Nghiên Cứu Việc Tuyên Truyền, Vận Động Và Huy Động Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quá Trình Xây Dựng Csht Nông Thôn


họ chỉ nghe nói thôi nên còn mơ hồ và chưa biết rò mục đích cũng như vai trò của bản thân trong chương trình, vì vậy họ chỉ tham gia mang tính hình thức mà không rò mục tiêu thực sự của chương trình mang lại lợi ích cho ai, ai sẽ là người được hưởng lợi.

- Người dân còn e dè khi tiếp xúc với cán bộ phát triển nông thôn, còn ỷ lại chưa chủ động, họ chưa quan tâm sâu tới vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các công trình, do vậy kết quả của các hoạt động, các công trình chưa thực sự cao.

- Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình và chưa quen với việc làm chủ trong ác hoạt động cộng đồng, do đó họ chưa tham gia nhiệt tình vào chương trình và còn e dè khi tham gia.

- Tỷ lệ người dân tham gia vào các lớp tập huấn chiếm tỷ lệ chưa cao, có những hộ họ còn không quan tâm tới các lớp tập huấn, họ chưa bao giờ tham gia vì e ngại nơi đông người hoặc mặc cả, tự ti với trình độ của mình chưa thấy được lợi ích khi tham gia các khóa tập huấn. Vì vậy tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, sản xuất gặp nhiều bất cập, năng suất thấp.

• Yếu tố khách quan

- Thông tin tuyên truyền tới người dân chưa thực sự hiệu quả

+ Trình độ chọn lọc thông tin của người dân còn thấp, mức độ trao đổi thông tin với cán bộ phát triển nông thôn còn chưa thường xuyên, hàng ngày thông tin tuyên truyền được phát qua đài phát thanh của xã, thôn nhưng thông tin còn mang tính tổng hợp, chưa nhấn mạnh những thông tin chính, người dân không thể chọn lọc những thông tin quan trọng hay họ thường không quan tâm tới loa phát thanh đang nói gì. Mặt khác, tại xã Lạng San mỗi thôn đã có 1 đài phát riêng nhưng chưa hoạt đều, do đó mọi thông tin trên đài phát thanh thôn chưa cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân chưa giúp họ nắm bắt được thông tin. Đa phần các thông tin xây


dựng nông thôn mới được tuyên truyền qua các buổi họp dân, qua tuyên truyền của cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn.

- Năng lực của cán bộ phát triển nông thôn và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp, là những người được dân tín nhiệm bầu lên, nhưng với một chương trình lớn tầm quốc gia như chương trình xây dựng nông thôn mới như này họ còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại để nhận thức về chương trình. Vì vậy thông tin được tuyên truyền đến người dân đôi khi còn sai lệch, chưa đầy đủ, thiếu chuẩn xác.

• Nguồn lực

+ Khó huy động nguồn lực từ dân kinh tế người dân trong xã còn chưa ổn định, thu nhập của họ còn phụ thuộc vào mùa vụ, người dân sống chủ yếu nhờ nghề nông nên thu nhập còn thấp, do vậy mức độ đóng góp nguồn vốn vào chương trình xây dựng nông thôn mới còn khó khăn, họ chỉ đóng góp chủ yếu bằng công lao động là chính. Trong một số hoạt động cần sự tham gia của người dân như: Làm đường bê tông nông thôn, xây dựng kênh mương bê tông, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật... người dân tham gia còn gò bó về thời gian nên tham gia chưa thường xuyên, do vậy mức độ hoàn thành công việc còn bị chậm.

+ Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở xã còn hạn hẹp, hiện nay mô hình đường giao thông nông thôn đã được thực hiện, nhân dân đã đóng góp tiền và sức lao động để giải phóng, mở rộng mặt bằng rồi nên khó khăn trong việc huy động nhân dân đóng góp tiền vào việc mua cát sỏi, thuê nhân công xây dựng.

+ Ngân sách xã bị cạn kiệt do hỗ trợ máy san mặt bằng, đào gốc cho các thôn bản nên không còn đủ tiền hỗ trợ cát sỏi cho các thôn nữa.

• Thể chế, chính sách


+ Hiện nay các thể chế, chính sách cho người dân còn hạn chế như về chế độ vay vốn với lãi suất thấp còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục để vay phức tạp, người dân tiếp cận với nguồn vốn khó khăn, qua điều tra thì nhiều người dân vẫn có ý định mở rộng san xuất nhưng không có vốn, thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp, vay được ít vốn không đảm bảo cho các hoạt động sản xuất đến có kết quả. Các lớp tập huấn được mở nhưng không thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn xã.

4.6. Nghiên cứu việc tuyên truyền, vận động và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng CSHT nông thôn

Để tìm hiểu về việc vận động, tuyên truyền, huy động người dân cùng tham gia vào quá trình xây dựng CSHT nông thôn qua quá trình nghiên cứu đã chọn và điều tra cán bộ xã, thôn của địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi chọn 2 cán bộ xã nằm trong ban chỉ đạo xây dụng NTM cấp xã và 5 thành viên trong ban xây dựng NTM cấp thôn.

Đánh giá chung các thành viên này đều rất quan tâm và đã tham gia vào việc xây dựng đề án NTM của địa phương ngay từ khi thực hiện các công việc đầu tiên đến khi hoàn thành đề án.

Địa phương đều thành lập ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã và ban xây dựng NTM cấp thôn xóm. Đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, thôn. Lập kế hoạch triển khai xây dựng các hạng mục công trình CSHT của xã, thôn, xóm theo đề án đã được phê duyệt. Tuy nhiên vấn đề khó nhất của địa phương khi triển khai xây dựng CSHT là tiền vốn và đất đai. Ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng người dân vào quá trình triển khai xây dựng các công trình cấp xã, thôn, xóm.

61


Bảng 4.12. Sự tham gia của các tổ chức cộng đồng vào hoạt động XD CSHT




STT


Những công việc

Các tổ chức (n = 60)

HND (n = 12)

HPN (n = 12)

HCCB (n = 12)

ĐTN (n = 12)

MTTQ (n = 12)

SL

(người)

TL

(%)

SL

(người)

TL

(%)

SL

(người)

TL

(%)

SL

(người)

TL

(%)

SL

(người)

TL

(%)

1

Bầu ban quản lí xây dựng

4

100

4

100

3

75

4

100

4

100

2

Giám sát thi công công trình

4

100

2

50

2

50

3

75

1

25

3

Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm

2

50

2

50

4

100

4

100

3

75

4

Đóng góp ý kiến, lựa chọn nội dung

thực hiện

3

75

2

50

4

100

2

50

4

100

5

Xây dựng kế hoạch

2

50

1

25

3

75

1

25

3

75

6

Trực tiếp thi công, thực hiện

4

100

3

75

4

100

4

100

3

75

7

Công việc khác

3

75

2

50

4

100

2

50

4

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 9

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)


Các ban chỉ đạo xây dựng NTM đều đã đặt công việc thông tin, truyền thông về các loại công trình đến người dân lên hàng đầu. Các hình thức thông tin, truyền thông rất đa dạng như thông qua các cuộc họp của HĐND, UBND xã, các cuộc họp của chi bộ thôn, đại diện các tổ chức đoàn thể quần chúng của thôn xóm. Ngoài ra hình thức tuyên truyền phổ biến nhất, thường xuyên nhất mà địa phương cùng áp dụng là dùng hệ thống loa phát thanh. Khi được hỏi 100% ý kiến người dân cho biết là nhận được thông tìn từ loa phát thanh, phần lớn ý kiến khác trả lời là biết thông tin qua các buổi họp thôn và các tổ chức đoàn thể nhưng số lần họp không nhiều.

Qua bảng số liệu trên cho thấy sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội vào quá trình xây dựng NTM của địa phương trong các công việc cụ thể của quá trình xây dựng. Đây là các đầu mối để liên hệ đến người dân và cũng là các hội viên của các tổ chức này, đánh giá chung các tổ chức chính trị xã hội đã tham gia vào hầu hết các công việc từ quy hoạch, xây dựng quy chế làm việc, triển khai các công việc cụ thể… với tỷ lệ rất cao. Khi được hỏi về những khó khăn của các tổ chức cộng đồngvà các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng như sau:

Bảng 4.13. Những khó khăn và giải pháp của các tổ chức cộng đồng trong quá trình triển khai xây dựng các công trình CSHT

(n = 60)


STT

Tiêu chí

Ý kiến

Tỷ lệ (%)

1

Các khó khăn gặp phải



1.1

Vốn

40

67

1.2

Điều kiện tự nhiên

12

20

1.3

Đền bù giải phóng mặt bằng

30

50

2

Các giải pháp áp dụng



2.1

Tuyên truyền vận động

60

100

2.2

Huy động vốn

60

100

2.3

Huy động lao động

60

100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)


Qua đây ta thấy khó khăn nhất đối với các tổ chức này là vận động, huy động vốn của người dân và công tác giải phóng mặt bằng vì phụ thuộc vào người dân. Để thuận lợi cho quá trình triển khai các công việc xây dựng CSHT là tuyên truyền vận động, huy động vốn và ngày công lao động của người dân.

4.7. Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí nông thôn mới

4.7.1. Công tác tuyên truyền

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đang từng ngày làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, công tác tuyên truyền đóng góp vai trò quan trọng để người dân hiểu được ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu, phải đi trước một bước và phải được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể..

Các nội dung tuyên truyền cần được triển khai với nhiều hình thức phong phú ví dụ như (thông qua báo chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, qua các buổi thi tuyên truyền nông thôn mới, thông qua các mô hình xây dựng nông thôn mới điển hình, tuyên truyền vận động của cơ quan, tổ chức đoàn thể hoặc đơn giản như những người lớn tuổi có tiếng nói trong gia đình tuyên truyền cho các thành viên, pano, băng rôn, khẩu hiệu). Để tạo sự lan toản mạnh mẽ và nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng và người dân.

Tuyên truyền sâu về vấn đề nông thôn mới, nhấn mạnh nội dung lợi ích của chương trình là dành cho ai? Ai là người được hưởng lợi? Ai đóng vai trò


chủ thể? Ai là người thực hiện? Khi người dân hiểu rò được những vấn đề đó họ sẽ biết được phần nào vai trò của mình trong chương trình này.

4.7.2. Huy động nguồn lực

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trơ từ Trung ương, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn lồng ghép khác như vốn từ chương trình 135 để xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. Vận động các nguồn lực từ bên ngoài và sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm: Huy động nguồn lực trong dân, trong cộng đồng là quyết định, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp là quan trọng; ngân sách nhà nước là càn thiết.

Huy đông sự tham gia trực tiếp của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại thôn bản mình. Thay vì đóng góp tiền và tài sản vào chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân có thể đóng góp bằng công lao động và những thứ mà họ sẵn có.

4.7.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể

Trong quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khó tránh khỏi những sai lầm trong vận động đóng góp, trong sử dụng vốn, trong triển khai thực hiện. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, vai trò của Mặt trận, đoàn thể trong hoạt động giám sát rất quan trọng. Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là một trong những tiểu ban ở cơ sở giám sát việc thực hiện chương trình này. Việc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tham gia chương trình xây dựng Nông thôn mới là sự thể hiện dân chủ của nhân dân trong tham gia quản lý, điều hành xã hội.

Tuy vậy, trong thời gian qua, hoạt động của Mặt trận, đoàn thể trong qúa trình xây dựng nông thôn mới vần còn những hạn chế. Công tác phối hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân chưa chặt chẽ và còn mang tính hình thức. Việc triển khai xây dựng kế hoạch nhiều nơi còn lúng túng. Việc lồng


ghép thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với phong trào xây dựng nông thôn mới chưa rò nét. Hoạt động giám sát quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới hiệu quả chưa cao.

4.7.4. Trong đóng góp xây dựng

Việc xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp, không nóng vội chạy theo thành tích.

Huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, địa phương, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của Nhà nước và đóng góp của nhân dân. Huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân, không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp đồng thời phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia.

Cần đa dạng hóa các nguồn vốn dành cho xây dựng cò sở hạ tầng bằng cách tận dụng và huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn.

4.7.5. Chính sách

Cần phải linh hoạt, không quá cứng nhắc, vì như thế sẽ khó cho người dân, đặc biệt khi người dân muốn vay vốn để mở rộng sản xuất nhưng vốn vay lại quá ít không mang lại kết quả cao. Vậy nên cần có những cơ chế chính sách phù hợp, có thể cho vay theo mục đích của người dân, rút ngắn các thủ tục cho vay còn rườm rà. Các ngân hàng chính sách nên ổn định và giảm lãi suất cho vay vì hầu hết người dân muốn vay vốn để

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí