Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 10


sản xuất nhưng lãi xuất 64 lại không ổn định, như thế sẽ tác dộng đến tâm lý người dân. Nhưng cũng qua đó cán bộ địa phương cần có sự khảo sát để những hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, đưa ra những quy chế cho những hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Đào tạo việc làm, tăng thu nhập

+ Liên kết với các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề cho người dân, để người dân ở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập.

+ Các nhà máy trên địa bàn xã cần tuyển người dân bản địa vì khi nhà máy đóng trên địa bàn đó thì một phần đất của người dân đã bị thu hồi, hơn nữa cần mở lớp đào tạo chuyên môn cho người dân tham gia vào sản xuất trong nhà máy, các nhà máy cần nâng cao và ổn định mức lương cho người dân.

+ Nghề thủ công trong xã chưa được phát triển, vì vậy chính quyền cần có chính sách hỗ trợ người dân có cơ hội tham gia, liên kết hỗ trợ đầu ra cho người dân để người dân an tâm sản xuất tại nhà khi mùa nông nhàn.

- Đối với riêng người dân cần thúc đầy sự tham gia của họ vào các cuộc họp thôn bàn về xây dựng nông thôn mới.

+ Động viên sự tham gia của người dân trong các cuộc họp để họ cùng thảo luận và bàn bạc về nội dung nông thôn mới, thu hút sự tham gia của họ trong tất cả các khâu, đặc biệt là những khâu thảo luận chiên lược phát triển thôn, khâu lập kế hoạch và lựa chọn nội dung thực hiện. Trong các cuộc họp, cần khuyến khích sự tam gia đóng góp ý kiến của người dân, để người dân thấy được tính tự quyết của mình.

+ Cán bộ chính quyền xã nên thỉnh thoảng đến tham dự các cuộc họp thôn, để người dân có thể được hỏi đáp những thắc mắc, được trao đổi những thông tin mà họ cần biết.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 10


5.1. Kết luận

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, được sự giúp đỡ tận tình của UBND xã cùng một số hộ nông dân (thông qua phỏng vấn trực tiếp) trong xã tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”.

Từ kết quả nghiên cứu, qua thời gian tìm hiểu tôi đã rút ra được kết luận như sau:

- Xã Lạng San có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn, là một xã thuần nông với trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, tình hình cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, tình hình sản xuất của người dân chưa đạt hiệu quả cao. Với điều kiện của xã và để cho cuộc sống của người dân được ổn định hơn, xã Lạng San đã được UBND huyện Na Rì chọn là 1 trong những xã điểm để thực hiện mô hình nông thôn mới, khi được triển khai thực hiện, người dân và cán bộ xã đã nỗ lực hết mình và quyết tâm thực hiện thắng lợi để đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới trong những năm tới

Qua quá trình điều tra thực tế về thực trạng sự tham gia của người dân trong xã vào chương trình xây dựng nông thôn mới, tôi thấy được tỷ lệ 100% người dân trong xã đều được thông tin và có sự hiểu biết về chương trình nông thôn mới, với hình thức tham gia là tình nguyện, không có sự bắt buộc hay áp đặt từ trên xuống. Sự tham gia của người dân được thể hiện qua những công việc mà người dân tham gia vào chương trình nông thôn mới, người dân tham gia xuyên suốt vào các khâu của các công trình dự án,


từ khâu gián tiếp tham gia lập kế hoạch đến khâu trực tiếp tham gia thi công, giám sát công trình, bảo vệ và sử dụng tài sản hình thành trong chương trình xây dựng nông thôn mới

- Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn nên để có sự tham gia nghiên cứu của người dân và phát huy tính làm chủ của người dân cũng là một thách thức lớn của xã Lạng San, những khó khăn và trở ngại ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân là:

+ Trình độ dân trí của người dân còn thấp, nên thông tin tuyên truyền tới người dân chưa thực sự hiệu quả.

+ Nguồn vốn huy động từ người dân còn khó khăn do thu nhập của người dân trong xã còn thấp.

+ Năng lực của cán bộ thực hiện chương trình nông thôn mới chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.

- Cũng từ những khó khăn đó, đưa ra những biện pháp phù hợp để đẩy mạnh sự tham gia của người dân trong chương trình nông thôn mới.

+ Nâng cao dân trí của người dân và năng lực cho cán bộ phát triển nông thôn là biện pháp quan trọng nhất, khi trình độ của người dân được nâng cao thì người dân cũng sẽ tiếp thu những thông tin nhanh hơn, có tính chọn lọc cao hơn.

+ Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền vì vậy ngoài những thông tin được phát trên đài phát thanh xã, báo chí, tivi kênh địa phương thì cán bộ phát triển nông thôn cần thường xuyên đến dân để tuyên truyền và giải đáp những thắc mắc cho người dân.

+ Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ thực hiện chương trình nông thôn mới. Từ kết quả nghiên cứu trên, vậy để xây dựng nông thôn mới hiệu quả bền vững cần sự tham gia của tất cả người dân và các cấp chính quyền tại địa phương.


5.2. Kiến nghị‌

Tăng cường công tác quản lý nhà nước: Tổ chức quán triệt trong chính quyền và người dân về nội dung xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới và tổ chức cho người dân tham gia ý kiến vào kế hoạch xây dựng nông thôn mới; thông báo rộng rãi trong hệ thống đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và trong nhân dân về các công việc đã làm và chuẩn bị thực hiện trong thời gian tới, đối với từng công trình, dự án cụ thể khi triển khai thực hiện phải có sự giám sát của nhân dân.

Tăng cường công tác vận động tuyên truyền của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong nhân dân

Khi triển khai các kế hoạch nông thôn mới phải lấy ý kiến trực tiếp từ người dân, và khả năng của người dân, không mang tính áp đặt từ trên xuống.

Trên loa đài phát thanh của các thôn, xóm phải thường xuyên tuyên truyền về vấn đề nông thôn mới để người dân nắm được và hiểu biết về chương trình này rò ràng hơn.

Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đó là tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới nhưtuyên truyền vận động mọi người tham gia xây dựng nông thôn mới, tự nguyện đóng góp sức người, sức của, quản lý những tài sản công cộng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Trọng Bình, Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn.

2. Bộ NN&PTNT, tháng 8/2009: Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (cấp xã).

3. Bộ NN&PTNT (2002): Tổng hợp tình hình các xã điểm sau 2 năm thực hiện mô hình nông thôn mới.

4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp.

5. Nguyễn Tiến Định (2010), Báo cáo khoa học, Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân miền núi phía Bắc tham gia xây dựng nông thôn mới.

6. Đinh Ngọc Lan, Bài giảng phát triển cộng đồng, Trường ĐHNL Thái Nguyên, Thái Nguyên - 2009.

7. Đỗ Xuân Luận, Bài giảng nghiên cứu phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên - 2009.

8. Nguyễn Ngọc Luân (2011), Báo cáo khoa học, Nghiên cứu kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nhằm đề xuất cơ chế chính sách áp dụng cho xây dựng nông thôn mới.

9. Nghị quyết 26 - NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.

10. Quyết định 800/ QĐ - TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010: Phê duyệt chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

11. Quyết định số 491/ QĐ - TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.


12. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 491/ QĐ - TTg ngày 16/4/2010 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

13. UBND xã Lạng San (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp năm 2020 văn phòng xã Lạng San.

14. UBND xã Lạng San (2019), Thống kê tình hình sử dụng đất của xã, bộ phận địa chính xã Lạng San.

15. UBND xã Lạng San (2019), Báo cáo tổng kết về tình hình xây dựng nông thôn mới của xã Lạng San.

16. UBND xã Lạng San (2019), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Lạng San- huyện Na Rì- tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010- 2020 định hướng đến năm 2020.

Tài Liệu từ Intenet:

17. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong- thon/2008/1625/Xay-dung-mo-hinh-nong-thon-moi-o-nuoc-ta-hien- nay.aspx

18.http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_x%C3

%A3_h%E1%BB%99i

19. http://hansarangvn.com/tim-hieu-ve-han-quoc/74-phong-trao-saemaul- doi-moi-nong-thon-han-quoc.html

20. http://www.dankinhte.vn/kinh-nghiem-cua-mot-nuoc-ve-xay-dung-mo- hinh-nong-thon-moi-tren-the-gioi/

21.http://www.dankinhte.vn/kinh-nghiem-cua-mot-nuoc-ve-xay-dung-mo- hinh-nong-thon-moi-tren-the-gioi/


PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại Xã Lạng San, Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn


Phần 1: Thông tin về hộ điều tra Số phiếu:...................

Thời gian điều tra:.................................


I. Thông tin chung về chủ hộ.

1 Họ và tên:..........................................

2. Tuổi:............... Giới tính:.................. Dân tộc:…………..

3. Nơi ở: Thôn.......................... Xã:.............................. …………. Huyện:................................... Tỉnh:.................................................

4. Loại hộ: Khá TB Nghèo Cận Nghèo

5. Trình độ văn hóa của chủ hộ:...............

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 trở lên

II. Phần kinh tế hộ

6. Nghề nghiệp của hộ :

Nông nghiệp Phi nông nghiệp

7. Tình hình nhân khẩu lao động

Tổng số nhân khẩu:……. (người)Trong đó:

+ Lao động trong độ tuổi…………….. (người)

+ Lao động ngoài độ tuổi……….…….. (người)

III. Thông tin chung về sự phổ biến thông tin chương trình xây dựng NTM của nhóm hộ tại địa phương (Viết vào chỗ trống và đánh dấu X vào các ô hình vuông)


8. Ông (Bà) có được phổ biến thông tin xây dựng nông hôn mới không? Có Không

9. Ông (Bà) được phổ biến thông tin xây dựng nông thôn mới dưới hình thức nào?

Họp thôn Họp các chi bộ Truyền hình

10. Ông (Bà) có quan tâm tới việc xây dựng các công trình tại địa phương không?

Thường xuyên Biết Không quan tâm

11. Ông (Bà) có biết các công trình thuộc về xây dựng hạ tầng kĩ thuật nông thôn mới ? Có Không

12. Ông (Bà) thấy những thông tin chương trình xây dựng nông thôn mới có thực sự hữu ích hay không?

Không

13. Ông (Bà) có quan tâm tới việc xây dựng các công trình nông thôn tại địa phương không?

Thường xuyên Biết Không quan tâm

14. Ông (Bà) có nắm được các tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình hay không? Có Không

15. Ông (Bà) biết các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới nào ?

- Đường giao thông

- Công trình văn hóa

- Hệ thống điện

- Hệ thống thủy nông

IV. Sự quan tâm của người dân vào hoạt động xây dựng CSHT

16. Theo Ông/ Bà, chủ trương chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới có cần thiết không?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí