Các Khoản Thu Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện Bao Gồm:


- Quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp huyện với tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Quan hệ giữa NS huyện với các tổ chức tài chính trung gian với quỹ tín dụng nhân dân.

- Quan hệ kinh tế giữa NS huyện với các tổ chức xã hội

- Quan hệ kinh tế giữa NS huyện với các hộ gia đình.

1.1.2.4. Mục tiêu thu ngân sách nhà nước cấp huyện:

- Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

- Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đả đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp đơn vị dự toán ngân sách đơn vị sử dụng ngân sách hông được thực hiện nhiệm vụ chi hi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

- Bảo đả ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ áy nhà nước.

- Ngân sách nhà nước bảo đả cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 4

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm;ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.


- Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

- Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

- Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện hi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

1.1.2.5. Các khoản thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:

(1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các họat động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật;

(3) Các khoản thu về nhà đất và khoáng sản: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản.

(4) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;

(5) Các khoản thu thường xuyên tại xã: Thu hoa lợi công sản, thu phạt, tịch thu tại xã, thu khác còn lại.

(6) Thu kết dư ngân sách;

(7) Thu chuyển nguồn;

(8) Các khoản thu hác theo quy định của pháp luật;

(9) Huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài

nước.

(10) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.


1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn cấp huyện.

1.1.3.1. Sự cần thiết quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện.

Ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN. Việc tổ chức, quản lý ngân sách huyện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thu ngân sách cấp huyện vẫn còn những bất cập và tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các địa phương trong phát triển toàn diện kinh tế, xã hội. Vì vậy, quản lý thu NSNN cấp huyện là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu huy động mọi nguồn lực vào ngân sách Nhà nước đồng thời tạo niềm tin cho nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước.

1.1.3.2. Vai trò của quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện.

Quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng thể hiện:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện là công cụ quản lý giúp UBND huyện kiể soát điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằ động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý.

Thứ hai, quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện là công cụ động viên huy động các nguồn lực tài chính trên địa bàn huyện nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN. Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào Nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào đó là đòi hỏi tất yếu của mọi Nhà nước.

Thứ ba, quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của huyện để có thể động viên được và cũng đồng thời ngừng đưa ra các iến nghị đề xuất với cấp trên để hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý.

Thứ 4, quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện góp phần tạo ôi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD trên địa bàn huyện. Với hình thức thu và mức thu thích


hợp kèm với các chế độ miễn giảm công bằng thu NSNN trên địa bàn huyện có tác động trực tiếp đến quá trình SXKD của cơ sở. Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên ôi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình SXKD. Đồng thời nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng iểm tra, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện đối với toàn bộ hoạt động SXKD của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Thứ năm, , quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện có vai trò tác động đến sản lượng và sản lượng tiề năng cân bằng của nền kinh tế huyện. Việc Chi cục Thuế tăng ức khoán quá mức đối với các hộ inh doanh thường dẫn tới giảm sản lượng, tức là thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn huyện. Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế là tăng sản lượng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô số lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

1.1.4. Các nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

- Nguyên tắc thống nhất

Đó là việc tuân thủ theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra đến thanh quyết toán, xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện thu NSNN đều mang tính thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Việc thực hiện nguyên tắc này nhằ tăng cường sức mạnh vật chất trong tay Nhà nước đảm bảo tính công bằng bình đẳng giữa các đối tượng có nghĩa vụ hoặc được thụ hưởng ngân sách.

- Nguyên tắc dân chủ

Đây là nguyên tắc thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc đóng góp, kiể tra giá sát và hưởng thụ. Sự tham gia theo quy chế dân chủ làm cho ngân sách minh bạch hơn các thông tin về các khoản thu, chi NSNN nói chung và thu NSNN nói riêng được chính xác, trung thực hơn. Một ngân sách tôt là một ngân sách phản ánh lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong các chính sách hoạt động thu chi NSNN.


- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn, chính xác

Đây là nguyên tắc đòi hỏi mọi khoản thu ngân sách phải được phản ánh đầy đủ, chính xác vào NSNN. Thực hiện nguyên tắc này là đảm bảo tính minh bạch của các khoản thu, tạo điều kiện cho các nhà quản lý có số liệu trung thực để đưa ra những quyết định quản lý, chính xác, hiệu quả.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch

NSNN được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật nên người dân có quyền được biết Nhà nước thu của họ như thế nào, ch vào những việc gì, các nhà tài trợ cũng uốn biết tiền của họ có được chi đúng ục đích hay không. Chính vì thế mà NSNN phải được trình bày dễ hiểu, công bố công hai để dân chúng được biết. Thực hiện nguyên tắc này góp phần làm lành mạnh hóa công tác quản lý thu NSNN.

- Nguyên tắc cân đối

Cân đối NSNN là cân đối giữa thu và chi NSNN. Nguyên tắc bày đòi hỏi chỉ được phép chi khi có nguồn thu bù đắp. NSNN của Việt Na được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong và ngoài nước, khoản vay bù đắp cho bội chi ngân sách hông được sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển.

- Nguyên tắc quy trách nhiệm

Nguyên tắc này đòi hỏi trách nhiệm giải trình về các hoạt động thu ngân sách của các tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý thu ngân sách. Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện quản lý thu NSNN.

- Nguyên tắc quản lý thu ngân sách

Toàn bộ các khoản thu NSNN cấp huyện phát sinh trên địa bàn đều phải phản ánh vào ngân sách huyện (trừ những khoản thu để hình thành các quỹ công chuyên


dùng của huyện, thu nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng công trình hông được HĐND huyện quyết định phản ánh vào NSNN của huyện).

1.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1. Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Cơ cấu tổ chức và cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách cấp

huyện:


Hội đồng nhân dân (huyện)

Uỷ ban nhân dân (huyện)

Phòng tài chính kế

hoạch huyện

Kho bạc nhà nước

cấp huyện

Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

(Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch) Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Ngân sách nhà nước; bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:

- Hội đồng Nhân dân huyện: thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; quyết định các chủ trương biện pháp để thực hiện ngân sách huyện; quyết định điều chỉnh bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

- Uỷ ban Nhân dân huyện: UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện gồm: Lập dự toán ngân sách cấp huyện phương án phân bổ ngân sách cấp huyện.


- Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan tha ưu giúp UBND huyện trong việc tổng hợp dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình.

- Kho bạc nhà nước là cơ quan iểm soát các hoạt động thu chi NSNN theo quy định luật NSNN.

1.2.2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện

a. Hướng dẫn lập dự toán thu ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán NSNN nă sau Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán thu ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan hác ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ cơ quan hác ở Trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính căn cứ vào định hướng phát triển KT – XH , yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.

b. Yêu cầu và căn cứ lập dự toán và phương pháp lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện

+ Yêu cầu của lập dự toán

Dự toán thu NSNN phải được tổng hợp theo từng khoản thu, từng lĩnh vực thu và được tổng hợp theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định.


Dự toán thu NSNN vừa phải đảm bảo tính hiện thực vừa phải có tính tiên tiến đay là ột yêu cầu không thể thiếu trong quá trình xây dựng dự toán thu.

Dự toán phải có kèm theo báo cáo giải trình, thuyết minh về cơ sở căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.

+ Căn cứ lập dự toán:

Một là căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nă nă và nhiệm vụ hàng nă của huyện và bảo đảm quốc phòng – an ninh của nă ế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương đạt kết quả tốt phụ thuộc chủ yếu từ nguồn thu ngân sách đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc phân tích dự báo mức độ và cơ cấu nguồn thu sẽ phát sinh khi triển khai thực hiện.

Hai là căn cứ vào hệ thống chính sách chế độ và các văn bản pháp luật về thu ngân sách nhà nước như các luật, pháp lệnh thuế các văn bản về thuế mới sửa đổi bổ sung và các lộ trình cắt giảm thuế cơ chế phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần tră (%) phân chia các khoản thu do HĐND tỉnh quy định.

Ba là căn cứ vào thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán thu ngân sách và văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính về việc xây dựng dự toán NSNN hàng nă trong đó đã hướng dẫn chi tiết về lập dự toán thu ngân sách địa phương cụ thể tới từng chỉ tiêu thu.

Bốn là căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu ngân sách do Sở Tài chính thông

báo.

Năm là căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu nă hiện hành của huyện và

kết quả phân tích đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các nă trước đồng thời căn cứ vào dự toán các xã phường và các đơn vị báo cáo.

+ Phương pháp và trình tự lập dự toán thu NSNN cấp huyện

Lập dự toán NSNN được thực hiện theo phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên. Với việc sử dụng phương pháp này trong lập dự toán thu NSNN tạo được sự hài hòa giữa yêu cầu quản lý vĩ ô và yêu cầu quản lý vi mô trong việc điều hành các khoản thu NSNN. Với phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên quá trình lập dự toán thu NSNN phải tuân thủ theo trình tự sau:

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí