp tuổi già sẽ là sự kết hợp của các

khoản đóng góp cá nhân, trợ cấp tập thể và trợ cấp chính phủ [33, Điều 20]. Chương trình thí điểm về BHHT sử dụng tài khoản cá nhân đang được triển khai ở một số khu vực nông thôn dựa trên sự đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của chính quyền địa phương và khuyến khích bằng cơ chế của Nhà nước đã đưa lại sự khác biệt trong hệ thống BHXH của quốc gia này.

1.3.1.2. Pháp luật về bảo hiểm hưu trí của Nhật Bản [36]

ASXH có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia và được coi là công cụ để xây dựng một xã hội phát triển. Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản là một trong những quốc gia điển hình thực hiện thành công mô hình chính sách ASXH.

Chính sách ASXH ở Nhật Bản được xây dựng linh hoạt và là động lực cho tăng trưởng kinh tế cũng như tiến bộ xã hội, tạo thành nét độc đáo của mô hình nhà nước phúc lợi riêng biệt. Về cơ bản, đây là mô hình ASXH có tính phổ cập, dựa vào nguyên tắc phân phối lại thu nhập, trong đó tất cả mọi người dân đều được hưởng trợ giúp tối thiểu nhằm nâng cao mức sống và giảm phân hóa giàu nghèo. Trong mô hình này, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp ASXH thông qua hệ thống bảo hiểm và trợ cấp xã hội.

Về tổng thể, hệ thống ASXH của Nhật Bản được cấu thành bởi bốn chính sách cơ bản [6]: chính sách BHXH, chính sách bảo hiểm việc làm, chính sách bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và chính sách trợ giúp xã hội.

Trong đó, BHHT nằm trong chế độ chính sách BHXH, là một chế độ bắt buộc cung cấp những phúc lợi nhất định cho người tham gia. Ở Nhật Bản, BHXH luôn là nội dung chủ yếu của hệ thống ASXH.

Tại Nhật Bản có ba loại lương hưu công cộng và tất cả những người có địa chỉ ở Nhật Bản đều phải tham gia. Hệ thống lương hưu để tham gia được quyết định bởi cách làm việc của người đó. Bao gồm:

Thứ nhất, bảo hiểm lương hưu quốc gia (hay còn gọi là lương hưu cơ bản)

Hệ thống hưu trí quốc gia Nhật Bản là chương trình dành cho tất cả các cư dân đăng ký trong độ tuổi từ 20 đến 60, bao gồm cả công dân Nhật Bản và người nước ngoài cư trú hợp pháp [36, Điều 7].

Tất cả những người sinh sống ở Nhật từ 20-60 tuổi dù là công việc gì, kể cả du học sinh hay lao động nước ngoài, trong đó có người Việt Nam chúng ta sẽ phải đóng BHHT quốc gia. Số tiền đóng góp hàng tháng cho lương hưu quốc gia từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011 là 15.000 Yên. Đóng góp cho mỗi tháng phải được thanh toán vào cuối tháng sau. Đóng góp có thể được thanh toán tại ngân hàng, bưu điện hoặc cửa hàng tiện lợi, chuyển khoản ngân hàng hoặc trực tuyến. Từ tuổi 65 trở đi, người đã tham gia hệ thống hưu trí từ 25 năm trở lên sẽ được nhận lương hưu, mức lương hưu nhận được tuỳ theo số năm tham gia hệ thống [23].

Thứ hai, bảo hiểm hưu trí phúc lợi

Những người đã đăng ký BHHT phúc lợi được phân loại là người được bảo hiểm thứ hai tham gia lương hưu quốc gia thông qua hệ thống BHHT phúc lợi. Vì thế, ngoài lương hưu cơ bản là lợi ích của lương hưu quốc gia bạn sẽ nhận được thêm khoản hưu trí phúc lợi. Do thời gian tạm trú của người nước ngoài tại Nhật Bản ngắn hạn, nên cả BHHT quốc dân và BHHT phúc lợi đều có chế độ truy lĩnh lương hưu một lần khi thôi bảo hiểm [36].

Thứ ba, hệ thống hỗ trợ lẫn nhau

Những người làm việc với tư cách là quan chức chính phủ quốc gia, quan chức chính quyền địa phương và giáo viên tại các trường tư thục là đoàn viên, thành viên trong khoa tư nhân và trợ giúp lẫn nhau. Hiệp hội tương trợ có "lợi ích ngắn hạn" và "lợi ích dài hạn". Lợi ích ngắn hạn mang lại lợi ích tương tự như bảo hiểm y tế và lợi ích dài hạn mang lại lợi ích tương tự như trợ cấp hưu trí [39].

1.3.1.3. Pháp luật về bảo hiểm hưu trí của Đức [37]

CHLB Đức đang là một trong những quốc gia có chất lượng ASXH tốt nhất thế giới. Hiện nay khoảng 90% dân số tham gia hệ thống ASXH ở Đức [38]. Tại Đức có tổng cộng 16 quỹ hưu trí trong khu vực. Hội đồng quản trị chính của BHHT Đức bao gồm tổng thống làm chủ tịch và hai giám đốc. Hội đồng quản trị được lựa chọn bởi cơ quan tự quản danh dự. Các quyết định ảnh hưởng đến tất cả các quỹ hưu trí được đưa ra bởi một ban giám đốc mở rộng [34]. Các đóng góp ASXH được chia sẻ một cách bình đẳng bởi NLĐ và NSDLĐ. Trong đó BHHT theo luật định được quy định như sau:

Thứ nhất, bộ phận BHHT bắt buộc áp dụng cho tất cả những NLĐ được trả công, không giới hạn trần tham gia. Phí bảo hiểm tuổi già do NLĐ và NSDLĐ đóng ngang nhau. Mức đóng được tính căn cứ vào số tiền phải trả cho người về hưu và số người tham gia đóng BHXH, có tính thêm một khoản nhỏ để phòng các biến động. Trong các năm gần đây, tổng mức đóng khoảng 18,6% với 9,3% là của NSDLĐ và 9,3% là của NLĐ. BHHT bắt buộc của Đức chỉ chi trả theo chế độ định kỳ hàng tháng, không có chế độ hưu trí một lần [37].

Điều kiện hưởng BHHT hàng tháng gồm tuổi về hưu và thời gian đóng BHXH. Tuổi nghỉ hưu chung đối với cả nam và nữ là từ 65 tuổi trở lên với 15 năm năm đóng BHXH. Quỹ bảo hiểm tuổi già theo luật định này đảm bảo rằng NLĐ có thể duy trì mức sống phù hợp khi họ nghỉ hưu. Các khoản thanh toán thường được thực hiện từ 65 tuổi. Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng dần lên 67 trong 20 năm tới [35, 37].

Về mức hưởng trợ cấp hưu trí nhận được phụ thuộc vào thu nhập của bạn khi bạn đang làm việc và bạn đã làm việc bao nhiêu năm. Trung bình, số tiền trợ cấp hưu trí của chế độ BHHT theo pháp luật lên đến 76% thu nhập ròng trung bình trong suốt cuộc đời làm việc của người được bảo hiểm [35].

Thứ hai, bộ phận hưu trí bổ sung cũng như hưu trí bắt buộc áp dụng cho mọi đối tượng lao động. Cho đến năm 2005 gần 50% người được bảo

hiểm của khu vực tư nhân hưởng chế độ hưu trí bổ sung. Chế độ hưu trí bổ sung được tính theo chế độ tài khoản cá nhân. Chế độ này có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 dựa trên sự đóng góp của NLĐ cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước. Năm đầu mức đóng của NLĐ là 1% lương gộp, cứ hai năm tăng lên 1% cho đến khi đạt được 4% vào năm 2008 thì được hưởng mức trợ cấp cao nhất của Nhà nước dành cho đối tượng tham gia vào hệ thống tuổi già [37].

Thứ ba, bộ phận BHHT tự nguyện dành cho những người thực hiện một hoạt động độc lập với điều kiện đã làm việc đó ít nhất 5 năm [41]. Theo cách thức chung, tất cả những người trên 16 tuổi thường trú ở Đức và không thuộc diện bắt buộc có thể tham gia BHHT trí tự nguyện. Mọi người đều có thể nhận được khoản thanh toán hưu trí từ hai quốc gia trở lên. Khi người nước ngoài trở về quê hương, bất kỳ quyền lợi lương hưu nào của Đức có thể được gửi đến cho họ ở đó.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng BHXH toàn dân

Trải qua 30 năm cải cách và phát triển, đến nay hệ thống ASXH ở Trung Quốc đã tương đối hoàn thiện đạt nhiều thành tựu. Khuôn khổ chủ yếu của ASXH đã cơ bản được hình thành, đặc biệt BHXHHT bắt buộc đạt được bước tiến đáng kể.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm từ những thiếu sót trong quá trình xây dựng BHXHHT bắt buộc Việt Nam có những điểm tương đồng có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc bằng cách thiết kế một cơ chế linh hoạt giữa BHXHHT bắt buộc và BHHT tự nguyện từng bước mở rộng đối tượng của BHXHHT.

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng chế độ lương hưu mới cho người nông dân, kết hợp giữa việc cá nhân đóng góp, tập thể và Chính phủ hỗ trợ. Thực hiện các giải pháp đồng bộ kết hợp BHXHHT bắt buộc với các chính sách ASXH khác như: cứu trợ xã hội, dưỡng lão gia đình, bảo hiểm đất đai

v.v… đảm bảo người già sống ở nông thôn có cuộc sống cơ bản.

Thứ hai, thực hiện đa dạng về nguồn lực tham gia

Nhật Bản thực hiện hệ thống chính sách ASXH đa tầng, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt và có biện pháp phù hợp nhằm thực hiện xã hội hóa việc cung ứng các dịch vụ ASXH. Chính phủ Nhật Bản tiến hành cải cách hệ thống ASXH như phát triển chính sách thị trường lao động nhằm đổi mới hệ thống hưu trí, khuyến khích tạo việc làm và thu hút người lao động như lao động từ 20 tuổi kể cả du học sinh cũng có thể tham gia BHXHHT bắt buộc... Vì thế, chính sách ASXH đặc biệt là chính sách BHXHHT bắt buộc của Nhật Bản nhận được phản ứng tích cực của người dân.

Thực tế ở nước ta, để hệ thống chính sách ASXH vận hành lâu dài, ổn định, bảo đảm sự an toàn và phân phối lợi ích công bằng cho người dân, nước ta có thể học tập kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thực hiện thêm nhiều chính sách thu hút sự tham gia của nhiều đối tác xã hội, nhất là sự tham gia trực tiếp của NSDLĐ, NLĐ trong nước và đặc biệt là NLĐ nước ngoài với những cơ chế mở. Nói cách khác, sự đa dạng về nguồn lực là một trong những yếu tố để thực hiện thành công chính sách ASXH nói chung và BHXHHT bắt buộc tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Thứ ba, thực hiện phát triển hệ thống chính sách BHXH hiện đại, hội nhập quốc tế tạo sự công bằng giữa lao động trong nước và lao động là người nước ngoài

Hiện nay, tại Đức người nước ngoài hiện nay cũng được hưởng phúc lợi xã hội như người dân Đức. Những người làm công, ăn lương thì cũng đóng BHXH bắt buộc theo luật định. Những người hành nghề tự lập thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm, nhưng cũng có thể tự nguyện đóng BHXH theo luật định hoặc bảo hiểm tư nhân.

CHLB Đức không chỉ đi theo nền kinh tế thị trường thuần túy, mà là

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí